Tham Khảo
Lịch sử một dân tộc, kho tàng cả nhơn loại: Cuộc phiêu lưu khám phá Đền ANGKOR
Nếu lịch sử của Đền Angkor làm chúng ta mê mệt ngây ngất, thì công trình khám phá, đi tìm và gìn giữ những di tích Đền cổ Angkor cũng cả là một cuộc phiêu lưu đầy lãng mạn.
Đền Angkor, được Henri Mouhot, người được xem là cha đẻ của cuộc khám phá di tích cổ Angkor, viết và gọi là Ongkor, mà ngày nay các tàn tích còn lại được thế giới gìn giữ, bảo vệ như một kho tàng nhơn loại và nể trọng, nằm tại miền Bắc quốc gia Cambuchia, cạnh bên Biển Hồ Tonlé Sap, Henri Mouhot gọi là Tonli Sap.
Là chiếc nôi của các triều đại khmer xa xưa, Đền Angkor được xây dựng vào các thế kỷ thứ XI, thứ XIII. Đến đầu thế kỷ thứ XV, Đền bị bỏ rơi, qua đến thế kỷ XVI .. Đền được sử dụng lại một thời gian ngắn, nhưng chẳng chốc đi vào quên lảng đến ngày …được khám phá vào cuối thế kỷ thứ XIX. Dỉ nhiên thế giới khảo cổ Pháp và quốc tế cho rằng tất cả công trình khám phá khu Đền cổ nầy do công trình của Henri Mouhot, vào năm 1861. Có thật đúng vậy không ?. Có thể, vì do cái nhìn lãng mạn của thế kỷ, vì tất cả những gì mà anh chàng mạo hiểm thích đi săn bắt bươm bướm (explorateur-chasseur de papillons) nầy để cho thế hệ sau được biết, chỉ là một câu chuyện đầy tánh lãng mạn của một cuộc gặp gở tình cờ.
Sau anh Henri Mouhot, là một anh thợ chụp hình, thích săn ảnh, người TôcáchLan (Scottish) tên John Thomson, chỉ vì mê câu chuyện do Mouhot thuật lại, nên vào tháng giêng năm 1866, xin phép Vua Xiêm Mongkut để đi chụp hình Angkor. Mongkut là một vị Vua rất phóng khoáng cởi mở, ông là nhơn vật chánh của cuốn truyện Anna và Nhà Vua do nữ văn hào Mỹ Margaret Landon phóng tác năm 1944 phỏng theo nhựt ký của cô giáo Anna Leonowens của triều đình Vua Xiêm kể lại vào năm 1870 và đã được Hollywood dựng thành nhiều phim, tất cả đều mang tên Anna và Nhà Vua. Bản phim năm 1956, là bản phim mà người viết cùng các bạn cùng thế hệ ở Sàigòn những năm trước 1960 đều nhớ, là do Walter Lang đạo diển với Yul Brynner trong vai nhà Vua và Deborah Kerr trong vai Anna. Người viết được xem phim nầy ở Rạp Ngọc Lan Đàlạt, những năm 58/59 gì đó. Ôi bao kỷ niệm dễ thương !.
Những năm tháng ấy (1866 ) Angkor thuộc đất Xiêm (Thái Lan ngày nay), John Thomson vì vậy phải xin phép Vua Xiêm. Được Vua Xiêm Mongkut cho phép, John Thomson chụp được một lô ảnh. Nhờ vậy cả thế giới qua các hình chụp của Thomson biết được Angkor.
Sau Thomson đến Doudart de Lagrée, Francis Garnier, Joseph Delaporte và nhà nhiếp ảnh Émile Gsell…Với người Việt thế hệ chúng ta, những tên tuổi nầy rất quen thuộc, do lịch sử thuộc địa Việt Nam. Vẫn trong năm 1866, vẫn trong chuyến hành trình nổi tiếng thám hiểm đi ngược nguồn sông Mêkong từ miền Nam Việt Nam, đoàn thám hiểm ghé tạt thăm Đền cổ Angkor. Và nhà nhiếp ảnh Émile Gsell có dịp trổ tài tung một loạt ảnh thứ hai và đặc biệt tấm hình có cả đoàn thám hiểm đứng ngồi trước và trên những tấm đá cổ, oai phong, hùng vĩ, cổ kính…đã đưa Angkor vào hàng kỳ quan của thế giới
Và nếu những tên gọi rằng anh hùng nổi tiếng sau nây của lịch sử thám hiểm Đông Dương như Doudart de Lagrée hay Francis Garnier, người anh hùng thật sự phải được biết đến là Joseph Delaporte, người thật sự có công với Đền Angkor !
Vì vừa khi nhìn thấy Angkor, Joseph Delaporte như bị cú sốc cháng váng thốt lên :
« Sự thực đã vượt qua giấc mơ ! » .
Phải, « mirum, virum » ! Sự thực quá đẹp !
Và Joseph Delaporte, nếu đến ngày hôm ấy, chỉ là một vị sỉ quan hải quân bình thường, với một cuộc sống của một quân nhơn bình thường, bổng tự nhận trách nhiệm một nhiệm vụ phi thường :
« là phải làm sao quảng bá Nghệ thuật và Văn hóa Khmer cho toàn Âu Châu ».
Và năm 1873, Hội Địa Dư (La Société de géographie) Pháp, các Bộ Hải quân, Ngoại Giao, và Giáo Dục, dỉ nhiên là của Pháp giao cho Joseph Delaporte trách nhiệm (dỉ nhiên cũng do anh đề nghị) : phải truy cứu và gom góp lập thành một bộ sưu tập đầu tiên về Văn hoá và Nghệ thuật Khmer. Nhiệm vụ nầy hoàn thành, anh bèn xin được giải ngũ ngành Hải quân, và trở thành một nhà bác học nghiên cứu chuyên ngành về cái đam mê nới của mình là Văn hóa và nghễ thuật khmer.
Đoàn thám hiểm Aymonier, năm 1879, đem thêm một số khám phá mới và vài năm sau,Trường Bác học Đông Nam Á (École Française d’Extrême-Orient – EFEO) nhờ những khám phá đầu tay nay đã ra đời, góp mặt góp tay vào ngành khảo cổ và nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Đông Dương.
1901, văn hào và hải quân đại tá Pierre Loti, một nhà văn rất quen thuộc với chúng ta đặt chơn đến Angkor vào tháng 11 sau một cuộc hành trình dài. Và trong một lúc xuất thần, viết một phóng sự tuy «rất du khách» nhưng là một kiệt tác để đời. Tựa đề : Một nhà hành hương Angkor ( Un pèlerin d’Angkor) : Và nhờ đó Angkor đi vào bất tử.
Đền Ta Prohm :
Năm 1901, l’EFEO vừa mới ra đời. Người ta chỉ bắt đầu tìm kiếm, đào xới, … Vài ngọn đền, vài bức tường vừa nhô khổi mặt đất…và còn nhiều ngôi đền chưa khám phá xong. Và bài viết của Pierre Loti tả đúng cái cảnh của khu Đền thời gian ấy.
Ngày hôm nay, cảnh vật đã đổi thay, Đến đài Angkor không còn huyền bí như xưa nữa., Cả khu Angkor ngày nay là một khu di tích, nhưng cũng là một khu giải trí, với con số trên 3000 du khách chen lấn hằng ngày đề đi xem, chụp hình những di tích cổ.
Và Ta Prohm ? Ta Prohm là khu Đến cổ, cái địa hình cổ còn lại nhắc nhở chúng ta đến cái Angkor thuở ban đầu ấy.
Và ai là người đã quyết định Ta Prohm vẫn giữ cái đẹp thiên nhiên ấy ? Ấy là do Maurice Glaize, một kiến trúc sư, người trách nhiệm bảo tàng viện Angkor từ 1936 đến 1946. Maurice Glaize cũng là người tân trang, sửa sang lại những Khu khác của Đền Angkor, khu đền cổ Preah Kahn, Tháp Bayon và khu Angkor Thom. Maurice Glaize thuộc loại người khảo cổ lãng mạn. Louis Malleret, nhà viết sử các vị thám hiểm Đông dương viết tiểu sử Glaize trong bản tin EFEO ..rằng « Galaize là một nghệ nhân của ngành khảo cổ .. » Và nhờ vậy ngày nay nếu nếu muốn thưởng thức một Đền xưa cổ của Văn Hóa và Nghệ thuật khmer thì nên đi xem Đền Ta Prohm.
Ta Prohm ngày hôm nay là điển hình của Angkor, với hình ảnh các đền dài vị các rễ cây bám chặt, trói cột, chứ không phải hình ảnh rõ ràng của Ba cái Tháp của Angkor Vat, mặc dủ đấy là hình ảnh biểu tượng được vẽ trên lá cờ xứ Chùa Tháp.
Đối với Khu Angkor Vat, Khu Ta Prohm không đáng kể, Đền Ta Prohm nhỏ nhoi hạng thứ. Ta Prohm là cái Tháp, cái Đền, cái Chùa « hạng hai ». Nhưng khi ta đi viếng thăm Angkor Vat và Ta Prohm, chúng ta sẽ đi viếng hai cách khác nhau. Với Angkor Vat, chúng ta đi môt vòng hướng dẫn, tổ chức, với những mũi tên chỉ đường. Với những lời chỉ dẫn. Với Ta Ptohm, chúng ta có thể đi lạc , và chúng ta sung sướng để được đi lạc, chúng ta đi vào hành trình của một cuộc phiêu lưu đi vào khám phá một Đền cổ xứ Khmer.
Nhớ bạn Thiếu tá Paul Y Bun Sur và Xứ Chùa Tháp
TS Phan Văn Song
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lịch sử một dân tộc, kho tàng cả nhơn loại: Cuộc phiêu lưu khám phá Đền ANGKOR
Nếu lịch sử của Đền Angkor làm chúng ta mê mệt ngây ngất, thì công trình khám phá, đi tìm và gìn giữ những di tích Đền cổ Angkor cũng cả là một cuộc phiêu lưu đầy lãng mạn.
Đền Angkor, được Henri Mouhot, người được xem là cha đẻ của cuộc khám phá di tích cổ Angkor, viết và gọi là Ongkor, mà ngày nay các tàn tích còn lại được thế giới gìn giữ, bảo vệ như một kho tàng nhơn loại và nể trọng, nằm tại miền Bắc quốc gia Cambuchia, cạnh bên Biển Hồ Tonlé Sap, Henri Mouhot gọi là Tonli Sap.
Là chiếc nôi của các triều đại khmer xa xưa, Đền Angkor được xây dựng vào các thế kỷ thứ XI, thứ XIII. Đến đầu thế kỷ thứ XV, Đền bị bỏ rơi, qua đến thế kỷ XVI .. Đền được sử dụng lại một thời gian ngắn, nhưng chẳng chốc đi vào quên lảng đến ngày …được khám phá vào cuối thế kỷ thứ XIX. Dỉ nhiên thế giới khảo cổ Pháp và quốc tế cho rằng tất cả công trình khám phá khu Đền cổ nầy do công trình của Henri Mouhot, vào năm 1861. Có thật đúng vậy không ?. Có thể, vì do cái nhìn lãng mạn của thế kỷ, vì tất cả những gì mà anh chàng mạo hiểm thích đi săn bắt bươm bướm (explorateur-chasseur de papillons) nầy để cho thế hệ sau được biết, chỉ là một câu chuyện đầy tánh lãng mạn của một cuộc gặp gở tình cờ.
Sau anh Henri Mouhot, là một anh thợ chụp hình, thích săn ảnh, người TôcáchLan (Scottish) tên John Thomson, chỉ vì mê câu chuyện do Mouhot thuật lại, nên vào tháng giêng năm 1866, xin phép Vua Xiêm Mongkut để đi chụp hình Angkor. Mongkut là một vị Vua rất phóng khoáng cởi mở, ông là nhơn vật chánh của cuốn truyện Anna và Nhà Vua do nữ văn hào Mỹ Margaret Landon phóng tác năm 1944 phỏng theo nhựt ký của cô giáo Anna Leonowens của triều đình Vua Xiêm kể lại vào năm 1870 và đã được Hollywood dựng thành nhiều phim, tất cả đều mang tên Anna và Nhà Vua. Bản phim năm 1956, là bản phim mà người viết cùng các bạn cùng thế hệ ở Sàigòn những năm trước 1960 đều nhớ, là do Walter Lang đạo diển với Yul Brynner trong vai nhà Vua và Deborah Kerr trong vai Anna. Người viết được xem phim nầy ở Rạp Ngọc Lan Đàlạt, những năm 58/59 gì đó. Ôi bao kỷ niệm dễ thương !.
Những năm tháng ấy (1866 ) Angkor thuộc đất Xiêm (Thái Lan ngày nay), John Thomson vì vậy phải xin phép Vua Xiêm. Được Vua Xiêm Mongkut cho phép, John Thomson chụp được một lô ảnh. Nhờ vậy cả thế giới qua các hình chụp của Thomson biết được Angkor.
Sau Thomson đến Doudart de Lagrée, Francis Garnier, Joseph Delaporte và nhà nhiếp ảnh Émile Gsell…Với người Việt thế hệ chúng ta, những tên tuổi nầy rất quen thuộc, do lịch sử thuộc địa Việt Nam. Vẫn trong năm 1866, vẫn trong chuyến hành trình nổi tiếng thám hiểm đi ngược nguồn sông Mêkong từ miền Nam Việt Nam, đoàn thám hiểm ghé tạt thăm Đền cổ Angkor. Và nhà nhiếp ảnh Émile Gsell có dịp trổ tài tung một loạt ảnh thứ hai và đặc biệt tấm hình có cả đoàn thám hiểm đứng ngồi trước và trên những tấm đá cổ, oai phong, hùng vĩ, cổ kính…đã đưa Angkor vào hàng kỳ quan của thế giới
Và nếu những tên gọi rằng anh hùng nổi tiếng sau nây của lịch sử thám hiểm Đông Dương như Doudart de Lagrée hay Francis Garnier, người anh hùng thật sự phải được biết đến là Joseph Delaporte, người thật sự có công với Đền Angkor !
Vì vừa khi nhìn thấy Angkor, Joseph Delaporte như bị cú sốc cháng váng thốt lên :
« Sự thực đã vượt qua giấc mơ ! » .
Phải, « mirum, virum » ! Sự thực quá đẹp !
Và Joseph Delaporte, nếu đến ngày hôm ấy, chỉ là một vị sỉ quan hải quân bình thường, với một cuộc sống của một quân nhơn bình thường, bổng tự nhận trách nhiệm một nhiệm vụ phi thường :
« là phải làm sao quảng bá Nghệ thuật và Văn hóa Khmer cho toàn Âu Châu ».
Và năm 1873, Hội Địa Dư (La Société de géographie) Pháp, các Bộ Hải quân, Ngoại Giao, và Giáo Dục, dỉ nhiên là của Pháp giao cho Joseph Delaporte trách nhiệm (dỉ nhiên cũng do anh đề nghị) : phải truy cứu và gom góp lập thành một bộ sưu tập đầu tiên về Văn hoá và Nghệ thuật Khmer. Nhiệm vụ nầy hoàn thành, anh bèn xin được giải ngũ ngành Hải quân, và trở thành một nhà bác học nghiên cứu chuyên ngành về cái đam mê nới của mình là Văn hóa và nghễ thuật khmer.
Đoàn thám hiểm Aymonier, năm 1879, đem thêm một số khám phá mới và vài năm sau,Trường Bác học Đông Nam Á (École Française d’Extrême-Orient – EFEO) nhờ những khám phá đầu tay nay đã ra đời, góp mặt góp tay vào ngành khảo cổ và nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Đông Dương.
1901, văn hào và hải quân đại tá Pierre Loti, một nhà văn rất quen thuộc với chúng ta đặt chơn đến Angkor vào tháng 11 sau một cuộc hành trình dài. Và trong một lúc xuất thần, viết một phóng sự tuy «rất du khách» nhưng là một kiệt tác để đời. Tựa đề : Một nhà hành hương Angkor ( Un pèlerin d’Angkor) : Và nhờ đó Angkor đi vào bất tử.
Đền Ta Prohm :
Năm 1901, l’EFEO vừa mới ra đời. Người ta chỉ bắt đầu tìm kiếm, đào xới, … Vài ngọn đền, vài bức tường vừa nhô khổi mặt đất…và còn nhiều ngôi đền chưa khám phá xong. Và bài viết của Pierre Loti tả đúng cái cảnh của khu Đền thời gian ấy.
Ngày hôm nay, cảnh vật đã đổi thay, Đến đài Angkor không còn huyền bí như xưa nữa., Cả khu Angkor ngày nay là một khu di tích, nhưng cũng là một khu giải trí, với con số trên 3000 du khách chen lấn hằng ngày đề đi xem, chụp hình những di tích cổ.
Và Ta Prohm ? Ta Prohm là khu Đến cổ, cái địa hình cổ còn lại nhắc nhở chúng ta đến cái Angkor thuở ban đầu ấy.
Và ai là người đã quyết định Ta Prohm vẫn giữ cái đẹp thiên nhiên ấy ? Ấy là do Maurice Glaize, một kiến trúc sư, người trách nhiệm bảo tàng viện Angkor từ 1936 đến 1946. Maurice Glaize cũng là người tân trang, sửa sang lại những Khu khác của Đền Angkor, khu đền cổ Preah Kahn, Tháp Bayon và khu Angkor Thom. Maurice Glaize thuộc loại người khảo cổ lãng mạn. Louis Malleret, nhà viết sử các vị thám hiểm Đông dương viết tiểu sử Glaize trong bản tin EFEO ..rằng « Galaize là một nghệ nhân của ngành khảo cổ .. » Và nhờ vậy ngày nay nếu nếu muốn thưởng thức một Đền xưa cổ của Văn Hóa và Nghệ thuật khmer thì nên đi xem Đền Ta Prohm.
Ta Prohm ngày hôm nay là điển hình của Angkor, với hình ảnh các đền dài vị các rễ cây bám chặt, trói cột, chứ không phải hình ảnh rõ ràng của Ba cái Tháp của Angkor Vat, mặc dủ đấy là hình ảnh biểu tượng được vẽ trên lá cờ xứ Chùa Tháp.
Đối với Khu Angkor Vat, Khu Ta Prohm không đáng kể, Đền Ta Prohm nhỏ nhoi hạng thứ. Ta Prohm là cái Tháp, cái Đền, cái Chùa « hạng hai ». Nhưng khi ta đi viếng thăm Angkor Vat và Ta Prohm, chúng ta sẽ đi viếng hai cách khác nhau. Với Angkor Vat, chúng ta đi môt vòng hướng dẫn, tổ chức, với những mũi tên chỉ đường. Với những lời chỉ dẫn. Với Ta Ptohm, chúng ta có thể đi lạc , và chúng ta sung sướng để được đi lạc, chúng ta đi vào hành trình của một cuộc phiêu lưu đi vào khám phá một Đền cổ xứ Khmer.
Nhớ bạn Thiếu tá Paul Y Bun Sur và Xứ Chùa Tháp
TS Phan Văn Song