Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Lịch sử: Đảng Dân Chủ đã tìm cách ngăn chặn người tỵ nạn Việt Nam, bao gồm cả trẻ em mồ côi

Vào năm 1975, Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đã nhất quyết không chịu phê duyệt kinh phí, mặc dù đó là điều cam kết trong hiệp ước Paris cho Nam Việt Nam

Vào năm 1975, Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đã nhất quyết không chịu phê duyệt kinh phí, mặc dù đó là điều cam kết trong hiệp ước Paris cho Nam Việt Nam, mặc dù Tổng Thống Ford và Đảng Cộng Hòa đã van xin, nhưng tất cả đều vô vọng. Rất nhiều trong số họ được bầu chọn để rút kinh phí, nhiều người trong số họ là những nhà hoạt động phản chiến, như John Kerry, vốn đã lên Quốc Hội và trình bày sai sự thật về tội ác của binh sĩ Mỹ đẻ thuyết phục Mỹ rút quân.

Mặc dù mạnh miệng chỉ trích sắc lệnh của Tổng Thống Donald Trump về vấn đề tỵ nạn Hồi Giáo, nhiều nhà Dân Chủ sau năm 1975 đã là một lực lượng chính tìm cách ngăn chặn và từ chối chấp nhận bất cứ người tỵ nạn Việt nam nào khi hàng triệu người vô tội đang tìm cách trốn chạy khỏi Nam Việt Nam khi phe cộng sản tiến đến.

Nhóm chính trị gia đó, dẫn đầu bởi thống đốc California Jerry Brown, bao gồm những đảng viên Dân Chủ tiêu biểu như Joe Biden (Thượng Nghị Sĩ và sau này là Phó Tổng Thống), cựu ứng cử viên “ôn hòa” cho chức vị tổng thống George McGovern, và dân biểu của bang New York Elizabeth Holtzâmn.

Tờ Los Angeles Times đã tường thuật rằng ông Brown đã thậm chí tìm cách ngăn chặn những chuyến bay chở những người tỵ nạn Việt Nam đáp xuống sân bay quân sự Không Quân Travis, ở ngoài thành phố San Francisco. Tầm 500 người đã đến đáp xuống mỗi ngày và cuối cùng thì 131,000 người đã đến Mỹ giữa năm 1975 và 1977.

Những người tỵ nạn Việt Nam đó đã được trao ân huệ bất chấp sự phẫn nộ từ các nhà Dân Chủ. Vào năm 2015, tờ Los Angeles Times đã kể lại thái độ xấu xí của Brown, họ tường thuật như sau, “Brown có một lịch sử kỳ thị người tỵ nạn riêng của mình.”

Vào năm 1975, hàng triệu người Nam Việt Nam mà đã làm việc cho Mỹ đã bị mắc kẹt đằng sau chiến tuyến khi phe cộng sản đã chiếm đất nước. Một người tỵ nạn Việt Nam tên Tung Vu, viết trong tờ Northwest Asian Weekly, đã kể lại sự khổ cực mà người Việt Nam phải gánh chịu khi họ tìm cách trốn chạy khỏi cộng sản.

“Sau sự sụp đổ của Sài Gòn, nhiều người Việt Nam đã lựa chọn trốn chạy bằng mọi cách, thường bằng những chiếc thuyền nhỏ. Những ai may mắn thoát được những hải tặc, bão, và cơn đói đã tìm thấy được một cuộc sống mới trong các trại tỵ nạn,” Tung kể lại.

Nực cười thay, các nhà Cộng Hòa đứng đầu bởi cựu tổng thống Gerald Ford là những nhân vật chính trị đã đấu tranh để những người tỵ nạn đó được đi vào Mỹ.

Julia Taft, người dẫn đầu cơ quan Giải Quyết Tái Định Cư Cho Người Tỵ Nạn Đông Đương, đã kể lại tác giả Larry Engelmann trong cuốn sách của ông ta, “Giọt nước mắt trước cơn mưa: một lịch sử truyền miệng của sự sụp đổ của Nam Việt Nam,” (Tears Before the Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam), “thống đốc mới của bang California, Jerry Brown, rất quan ngại về việc các người tỵ nạn được tái định cư trong tiểu bang.”

Người dẫn chương trình cho đài radio NPR Debbie Elliot đã nhớ lại nỗ lực của Brown để từ chối chấp nhận bất cứ người tỵ nạn nào vào tháng 1 năm 2007 trong một buổi phỏng vấn với Taft. Dựa theo lời đối thoại, vốn được phát sóng trên chương trình chính, “Cân nhắc tất cả yếu tốt,” Taft đã nói, “vấn đề lớn nhất của chúng tôi đến từ bang California vì ông Brown.” Bà ta đã gọi nỗ lực từ chối người tỵ nạn Việt Nam là “một sự thất bại về đạo đức.”

“Tôi nhớ rằng vào lúc đó chúng ta đã có hàng ngàn và hàng ngàn lời yêu cầu từ các giá đình quân nhân ở san Diego, để ví dụ, những người đã làm việc ở Việt Nam, những người mà biết vài người ở đó,” bà ta kể lại cho NPR.

Taft nhớ lại một lý do đen tối giải thích vì sao các nhà Dân Chủ đã phản đối các nhà tỵ nạn: “họ nói rằng họ có quá nhiều người gốc Latin, quá nhiều người ăn trợ cấp, họ không muốn những người đó.”

“Họ không muốn bất cứ người tỵ nạn nào, bởi vì họ cũng đang có nạn thất nghiệp,” bà ta kể lại cho NPR. “Họ cũng đang có một số lượng lớn người sinh ở nước ngoài ở đây. Họ đã – họ nói họ có quá nhiều người Latin, quá nhiều người ăn trợ cấp, họ không muốn những người đó.”

Brown đã nhấn mạnh chính sách cô lập của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta. Như được tường thuật lại bởi tác giả Lary Clinton Thompson trong cuốn sách “Những công nhân tỵ nạn trong cuộc di cư Đông Dương” (Refugee Workers in the Indochina Exodus), Brown đã nói, “chúng ta không thể lo về việc cách đây 5,000 dặm và cùng lúc bỏ quên những người đang sống ở đây.”

Cùng lúc đó Brown đã tranh đấu ở Washington, các nhà Dân Chủ đã thực hiện một chiến dịch phản đối người tỵ nạn trong thủ đô của Mỹ.

Ford đã cầu xin Quốc Hội hãy nhanh chóng giúp đỡ những người tỵ nạn, bao gồm cả hàng ngàn người Campuchia đang trốn chạy khỏi chiến dịch diệt chủng được thực hiện bởi chế độ Pol Pot.

Nhưng ở Washington, Ford đã đã bị dìm bởi những nhà Dân Chủ hàng đầu trong lúc đó.

Một cuộc xem xét lại giữa cuộc tranh luận vào thời điểm đó đã cho thấy dân biểu Elizabeth Holtzman của bang New York – vốn là dân biểu nữ tiêu biểu nhất ở Hạ Viện – đã phản đối việc giúp đỡ người tỵ nạn. Như ông Brown, bà ta đã tìm cách thúc đẩy cử tri của mình để chống lại người tỵ nạn. Bà ta đã nói “vài cử tri trong khu vực đã cảm thấy rằng sự hỗ trợ và lòng thương hại tương tự đã không được thực hiện cho người già, người thất nghiệp và người nghèo trong đất nước này.”

Dân biểu Donald Riegle, một dân biểu cánh tả (Dân Chủ từ Michigan, sau này được bầu làm thượng nghị sĩ, đã cung cấp một dự luật mà sẽ cắt sự hỗ trợ cho người tỵ nạn trừ khi khoản hỗ trợ tương tự được trao cho người Mỹ. Dự luật bị bác bỏ bởi Hạ Viện, với số phiếu 346 so với 71, dựa theo Almanac. Một nhà Dân Chủ nữa ở Hạ Viện thậm chí đã tìm cách làm chậm lại chương trình giải cứu trẻ em mồ côi Việt Nam bằng máy bay. The Almanac đã báo cáo rằng dân biểu Joshua Eilberg, chủ tịch của Ủy Ban Nhập Cư, Quốc tịch và Luật Quốc Tế ở Hạ Viện, đã cáo buộc chính quyền Ford vì đa hành động quá mức trong sự giải cứu các trẻ em mồ côi.

Chiến dịch giải cứu trong bí mật, tên “Chiến Dịch Babylift,” được thực hiện bởi Mỹ, Úc, Pháp và Canada sau những lời khẩn cầu của các tổ chức nhân đạo ở Việt Nam. Cuộc giải cứu đã đối mặt với thủ thách trên chuyến bay đầu tiên chiếc máy bay chở hàng C-5A đang chở những trẻ em mồ côi đã rơi sau khi cất cánh, giết chết 78 trẻ em cùng với 35 viên chức và nhân viên ngoại giao Mỹ.

Thư Viện Quốc Hội cũng đã báo cáo những dân biểu Dân Chủ đã tìm cách kìm hãm bộ luật về người tỵ nạn, chho rằng “họ thà chờ cho chính quyền hoàn thành một kế hoạch để chăm sóc và giải cứu người tỵ nạn trước khi thông qua khoản viện trợ nhân đạo.”

Vào thời điểm đó thượng nghị sĩ Joe Biden (cựu phó tổng thống) đã tìm cách làm chậm lại bộ luật người tỵ nạn trong Thượng Viện, phàn nàn rằng ông ta cần nhiều chi tiết hơn nữa về vấn đề chấp nhận người tỵ nạn trước khi ông ta có thể ủng hộ nó. Ông ta đã nói trong Nhà Trắng, “tổng thống đã không thông báo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tỵ nạn,” dựa theo lịch sử bộ luật của Thư Viện Quốc Hội.

Quang X. Pham, người mà đã sinh ra ở Sài Gòn và sau này phục vụ làm phi công cho Thủy Quân Lục Chiến trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh, sau này đã chỉ trích Biden trong một bài viết được xuất bản bởi tờ Washington Post vào 30 tháng 12, năm 2006. Quang đã viết, Biden “đã cáo buộc chính quyền Ford rằng họ đã không báo cáo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tỵ nạn – làm như ai đó có thể thực sự biết được chính xác trong sự hỗ loạn.”

Ứng cử viên hòa bình, thượng nghị sĩ George McGovern, người đã thất bại một cách toàn diện trước Tổng Thống Richard Nixon trong cuộc tranh cử tổng thống 1972, đã được xem là thượng nghị sĩ vô tâm nhất khi ông ta đề xuất một bộ luật để hỗ trợ những ai muốn trở lại Nam Việt Nam.

McGovern đã nói ông ta nghĩ rằng 90 phần trăm người tỵ nạn Việt Nam “sẽ trở nên tốt hơn nếu trở về quê hương của họ,” dựa theo Thư Viện Quốc Hội. Dự luật của ông ta đã thất bại trong một cuộc thảo luận giữa Hạ và Thượng Viên. Cuối cùng, đa số các sự phàn nàn của các nhà Dân Chủ đều dựa trên thực tế rằng các nhà tỵ nạn đang trốn chạy khỏi cộng sản, một điều nhiều nhà cánh tả và Dân Chủ không phản đối cho lắm.

“Một trong những biện hộ mà Ford đã đưa là liên quan đến cộng sản. Ông ta đã nói rằng những người đó tất cả đang trốn chạy cộng sản, một tình trạng tương tự như người Cuba, người Hungary, và những nhóm tỵ nạn khác đã được giải quyết trong quá khứ,” Taft giải thích.

“Nỗi đau buồn của tôi không nhiều hơn gì như khi bang Arkansas thua một trận bóng với bang Texas.” – Cựu Thượng Nghị Sĩ William Fulbright, người đã từng là Trưởng Ban Hội Đồng Ngoại giao của Thượng Viện đã có một phát biểu công khai về sự đầu hàng của Nam Việt Nam.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Theo Richard Pollock, FLASHBACK: Democrats Tried To Block Thousands Of Vietnam War Refugees, Including Orphans, daily Caller

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lịch sử: Đảng Dân Chủ đã tìm cách ngăn chặn người tỵ nạn Việt Nam, bao gồm cả trẻ em mồ côi

Vào năm 1975, Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đã nhất quyết không chịu phê duyệt kinh phí, mặc dù đó là điều cam kết trong hiệp ước Paris cho Nam Việt Nam

Vào năm 1975, Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đã nhất quyết không chịu phê duyệt kinh phí, mặc dù đó là điều cam kết trong hiệp ước Paris cho Nam Việt Nam, mặc dù Tổng Thống Ford và Đảng Cộng Hòa đã van xin, nhưng tất cả đều vô vọng. Rất nhiều trong số họ được bầu chọn để rút kinh phí, nhiều người trong số họ là những nhà hoạt động phản chiến, như John Kerry, vốn đã lên Quốc Hội và trình bày sai sự thật về tội ác của binh sĩ Mỹ đẻ thuyết phục Mỹ rút quân.

Mặc dù mạnh miệng chỉ trích sắc lệnh của Tổng Thống Donald Trump về vấn đề tỵ nạn Hồi Giáo, nhiều nhà Dân Chủ sau năm 1975 đã là một lực lượng chính tìm cách ngăn chặn và từ chối chấp nhận bất cứ người tỵ nạn Việt nam nào khi hàng triệu người vô tội đang tìm cách trốn chạy khỏi Nam Việt Nam khi phe cộng sản tiến đến.

Nhóm chính trị gia đó, dẫn đầu bởi thống đốc California Jerry Brown, bao gồm những đảng viên Dân Chủ tiêu biểu như Joe Biden (Thượng Nghị Sĩ và sau này là Phó Tổng Thống), cựu ứng cử viên “ôn hòa” cho chức vị tổng thống George McGovern, và dân biểu của bang New York Elizabeth Holtzâmn.

Tờ Los Angeles Times đã tường thuật rằng ông Brown đã thậm chí tìm cách ngăn chặn những chuyến bay chở những người tỵ nạn Việt Nam đáp xuống sân bay quân sự Không Quân Travis, ở ngoài thành phố San Francisco. Tầm 500 người đã đến đáp xuống mỗi ngày và cuối cùng thì 131,000 người đã đến Mỹ giữa năm 1975 và 1977.

Những người tỵ nạn Việt Nam đó đã được trao ân huệ bất chấp sự phẫn nộ từ các nhà Dân Chủ. Vào năm 2015, tờ Los Angeles Times đã kể lại thái độ xấu xí của Brown, họ tường thuật như sau, “Brown có một lịch sử kỳ thị người tỵ nạn riêng của mình.”

Vào năm 1975, hàng triệu người Nam Việt Nam mà đã làm việc cho Mỹ đã bị mắc kẹt đằng sau chiến tuyến khi phe cộng sản đã chiếm đất nước. Một người tỵ nạn Việt Nam tên Tung Vu, viết trong tờ Northwest Asian Weekly, đã kể lại sự khổ cực mà người Việt Nam phải gánh chịu khi họ tìm cách trốn chạy khỏi cộng sản.

“Sau sự sụp đổ của Sài Gòn, nhiều người Việt Nam đã lựa chọn trốn chạy bằng mọi cách, thường bằng những chiếc thuyền nhỏ. Những ai may mắn thoát được những hải tặc, bão, và cơn đói đã tìm thấy được một cuộc sống mới trong các trại tỵ nạn,” Tung kể lại.

Nực cười thay, các nhà Cộng Hòa đứng đầu bởi cựu tổng thống Gerald Ford là những nhân vật chính trị đã đấu tranh để những người tỵ nạn đó được đi vào Mỹ.

Julia Taft, người dẫn đầu cơ quan Giải Quyết Tái Định Cư Cho Người Tỵ Nạn Đông Đương, đã kể lại tác giả Larry Engelmann trong cuốn sách của ông ta, “Giọt nước mắt trước cơn mưa: một lịch sử truyền miệng của sự sụp đổ của Nam Việt Nam,” (Tears Before the Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam), “thống đốc mới của bang California, Jerry Brown, rất quan ngại về việc các người tỵ nạn được tái định cư trong tiểu bang.”

Người dẫn chương trình cho đài radio NPR Debbie Elliot đã nhớ lại nỗ lực của Brown để từ chối chấp nhận bất cứ người tỵ nạn nào vào tháng 1 năm 2007 trong một buổi phỏng vấn với Taft. Dựa theo lời đối thoại, vốn được phát sóng trên chương trình chính, “Cân nhắc tất cả yếu tốt,” Taft đã nói, “vấn đề lớn nhất của chúng tôi đến từ bang California vì ông Brown.” Bà ta đã gọi nỗ lực từ chối người tỵ nạn Việt Nam là “một sự thất bại về đạo đức.”

“Tôi nhớ rằng vào lúc đó chúng ta đã có hàng ngàn và hàng ngàn lời yêu cầu từ các giá đình quân nhân ở san Diego, để ví dụ, những người đã làm việc ở Việt Nam, những người mà biết vài người ở đó,” bà ta kể lại cho NPR.

Taft nhớ lại một lý do đen tối giải thích vì sao các nhà Dân Chủ đã phản đối các nhà tỵ nạn: “họ nói rằng họ có quá nhiều người gốc Latin, quá nhiều người ăn trợ cấp, họ không muốn những người đó.”

“Họ không muốn bất cứ người tỵ nạn nào, bởi vì họ cũng đang có nạn thất nghiệp,” bà ta kể lại cho NPR. “Họ cũng đang có một số lượng lớn người sinh ở nước ngoài ở đây. Họ đã – họ nói họ có quá nhiều người Latin, quá nhiều người ăn trợ cấp, họ không muốn những người đó.”

Brown đã nhấn mạnh chính sách cô lập của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta. Như được tường thuật lại bởi tác giả Lary Clinton Thompson trong cuốn sách “Những công nhân tỵ nạn trong cuộc di cư Đông Dương” (Refugee Workers in the Indochina Exodus), Brown đã nói, “chúng ta không thể lo về việc cách đây 5,000 dặm và cùng lúc bỏ quên những người đang sống ở đây.”

Cùng lúc đó Brown đã tranh đấu ở Washington, các nhà Dân Chủ đã thực hiện một chiến dịch phản đối người tỵ nạn trong thủ đô của Mỹ.

Ford đã cầu xin Quốc Hội hãy nhanh chóng giúp đỡ những người tỵ nạn, bao gồm cả hàng ngàn người Campuchia đang trốn chạy khỏi chiến dịch diệt chủng được thực hiện bởi chế độ Pol Pot.

Nhưng ở Washington, Ford đã đã bị dìm bởi những nhà Dân Chủ hàng đầu trong lúc đó.

Một cuộc xem xét lại giữa cuộc tranh luận vào thời điểm đó đã cho thấy dân biểu Elizabeth Holtzman của bang New York – vốn là dân biểu nữ tiêu biểu nhất ở Hạ Viện – đã phản đối việc giúp đỡ người tỵ nạn. Như ông Brown, bà ta đã tìm cách thúc đẩy cử tri của mình để chống lại người tỵ nạn. Bà ta đã nói “vài cử tri trong khu vực đã cảm thấy rằng sự hỗ trợ và lòng thương hại tương tự đã không được thực hiện cho người già, người thất nghiệp và người nghèo trong đất nước này.”

Dân biểu Donald Riegle, một dân biểu cánh tả (Dân Chủ từ Michigan, sau này được bầu làm thượng nghị sĩ, đã cung cấp một dự luật mà sẽ cắt sự hỗ trợ cho người tỵ nạn trừ khi khoản hỗ trợ tương tự được trao cho người Mỹ. Dự luật bị bác bỏ bởi Hạ Viện, với số phiếu 346 so với 71, dựa theo Almanac. Một nhà Dân Chủ nữa ở Hạ Viện thậm chí đã tìm cách làm chậm lại chương trình giải cứu trẻ em mồ côi Việt Nam bằng máy bay. The Almanac đã báo cáo rằng dân biểu Joshua Eilberg, chủ tịch của Ủy Ban Nhập Cư, Quốc tịch và Luật Quốc Tế ở Hạ Viện, đã cáo buộc chính quyền Ford vì đa hành động quá mức trong sự giải cứu các trẻ em mồ côi.

Chiến dịch giải cứu trong bí mật, tên “Chiến Dịch Babylift,” được thực hiện bởi Mỹ, Úc, Pháp và Canada sau những lời khẩn cầu của các tổ chức nhân đạo ở Việt Nam. Cuộc giải cứu đã đối mặt với thủ thách trên chuyến bay đầu tiên chiếc máy bay chở hàng C-5A đang chở những trẻ em mồ côi đã rơi sau khi cất cánh, giết chết 78 trẻ em cùng với 35 viên chức và nhân viên ngoại giao Mỹ.

Thư Viện Quốc Hội cũng đã báo cáo những dân biểu Dân Chủ đã tìm cách kìm hãm bộ luật về người tỵ nạn, chho rằng “họ thà chờ cho chính quyền hoàn thành một kế hoạch để chăm sóc và giải cứu người tỵ nạn trước khi thông qua khoản viện trợ nhân đạo.”

Vào thời điểm đó thượng nghị sĩ Joe Biden (cựu phó tổng thống) đã tìm cách làm chậm lại bộ luật người tỵ nạn trong Thượng Viện, phàn nàn rằng ông ta cần nhiều chi tiết hơn nữa về vấn đề chấp nhận người tỵ nạn trước khi ông ta có thể ủng hộ nó. Ông ta đã nói trong Nhà Trắng, “tổng thống đã không thông báo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tỵ nạn,” dựa theo lịch sử bộ luật của Thư Viện Quốc Hội.

Quang X. Pham, người mà đã sinh ra ở Sài Gòn và sau này phục vụ làm phi công cho Thủy Quân Lục Chiến trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh, sau này đã chỉ trích Biden trong một bài viết được xuất bản bởi tờ Washington Post vào 30 tháng 12, năm 2006. Quang đã viết, Biden “đã cáo buộc chính quyền Ford rằng họ đã không báo cáo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tỵ nạn – làm như ai đó có thể thực sự biết được chính xác trong sự hỗ loạn.”

Ứng cử viên hòa bình, thượng nghị sĩ George McGovern, người đã thất bại một cách toàn diện trước Tổng Thống Richard Nixon trong cuộc tranh cử tổng thống 1972, đã được xem là thượng nghị sĩ vô tâm nhất khi ông ta đề xuất một bộ luật để hỗ trợ những ai muốn trở lại Nam Việt Nam.

McGovern đã nói ông ta nghĩ rằng 90 phần trăm người tỵ nạn Việt Nam “sẽ trở nên tốt hơn nếu trở về quê hương của họ,” dựa theo Thư Viện Quốc Hội. Dự luật của ông ta đã thất bại trong một cuộc thảo luận giữa Hạ và Thượng Viên. Cuối cùng, đa số các sự phàn nàn của các nhà Dân Chủ đều dựa trên thực tế rằng các nhà tỵ nạn đang trốn chạy khỏi cộng sản, một điều nhiều nhà cánh tả và Dân Chủ không phản đối cho lắm.

“Một trong những biện hộ mà Ford đã đưa là liên quan đến cộng sản. Ông ta đã nói rằng những người đó tất cả đang trốn chạy cộng sản, một tình trạng tương tự như người Cuba, người Hungary, và những nhóm tỵ nạn khác đã được giải quyết trong quá khứ,” Taft giải thích.

“Nỗi đau buồn của tôi không nhiều hơn gì như khi bang Arkansas thua một trận bóng với bang Texas.” – Cựu Thượng Nghị Sĩ William Fulbright, người đã từng là Trưởng Ban Hội Đồng Ngoại giao của Thượng Viện đã có một phát biểu công khai về sự đầu hàng của Nam Việt Nam.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Theo Richard Pollock, FLASHBACK: Democrats Tried To Block Thousands Of Vietnam War Refugees, Including Orphans, daily Caller

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm