Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Lịch sử tiếng Anh … trong năm chữ

Năm 1582, Richard Mulcaster, hiệu trưởng trường Merchant Tailors, đã viết rằng “Tiếng Anh của chúng ta không có nhiều ảnh hưởng, nó không lan truyền ra được khỏi mảnh đất này của chúng ta

(lolostock/iStock)

(lolostock/iStock)

Năm 1582, Richard Mulcaster, hiệu trưởng trường Merchant Tailors, đã viết rằng “Tiếng Anh của chúng ta không có nhiều ảnh hưởng, nó không lan truyền ra được khỏi mảnh đất này của chúng ta”. Điều đó không đúng. Ngày nay, tiếng Anh được hơn một tỷ người trên khắp thế giới sử dụng.

Nó là một ngôn ngữ đầy màu sắc, sôi nổi và đa dạng, từ lâu đã du nhập thêm nhiều từ của các ngôn ngữ mà người Anh được tiếp xúc. Dưới đây là năm từ minh họa lịch sử hấp dẫn của ngôn ngữ tiếng Anh.

“English”

Tiếng Anh có nguồn gốc từ các phương ngữ được sử dụng từ rất sớm bởi các bộ lạc German – người Angles, Saxons và Jutes – là những người bắt đầu định cư ở nước Anh sau khi những người La Mã rời đi vào thế kỷ thứ năm sau công nguyên. Những người Angles thành lập vương quốc Mercia, Đông Anglia và Northumbria và từ English bắt nguồn từ họ.

Nguồn gốc xa xưa nhất của nó là từ Angli trong tiếng La tinh có nghĩa là “người Angul” – cái tên được đặt cho một khu vực miền Bắc nước Đức (hiện nay là Schleswig-Holstein), nơi bộ lạc hình thành. Nó được gọi như vậy vì hình dáng của bán đảo này giống cái móc (cùng một gốc giải thích cho từ người câu cá (angler) “ngư dân” (fisherman)).

Khi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Vĩ đại (590-604AD) bắt gặp một nhóm người Angles trẻ tại một khu chợ nô lệ La Mã, ông nhận thấy họ trông giống “những thiên thần” Angeli hơn là Angli, điều đó thúc đẩy ông phải gửi Thánh Augustine tới đó với sứ mệnh cải đạo cho người Anh thành Cơ đốc giáo.

“Beef”

Mặc dù thịt bò nướng được xem như một món ăn tinh túy của người Anh, từ tht bò được du nhập từ tiếng Pháp Boeuf từ thời Trung Cổ. Nó là một từ trong một nhóm từ, bao gồm thịt lợn (pork), thịt bê (veal), thịt nai (venison) và thịt cừu (mutton), được rút ra từ cách nói của những nhà quý tộc người Pháp định cư ở Anh sau cuộc xâm lăng Norman năm 1066, vốn là những người chỉ biết các con vật này ở trên bàn ăn.

(Rusak / iStock)

(Rusak / iStock)

Ngược lại, những người nông dân Anglo-Saxon có xu hướng tiếp tục gọi các loài thú nuôi này bằng những cái tên tiếng Anh cổ: bò (cow), lợn (pig), bê (calf), nai (deer), và cừu (sheep). Sự khác biệt này đã được Walter Scott đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Ivanhoe của ông, viết lại dưới thời trị vì của Richard I (1189-1199), trong đó một anh hề giải thích cho một người nông dân rằng:

Ngài uỷ viên Ox vẫn giữ cái tên Saxon của mình trong khi làm nông nô và nô lệ như ngươi, nhưng sẽ trở thành ngài Beef, một quý ông Pháp hào hiệp, trước khi được đưa vào những bộ hàm đang chuẩn bị ngốn ngấu lấy ông.

Mặc dù mô tả của Scott có gì đó đơn giản đầy lãng mạn – Shakespeare để kẻ cho vay nặng lãi Shylock so sánh thân xác to béo của hắn với “Muttons, Beefs, hoặc Goats” – qua đó cho thấy phạm vi mà ngôn ngữ ẩm thực Anh (cuisine – từ tiếng Pháp cho nhà bếp) lấy từ tiếng Pháp. Cũng khá thú vị khi lưu ý rằng hiện nay người Pháp gắn cho người Anh tên gọi là bò quay (les rosbifs).

“Dictionary” 

Dictionary (từ điển) là một từ vay mượn từ cuốn sách La tinh thời trung cổ dictionarius liber nghĩa là “Cuốn sách của những từ ngữ”; xuất bản lần đầu bằng tiếng Anh hồi thế kỷ 16, cùng với vô số những từ gốc tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp, phản ánh sự quan tâm trở lại đối với kiến thức kinh điển.

Cuốn từ điển tiếng Anh của Dr Johnson (1755) mặc dù là cuốn từ điển nổi tiếng nhất lại không phải là cuốn từ điển đầu tiên; từ điển tiếng Anh đầu tiên là Bảng chữ cái của Robert Cawdrey (1604). Không giống như một từ điển biên soạn hiện đại, Cawdrey chỉ lướt qua những từ ít quen thuộc nhất – concinnate, deambulate, pactation, refractarie – những từ mà nghĩa của chúng gây nhiều phiền hà cho những người không học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp, là những người được Cawdrey mô tả là “các quý bà, quý ông hoặc những người không có kỹ năng khác”.

(Flickr)

Tiến sĩ Johnson được những người đương thời tôn kính như chuyên gia uy tín nhất, tác phẩm của ông đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh và chặn trước sự biến đổi hơn nữa, ông không mấy lạc quan về thành tựu của mình; ông định nghĩa một người soạn tự điển như “một người biên soạn thư mục; một người lao dịch vô hại” và phê phán sự coi thường việc cố gắng đến điên rồ để “gắn kết các âm tiết” và “kết nối những từ vô nghĩa”.

“Tea”

Trà được nhập khẩu vào nước Anh lần đầu vào đầu thế kỷ 17 và trở nên rất phổ biến vào những năm 1650; người viết biên niên sử của London Samuel Pepys ghi lại lần uống ly trà đầu tiên của ông vào năm 1660.

Đến thế kỷ 18 nó đã trở thành một biểu tượng của sự hợp thời trong xã hội và là sản phẩm chủ yếu của văn hoá quán cà phê; Tiến sĩ Johnson đã tự thú nhận là “một người uống trà đã được tôi luyện đến không biết xấu hổ “.

(Morgan Sessions / Unsplash)

Từ Tea bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, theo tiếng quan thoại (phổ thông) là Chá, đọc theo Mân ngữ là te. Từ Chá cũng là nguồn gốc của từ char trong tiếng Anh, như trong cụm từ a nice cup of char (một tách trà ngon). Sự yêu thích trà ăn sâu vào cuộc sống của người Anh đến mức cụm từ cup of tea (tách trà) đã trở thành biểu tượng của bất cứ điều gì được xem là tích cực. Chúng ta bày tỏ sự không hài lòng bằng cách nói: it’s not my cup of tea, chúng ta an ủi tang quyến bằng tea and sympathy, và che đậy sai lầm về mặt xã hội với cụm từ more tea, vicar?

“Emoji”

Emoji – biểu tượng cảm xúc – ban đầu được phát triển ở Nhật Bản vào những năm 1990 do các thanh thiếu niên sử dụng trên máy nhắn tin; từ emoji xuất phát từ tiếng Nhật “e – bức tranh” + “moji – ký tự”.

Nó đã hội nhập thành công vào tiếng Anh, được hỗ trợ bởi sự tương đồng với tiền tố “e – electronics”, chẳng hạn như thư điện tử (e-mail) và thuốc lá điện tử (e-cigarrette). Giao tiếp điện tử (e-communication) là một hình thức văn bản tương tự như cuộc đối thoại bình thường chứ không theo ngôn ngữ viết trang trọng, thường trong thời gian thực với một người nhận có chủ đích, nhưng không có các tín hiệu ngoài ngôn ngữ như biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ tay, là những điều giúp truyền đạt thái độ trong các tương tác trực tiếp.

Emoticon (ghép giữa từ emotion – cảm xúc và icon – biểu tượng), hay smiley, có khả năng truyền tải một số lượng hạn chế những biểu đạt thái độ trong các bản tin hồi những năm 1980. Emoji đã thay thế emoticon, cho phép biểu đạt ở mức độ rộng lớn hơn và ít mơ hồ hơn. Nhưng, dù cho có bảng liệt kê emoji của Unicode Consortium, người dùng vẫn tìm cách sáng tạo ra cách sử dụng mới. Emoji hình cây tre hoặc cây thông của người Nhật lại được người phương Tây sử dụng để biểu thị sự công kích, vì nó giống như hình ảnh ngón tay giữa giơ lên, trong khi hình ảnh quả cà tím (cà tím tại Mỹ và Úc) lại trở thành biểu tượng được ưa thích bởi những kẻ tấn công tình dục qua mạng. Các biểu tượng cảm xúc chỉ là một ví dụ khác của sự tiến hóa và sự đa dạng tuyệt vời của tiếng Anh.

Simon Horobin là giáo sư về ngôn ngữ tiếng Anh và Văn học tại Đại học Oxford. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.

http://vietdaikynguyen.com/v3/94386-lich-su-tieng-anh-trong-nam-tu/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lịch sử tiếng Anh … trong năm chữ

Năm 1582, Richard Mulcaster, hiệu trưởng trường Merchant Tailors, đã viết rằng “Tiếng Anh của chúng ta không có nhiều ảnh hưởng, nó không lan truyền ra được khỏi mảnh đất này của chúng ta

(lolostock/iStock)

(lolostock/iStock)

Năm 1582, Richard Mulcaster, hiệu trưởng trường Merchant Tailors, đã viết rằng “Tiếng Anh của chúng ta không có nhiều ảnh hưởng, nó không lan truyền ra được khỏi mảnh đất này của chúng ta”. Điều đó không đúng. Ngày nay, tiếng Anh được hơn một tỷ người trên khắp thế giới sử dụng.

Nó là một ngôn ngữ đầy màu sắc, sôi nổi và đa dạng, từ lâu đã du nhập thêm nhiều từ của các ngôn ngữ mà người Anh được tiếp xúc. Dưới đây là năm từ minh họa lịch sử hấp dẫn của ngôn ngữ tiếng Anh.

“English”

Tiếng Anh có nguồn gốc từ các phương ngữ được sử dụng từ rất sớm bởi các bộ lạc German – người Angles, Saxons và Jutes – là những người bắt đầu định cư ở nước Anh sau khi những người La Mã rời đi vào thế kỷ thứ năm sau công nguyên. Những người Angles thành lập vương quốc Mercia, Đông Anglia và Northumbria và từ English bắt nguồn từ họ.

Nguồn gốc xa xưa nhất của nó là từ Angli trong tiếng La tinh có nghĩa là “người Angul” – cái tên được đặt cho một khu vực miền Bắc nước Đức (hiện nay là Schleswig-Holstein), nơi bộ lạc hình thành. Nó được gọi như vậy vì hình dáng của bán đảo này giống cái móc (cùng một gốc giải thích cho từ người câu cá (angler) “ngư dân” (fisherman)).

Khi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Vĩ đại (590-604AD) bắt gặp một nhóm người Angles trẻ tại một khu chợ nô lệ La Mã, ông nhận thấy họ trông giống “những thiên thần” Angeli hơn là Angli, điều đó thúc đẩy ông phải gửi Thánh Augustine tới đó với sứ mệnh cải đạo cho người Anh thành Cơ đốc giáo.

“Beef”

Mặc dù thịt bò nướng được xem như một món ăn tinh túy của người Anh, từ tht bò được du nhập từ tiếng Pháp Boeuf từ thời Trung Cổ. Nó là một từ trong một nhóm từ, bao gồm thịt lợn (pork), thịt bê (veal), thịt nai (venison) và thịt cừu (mutton), được rút ra từ cách nói của những nhà quý tộc người Pháp định cư ở Anh sau cuộc xâm lăng Norman năm 1066, vốn là những người chỉ biết các con vật này ở trên bàn ăn.

(Rusak / iStock)

(Rusak / iStock)

Ngược lại, những người nông dân Anglo-Saxon có xu hướng tiếp tục gọi các loài thú nuôi này bằng những cái tên tiếng Anh cổ: bò (cow), lợn (pig), bê (calf), nai (deer), và cừu (sheep). Sự khác biệt này đã được Walter Scott đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Ivanhoe của ông, viết lại dưới thời trị vì của Richard I (1189-1199), trong đó một anh hề giải thích cho một người nông dân rằng:

Ngài uỷ viên Ox vẫn giữ cái tên Saxon của mình trong khi làm nông nô và nô lệ như ngươi, nhưng sẽ trở thành ngài Beef, một quý ông Pháp hào hiệp, trước khi được đưa vào những bộ hàm đang chuẩn bị ngốn ngấu lấy ông.

Mặc dù mô tả của Scott có gì đó đơn giản đầy lãng mạn – Shakespeare để kẻ cho vay nặng lãi Shylock so sánh thân xác to béo của hắn với “Muttons, Beefs, hoặc Goats” – qua đó cho thấy phạm vi mà ngôn ngữ ẩm thực Anh (cuisine – từ tiếng Pháp cho nhà bếp) lấy từ tiếng Pháp. Cũng khá thú vị khi lưu ý rằng hiện nay người Pháp gắn cho người Anh tên gọi là bò quay (les rosbifs).

“Dictionary” 

Dictionary (từ điển) là một từ vay mượn từ cuốn sách La tinh thời trung cổ dictionarius liber nghĩa là “Cuốn sách của những từ ngữ”; xuất bản lần đầu bằng tiếng Anh hồi thế kỷ 16, cùng với vô số những từ gốc tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp, phản ánh sự quan tâm trở lại đối với kiến thức kinh điển.

Cuốn từ điển tiếng Anh của Dr Johnson (1755) mặc dù là cuốn từ điển nổi tiếng nhất lại không phải là cuốn từ điển đầu tiên; từ điển tiếng Anh đầu tiên là Bảng chữ cái của Robert Cawdrey (1604). Không giống như một từ điển biên soạn hiện đại, Cawdrey chỉ lướt qua những từ ít quen thuộc nhất – concinnate, deambulate, pactation, refractarie – những từ mà nghĩa của chúng gây nhiều phiền hà cho những người không học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp, là những người được Cawdrey mô tả là “các quý bà, quý ông hoặc những người không có kỹ năng khác”.

(Flickr)

Tiến sĩ Johnson được những người đương thời tôn kính như chuyên gia uy tín nhất, tác phẩm của ông đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh và chặn trước sự biến đổi hơn nữa, ông không mấy lạc quan về thành tựu của mình; ông định nghĩa một người soạn tự điển như “một người biên soạn thư mục; một người lao dịch vô hại” và phê phán sự coi thường việc cố gắng đến điên rồ để “gắn kết các âm tiết” và “kết nối những từ vô nghĩa”.

“Tea”

Trà được nhập khẩu vào nước Anh lần đầu vào đầu thế kỷ 17 và trở nên rất phổ biến vào những năm 1650; người viết biên niên sử của London Samuel Pepys ghi lại lần uống ly trà đầu tiên của ông vào năm 1660.

Đến thế kỷ 18 nó đã trở thành một biểu tượng của sự hợp thời trong xã hội và là sản phẩm chủ yếu của văn hoá quán cà phê; Tiến sĩ Johnson đã tự thú nhận là “một người uống trà đã được tôi luyện đến không biết xấu hổ “.

(Morgan Sessions / Unsplash)

Từ Tea bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, theo tiếng quan thoại (phổ thông) là Chá, đọc theo Mân ngữ là te. Từ Chá cũng là nguồn gốc của từ char trong tiếng Anh, như trong cụm từ a nice cup of char (một tách trà ngon). Sự yêu thích trà ăn sâu vào cuộc sống của người Anh đến mức cụm từ cup of tea (tách trà) đã trở thành biểu tượng của bất cứ điều gì được xem là tích cực. Chúng ta bày tỏ sự không hài lòng bằng cách nói: it’s not my cup of tea, chúng ta an ủi tang quyến bằng tea and sympathy, và che đậy sai lầm về mặt xã hội với cụm từ more tea, vicar?

“Emoji”

Emoji – biểu tượng cảm xúc – ban đầu được phát triển ở Nhật Bản vào những năm 1990 do các thanh thiếu niên sử dụng trên máy nhắn tin; từ emoji xuất phát từ tiếng Nhật “e – bức tranh” + “moji – ký tự”.

Nó đã hội nhập thành công vào tiếng Anh, được hỗ trợ bởi sự tương đồng với tiền tố “e – electronics”, chẳng hạn như thư điện tử (e-mail) và thuốc lá điện tử (e-cigarrette). Giao tiếp điện tử (e-communication) là một hình thức văn bản tương tự như cuộc đối thoại bình thường chứ không theo ngôn ngữ viết trang trọng, thường trong thời gian thực với một người nhận có chủ đích, nhưng không có các tín hiệu ngoài ngôn ngữ như biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ tay, là những điều giúp truyền đạt thái độ trong các tương tác trực tiếp.

Emoticon (ghép giữa từ emotion – cảm xúc và icon – biểu tượng), hay smiley, có khả năng truyền tải một số lượng hạn chế những biểu đạt thái độ trong các bản tin hồi những năm 1980. Emoji đã thay thế emoticon, cho phép biểu đạt ở mức độ rộng lớn hơn và ít mơ hồ hơn. Nhưng, dù cho có bảng liệt kê emoji của Unicode Consortium, người dùng vẫn tìm cách sáng tạo ra cách sử dụng mới. Emoji hình cây tre hoặc cây thông của người Nhật lại được người phương Tây sử dụng để biểu thị sự công kích, vì nó giống như hình ảnh ngón tay giữa giơ lên, trong khi hình ảnh quả cà tím (cà tím tại Mỹ và Úc) lại trở thành biểu tượng được ưa thích bởi những kẻ tấn công tình dục qua mạng. Các biểu tượng cảm xúc chỉ là một ví dụ khác của sự tiến hóa và sự đa dạng tuyệt vời của tiếng Anh.

Simon Horobin là giáo sư về ngôn ngữ tiếng Anh và Văn học tại Đại học Oxford. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.

http://vietdaikynguyen.com/v3/94386-lich-su-tieng-anh-trong-nam-tu/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm