Cõi Người Ta
Lê Diễn Ðức - Khi nhà nước lo chuyện váy dài váy ngắn
Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho biết cho biết, tới đây, bộ sẽ có quy định cứng về chuẩn văn hóa công sở, trong đó “phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu,”
Ðất Việt Online, một tờ báo trong nước, hôm 26 tháng 6 năm 2014 có đăng
bài “Nhà nước ra tay xử váy ngắn, váy dài của công chức?”
Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho biết cho biết, tới đây, bộ sẽ có
quy định cứng về chuẩn văn hóa công sở, trong đó “phụ nữ có được mặc váy
không, váy dài đến đâu,” theo VTC News ngày 27 tháng 6 năm 2014.
Nếu trong một đơn vị hành chính không mặc đồng phục, thì việc đưa ra
những quy chế mặc váy ngắn váy dài đến đâu là một việc làm rất kỳ quặc.
Cách ăn mặc nằm trong sự giáo dục, ý thức xã hội của công chức, tự thân
họ phải biết nên như thế nào thì thích hợp với môi trường làm việc,
những ai lập dị sẽ cảm thấy ngượng ngùng và bị đào thải, chẳng cần ai
phải xử phạt gì cả.
Nói đến chuyện cấm mặc váy ngắn, lại nhớ tới chế độ phong kiến. Trong
thời vua Minh Mạng, phụ nữ nước ta từ Quảng Bình trở vào Nam thì mặc
quần, còn từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì mặc váy. Nhận ra sự khác nhau ấy
trong chuyến đi Hà Nội nhận lễ thụ phong của Thiên triều (Trung Quốc),
đầu năm 1822, Minh Mạng ra lệnh cấm phụ nữ miền Bắc không được mặc váy
nữa. Ðể đảm bảo chiếu vua được chấp hành triệt để, quan lại hào lý địa
phương thường cho người canh gác các buổi họp chợ, ai mặc quần thì được
vào chợ, ai mặc váy thì phải đuổi về. Vì thế có ca dao:
“Tháng Sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Ði thì phải lột quần chồng sao đang.”
Ðầu năm học 2013-2014, hiệu trưởng trường phổ thông trung học Việt Trung
(Quảng Bình) ra văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp, đã bị nhiều
người phản đối, cho rằng quy định này hoàn toàn vô lý và không cần
thiết, theo tuổi Trẻ Online ngày 27 tháng 8, 2013.
“Không nên cấm nữ giáo viên mặc váy bởi vì trên thực tế có rất nhiều
loại váy đẹp, lịch sự và kín đáo. Các cô giáo mặc váy trông trẻ trung và
năng động, rất phù hợp với môi trường sư phạm hiện đại. Bản thân chúng
tôi làm việc trong môi trường sư phạm, đều có thể ý thức được việc mặc
trang phục làm sao cho phù hợp,” cô giáo Nguyễn Thị Bình, hiệu trưởng
trường Trung Học Cơ Sở Ba Ðình nói.
Trước đó không lâu, Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch cũng ban hành quyết định
cấm các nghệ sĩ mặc váy quá ngắn khi biểu diễn và đã có nữ ca sĩ bị
phạt. Quy định này đã bãi bỏ do bị phản đối kịch liệt, bởi vì không lấy
đâu ra người đi kiểm tra và đo xem váy dài, ngắn đến đâu.
Chế độ cộng sản thời nào cũng đẻ ra những thứ cấm vô lý, quái đản, vi
phạm nghiêm trọng quyền tự do con người trong sinh hoạt. O ép con người
vào những khuôn mẫu của tư tưởng Mác-Xít giáo điều chưa đủ, Ðảng Cộng
Sản Việt Nam còn muốn thọc tay vào cả sinh hoạt riêng tư.
Trước năm 1976, học sinh đi du học ở các nước xã hội chủ nghĩa bị cấm
mặc quần jeans ra đường, cấm xem phim tư bản, cấm khiêu vũ, cấm được
thăm nhà người bản xứ và đặc biệt trong thời gian học tập cấm yêu. Sinh
viên đang tuổi yêu đương, có cấm cũng không được, vì vậy biết bao nhiêu
người khốn khổ chỉ vì yêu, bị trục xuất về nước, thậm chí bị tù tội. Mãi
đến khi Lê Vũ Anh, con gái cố Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam Lê
Duẩn, vào năm 1976, bất chấp phản đối của gia đình, đã kết hôn với giáo
sư toán học người Nga Viktor Maslov, thì quy định này mới được bãi bỏ.
Cho mãi đến những năm cuối của thập niên 70, mặc quần ống loe còn bị cấm
đoán. Ở Hà Nội, khi đi chơi chúng tôi thường tránh các đường Nam Bộ
(dọc công viên Thống Nhất), đường Thanh Niên, đường Nguyễn Thái Học,
v.v... để không đụng đám thanh niên cờ đỏ chuyên làm nhiệm vụ rạch quần.
Rạch quần đã đành, nhiều khi còn bị lập biên bản vi phạm “nếp sống
mới,” gửi về địa phương giáo dục. Chuyện rạch quần loe cũng được áp dụng
ở Sài Gòn sau 30 tháng 4 năm 1975, tuy không phổ biến.
Nhưng cuối cùng thì những quy định ấu trĩ này xem ra không hợp với thời cuộc, kỳ cục và đều bị bãi bỏ.
Ðiều này cho thấy tư duy lùn của các nhà lãnh đạo, những kẻ nghĩ ra những thứ cấm đoán lẩm cẩm, ngớ ngẩn.
Thế nhưng câu chuyện cấm đoán không những không dừng lại mà vẫn cứ tiếp diễn, bất chấp dư luận mỉa mai, châm chọc.
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 14,9% dân số có các rối loạn tâm thần.
Thông tin này được đưa ra tại diễn đàn “mạng lưới nghiên cứu-đào tạo
quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương” về sức khỏe tâm thần, khai mạc ngày 14
tháng 4, 2014 tại Hà Nội.
Trong tình trạng mua quan bán chức phổ biến trong bộ máy nhà nước, tôi đồ rằng, rất nhiều quan chức lọt
vào bộ máy này bị bệnh tâm thần nên nghĩ ra những luật lệ không giống ai.
Bởi vì chỉ có bị bệnh tâm thần mới sản xuất ra các sản phẩm nhố nhăng,
dở hơi như trên. Có những quy định khác ở cấp chính phủ, thành phố cũng
chẳng kém phần cười ra nước mắt, không thể nào thực thi trong thực tế.
Ví dụ, thành ủy Hà Nội dự tính quy định đám cưới công chức không được
quá 50 mâm cỗ, không quá 300 người tham dự, không tổ chức cưới ở khách
sạn 5 sao; nghị định của chính phủ quy định tang lễ công chức không quá 7
vòng hoa, linh cữu của người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia
đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài. Hoặc Nghị định cấp tụ
họp đông người bắt buộc đi năm người trở lên nơi công cộng phải xin
giấy phép (?!)
Hiện tại, guồng máy chính trị của Ðảng Cộng Sản Việt Nam có khoảng 2,8
triệu công chức. Theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thì “30% trong số
đó (tức vào khoảng 840 ngàn người) không có cũng được, bởi họ làm việc
theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả
công việc nào.”
Ðiều đáng quan tâm như vậy không lo lại đi xem xét chuyện mặc váy của chị em phụ nữ.
2,8 triệu công chức trên tổng số dân 90 triệu là một bộ máy khổng lồ, ngốn tiền ngân sách khủng khiếp.
Lương ở khu vực nhà nước cũng rất cao, bình quân 6 triệu đồng/tháng, là
nguyên do dẫn tới nợ công ngày mỗi tăng cao. Chỉ tính hai tháng đầu
2014, bội chi ngân sách đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, khoản chi này
hầu như không mang lại bất kỳ hiệu quả nào trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
So sánh Việt Nam với Mỹ thì chẳng khác gì “so phấn với vôi, so l... con
đĩ với môi thợ kèn,” nhưng tôi cũng đưa ra con số để thấy cái xứ “tư bản
giãy chết” xài tiền thuế của dân ra sao. Nước Mỹ có dân số hơn gấp ba
Việt Nam, 318 triệu người, diện tích lớn gấp 10 lần Việt Nam, nhưng chỉ
có khoảng 2,1 triệu công chức.
Chính vì vậy, bài viết trên tờ Ðất Việt ngày 27 tháng 6 năm 2013 đã phân
tích một cách khá chuẩn và có lẽ vì thế nên không còn truy cập được
nữa. Trong bài có đoạn:
“Ai cần đến những quy định ngô nghê máy móc thế này?”
“Than ôi, đọc những dạng quy chế văn hóa này, chỉ thấy buồn cười mà đau
hết cả lòng cả dạ. Buồn vì những quy chế ngô nghê, như để dành cho đối
tượng thiểu năng, không có chút kiến thức, kỹ năng nào về ứng xử trong
xã hội. Những người soạn thảo ra cái quy chế ấy, trình độ tư duy của họ
đã được phản chiếu thế nào, ai cũng hiểu.”
“Cái đáng lo nhất của công chức bây giờ là tình trạng yếu kém chuyên
môn, công chức cắp ô, tình trạng ‘con ông cháu cha’ đôn nhau vào những
vị trí ngồi mát ăn bát vàng, tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng,
trộm cắp không còn chút xấu hổ nào.”
“Bệnh đó mới là bệnh nguy nan, cần chữa nhanh, chữa gấp, chữa quyết liệt
mà chẳng thấy ai nhìn thẳng vào mà ra quy chế. Cái gốc là cái trí tuệ,
phẩm chất của công chức thì chẳng thấy bàn thảo xem làm thế nào để mà
nâng lên cho đất nước khỏi tụt hậu, sao lại còn ngồi mơ màng bàn chuyện
bắt tay thế nào, váy ngắn tới đâu.”
Bàn ra tán vào (0)
Lê Diễn Ðức - Khi nhà nước lo chuyện váy dài váy ngắn
Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho biết cho biết, tới đây, bộ sẽ có quy định cứng về chuẩn văn hóa công sở, trong đó “phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu,”
Ðất Việt Online, một tờ báo trong nước, hôm 26 tháng 6 năm 2014 có đăng
bài “Nhà nước ra tay xử váy ngắn, váy dài của công chức?”
Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho biết cho biết, tới đây, bộ sẽ có
quy định cứng về chuẩn văn hóa công sở, trong đó “phụ nữ có được mặc váy
không, váy dài đến đâu,” theo VTC News ngày 27 tháng 6 năm 2014.
Nếu trong một đơn vị hành chính không mặc đồng phục, thì việc đưa ra
những quy chế mặc váy ngắn váy dài đến đâu là một việc làm rất kỳ quặc.
Cách ăn mặc nằm trong sự giáo dục, ý thức xã hội của công chức, tự thân
họ phải biết nên như thế nào thì thích hợp với môi trường làm việc,
những ai lập dị sẽ cảm thấy ngượng ngùng và bị đào thải, chẳng cần ai
phải xử phạt gì cả.
Nói đến chuyện cấm mặc váy ngắn, lại nhớ tới chế độ phong kiến. Trong
thời vua Minh Mạng, phụ nữ nước ta từ Quảng Bình trở vào Nam thì mặc
quần, còn từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì mặc váy. Nhận ra sự khác nhau ấy
trong chuyến đi Hà Nội nhận lễ thụ phong của Thiên triều (Trung Quốc),
đầu năm 1822, Minh Mạng ra lệnh cấm phụ nữ miền Bắc không được mặc váy
nữa. Ðể đảm bảo chiếu vua được chấp hành triệt để, quan lại hào lý địa
phương thường cho người canh gác các buổi họp chợ, ai mặc quần thì được
vào chợ, ai mặc váy thì phải đuổi về. Vì thế có ca dao:
“Tháng Sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Ði thì phải lột quần chồng sao đang.”
Ðầu năm học 2013-2014, hiệu trưởng trường phổ thông trung học Việt Trung
(Quảng Bình) ra văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp, đã bị nhiều
người phản đối, cho rằng quy định này hoàn toàn vô lý và không cần
thiết, theo tuổi Trẻ Online ngày 27 tháng 8, 2013.
“Không nên cấm nữ giáo viên mặc váy bởi vì trên thực tế có rất nhiều
loại váy đẹp, lịch sự và kín đáo. Các cô giáo mặc váy trông trẻ trung và
năng động, rất phù hợp với môi trường sư phạm hiện đại. Bản thân chúng
tôi làm việc trong môi trường sư phạm, đều có thể ý thức được việc mặc
trang phục làm sao cho phù hợp,” cô giáo Nguyễn Thị Bình, hiệu trưởng
trường Trung Học Cơ Sở Ba Ðình nói.
Trước đó không lâu, Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch cũng ban hành quyết định
cấm các nghệ sĩ mặc váy quá ngắn khi biểu diễn và đã có nữ ca sĩ bị
phạt. Quy định này đã bãi bỏ do bị phản đối kịch liệt, bởi vì không lấy
đâu ra người đi kiểm tra và đo xem váy dài, ngắn đến đâu.
Chế độ cộng sản thời nào cũng đẻ ra những thứ cấm vô lý, quái đản, vi
phạm nghiêm trọng quyền tự do con người trong sinh hoạt. O ép con người
vào những khuôn mẫu của tư tưởng Mác-Xít giáo điều chưa đủ, Ðảng Cộng
Sản Việt Nam còn muốn thọc tay vào cả sinh hoạt riêng tư.
Trước năm 1976, học sinh đi du học ở các nước xã hội chủ nghĩa bị cấm
mặc quần jeans ra đường, cấm xem phim tư bản, cấm khiêu vũ, cấm được
thăm nhà người bản xứ và đặc biệt trong thời gian học tập cấm yêu. Sinh
viên đang tuổi yêu đương, có cấm cũng không được, vì vậy biết bao nhiêu
người khốn khổ chỉ vì yêu, bị trục xuất về nước, thậm chí bị tù tội. Mãi
đến khi Lê Vũ Anh, con gái cố Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam Lê
Duẩn, vào năm 1976, bất chấp phản đối của gia đình, đã kết hôn với giáo
sư toán học người Nga Viktor Maslov, thì quy định này mới được bãi bỏ.
Cho mãi đến những năm cuối của thập niên 70, mặc quần ống loe còn bị cấm
đoán. Ở Hà Nội, khi đi chơi chúng tôi thường tránh các đường Nam Bộ
(dọc công viên Thống Nhất), đường Thanh Niên, đường Nguyễn Thái Học,
v.v... để không đụng đám thanh niên cờ đỏ chuyên làm nhiệm vụ rạch quần.
Rạch quần đã đành, nhiều khi còn bị lập biên bản vi phạm “nếp sống
mới,” gửi về địa phương giáo dục. Chuyện rạch quần loe cũng được áp dụng
ở Sài Gòn sau 30 tháng 4 năm 1975, tuy không phổ biến.
Nhưng cuối cùng thì những quy định ấu trĩ này xem ra không hợp với thời cuộc, kỳ cục và đều bị bãi bỏ.
Ðiều này cho thấy tư duy lùn của các nhà lãnh đạo, những kẻ nghĩ ra những thứ cấm đoán lẩm cẩm, ngớ ngẩn.
Thế nhưng câu chuyện cấm đoán không những không dừng lại mà vẫn cứ tiếp diễn, bất chấp dư luận mỉa mai, châm chọc.
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 14,9% dân số có các rối loạn tâm thần.
Thông tin này được đưa ra tại diễn đàn “mạng lưới nghiên cứu-đào tạo
quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương” về sức khỏe tâm thần, khai mạc ngày 14
tháng 4, 2014 tại Hà Nội.
Trong tình trạng mua quan bán chức phổ biến trong bộ máy nhà nước, tôi đồ rằng, rất nhiều quan chức lọt
vào bộ máy này bị bệnh tâm thần nên nghĩ ra những luật lệ không giống ai.
Bởi vì chỉ có bị bệnh tâm thần mới sản xuất ra các sản phẩm nhố nhăng,
dở hơi như trên. Có những quy định khác ở cấp chính phủ, thành phố cũng
chẳng kém phần cười ra nước mắt, không thể nào thực thi trong thực tế.
Ví dụ, thành ủy Hà Nội dự tính quy định đám cưới công chức không được
quá 50 mâm cỗ, không quá 300 người tham dự, không tổ chức cưới ở khách
sạn 5 sao; nghị định của chính phủ quy định tang lễ công chức không quá 7
vòng hoa, linh cữu của người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia
đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài. Hoặc Nghị định cấp tụ
họp đông người bắt buộc đi năm người trở lên nơi công cộng phải xin
giấy phép (?!)
Hiện tại, guồng máy chính trị của Ðảng Cộng Sản Việt Nam có khoảng 2,8
triệu công chức. Theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thì “30% trong số
đó (tức vào khoảng 840 ngàn người) không có cũng được, bởi họ làm việc
theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả
công việc nào.”
Ðiều đáng quan tâm như vậy không lo lại đi xem xét chuyện mặc váy của chị em phụ nữ.
2,8 triệu công chức trên tổng số dân 90 triệu là một bộ máy khổng lồ, ngốn tiền ngân sách khủng khiếp.
Lương ở khu vực nhà nước cũng rất cao, bình quân 6 triệu đồng/tháng, là
nguyên do dẫn tới nợ công ngày mỗi tăng cao. Chỉ tính hai tháng đầu
2014, bội chi ngân sách đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, khoản chi này
hầu như không mang lại bất kỳ hiệu quả nào trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
So sánh Việt Nam với Mỹ thì chẳng khác gì “so phấn với vôi, so l... con
đĩ với môi thợ kèn,” nhưng tôi cũng đưa ra con số để thấy cái xứ “tư bản
giãy chết” xài tiền thuế của dân ra sao. Nước Mỹ có dân số hơn gấp ba
Việt Nam, 318 triệu người, diện tích lớn gấp 10 lần Việt Nam, nhưng chỉ
có khoảng 2,1 triệu công chức.
Chính vì vậy, bài viết trên tờ Ðất Việt ngày 27 tháng 6 năm 2013 đã phân
tích một cách khá chuẩn và có lẽ vì thế nên không còn truy cập được
nữa. Trong bài có đoạn:
“Ai cần đến những quy định ngô nghê máy móc thế này?”
“Than ôi, đọc những dạng quy chế văn hóa này, chỉ thấy buồn cười mà đau
hết cả lòng cả dạ. Buồn vì những quy chế ngô nghê, như để dành cho đối
tượng thiểu năng, không có chút kiến thức, kỹ năng nào về ứng xử trong
xã hội. Những người soạn thảo ra cái quy chế ấy, trình độ tư duy của họ
đã được phản chiếu thế nào, ai cũng hiểu.”
“Cái đáng lo nhất của công chức bây giờ là tình trạng yếu kém chuyên
môn, công chức cắp ô, tình trạng ‘con ông cháu cha’ đôn nhau vào những
vị trí ngồi mát ăn bát vàng, tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng,
trộm cắp không còn chút xấu hổ nào.”
“Bệnh đó mới là bệnh nguy nan, cần chữa nhanh, chữa gấp, chữa quyết liệt
mà chẳng thấy ai nhìn thẳng vào mà ra quy chế. Cái gốc là cái trí tuệ,
phẩm chất của công chức thì chẳng thấy bàn thảo xem làm thế nào để mà
nâng lên cho đất nước khỏi tụt hậu, sao lại còn ngồi mơ màng bàn chuyện
bắt tay thế nào, váy ngắn tới đâu.”