Văn Học & Nghệ Thuật
Liên Hoan Phim Angoulême, « đất thử » của điện ảnh Pháp - RFI
Từ 8 năm nay, Liên Hoan Phim Pháp ngữ Angoulême trở thành nơi tiên liệu những thành công tương lai hay thời cơ cho ngành nghệ thuật thứ bẩy. Một sự kiện được tuần báo L’Express đánh giá là các nhà làm phim Pháp không thể bỏ qua.
Điều quan trọng trong giới điện ảnh Pháp là một bộ phim được hoan nghênh tại Festival Angoulême sẽ đồng nghĩa với thành công khi bộ phim được công chiếu trên toàn quốc. Điều này đã được thực tế khẳng định với các bộ phim Intouchables (tạm dịch : Những kẻ bên lề), Much Loved (Quá yêu), Neuf Mois ferme (Mang bầu 9 tháng)…
Ông François Clerc, phụ trách phát hành phim của Studiocanal, khẳng định : « Người ta đến Angoulême để yên tâm về tiềm năng của bộ phim ». Dĩ nhiên, đôi khi thực tế « phũ phàng », như những tiếng la ó hay vỗ tay một cách lịch sự, khiến các nhà làm phim phật lòng. Nhận định này được một nhà sản xuất phim giấu tên chia sẻ : « Chiếu phim ở Angoulême, có nghĩa là chiếu trên toàn nước Pháp. Có nhiều nguy cơ một bộ phim bị la ó trước khi được công chiếu tại các rạp ».
Thế nhưng, đối với các nhà phân phối, Festival Angoulême là cơ hội để biết một bộ phim có ăn khách hay không trước khi quyết định đầu tư mua, vì theo nhà sản xuất Jean Labadie, « một phòng chiếu phim có đến 80% khán giả phải bỏ tiền mua vé (…) thì họ không biết nói dối. Khi họ thích, họ sẽ thể hiện ngay lập tức ».
Liên Hoan Phim Angoulême thu hút được 10.500 người vào năm đầu tiên tổ chức 2008, nhưng đến năm 2015, con số này đã tăng lên thành 30.000. Trong mùa hội năm 2016, được khai mạc ngày 23/08, ban tổ chức hy vọng sẽ bán được 35.000 vé. Festival Angoulême còn là nơi khán giả có thể được gặp trực tiếp « thần tượng » của mình như Sophie Marceau, Nathalie Baye, Lambert Wilson, Virginie Efira, Jean Dujardin…
Trả tiền để sống trong quan tài, mốt mới ở Hàn Quốc
Happy Dying (Chết hạnh phúc) là một công ty tổ chức lễ tang giả tại Seoul, Hàn Quốc. Trả tiền để được sống vài giờ trong quan tài là một mốt đang thịnh tại Hàn Quốc. Phóng viên của tuần báo L’Obs đã thử nghiệm chuyến đi kỳ quặc này.
« Hôm nay tôi chui vào quan tài ». Theo đúng hẹn, phóng viên của L’Obs có mặt tại công ty Happy Dying, được đặt trong một ngôi đền Phật Giáo. Khách hàng của Happy Dying thường là những nhóm nhân viên được công ty đài thọ. Chết với đồng nghiệp dường như là cách để gắn kết « tinh thần tập thể ». Tuy nhiên, cũng có nhiều cá nhân đến trải nghiệm do chịu sức ép của công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cấp trên. Khách hàng trẻ nhất của công ty là một nữ sinh cấp II, vì theo ông Giho, chủ công ty, « học sinh ở đất nước chúng tôi phải chịu nhiều áp lực ».
Với giá 45 euro/buổi kéo dài 5 giờ, giá cả và chất lượng của Happy Dying được cho là không thể rẻ hơn được. Điều đặc biệt, ông Giho khẳng định là trải nghiệm « chết thử » đã làm thay đổi nhiều cuộc đời. Thành công của Happy Dying đã bị nhiều nhà đòn thật bắt chước để kiếm lợi từ số quan tài trong kho. Ông Giho đã kiện họ ra tòa vì vi phạm bản quyền.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Liên Hoan Phim Angoulême, « đất thử » của điện ảnh Pháp - RFI
Từ 8 năm nay, Liên Hoan Phim Pháp ngữ Angoulême trở thành nơi tiên liệu những thành công tương lai hay thời cơ cho ngành nghệ thuật thứ bẩy. Một sự kiện được tuần báo L’Express đánh giá là các nhà làm phim Pháp không thể bỏ qua.
Điều quan trọng trong giới điện ảnh Pháp là một bộ phim được hoan nghênh tại Festival Angoulême sẽ đồng nghĩa với thành công khi bộ phim được công chiếu trên toàn quốc. Điều này đã được thực tế khẳng định với các bộ phim Intouchables (tạm dịch : Những kẻ bên lề), Much Loved (Quá yêu), Neuf Mois ferme (Mang bầu 9 tháng)…
Ông François Clerc, phụ trách phát hành phim của Studiocanal, khẳng định : « Người ta đến Angoulême để yên tâm về tiềm năng của bộ phim ». Dĩ nhiên, đôi khi thực tế « phũ phàng », như những tiếng la ó hay vỗ tay một cách lịch sự, khiến các nhà làm phim phật lòng. Nhận định này được một nhà sản xuất phim giấu tên chia sẻ : « Chiếu phim ở Angoulême, có nghĩa là chiếu trên toàn nước Pháp. Có nhiều nguy cơ một bộ phim bị la ó trước khi được công chiếu tại các rạp ».
Thế nhưng, đối với các nhà phân phối, Festival Angoulême là cơ hội để biết một bộ phim có ăn khách hay không trước khi quyết định đầu tư mua, vì theo nhà sản xuất Jean Labadie, « một phòng chiếu phim có đến 80% khán giả phải bỏ tiền mua vé (…) thì họ không biết nói dối. Khi họ thích, họ sẽ thể hiện ngay lập tức ».
Liên Hoan Phim Angoulême thu hút được 10.500 người vào năm đầu tiên tổ chức 2008, nhưng đến năm 2015, con số này đã tăng lên thành 30.000. Trong mùa hội năm 2016, được khai mạc ngày 23/08, ban tổ chức hy vọng sẽ bán được 35.000 vé. Festival Angoulême còn là nơi khán giả có thể được gặp trực tiếp « thần tượng » của mình như Sophie Marceau, Nathalie Baye, Lambert Wilson, Virginie Efira, Jean Dujardin…
Trả tiền để sống trong quan tài, mốt mới ở Hàn Quốc
Happy Dying (Chết hạnh phúc) là một công ty tổ chức lễ tang giả tại Seoul, Hàn Quốc. Trả tiền để được sống vài giờ trong quan tài là một mốt đang thịnh tại Hàn Quốc. Phóng viên của tuần báo L’Obs đã thử nghiệm chuyến đi kỳ quặc này.
« Hôm nay tôi chui vào quan tài ». Theo đúng hẹn, phóng viên của L’Obs có mặt tại công ty Happy Dying, được đặt trong một ngôi đền Phật Giáo. Khách hàng của Happy Dying thường là những nhóm nhân viên được công ty đài thọ. Chết với đồng nghiệp dường như là cách để gắn kết « tinh thần tập thể ». Tuy nhiên, cũng có nhiều cá nhân đến trải nghiệm do chịu sức ép của công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cấp trên. Khách hàng trẻ nhất của công ty là một nữ sinh cấp II, vì theo ông Giho, chủ công ty, « học sinh ở đất nước chúng tôi phải chịu nhiều áp lực ».
Với giá 45 euro/buổi kéo dài 5 giờ, giá cả và chất lượng của Happy Dying được cho là không thể rẻ hơn được. Điều đặc biệt, ông Giho khẳng định là trải nghiệm « chết thử » đã làm thay đổi nhiều cuộc đời. Thành công của Happy Dying đã bị nhiều nhà đòn thật bắt chước để kiếm lợi từ số quan tài trong kho. Ông Giho đã kiện họ ra tòa vì vi phạm bản quyền.
RFI