Tham Khảo
Lê Diễn Đức - "Ném chuột đừng đánh vỡ bình"
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thường hay có những câu phát biểu kỳ lạ trước công luận, vừa hài hước, vừa ngô nghê.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) thường hay có những câu phát biểu kỳ lạ trước công luận, vừa hài
hước, vừa ngô nghê.
Trong cuộc nói chuyện với cử tri quận Tây Hồ ngày 6 tháng 12 năm 2013 ông nói:
“Tam nhũng nguy
hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ
chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay
nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc,
việc này rất khó chứ không phải dễ”.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược.
Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm
sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được
cái ổn định". "Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định
để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm
tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm".
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International,
tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn để lấy của
dân. Tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.
Như vậy chỉ có quan chức trong bộ máy cầm quyền mới có thể tham ô,
tham nhũng. Tham nhũng là vấn nạn chung toàn cầu, quốc gia nào cũng có
tham những, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Lãnh đạo Việt Nam vẫn thường bám
lấy nhận định này để bao biện cho tình trạng tham nhũng tại Việt Nam.
Nhưng họ quên mất rằng, ở các nước tự do, dân chủ, nhà nước có cơ chế
phong chống tham nhũng hiệu quả, tạo điều kiện cho xã hội kiểm soát hoạt
động của chính đảng cầm quyền, thông qua các đảng đối lập trong quốc
hội và báo chí tự do. Đặc biệt, khi vụ việc liên quan đền tham nhũng bị
phanh phui, sẽ được cơ quan pháp lý xử lý nghiêm minh, bất luận phạm
nhân là ai, bởi vì ngành tư pháp trong xã hội dân chủ giữ quyền độc lập,
không phải là công cụ của đảng cầm quyền.
Tại Việt Nam hiện tại, ĐCSVN độc quyền cai trị, thành viên của quốc
hội, lãnh đạo đất nước không do dân chúng bầu chọn qua một cuộc phổ
thông đầu phiếu; không có đối lập trong quốc hội; báo chí là phương tiện
tuyên truyền do đảng kiểm soát; toà án, công an là công cụ của đảng
(còn đảng còn mình). Như thế tức là nhà nước CSVN đã tước đoạt bỏ hết
mọi cơ hội kiểm soát của xã hội. Những khẩu hiệu hay các chiến dịch ồn
ào phòng chống tham nhũng chỉ là điều chẳng đặng đừng, đành phải làm, mị
dân, không thực chất. Tham nhũng chính là lợi lộc của quan chức, một
loại ma tuý để họ bám lây chế độ sống cộng sinh.
Trong một bài phỏng vấn của Newsweek,
nhà báo Richard McGregor đã nói, "Trung Quốc hiện nay là một quốc gia
tham nhũng. Tham nhũng cho phép phân phối một phần giàu có trong giới
cầm quyền, là một loại keo để kết giữ hệ thống hiện có. Các nhân vật ở
đỉnh quyền lực thường có lương thấp, nhưng núi tiền xung quanh họ không
thể tưởng tượng nổi, và được vun bồi với vận tốc cực lớn".
Việt Nam về mặt cơ cấu nhà nước giống như một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc, cũng duy nhất một đảng cầm quyền.
Theo Richard McGregor, những người bị bắt vì tham nhũng, về cơ bản
thuộc hai loại: hoặc họ là những người thua cuộc trong cuộc tranh giành
quyền lực tại địa phương, hoặc lòng tham của họ quá đáng tới mức làm ảnh
hưởng tới an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống. Những
kẻ tham lam bị bắt giữ nhân danh sự bảo đảm an toàn cho những kẻ tham
nhũng khác. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, bảo vệ những người ở
thượng tầng là mục đích. Nguy cơ của trường hợp quan chức trên thượng
tầng bị bắt giữ là tối thiểu.
Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận "công cuộc chống tham nhũng
được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn
mà chưa làm ngay được".
“Chúng ta đã đẩy lùi được một bước nhưng rõ ràng tham nhũng còn
nhức nhối. Nhức nhối có hai cực, một cực là tham nhũng lớn phát hiện
chậm, kéo dài, lúc đầu nói to bằng con voi cuối cùng xử bé. Một cực khác
phần lớn diễn ra ở bên dưới cơ sở như các cụ, các bác ví giống ngứa ghẻ
rất khó chịu. Bởi cứ ra đến xã phường là thấy có chuyện đòi hỏi bôi
trơn, đòi hỏi lót tay nếu không thì không được việc. Có khi gợi ý trắng
trợn, khó chịu ở chỗ đó”- ông Trọng nói.
Cho nên ông mới khuyên "đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao
diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn
định".
Sự "ổn định" mà ông nhắc tới cũng chính là lời của ông Ủy viên
thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương rằng, “tình hình tham nhũng
tương đối ổn định”.
Sự "ổn định" đó được thấy rõ ràng qua bảng xếp hạng chỉ số tham
nhũng (Corruption Index) của Tổ chức Minh Bạch Thế giới (Transparency
International), năm 2011 Việt Nam xếp hạng 112 trong 177 quốc gia, sang
năm 2012 xếp hạng 123 và năm 2013 hạng 116!
Còn "bình hoa" đấy chính toàn bộ hệ thống chính trị độc quyền của
ĐCSVN. Những con chuột tham lam và lớn nhất đều ở trong bình hoa ấy cả!
© Lê Diễn Đức
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lê Diễn Đức - "Ném chuột đừng đánh vỡ bình"
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thường hay có những câu phát biểu kỳ lạ trước công luận, vừa hài hước, vừa ngô nghê.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) thường hay có những câu phát biểu kỳ lạ trước công luận, vừa hài
hước, vừa ngô nghê.
Trong cuộc nói chuyện với cử tri quận Tây Hồ ngày 6 tháng 12 năm 2013 ông nói:
“Tam nhũng nguy
hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ
chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay
nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc,
việc này rất khó chứ không phải dễ”.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược.
Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm
sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được
cái ổn định". "Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định
để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm
tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm".
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International,
tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn để lấy của
dân. Tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công.
Như vậy chỉ có quan chức trong bộ máy cầm quyền mới có thể tham ô,
tham nhũng. Tham nhũng là vấn nạn chung toàn cầu, quốc gia nào cũng có
tham những, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Lãnh đạo Việt Nam vẫn thường bám
lấy nhận định này để bao biện cho tình trạng tham nhũng tại Việt Nam.
Nhưng họ quên mất rằng, ở các nước tự do, dân chủ, nhà nước có cơ chế
phong chống tham nhũng hiệu quả, tạo điều kiện cho xã hội kiểm soát hoạt
động của chính đảng cầm quyền, thông qua các đảng đối lập trong quốc
hội và báo chí tự do. Đặc biệt, khi vụ việc liên quan đền tham nhũng bị
phanh phui, sẽ được cơ quan pháp lý xử lý nghiêm minh, bất luận phạm
nhân là ai, bởi vì ngành tư pháp trong xã hội dân chủ giữ quyền độc lập,
không phải là công cụ của đảng cầm quyền.
Tại Việt Nam hiện tại, ĐCSVN độc quyền cai trị, thành viên của quốc
hội, lãnh đạo đất nước không do dân chúng bầu chọn qua một cuộc phổ
thông đầu phiếu; không có đối lập trong quốc hội; báo chí là phương tiện
tuyên truyền do đảng kiểm soát; toà án, công an là công cụ của đảng
(còn đảng còn mình). Như thế tức là nhà nước CSVN đã tước đoạt bỏ hết
mọi cơ hội kiểm soát của xã hội. Những khẩu hiệu hay các chiến dịch ồn
ào phòng chống tham nhũng chỉ là điều chẳng đặng đừng, đành phải làm, mị
dân, không thực chất. Tham nhũng chính là lợi lộc của quan chức, một
loại ma tuý để họ bám lây chế độ sống cộng sinh.
Trong một bài phỏng vấn của Newsweek,
nhà báo Richard McGregor đã nói, "Trung Quốc hiện nay là một quốc gia
tham nhũng. Tham nhũng cho phép phân phối một phần giàu có trong giới
cầm quyền, là một loại keo để kết giữ hệ thống hiện có. Các nhân vật ở
đỉnh quyền lực thường có lương thấp, nhưng núi tiền xung quanh họ không
thể tưởng tượng nổi, và được vun bồi với vận tốc cực lớn".
Việt Nam về mặt cơ cấu nhà nước giống như một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc, cũng duy nhất một đảng cầm quyền.
Theo Richard McGregor, những người bị bắt vì tham nhũng, về cơ bản
thuộc hai loại: hoặc họ là những người thua cuộc trong cuộc tranh giành
quyền lực tại địa phương, hoặc lòng tham của họ quá đáng tới mức làm ảnh
hưởng tới an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống. Những
kẻ tham lam bị bắt giữ nhân danh sự bảo đảm an toàn cho những kẻ tham
nhũng khác. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, bảo vệ những người ở
thượng tầng là mục đích. Nguy cơ của trường hợp quan chức trên thượng
tầng bị bắt giữ là tối thiểu.
Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận "công cuộc chống tham nhũng
được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn
mà chưa làm ngay được".
“Chúng ta đã đẩy lùi được một bước nhưng rõ ràng tham nhũng còn
nhức nhối. Nhức nhối có hai cực, một cực là tham nhũng lớn phát hiện
chậm, kéo dài, lúc đầu nói to bằng con voi cuối cùng xử bé. Một cực khác
phần lớn diễn ra ở bên dưới cơ sở như các cụ, các bác ví giống ngứa ghẻ
rất khó chịu. Bởi cứ ra đến xã phường là thấy có chuyện đòi hỏi bôi
trơn, đòi hỏi lót tay nếu không thì không được việc. Có khi gợi ý trắng
trợn, khó chịu ở chỗ đó”- ông Trọng nói.
Cho nên ông mới khuyên "đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao
diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn
định".
Sự "ổn định" mà ông nhắc tới cũng chính là lời của ông Ủy viên
thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương rằng, “tình hình tham nhũng
tương đối ổn định”.
Sự "ổn định" đó được thấy rõ ràng qua bảng xếp hạng chỉ số tham
nhũng (Corruption Index) của Tổ chức Minh Bạch Thế giới (Transparency
International), năm 2011 Việt Nam xếp hạng 112 trong 177 quốc gia, sang
năm 2012 xếp hạng 123 và năm 2013 hạng 116!
Còn "bình hoa" đấy chính toàn bộ hệ thống chính trị độc quyền của
ĐCSVN. Những con chuột tham lam và lớn nhất đều ở trong bình hoa ấy cả!
© Lê Diễn Đức
(RFA)