Tin nóng trong ngày
Lễ tưởng niệm tử sỹ cuộc chiến Việt-Trung bị mật vụ CSVN quấy rối
Mặc dù đây là một nghĩa cử cao đẹp, đầy ý nghĩa nhân văn, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam, nhưng mật vụ Cộng sản Việt Nam, dư luận viên và một số người mạo nhận là cựu chiến binh đã tới, cố tình gây sự, nhằm ý định tấn công, hành hung một số người trong đoàn tưởng niệm, để tạo cớ phá rối và ngăn cản việc tưởng niệm. Chúng đã xông vào cướp điện thoại, chửi bới, dở thói côn đồ, lưu manh với một số người trong đoàn.
Để đối phó lại với những trò đê hèn, đoàn tuần hành hết sức kiềm chế, nhẫn nại, bao bọc lẫn nhau đi qua tới cửa Đài tưởng niệm, bất chấp mọi sự khiêu khích từ đám côn đồ.
Tới Đài tưởng niệm, những người cảnh vệ có thái độ hoàn toàn vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự. Họ đã hướng dẫn và dẫn đường cho đoàn thực hiện việc tưởng niệm. Thái độ này hoàn toàn trái ngược với những tên mật vụ, dư luận viên và những người mạo danh cựu chiến binh, khi chúng lăm lăm trên tay máy quay, máy chụp hình và điện thoại để quay phim, chụp ảnh về báo cáo cấp trên, hoặc có thể nhằm phục vụ việc cắt ghép, bôi nhọ những người trong đoàn sau này.
Trong lúc đoàn đang thực hiện việc tưởng niệm một cách nghiêm trang, những tên này luôn miệng xúc phạm những người trong đoàn một cách vô học. Dưới sự bảo kê của đám mật vụ đứng cạnh, chúng mặc sức làm càn.
Dù có sự phá rối, ngăn cản và những hành động coi thường pháp luật, đạo lý của những kẻ bất lương, nhưng buổi tưởng niệm đã diễn ra nhanh chóng và đạt mục đích.
Sau khi tưởng niệm xong, mọi người trong đoàn về chỗ lấy xe, nhóm bất lương kia vẫn bám theo và tiếp tục hùng hổ sinh sự. Làm trò vô học nhất lại là 1 thanh niên ít tuổi học ngành y, tên Đỗ Anh Minh. Hắn ta có ý định hành hung và buông ra những câu nói hỗn hào, xưng hô “tao – mày” với một người hơn 60 tuổi – hơn của tuổi cha mẹ hắn. Tuy nhiên, trước sự bao bọc của mọi người trong đoàn, tên Minh đã phải thoái lui về chỗ đám đồng bọn bất lương.
Sau khi tưởng niệm tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn, cả đoàn cùng tiến về Nghĩa trang quân đội tại Thị trấn Nhổn, cách trung tâm Hà Nội hơn 20 km về hướng Bắc để thắp hương tới các tử sỹ đã vị quốc vong thân trong chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979.
Cũng cần nhắc lại ngày 17/2/1979, 300 ngàn quân Trung Cộng đồng loạt tràn qua trên 1000 km biên giới chiếm 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tại đây những trận chiến khốc liệt bảo vệ biên giới đã diễn ra khiến hàng chục ngàn quân và dân Việt Nam đã ngã xuống. Tuy nhiên hàng năm nhà cầm quyền đều làm ngơ trước sự hy sinh này vì muốn làm hài lòng người bạn “láng giềng 4 Tốt”.
Đến năm 2013, để kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 17/2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các thanh niên, trí thức và đồng bào đã tổ chức tới viếng những người đã hy sinh tại Đài Tưởng niệm Hà Nội. Nhưng đoàn người đã bị lực lượng bảo vệ giằng co, gây cản trở và tìm đủ mọi cách để ngăn không cho mọi người vào viếng, thắp hương tưởng niệm.
Những hành vi ngăn trở, quấy rối liên tiếp xảy ra chung quanh sự kiện lịch sử ngày 17/2/1979 như hôm qua làm người dân không còn nghi ngờ gì về cam kết trung thành tuyệt đối của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đối với Bắc Kinh, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Nhật Nam / SBTN
http://www.sbtn.tv/vi/tin-hoa-ky/le-tuong-niem-tu-sy-cuoc-chien-viet-trung-bi-mat-vu-csvn-quay-roi.html
Bàn ra tán vào (0)
Lễ tưởng niệm tử sỹ cuộc chiến Việt-Trung bị mật vụ CSVN quấy rối
Mặc dù đây là một nghĩa cử cao đẹp, đầy ý nghĩa nhân văn, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam, nhưng mật vụ Cộng sản Việt Nam, dư luận viên và một số người mạo nhận là cựu chiến binh đã tới, cố tình gây sự, nhằm ý định tấn công, hành hung một số người trong đoàn tưởng niệm, để tạo cớ phá rối và ngăn cản việc tưởng niệm. Chúng đã xông vào cướp điện thoại, chửi bới, dở thói côn đồ, lưu manh với một số người trong đoàn.
Để đối phó lại với những trò đê hèn, đoàn tuần hành hết sức kiềm chế, nhẫn nại, bao bọc lẫn nhau đi qua tới cửa Đài tưởng niệm, bất chấp mọi sự khiêu khích từ đám côn đồ.
Tới Đài tưởng niệm, những người cảnh vệ có thái độ hoàn toàn vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự. Họ đã hướng dẫn và dẫn đường cho đoàn thực hiện việc tưởng niệm. Thái độ này hoàn toàn trái ngược với những tên mật vụ, dư luận viên và những người mạo danh cựu chiến binh, khi chúng lăm lăm trên tay máy quay, máy chụp hình và điện thoại để quay phim, chụp ảnh về báo cáo cấp trên, hoặc có thể nhằm phục vụ việc cắt ghép, bôi nhọ những người trong đoàn sau này.
Trong lúc đoàn đang thực hiện việc tưởng niệm một cách nghiêm trang, những tên này luôn miệng xúc phạm những người trong đoàn một cách vô học. Dưới sự bảo kê của đám mật vụ đứng cạnh, chúng mặc sức làm càn.
Dù có sự phá rối, ngăn cản và những hành động coi thường pháp luật, đạo lý của những kẻ bất lương, nhưng buổi tưởng niệm đã diễn ra nhanh chóng và đạt mục đích.
Sau khi tưởng niệm xong, mọi người trong đoàn về chỗ lấy xe, nhóm bất lương kia vẫn bám theo và tiếp tục hùng hổ sinh sự. Làm trò vô học nhất lại là 1 thanh niên ít tuổi học ngành y, tên Đỗ Anh Minh. Hắn ta có ý định hành hung và buông ra những câu nói hỗn hào, xưng hô “tao – mày” với một người hơn 60 tuổi – hơn của tuổi cha mẹ hắn. Tuy nhiên, trước sự bao bọc của mọi người trong đoàn, tên Minh đã phải thoái lui về chỗ đám đồng bọn bất lương.
Sau khi tưởng niệm tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn, cả đoàn cùng tiến về Nghĩa trang quân đội tại Thị trấn Nhổn, cách trung tâm Hà Nội hơn 20 km về hướng Bắc để thắp hương tới các tử sỹ đã vị quốc vong thân trong chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979.
Cũng cần nhắc lại ngày 17/2/1979, 300 ngàn quân Trung Cộng đồng loạt tràn qua trên 1000 km biên giới chiếm 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tại đây những trận chiến khốc liệt bảo vệ biên giới đã diễn ra khiến hàng chục ngàn quân và dân Việt Nam đã ngã xuống. Tuy nhiên hàng năm nhà cầm quyền đều làm ngơ trước sự hy sinh này vì muốn làm hài lòng người bạn “láng giềng 4 Tốt”.
Đến năm 2013, để kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 17/2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các thanh niên, trí thức và đồng bào đã tổ chức tới viếng những người đã hy sinh tại Đài Tưởng niệm Hà Nội. Nhưng đoàn người đã bị lực lượng bảo vệ giằng co, gây cản trở và tìm đủ mọi cách để ngăn không cho mọi người vào viếng, thắp hương tưởng niệm.
Những hành vi ngăn trở, quấy rối liên tiếp xảy ra chung quanh sự kiện lịch sử ngày 17/2/1979 như hôm qua làm người dân không còn nghi ngờ gì về cam kết trung thành tuyệt đối của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đối với Bắc Kinh, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Nhật Nam / SBTN
http://www.sbtn.tv/vi/tin-hoa-ky/le-tuong-niem-tu-sy-cuoc-chien-viet-trung-bi-mat-vu-csvn-quay-roi.html