Xe cán chó
Lễ, hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt
JB Nguyễn Hữu Vinh
28-02-2015
Phần I
Loạn lễ hội bát nháo và bạo lực
Nhiều lễ hội được truyền thông trong nước và quốc tế nói đến trên thế giới có những màn tranh cướp, tác động vào con người như lễ hội té nước ngày Tết của các dân tộc ở Thái, Lào hoặc Campuchia, lễ hội ném cà chua La Tomatina ở Tây Ban Nha hoặc một số lễ hội có sự xô đẩy khác ở một số nơi. Nhưng, có lẽ những lễ hội đầy máu me và bạo lực như Đâm Trâu, Chém Lợn ở Việt Nam được truyền thông nói đến không nhiều.
Và không chỉ ở các lễ hội có nội dung mang tính bạo lực như trên mới xảy ra bạo lực, ở những lễ hội khác, màn chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp, đánh nhau, móc túi, làm tiền du khách… cũng đã xảy ra với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn như lễ hội Phát ấn đền Trần – Nam Định, Hội Gióng ở Sóc Sơn vừa qua. Ở đó, chuyện tranh cướp đã diễn ra như một nét riêng của lễ hội, thậm chí đã có nhiều người ngất xỉu, mất tài sản và ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe…
Hầu như, những vấn đề của lễ hội thời gian qua, đã không được chấn chỉnh tốt đẹp hơn mà trái lại, ngày càng nở rộ theo phong trào khai quật, phục hoạt các lễ hội ở các địa phương cũng như khi các địa phương đua nhau sáng tác các lễ hội khi thấy các nơi khác “làm ăn” được.
Nếu như bất chấp sự lên án của các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà sử học, rằng lễ Phát ấn đền Trần là một lễ hội bịa đặt, dựa trên sự mê tín của người dân để làm tiền không được dẹp bỏ, thì trái lại lễ hội này ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng quy mô lớn lao.
Oái oăm thay, chính quan chức Cộng sản, những người từng giơ tay thề lên thề xuống khi gia nhập vào Đảng CS vô thần là “Tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng” và nay đã leo lên đến Ủy viên Trung ương hoặc cả Bộ Chính trị.
Rồi học tập Nam Định mỗi dịp phát ấn Đền Trần hốt khối bạc, các tỉnh khác như Thái Bình cũng theo gương “Phát ấn”. Và năm nay là Nghệ An đã bắt đầu lĩnh vực dễ kiếm này: Phát ấn đền Trần.
Tâm linh, tín ngưỡng hay “hơi đồng”?
Có lẽ không mấy khó khăn khi người ta nhìn lại các lễ hội, thậm chí xa hơn, cao hơn nữa là món “Du lịch tâm linh”, các chùa chiền, miếu mạo, khu du lịch, di tích… ngày càng được khai thác triệt để và xây dựng mới nhằm một mục đích chính là: Tiền.
Và như cụ Nguyễn Du đã nói mấy trăm năm trước giờ vẫn ứng nghiệm ngay cả chốn lẽ ra phải tôn nghiêm, rằng thì là “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”.
Đến các chùa chiền cũ cũng như mới, các lễ hội, hầu như la liệt chỗ nào cũng hòm công đức, chỗ nào cũng có những dịch vụ được giải quyết bằng tiền. Người ta thả tiền xuống giếng, bỏ tiền vào hòm, nhét tiền vào tay chân, miệng, lỗ tai, dán lên cả mình Phật… đến mức, hầu như thể hiện một điều: Ở những nơi đó, cũng như ngoài xã hội, tiền có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Hẳn nhiên sẽ không ai thắc mắc khi những du khách, Phật tử, tín đồ đóng góp chút ít tiền tài vật chất cho công việc tồn tại, phát triển các cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Nhưng việc lạm dụng quá mức để trở thành mục đích kiếm tiền và biến đồng tiền thành phương tiện để mưu cầu lợi ích với cả thần, Phật thì đó là chuyện nhố nhăng.
Tín ngưỡng, tôn giáo có những tiêu chí và nguyên lý, giáo lý riêng của nó. Dẫu có thay đổi theo thời gian và thời cuộc, thì những cái gốc, bản chất vẫn không thể thay đổi. Chẳng ai có thể tin rằng việc ông sư trong chùa thờ Phật lại kiêm việc coi ngày lành tháng tốt, cúng sao giải hạn hoặc những việc nặng mùi mê tín là thuộc giáo lý nhà Phật? Chẳng ai có thể giải thích được rằng Đức Phật lại căn cứ mấy đồng tiền nhét vào tai, dám vào áo làm căn cứ để ban phước hoặc giáng phúc cho một cá nhân nào.
Nhiều người nắm rõ về lý thuyết Phật giáo khi được hỏi, cũng không thể nào giải thích được hiện tượng nhà sư đúc thêm mấy quả tim cho tượng con ngựa và Thánh Gióng, rồi “hô thần nhập tượng”. Đến mức, người ta phải nghi ngờ đặt câu hỏi: Ngoài quả tim, thì liệu các ông có đúc thêm cái gì cho con ngựa và Thánh Gióng nữa mà không tiện nói chăng? Nhưng, việc đó là do một Đại Đức tiến hành theo “Ý Thủ tướng”(!)
Người ta cũng không thể tin rằng, trong giáo lý nhà Phật có thể chấp nhận việc một ông sư lên diễn đàn Quốc hội kêu gọi xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Triều tiên – một chính thể được thế giới đặt tên là “côn đồ quốc tế”. Hài hước hơn, chính ông sư này còn được báo Đảng Cộng sản viết như sau: “Đại đức Thích Thanh Cường dẫn giáo lý đạo Phật “cây có cội, gốc có nguồn” để khẳng định rằng, việc một số cá nhân đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là sai lầm: “Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam dành được những thắng lợi vẻ vang, nhân dân được sống trong môi trường ngày một dân chủ, văn minh. Ý kiến một vài người đòi bỏ Điều 4 là sai lầm, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của lớp đảng viên đi trước“. Đọc, nghe những điều ông sư này nói, người ta chắc sẽ nghĩ rằng ông ăn lương tuyên giáo thì đúng hơn là một nhà sư, một người tu hành.
Thậm chí, để phụ họa cho một chính sách cướp bóc trắng trợn quyền tư hữu của nhân dân về đất đai, tài sản, những ông sư như Thích Thanh Thiện, Thích Thanh Dũng còn lên Truyền hình nhà nước nói rằng: “Nếu để cho tư hữu đất đai, thì nó làm mất đi cái tính chất từ bi của Đức Phật” (Sic). Chắc ông ta nghĩ rằng, ở những nơi cội nguồn của Đạo Phật như Ấn Độ hoặc những nơi có đạo Phật phát triển trên thế giới, hay ngay từ thời Đức Phật, thì vẫn tồn tại cái khái niệm cướp bóc mơ hồ là “Quyền sở hữu toàn dân về đất đai” chăng?
Thế nhưng, những điều đó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Rồi từ đó, những chuyện làm ố danh, lũng đoạn, hủy hoại uy tín, niềm tin vào Phật giáo – một tôn giáo có từ lâu đời ở Việt Nam – đã ngày càng nở rộ.
Người ta không khó tìm những lời giải đáp cho câu hỏi về những vị sư, những nhà tu hành nọ là ai? Họ có là những bậc chân tu? Những hành động, cách sống của họ sau đó đã gây bão trên truyền thông đất Việt. Những hình ảnh của vị sư “Xây dựng quân đội như Bắc Hàn” với khẩu súng bên vai hay bộ đồ chơi Golf, hoặc khoe “đập hộp chiếc Iphone 6 xịn nhất, mới nhất, khoe xe sang hàng hiệu và… trai đẹp đã cho người dân và Phật tử hiểu họ có là những người tu hành chân chính?
Nhưng, những cách hành đạo, những nhân vật, những con người đó vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian. Càng phá nát Phật Giáo trong con mắt người chân chính, thì càng được trọng dụng trên các diễn đàn nhà nước, càng được trọng dụng trụ trì và điều hành, lãnh đạo các “cơ sở tôn giáo” nhà nước quản lý và điều hành.
Những sự o bế đó không chỉ dành cho các vị sư, mà ngay cả trong một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ như Công giáo, thì bàn tay nhà nước Cộng sản vẫn có thể thò vào điều hành, lũng đoạn một số ít các linh mục qua các tổ chức như “Ủy ban Đoàn kết Công giáo”, Mặt trận Tổ Quốc… Những vị tu hành này, nhiều khi chính lại là những công cụ của Đảng CS trong việc nhồi sọ đầu óc người dân.
Qua đó, người ta phát hiện ra một nghề béo bở ở Việt Nam: Nghề tu hành quốc doanh.
Và khi đã là công cụ của Cộng sản vô thần, thì hẳn nhiên không thể là một nhà tu hành chân chính của bất cứ một tôn giáo nào.
(Còn nữa)
Hà Nội, Ngày 28/2/2015
—-
JB Nguyễn Hữu Vinh
Phần II
28-02-2015
Chính sách thay đổi?
Những năm gần đây, những người quan sát vấn đề tôn giáo tại Việt Nam đã nhận thấy những thay đổi khá nhiều tại Việt Nam về các hoạt động mà nhà nước gọi là tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Nhiều chùa chiền khổng lồ được xây dựng, trùng tu, xây mới. Nhiều chùa, miếu đã được nhà nước Cộng sản cố tình ra sức tiêu diệt, đập bỏ trong thời kỳ “Tiến hành cuộc Cách mạng tư tưởng và văn hóa” do Đảng CS lãnh đạo.
Thế nhưng, khi mà Đảng CS vẫn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động của mình, thì hành động của Đảng CS gần đây hầu như đi ngược với những hành động họ đã từng hành xử bao nhiêu năm qua với tôn giáo, đền chùa, miếu mạo…
Phải chăng, Đảng CS, nhà nước này đã thay đổi chính sách và cách nhìn đối với tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân?
Xin thưa, đừng có ngây thơ như vậy.
Nhà nước Việt Nam có thể phát biểu nhiều câu không nhất quán và không đáng tin. Nhưng riêng câu này thì rất đáng chú ý và có độ tin tưởng cao, rằng thì là “Chính sách của Việt Nam là nhất quán trong vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”. Vấn đề ở chỗ chính sách đó ra sao?
Thông thường, tín ngưỡng, tôn giáo là một đề tài cấm kỵ và là một lĩnh vực luôn được ưu tiên trong chính sách phá bỏ, tiêu diệt. Hàng vạn ngôi chùa, miếu mạo, hàng ngàn nhà thờ, thánh thất đã bị chiếm đoạt, biến tướng, phá hoại không thương tiếc thành chuồng bò, thành kho hợp tác xã, thành nhà riêng, thành trụ sở Ủy ban, thành khách sạn. Cho đến nay, chỉ riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn 2.500 cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt trái pháp luật. Những giáo dân Công giáo trong chế độ Cộng sản luôn được coi là “công dân hạng hai” như là điều đương nhiên, không cần bàn cãi. Hầu hết các ngành nghề quan trọng, các chức vụ từ lớn nhỏ, đều loại trừ thẳng cẳng những người công giáo chân chính. Nếu họa hoằn có, thì chỉ có những người đã ngang nhiên bỏ đạo công giáo cách công khai theo Chủ nghĩa vô thần Cộng sản mới có cơ hội.
Không riêng gì công giáo, các tôn giáo khác nếu không được hoặc không chịu “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản” đều chịu chung một số phận tương tự. Chỉ cho đến khi nào nhà nước CSVN nắm được đằng chuôi, chắc chắn điều khiển được tôn giáo kiểu “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội” thì cái gọi là tôn giáo đó mới có cơ hội được tồn tại và ủng hộ.
Và đó là chính sách nhất quán xưa nay của Cộng sản Việt Nam.
Liên minh tiêu diệt!
Vấn đề tôn giáo trong những năm gần đây ở Việt Nam, đã là một đề tài được quan tâm đặc biệt. Năm 2014, đặc phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, ông Bielefeldt đã có báo cáo trước ĐHĐ Liên Hiệp quốc về những vấn đề này. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam 10 ngày tại Việt Nam, những vấn đề ông nhìn thấy đã bộc lộ những điều cơ bản về cái gọi là “Quyền tự do tôn giáo” tại Việt Nam đã và đang bị xâm hại ra sao. Tại cuộc họp báo, những chống chế của nhân viên Bộ Ngoại giao cũng không đủ để phản bác được những vấn đề về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Vậy có thể giải thích thế nào về những lễ hội, đình chùa… được làm rầm rộ khắp nơi, thậm chí chính quyền đứng ra tổ chức cả việc xây dựng chùa?
Trong việc giải thích các mối quan hệ, liên minh trong Chủ nghĩa Cộng sản, người ta nói đến một phạm trù, đó là “Liên minh tiêu diệt” – Nghĩa là có sự liên minh trong một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó, nhưng đó là phương pháp liên minh để loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau.
Với tôn giáo, khi mà tư tưởng Cộng sản, miếng bánh vẽ về Thiên đường Cộng sản không còn đủ mùi vị và màu sắc hấp dẫn đám dân thường, khi mà thế và lực của những người Cộng sản đã yếu đi bởi bản chất thực tế trần trụi phơi bày. Họ dần dần mất đi ngay cả những niềm tin có từ sự ngây thơ và cuồng tín bởi sản phẩm tuyên truyền, xã hội rơi vào khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Và khi đó, việc đàn áp, tiêu diệt thẳng tay đối với tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin của dân chúng không còn nhiều cơ hội thành công, thì người Cộng sản đã đổi chiến thuật của họ.
Một trong những chiến thuật đó, là thực hiện cái gọi là “Liên minh tiêu diệt” như đã nói ở trên.
Trước hết, đó là tăng cường xâm nhập và lũng đoạn các tổ chức tôn giáo bằng nhiều hình thức. Từ việc can thiệp đầu tiên về nhân sự, về đào tạo, về giáo lý… cho đến việc sáp nhập, chia tách, công nhận hoặc đàn áp… tất cả đều được thực hiện nhằm áp đặt, thiết lập sự can thiệp của nhà nước vào tôn giáo và tín ngưỡng càng nhiều càng hay, càng sâu càng tốt.
Với Phật Giáo, nhà nước CSVN gộp chung tất cả vào một rọ gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam mặc cho trong đó có nhiều hệ phái, nhiều giáo lý với những nội dung tín ngưỡng khác nhau. Không sao hết, miễn là nhà nước dễ bề quản lý và khuynh loát. Phần còn lại những ai không chịu chui vào rọ, thì sẽ được phong cho cái nhãn “Thế lực thù địch”.
Một điều trớ trêu nữa là tất cả chùa chiền, đình, đền, miếu mạo… tất tần tật đều được gắn cho… Phật Giáo và nhà nước quản lý. Khi nhà nước tập trung tất cả vào một rọ, thì lúc đó cái gọi là “Sự lãnh đạo tuyệt đối” đã chiến thắng tất cả, kể cả giáo lý, luân lý cũng như những nguyên tắc cơ bản nhất của Phật giáo đều bị lũng đoạn.
Hậu quả nhãn tiền
Và sau đó là một giai đoạn mới mở ra cho các lễ hội, các đình đền, các chủa chiền cũng như nhà thờ (nếu có thể “quản lý”) được tha hồ mở “hội”, miễn lôi kéo được quần chúng, ru ngủ được người dân xa rời các sự quan tâm đến những vấn đề cốt lõi của cuộc sống như Tự do tín ngưỡng, quyền con người, lãnh thổ đất đai, chế độ độc tài toàn trị, đời sống bấp bênh và xã hội nhũng lạm nặng nề bất ổn.
Người ta có thể thấy những đám rước dài lê thê, rúng động cả một vùng, lễ hội hết ngày này sang ngày khác với hàng chục vạn người. Không sao hết, miễn là những người đến hội hớn hở, ra về vui vẻ không cần biết lãnh thổ đang bị đe dọa bởi bọn bành trướng Trung Quốc hoặc những người đồng đạo, đồng bào mình đang bị cướp đất, cướp nhà để được lưu vong chính trên quê hương.
Nhà nước có thể để cho những cuộc đón rước những người khách nước ngoài hàng ngàn người đầy cờ hoa. Không sao hết, miễn là khi đón tiếp, đoàn người đó che mất con mắt người khác những cuộc đàn áp đẫm máu và khốc liệt anh em mình ngay bên cạnh.
Người ta có thể thấy hàng đoàn xe đưa đón các vị chức sắc tôn giáo khi đến Việt Nam có còi hụ dẫn đường. Sẵn sàng thôi, miễn không ai nhắc đến những nơi giáo dân đang đối mặt với ngăn chặn, bắt bớ, cấm cách đòi phá hoại dù chỉ là mái lán đơn sơ làm nơi thờ tự.
Nhà nước có thể để cho những ông sư ăn chơi hàng hiệu, mua sắm, sinh hoạt không cần chuẩn mực, miễn là họ biết ca ngợi rằng đảng sáng suốt, công ơn trời biển, rằng “nực nượng công an của ta tài nhất thế giới” hoặc yêu cầu thằng tay trừng trị những ông sư không chịu nghe lời hoặc ca ngợi đảng “nà vi phạm pháp nuật”.
Và tất cả những điều đó, đã góp phần không nhỏ làm băng hoại xã hội và đất nước, hậu quả được thể hiện trong những lễ, hội, những hoạt động bát nháo hiện nay.
Việc các lễ hội tưng bừng đua nhau màn bạo lực, xuất phát từ không chỉ là những hậu quả của một xã hội vốn thích sử dụng bạo lực, lấy bạo lực làm cơ sở cai trị xã hội trong chế độ Cộng sản với cái tên rất mỹ miều là “Chuyên chính vô sản”. Mà nó còn là hậu quả của sự biến tướng, băng hoại của các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa đã bị phá hoại nghiêm trọng.
Người có niềm tin, tín ngưỡng thật sự, chẳng ai có thể tin rằng khi đạp những người khác đến ngất xỉu để cướp bằng được ấn Đền Trần, thì có thể được hưởng những điều tốt đẹp từ chiếc ấn đó.
Chẳng ai có niềm tin thật sự lại có thể tin rằng khi dâng chiếc bánh dày lên vua Hùng, thì vua Hùng lại nhận lòng thành của họ và bị lừa khi họ độn bọt xốp vào trong.
Chẳng ai tin được rằng những người làm tượng đài Điện biên Phủ có niềm tin hoặc lòng yêu nước, khi chính họ đã bớt xén rút bớt cả lượng đồng đúc những bức tượng được coi là thiêng liêng.
Khi một xã hội được xây dựng bằng bạo lực và lừa dối, thì mọi biến tướng của lễ, hội, tín ngưỡng theo hướng đó chỉ là sự sa đọa, suy đồi về văn hóa mà thôi.
Hà Nội, Ngày 28/2/2015
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Lễ, hội, tín ngưỡng và chuyện bát nháo thời sản mạt
JB Nguyễn Hữu Vinh
28-02-2015
Phần I
Loạn lễ hội bát nháo và bạo lực
Nhiều lễ hội được truyền thông trong nước và quốc tế nói đến trên thế giới có những màn tranh cướp, tác động vào con người như lễ hội té nước ngày Tết của các dân tộc ở Thái, Lào hoặc Campuchia, lễ hội ném cà chua La Tomatina ở Tây Ban Nha hoặc một số lễ hội có sự xô đẩy khác ở một số nơi. Nhưng, có lẽ những lễ hội đầy máu me và bạo lực như Đâm Trâu, Chém Lợn ở Việt Nam được truyền thông nói đến không nhiều.
Và không chỉ ở các lễ hội có nội dung mang tính bạo lực như trên mới xảy ra bạo lực, ở những lễ hội khác, màn chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp, đánh nhau, móc túi, làm tiền du khách… cũng đã xảy ra với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn như lễ hội Phát ấn đền Trần – Nam Định, Hội Gióng ở Sóc Sơn vừa qua. Ở đó, chuyện tranh cướp đã diễn ra như một nét riêng của lễ hội, thậm chí đã có nhiều người ngất xỉu, mất tài sản và ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe…
Hầu như, những vấn đề của lễ hội thời gian qua, đã không được chấn chỉnh tốt đẹp hơn mà trái lại, ngày càng nở rộ theo phong trào khai quật, phục hoạt các lễ hội ở các địa phương cũng như khi các địa phương đua nhau sáng tác các lễ hội khi thấy các nơi khác “làm ăn” được.
Nếu như bất chấp sự lên án của các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà sử học, rằng lễ Phát ấn đền Trần là một lễ hội bịa đặt, dựa trên sự mê tín của người dân để làm tiền không được dẹp bỏ, thì trái lại lễ hội này ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng quy mô lớn lao.
Oái oăm thay, chính quan chức Cộng sản, những người từng giơ tay thề lên thề xuống khi gia nhập vào Đảng CS vô thần là “Tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng” và nay đã leo lên đến Ủy viên Trung ương hoặc cả Bộ Chính trị.
Rồi học tập Nam Định mỗi dịp phát ấn Đền Trần hốt khối bạc, các tỉnh khác như Thái Bình cũng theo gương “Phát ấn”. Và năm nay là Nghệ An đã bắt đầu lĩnh vực dễ kiếm này: Phát ấn đền Trần.
Tâm linh, tín ngưỡng hay “hơi đồng”?
Có lẽ không mấy khó khăn khi người ta nhìn lại các lễ hội, thậm chí xa hơn, cao hơn nữa là món “Du lịch tâm linh”, các chùa chiền, miếu mạo, khu du lịch, di tích… ngày càng được khai thác triệt để và xây dựng mới nhằm một mục đích chính là: Tiền.
Và như cụ Nguyễn Du đã nói mấy trăm năm trước giờ vẫn ứng nghiệm ngay cả chốn lẽ ra phải tôn nghiêm, rằng thì là “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”.
Đến các chùa chiền cũ cũng như mới, các lễ hội, hầu như la liệt chỗ nào cũng hòm công đức, chỗ nào cũng có những dịch vụ được giải quyết bằng tiền. Người ta thả tiền xuống giếng, bỏ tiền vào hòm, nhét tiền vào tay chân, miệng, lỗ tai, dán lên cả mình Phật… đến mức, hầu như thể hiện một điều: Ở những nơi đó, cũng như ngoài xã hội, tiền có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Hẳn nhiên sẽ không ai thắc mắc khi những du khách, Phật tử, tín đồ đóng góp chút ít tiền tài vật chất cho công việc tồn tại, phát triển các cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Nhưng việc lạm dụng quá mức để trở thành mục đích kiếm tiền và biến đồng tiền thành phương tiện để mưu cầu lợi ích với cả thần, Phật thì đó là chuyện nhố nhăng.
Tín ngưỡng, tôn giáo có những tiêu chí và nguyên lý, giáo lý riêng của nó. Dẫu có thay đổi theo thời gian và thời cuộc, thì những cái gốc, bản chất vẫn không thể thay đổi. Chẳng ai có thể tin rằng việc ông sư trong chùa thờ Phật lại kiêm việc coi ngày lành tháng tốt, cúng sao giải hạn hoặc những việc nặng mùi mê tín là thuộc giáo lý nhà Phật? Chẳng ai có thể giải thích được rằng Đức Phật lại căn cứ mấy đồng tiền nhét vào tai, dám vào áo làm căn cứ để ban phước hoặc giáng phúc cho một cá nhân nào.
Nhiều người nắm rõ về lý thuyết Phật giáo khi được hỏi, cũng không thể nào giải thích được hiện tượng nhà sư đúc thêm mấy quả tim cho tượng con ngựa và Thánh Gióng, rồi “hô thần nhập tượng”. Đến mức, người ta phải nghi ngờ đặt câu hỏi: Ngoài quả tim, thì liệu các ông có đúc thêm cái gì cho con ngựa và Thánh Gióng nữa mà không tiện nói chăng? Nhưng, việc đó là do một Đại Đức tiến hành theo “Ý Thủ tướng”(!)
Người ta cũng không thể tin rằng, trong giáo lý nhà Phật có thể chấp nhận việc một ông sư lên diễn đàn Quốc hội kêu gọi xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Triều tiên – một chính thể được thế giới đặt tên là “côn đồ quốc tế”. Hài hước hơn, chính ông sư này còn được báo Đảng Cộng sản viết như sau: “Đại đức Thích Thanh Cường dẫn giáo lý đạo Phật “cây có cội, gốc có nguồn” để khẳng định rằng, việc một số cá nhân đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là sai lầm: “Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam dành được những thắng lợi vẻ vang, nhân dân được sống trong môi trường ngày một dân chủ, văn minh. Ý kiến một vài người đòi bỏ Điều 4 là sai lầm, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của lớp đảng viên đi trước“. Đọc, nghe những điều ông sư này nói, người ta chắc sẽ nghĩ rằng ông ăn lương tuyên giáo thì đúng hơn là một nhà sư, một người tu hành.
Thậm chí, để phụ họa cho một chính sách cướp bóc trắng trợn quyền tư hữu của nhân dân về đất đai, tài sản, những ông sư như Thích Thanh Thiện, Thích Thanh Dũng còn lên Truyền hình nhà nước nói rằng: “Nếu để cho tư hữu đất đai, thì nó làm mất đi cái tính chất từ bi của Đức Phật” (Sic). Chắc ông ta nghĩ rằng, ở những nơi cội nguồn của Đạo Phật như Ấn Độ hoặc những nơi có đạo Phật phát triển trên thế giới, hay ngay từ thời Đức Phật, thì vẫn tồn tại cái khái niệm cướp bóc mơ hồ là “Quyền sở hữu toàn dân về đất đai” chăng?
Thế nhưng, những điều đó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Rồi từ đó, những chuyện làm ố danh, lũng đoạn, hủy hoại uy tín, niềm tin vào Phật giáo – một tôn giáo có từ lâu đời ở Việt Nam – đã ngày càng nở rộ.
Người ta không khó tìm những lời giải đáp cho câu hỏi về những vị sư, những nhà tu hành nọ là ai? Họ có là những bậc chân tu? Những hành động, cách sống của họ sau đó đã gây bão trên truyền thông đất Việt. Những hình ảnh của vị sư “Xây dựng quân đội như Bắc Hàn” với khẩu súng bên vai hay bộ đồ chơi Golf, hoặc khoe “đập hộp chiếc Iphone 6 xịn nhất, mới nhất, khoe xe sang hàng hiệu và… trai đẹp đã cho người dân và Phật tử hiểu họ có là những người tu hành chân chính?
Nhưng, những cách hành đạo, những nhân vật, những con người đó vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian. Càng phá nát Phật Giáo trong con mắt người chân chính, thì càng được trọng dụng trên các diễn đàn nhà nước, càng được trọng dụng trụ trì và điều hành, lãnh đạo các “cơ sở tôn giáo” nhà nước quản lý và điều hành.
Những sự o bế đó không chỉ dành cho các vị sư, mà ngay cả trong một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ như Công giáo, thì bàn tay nhà nước Cộng sản vẫn có thể thò vào điều hành, lũng đoạn một số ít các linh mục qua các tổ chức như “Ủy ban Đoàn kết Công giáo”, Mặt trận Tổ Quốc… Những vị tu hành này, nhiều khi chính lại là những công cụ của Đảng CS trong việc nhồi sọ đầu óc người dân.
Qua đó, người ta phát hiện ra một nghề béo bở ở Việt Nam: Nghề tu hành quốc doanh.
Và khi đã là công cụ của Cộng sản vô thần, thì hẳn nhiên không thể là một nhà tu hành chân chính của bất cứ một tôn giáo nào.
(Còn nữa)
Hà Nội, Ngày 28/2/2015
—-
JB Nguyễn Hữu Vinh
Phần II
28-02-2015
Chính sách thay đổi?
Những năm gần đây, những người quan sát vấn đề tôn giáo tại Việt Nam đã nhận thấy những thay đổi khá nhiều tại Việt Nam về các hoạt động mà nhà nước gọi là tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Nhiều chùa chiền khổng lồ được xây dựng, trùng tu, xây mới. Nhiều chùa, miếu đã được nhà nước Cộng sản cố tình ra sức tiêu diệt, đập bỏ trong thời kỳ “Tiến hành cuộc Cách mạng tư tưởng và văn hóa” do Đảng CS lãnh đạo.
Thế nhưng, khi mà Đảng CS vẫn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động của mình, thì hành động của Đảng CS gần đây hầu như đi ngược với những hành động họ đã từng hành xử bao nhiêu năm qua với tôn giáo, đền chùa, miếu mạo…
Phải chăng, Đảng CS, nhà nước này đã thay đổi chính sách và cách nhìn đối với tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân?
Xin thưa, đừng có ngây thơ như vậy.
Nhà nước Việt Nam có thể phát biểu nhiều câu không nhất quán và không đáng tin. Nhưng riêng câu này thì rất đáng chú ý và có độ tin tưởng cao, rằng thì là “Chính sách của Việt Nam là nhất quán trong vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”. Vấn đề ở chỗ chính sách đó ra sao?
Thông thường, tín ngưỡng, tôn giáo là một đề tài cấm kỵ và là một lĩnh vực luôn được ưu tiên trong chính sách phá bỏ, tiêu diệt. Hàng vạn ngôi chùa, miếu mạo, hàng ngàn nhà thờ, thánh thất đã bị chiếm đoạt, biến tướng, phá hoại không thương tiếc thành chuồng bò, thành kho hợp tác xã, thành nhà riêng, thành trụ sở Ủy ban, thành khách sạn. Cho đến nay, chỉ riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn còn 2.500 cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt trái pháp luật. Những giáo dân Công giáo trong chế độ Cộng sản luôn được coi là “công dân hạng hai” như là điều đương nhiên, không cần bàn cãi. Hầu hết các ngành nghề quan trọng, các chức vụ từ lớn nhỏ, đều loại trừ thẳng cẳng những người công giáo chân chính. Nếu họa hoằn có, thì chỉ có những người đã ngang nhiên bỏ đạo công giáo cách công khai theo Chủ nghĩa vô thần Cộng sản mới có cơ hội.
Không riêng gì công giáo, các tôn giáo khác nếu không được hoặc không chịu “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản” đều chịu chung một số phận tương tự. Chỉ cho đến khi nào nhà nước CSVN nắm được đằng chuôi, chắc chắn điều khiển được tôn giáo kiểu “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội” thì cái gọi là tôn giáo đó mới có cơ hội được tồn tại và ủng hộ.
Và đó là chính sách nhất quán xưa nay của Cộng sản Việt Nam.
Liên minh tiêu diệt!
Vấn đề tôn giáo trong những năm gần đây ở Việt Nam, đã là một đề tài được quan tâm đặc biệt. Năm 2014, đặc phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, ông Bielefeldt đã có báo cáo trước ĐHĐ Liên Hiệp quốc về những vấn đề này. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam 10 ngày tại Việt Nam, những vấn đề ông nhìn thấy đã bộc lộ những điều cơ bản về cái gọi là “Quyền tự do tôn giáo” tại Việt Nam đã và đang bị xâm hại ra sao. Tại cuộc họp báo, những chống chế của nhân viên Bộ Ngoại giao cũng không đủ để phản bác được những vấn đề về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Vậy có thể giải thích thế nào về những lễ hội, đình chùa… được làm rầm rộ khắp nơi, thậm chí chính quyền đứng ra tổ chức cả việc xây dựng chùa?
Trong việc giải thích các mối quan hệ, liên minh trong Chủ nghĩa Cộng sản, người ta nói đến một phạm trù, đó là “Liên minh tiêu diệt” – Nghĩa là có sự liên minh trong một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó, nhưng đó là phương pháp liên minh để loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau.
Với tôn giáo, khi mà tư tưởng Cộng sản, miếng bánh vẽ về Thiên đường Cộng sản không còn đủ mùi vị và màu sắc hấp dẫn đám dân thường, khi mà thế và lực của những người Cộng sản đã yếu đi bởi bản chất thực tế trần trụi phơi bày. Họ dần dần mất đi ngay cả những niềm tin có từ sự ngây thơ và cuồng tín bởi sản phẩm tuyên truyền, xã hội rơi vào khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Và khi đó, việc đàn áp, tiêu diệt thẳng tay đối với tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin của dân chúng không còn nhiều cơ hội thành công, thì người Cộng sản đã đổi chiến thuật của họ.
Một trong những chiến thuật đó, là thực hiện cái gọi là “Liên minh tiêu diệt” như đã nói ở trên.
Trước hết, đó là tăng cường xâm nhập và lũng đoạn các tổ chức tôn giáo bằng nhiều hình thức. Từ việc can thiệp đầu tiên về nhân sự, về đào tạo, về giáo lý… cho đến việc sáp nhập, chia tách, công nhận hoặc đàn áp… tất cả đều được thực hiện nhằm áp đặt, thiết lập sự can thiệp của nhà nước vào tôn giáo và tín ngưỡng càng nhiều càng hay, càng sâu càng tốt.
Với Phật Giáo, nhà nước CSVN gộp chung tất cả vào một rọ gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam mặc cho trong đó có nhiều hệ phái, nhiều giáo lý với những nội dung tín ngưỡng khác nhau. Không sao hết, miễn là nhà nước dễ bề quản lý và khuynh loát. Phần còn lại những ai không chịu chui vào rọ, thì sẽ được phong cho cái nhãn “Thế lực thù địch”.
Một điều trớ trêu nữa là tất cả chùa chiền, đình, đền, miếu mạo… tất tần tật đều được gắn cho… Phật Giáo và nhà nước quản lý. Khi nhà nước tập trung tất cả vào một rọ, thì lúc đó cái gọi là “Sự lãnh đạo tuyệt đối” đã chiến thắng tất cả, kể cả giáo lý, luân lý cũng như những nguyên tắc cơ bản nhất của Phật giáo đều bị lũng đoạn.
Hậu quả nhãn tiền
Và sau đó là một giai đoạn mới mở ra cho các lễ hội, các đình đền, các chủa chiền cũng như nhà thờ (nếu có thể “quản lý”) được tha hồ mở “hội”, miễn lôi kéo được quần chúng, ru ngủ được người dân xa rời các sự quan tâm đến những vấn đề cốt lõi của cuộc sống như Tự do tín ngưỡng, quyền con người, lãnh thổ đất đai, chế độ độc tài toàn trị, đời sống bấp bênh và xã hội nhũng lạm nặng nề bất ổn.
Người ta có thể thấy những đám rước dài lê thê, rúng động cả một vùng, lễ hội hết ngày này sang ngày khác với hàng chục vạn người. Không sao hết, miễn là những người đến hội hớn hở, ra về vui vẻ không cần biết lãnh thổ đang bị đe dọa bởi bọn bành trướng Trung Quốc hoặc những người đồng đạo, đồng bào mình đang bị cướp đất, cướp nhà để được lưu vong chính trên quê hương.
Nhà nước có thể để cho những cuộc đón rước những người khách nước ngoài hàng ngàn người đầy cờ hoa. Không sao hết, miễn là khi đón tiếp, đoàn người đó che mất con mắt người khác những cuộc đàn áp đẫm máu và khốc liệt anh em mình ngay bên cạnh.
Người ta có thể thấy hàng đoàn xe đưa đón các vị chức sắc tôn giáo khi đến Việt Nam có còi hụ dẫn đường. Sẵn sàng thôi, miễn không ai nhắc đến những nơi giáo dân đang đối mặt với ngăn chặn, bắt bớ, cấm cách đòi phá hoại dù chỉ là mái lán đơn sơ làm nơi thờ tự.
Nhà nước có thể để cho những ông sư ăn chơi hàng hiệu, mua sắm, sinh hoạt không cần chuẩn mực, miễn là họ biết ca ngợi rằng đảng sáng suốt, công ơn trời biển, rằng “nực nượng công an của ta tài nhất thế giới” hoặc yêu cầu thằng tay trừng trị những ông sư không chịu nghe lời hoặc ca ngợi đảng “nà vi phạm pháp nuật”.
Và tất cả những điều đó, đã góp phần không nhỏ làm băng hoại xã hội và đất nước, hậu quả được thể hiện trong những lễ, hội, những hoạt động bát nháo hiện nay.
Việc các lễ hội tưng bừng đua nhau màn bạo lực, xuất phát từ không chỉ là những hậu quả của một xã hội vốn thích sử dụng bạo lực, lấy bạo lực làm cơ sở cai trị xã hội trong chế độ Cộng sản với cái tên rất mỹ miều là “Chuyên chính vô sản”. Mà nó còn là hậu quả của sự biến tướng, băng hoại của các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa đã bị phá hoại nghiêm trọng.
Người có niềm tin, tín ngưỡng thật sự, chẳng ai có thể tin rằng khi đạp những người khác đến ngất xỉu để cướp bằng được ấn Đền Trần, thì có thể được hưởng những điều tốt đẹp từ chiếc ấn đó.
Chẳng ai có niềm tin thật sự lại có thể tin rằng khi dâng chiếc bánh dày lên vua Hùng, thì vua Hùng lại nhận lòng thành của họ và bị lừa khi họ độn bọt xốp vào trong.
Chẳng ai tin được rằng những người làm tượng đài Điện biên Phủ có niềm tin hoặc lòng yêu nước, khi chính họ đã bớt xén rút bớt cả lượng đồng đúc những bức tượng được coi là thiêng liêng.
Khi một xã hội được xây dựng bằng bạo lực và lừa dối, thì mọi biến tướng của lễ, hội, tín ngưỡng theo hướng đó chỉ là sự sa đọa, suy đồi về văn hóa mà thôi.
Hà Nội, Ngày 28/2/2015