Tham Khảo

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919


Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?



Hình: Earl Browder, lãnh đạo ĐCS Mỹ từ 1934 đến 1945. Nguồn: NYT

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tại những thời điểm nhất định, sự thống trị của Liên Xô là cực kỳ trắng trợn. Trong cả hai năm 1929 và 1945, Moskva đã yêu cầu, và được đáp ứng, về việc thay đổi lãnh đạo đảng. Jay Lovestone nhận được sự ủng hộ từ 90% các thành viên trong đảng vào năm 1929, nhưng việc ông ủng hộ đảng viên Bolshevik, Nikolai Bukharin, đã khiến Stalin phải loại bỏ Lovestone khỏi chức Tổng Bí thư ĐCSM. Trong một cuộc điều trần do chính Stalin chủ tọa, Lovestone và một số cấp dưới của ông đã không chịu nhượng bộ, Stalin giận dữ lên án họ và trao quyền lãnh đạo ĐCSM vào tay các đối thủ của Lovestone. Khi Lovestone và những người ủng hộ ông tổ chức một phong trào bất đồng chính kiến, chỉ có chưa đầy 200 đảng viên cộng sản Mỹ tham gia.

Sau đó, người kế nhiệm Lovestone và được Stalin chấp thuận, Earl Browder, kết luận rằng liên minh Mỹ- Xô trong Thế chiến II sẽ tiếp tục được duy trì sau khi Đức Quốc xã bị đánh bại. Vì lý do này, năm 1944, ông đã mạnh dạn tiến hành quá trình chuyển đổi ĐCSM thành một nhóm gây sức ép được thiết kế để vận  hành trong Đảng Dân chủ Mỹ. Một năm sau đó, khi Browder từ chối chấp nhận những chỉ trích của Liên Xô về các chính sách của mình, ông cũng bị loại bỏ không thương tiếc – bị khai trừ khỏi đảng vì tư duy khác biệt của mình.

Khi ĐCSM được tái tổ chức, hầu như tất cả những người Cộng sản mà suốt nhiều năm đã từng ca ngợi Browder là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản được Mỹ hóa đều đã từ bỏ ông. Browder thậm chí bị buộc phải tìm một nha sĩ mới và một đại lý bảo hiểm khác.

Quyền kiểm soát của Liên Xô đối với các chính sách của ĐCSM được thể hiện rất công khai. Sau nhiều năm tấn công Franklin D. Roosevelt về các chính sách “phát xít” và tố cáo chính sách Kinh tế Mới của ông là một mưu đồ phức tạp để đánh lừa tầng lớp lao động, ĐCSM đã rất choáng váng vào năm 1935 khi Comintern, hoảng loạn do mối đe dọa ngày càng tăng của Đức Quốc xã, đột ngột thay đổi hướng đi và kêu gọi thành lập một “mặt trận bình dân” chống chủ nghĩa phát xít. Thay cho chính sách trước đây của Comintern, vốn xem bất kỳ liên minh nào với các lực lượng theo tư tưởng (dân chủ) xã hội hay tự do là sự phỉ báng, động thái bất ngờ quay đầu của Moskva bao gồm việc yêu cầu các đảng thành viên của mình tìm mọi cách để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.

Ra tranh cử Tổng thống vào năm 1936, Browder đã gián tiếp ủng hộ Roosevelt. Hai năm sau, những người cộng sản – trước đây từng coi Roosevelt như là một hiện thân của chủ nghĩa phát xít Mỹ – nay lại ca ngợi Tổng thống vì những lời kêu gọi liên minh các nước dân chủ chống lại Hitler.

Việc ủng hộ chủ trương chống phát xít đã kết thúc đột ngột vào năm 1939 với Hiệp ước Bất tương xâm Xô – Đức. Những người cộng sản đã ca ngợi Roosevelt nay lại tiếp tục lên án ông một lần nữa, lần này coi ông là một người thúc đẩy chiến tranh vì cho thực hiện các chính sách như viện trợ Lend-Lease cho Anh Quốc. Moskva tiếp tục yêu cầu chuyển hướng khi Đức tấn công Liên Xô vào năm 1941: Những lời kêu gọi hòa bình của ĐCSM đã nhanh chóng được thay thế bằng các yêu cầu rằng Mỹ cần làm mọi thứ có thể để trợ giúp phe Đồng minh.

Những thay đổi chủ yếu trong chính sách của đảng chỉ là những dấu hiệu rõ ràng và công khai nhất cho sự trung thành đối với Điện Kremlin. Năm 1938, ở đỉnh cao của chính sách mặt trận bình dân, khẩu hiệu của ĐCSM – “Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa Mỹ thế kỷ 20” – một nỗ lực để chứng minh lòng yêu nước của đảng này. Nhưng cùng năm đó, một đại diện của ĐCSM tại Moskva đã gửi một bức thư về Mỹ cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Comintern cho rằng khẩu hiệu này không chính xác và mang tính lật đổ. Dù không có bất cứ cuộc thảo luận hoặc tranh luận nào, nhưng ĐCSM vẫn ngừng sử dụng khẩu hiệu đó.

Hầu hết trong số hàng trăm ngàn người Mỹ lựa chọn tham gia ĐCSM là bởi vì họ ủng hộ các chính sách hay lý tưởng mà đảng này tuyên truyền, nhưng phần lớn đã nhanh chóng từ bỏ sau mỗi sự đảo ngược chính sách do sự thay đổi chính sách đối ngoại của Liên Xô. Bất cứ ai tiếp tục làm đảng viên Cộng sản trong hơn một vài năm đều biết rằng họ phải kiên trì, luôn luôn ủng hộ bất cứ chính sách tiếp theo nào của Liên Xô. Lời chỉ trích đối với Liên Xô là căn cứ để bị khai trừ. Đối với tất cả các thành viên của ĐCSM, Liên Xô là quê hương của chủ nghĩa xã hội, là nhà nước đầu tiên của người lao động, và phải được bảo vệ chống lại các mưu đồ của chủ nghĩa tư bản.

ĐCSM đã khéo léo truyền bá những lời dối trá của Moskva. Đảng đã khẳng định rằng các phiên tòa trong những đợt cuộc thanh trừng của Stalin đã bóc trần một âm mưu tư bản sâu rộng chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô. Các thành viên trong đảng đã lặp đi lặp lại lời bịa đặt của Liên Xô rằng Trotsky là tay sai của Đức Quốc xã. Tồi tệ nhất là nhiều người Cộng sản còn hoan nghênh việc xử tử hàng chục ngàn đồng chí Liên Xô của họ, tố cáo những người bị hành hình là gián điệp tư sản và kẻ khiêu khích. Khi những người Mỹ gốc Phần Lan trở về Karelia vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 để xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị thanh trừng, những thân nhân người Mỹ của họ đã bị các quan chức đảng cảnh báo phải giữ im lặng, và hầu hết họ đã làm theo như vậy.

Phong trào Cộng sản cũng không chỉ bóp méo thông tin về các vấn đề liên quan đến Liên Xô. Trong những năm 1960, K.G.B. bí mật trợ cấp cho một nhà xuất bản cánh tả ở New York do một cựu đảng viên, Carl Marzani, lãnh đạo. Nhà xuất bản này đã cho phát hành cuốn sách đầu tiên đưa ra tuyên bố rằng vụ ám sát John F. Kennedy đã được sắp xếp bởi một nhóm các doanh nhân cánh hữu Mỹ và các đặc vụ của C.I.A.

Mãi cho đến năm 1956, khi Khrushchev nói với các đảng viên cộng sản Liên Xô rằng Stalin là một kẻ giết người hàng loạt, thì những người cộng sản Mỹ mới sẵn lòng tin vào điều đã được biết đến suốt nhiều năm này. Cuộc bức hại những người theo chủ nghĩa cộng sản của McCarthy và bối cảnh Chiến tranh Lạnh đã làm giảm đáng kể hàng ngũ của ĐCSM, nhưng phải cần đến lời của một nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô thì mới có thể tiêu diệt niềm tin vào Chủ nghĩa Cộng sản bấy lâu nay của nhiều người Mỹ. Đến năm 1959, ĐCSM, đã từng có gần 100.000 thành viên, nay giảm xuống dưới 3.000.

Điểm yếu của ĐCSM có liên quan đến sự phụ thuộc vào Moskva. Trong phần lớn quãng thời gian tồn tại, đảng này không thể hoạt động mà không có tài trợ từ Moskva. Một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSM, nhà báo John Reed, đã được trao tặng đồ trang sức quý giá và kim cương của Sa hoàng trị giá hơn một triệu rúp để buôn lậu vào Mỹ nhằm hỗ trợ phong trào cộng sản non trẻ tại đây. Trong những năm 1920, Armand Hammer, vị chủ tịch tương lai của Tập đoàn Occidental Petroleum, đã sử dụng tiền thu được từ Liên Xô để bảo đảm cho hoạt động của tờ The Daily Worker và tài trợ cho các hoạt động cộng sản ở châu Âu. Không có tiền của Liên Xô, ĐCSM sẽ không thể thuê được hàng trăm nhà tổ chức sự kiện làm việc toàn thời gian và hỗ trợ một loạt các nhóm gây áp lực và các ấn phẩm cho phép nó vượt qua các đối thủ cánh tả của mình.

Bắt đầu từ cuối những năm 1950 cho tới cuối những năm 1980, K.G.B. đã gửi hàng triệu đô la cho ĐCSM qua hai anh em, Jack và Morris Childs, cả hai đều làm điệp viên hai mang cho F.B.I. Những khoản trợ cấp này, được F.B.I. giám sát cẩn thận, giữ cho ĐCSM tồn tại như một chi nhánh của Liên Xô. Đổi lại, nhà lãnh đạo đảng lâu năm, Gus Hall, đã trung thành ủng hộ mọi sáng kiến chính sách đối ngoại của Liên Xô, từ hành động của nước này trong Khủng hoảng tên lửa Cuba đến việc đàn áp phong trào Mùa xuân Praha năm 1968 và những phê phán của đảng về phong trào Eurocommunism (Cộng sản châu Âu) sau đó.[1]

Hàng trăm người cộng sản Mỹ thậm chí còn đi xa hơn trong việc cống hiến cho Liên Xô; họ làm việc, phần lớn là không lương, cho các cơ quan tình báo Liên Xô. Gần như toàn bộ trong số 500 người Mỹ từng là gián điệp của Liên Xô trong khoảng thập niên 1930 đến đầu thập niên 1950, bao gồm các quan chức chính phủ cao cấp như Alger Hiss, Harry Dexter White và Laurence Duggan, đều là những người cộng sản hoặc cảm tình viên của ĐCSM. Đảng này có một bộ máy bí mật hợp tác với K.G.B. và Cục tình báo Liên Xô, giám sát nhưng cá nhân tiềm năng và đôi khi đề xuất các nguồn tuyển dụng hữu ích. Ba nhà lãnh đạo đảng liên tiếp – Lovestone, Browder và Eugene Dennis – đều biết và chấp nhận mối quan hệ này.

Việc các nhà lãnh đạo của một đảng chính trị Mỹ thường xuyên bị tấn công vì các mối liên hệ của họ với Liên Xô chấp nhận những bước đi cực kỳ nguy hiểm khi thực sự làm việc cho tình báo Liên Xô đã nói lên rất nhiều điều về sự trung thành tối thượng của ĐCSM. Các thành viên bình thường của đảng có thể không biết về các hành vi như vậy, nhưng bất cứ ai ở lại ĐCSM một khoảng thời gian đủ dài đều phải biết rằng những lời chỉ trích Liên Xô sẽ không được dung thứ. Những người từng trải qua những lần thay đổi chính sách của đảng đều biết rằng lòng trung thành với quê hương của chủ nghĩa xã hội được ưu tiên hơn bất kỳ lòng trung thành nào khác. Giấc mơ của những người tin vào sự Mỹ hóa chủ nghĩa cộng sản đã bị giết chết bởi sự dối trá này.

Harvey Klehr là Giáo sư hưu trí ngành chính trị và lịch sử tại Đại học Emory, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về Chủ nghĩa Cộng sản Mỹ và hoạt động gián điệp của Liên Xô.

Hình: Earl Browder, lãnh đạo ĐCS Mỹ từ 1934 đến 1945. Nguồn: NYT:

————–

[1] Eurocommunism là một hệ thống chính trị được một số đảng cộng sản ở Tây Âu ủng hộ, trong đó nhận mạnh sự độc lập của họ so với ĐCS Liên Xô và chủ trương bảo tồn nhiều thành tố của nền dân chủ tự do phương Tây (NBT – theo Wikipedia).

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919


Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?



Hình: Earl Browder, lãnh đạo ĐCS Mỹ từ 1934 đến 1945. Nguồn: NYT

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tại những thời điểm nhất định, sự thống trị của Liên Xô là cực kỳ trắng trợn. Trong cả hai năm 1929 và 1945, Moskva đã yêu cầu, và được đáp ứng, về việc thay đổi lãnh đạo đảng. Jay Lovestone nhận được sự ủng hộ từ 90% các thành viên trong đảng vào năm 1929, nhưng việc ông ủng hộ đảng viên Bolshevik, Nikolai Bukharin, đã khiến Stalin phải loại bỏ Lovestone khỏi chức Tổng Bí thư ĐCSM. Trong một cuộc điều trần do chính Stalin chủ tọa, Lovestone và một số cấp dưới của ông đã không chịu nhượng bộ, Stalin giận dữ lên án họ và trao quyền lãnh đạo ĐCSM vào tay các đối thủ của Lovestone. Khi Lovestone và những người ủng hộ ông tổ chức một phong trào bất đồng chính kiến, chỉ có chưa đầy 200 đảng viên cộng sản Mỹ tham gia.

Sau đó, người kế nhiệm Lovestone và được Stalin chấp thuận, Earl Browder, kết luận rằng liên minh Mỹ- Xô trong Thế chiến II sẽ tiếp tục được duy trì sau khi Đức Quốc xã bị đánh bại. Vì lý do này, năm 1944, ông đã mạnh dạn tiến hành quá trình chuyển đổi ĐCSM thành một nhóm gây sức ép được thiết kế để vận  hành trong Đảng Dân chủ Mỹ. Một năm sau đó, khi Browder từ chối chấp nhận những chỉ trích của Liên Xô về các chính sách của mình, ông cũng bị loại bỏ không thương tiếc – bị khai trừ khỏi đảng vì tư duy khác biệt của mình.

Khi ĐCSM được tái tổ chức, hầu như tất cả những người Cộng sản mà suốt nhiều năm đã từng ca ngợi Browder là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản được Mỹ hóa đều đã từ bỏ ông. Browder thậm chí bị buộc phải tìm một nha sĩ mới và một đại lý bảo hiểm khác.

Quyền kiểm soát của Liên Xô đối với các chính sách của ĐCSM được thể hiện rất công khai. Sau nhiều năm tấn công Franklin D. Roosevelt về các chính sách “phát xít” và tố cáo chính sách Kinh tế Mới của ông là một mưu đồ phức tạp để đánh lừa tầng lớp lao động, ĐCSM đã rất choáng váng vào năm 1935 khi Comintern, hoảng loạn do mối đe dọa ngày càng tăng của Đức Quốc xã, đột ngột thay đổi hướng đi và kêu gọi thành lập một “mặt trận bình dân” chống chủ nghĩa phát xít. Thay cho chính sách trước đây của Comintern, vốn xem bất kỳ liên minh nào với các lực lượng theo tư tưởng (dân chủ) xã hội hay tự do là sự phỉ báng, động thái bất ngờ quay đầu của Moskva bao gồm việc yêu cầu các đảng thành viên của mình tìm mọi cách để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.

Ra tranh cử Tổng thống vào năm 1936, Browder đã gián tiếp ủng hộ Roosevelt. Hai năm sau, những người cộng sản – trước đây từng coi Roosevelt như là một hiện thân của chủ nghĩa phát xít Mỹ – nay lại ca ngợi Tổng thống vì những lời kêu gọi liên minh các nước dân chủ chống lại Hitler.

Việc ủng hộ chủ trương chống phát xít đã kết thúc đột ngột vào năm 1939 với Hiệp ước Bất tương xâm Xô – Đức. Những người cộng sản đã ca ngợi Roosevelt nay lại tiếp tục lên án ông một lần nữa, lần này coi ông là một người thúc đẩy chiến tranh vì cho thực hiện các chính sách như viện trợ Lend-Lease cho Anh Quốc. Moskva tiếp tục yêu cầu chuyển hướng khi Đức tấn công Liên Xô vào năm 1941: Những lời kêu gọi hòa bình của ĐCSM đã nhanh chóng được thay thế bằng các yêu cầu rằng Mỹ cần làm mọi thứ có thể để trợ giúp phe Đồng minh.

Những thay đổi chủ yếu trong chính sách của đảng chỉ là những dấu hiệu rõ ràng và công khai nhất cho sự trung thành đối với Điện Kremlin. Năm 1938, ở đỉnh cao của chính sách mặt trận bình dân, khẩu hiệu của ĐCSM – “Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa Mỹ thế kỷ 20” – một nỗ lực để chứng minh lòng yêu nước của đảng này. Nhưng cùng năm đó, một đại diện của ĐCSM tại Moskva đã gửi một bức thư về Mỹ cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Comintern cho rằng khẩu hiệu này không chính xác và mang tính lật đổ. Dù không có bất cứ cuộc thảo luận hoặc tranh luận nào, nhưng ĐCSM vẫn ngừng sử dụng khẩu hiệu đó.

Hầu hết trong số hàng trăm ngàn người Mỹ lựa chọn tham gia ĐCSM là bởi vì họ ủng hộ các chính sách hay lý tưởng mà đảng này tuyên truyền, nhưng phần lớn đã nhanh chóng từ bỏ sau mỗi sự đảo ngược chính sách do sự thay đổi chính sách đối ngoại của Liên Xô. Bất cứ ai tiếp tục làm đảng viên Cộng sản trong hơn một vài năm đều biết rằng họ phải kiên trì, luôn luôn ủng hộ bất cứ chính sách tiếp theo nào của Liên Xô. Lời chỉ trích đối với Liên Xô là căn cứ để bị khai trừ. Đối với tất cả các thành viên của ĐCSM, Liên Xô là quê hương của chủ nghĩa xã hội, là nhà nước đầu tiên của người lao động, và phải được bảo vệ chống lại các mưu đồ của chủ nghĩa tư bản.

ĐCSM đã khéo léo truyền bá những lời dối trá của Moskva. Đảng đã khẳng định rằng các phiên tòa trong những đợt cuộc thanh trừng của Stalin đã bóc trần một âm mưu tư bản sâu rộng chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô. Các thành viên trong đảng đã lặp đi lặp lại lời bịa đặt của Liên Xô rằng Trotsky là tay sai của Đức Quốc xã. Tồi tệ nhất là nhiều người Cộng sản còn hoan nghênh việc xử tử hàng chục ngàn đồng chí Liên Xô của họ, tố cáo những người bị hành hình là gián điệp tư sản và kẻ khiêu khích. Khi những người Mỹ gốc Phần Lan trở về Karelia vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 để xây dựng chủ nghĩa xã hội đều bị thanh trừng, những thân nhân người Mỹ của họ đã bị các quan chức đảng cảnh báo phải giữ im lặng, và hầu hết họ đã làm theo như vậy.

Phong trào Cộng sản cũng không chỉ bóp méo thông tin về các vấn đề liên quan đến Liên Xô. Trong những năm 1960, K.G.B. bí mật trợ cấp cho một nhà xuất bản cánh tả ở New York do một cựu đảng viên, Carl Marzani, lãnh đạo. Nhà xuất bản này đã cho phát hành cuốn sách đầu tiên đưa ra tuyên bố rằng vụ ám sát John F. Kennedy đã được sắp xếp bởi một nhóm các doanh nhân cánh hữu Mỹ và các đặc vụ của C.I.A.

Mãi cho đến năm 1956, khi Khrushchev nói với các đảng viên cộng sản Liên Xô rằng Stalin là một kẻ giết người hàng loạt, thì những người cộng sản Mỹ mới sẵn lòng tin vào điều đã được biết đến suốt nhiều năm này. Cuộc bức hại những người theo chủ nghĩa cộng sản của McCarthy và bối cảnh Chiến tranh Lạnh đã làm giảm đáng kể hàng ngũ của ĐCSM, nhưng phải cần đến lời của một nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô thì mới có thể tiêu diệt niềm tin vào Chủ nghĩa Cộng sản bấy lâu nay của nhiều người Mỹ. Đến năm 1959, ĐCSM, đã từng có gần 100.000 thành viên, nay giảm xuống dưới 3.000.

Điểm yếu của ĐCSM có liên quan đến sự phụ thuộc vào Moskva. Trong phần lớn quãng thời gian tồn tại, đảng này không thể hoạt động mà không có tài trợ từ Moskva. Một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSM, nhà báo John Reed, đã được trao tặng đồ trang sức quý giá và kim cương của Sa hoàng trị giá hơn một triệu rúp để buôn lậu vào Mỹ nhằm hỗ trợ phong trào cộng sản non trẻ tại đây. Trong những năm 1920, Armand Hammer, vị chủ tịch tương lai của Tập đoàn Occidental Petroleum, đã sử dụng tiền thu được từ Liên Xô để bảo đảm cho hoạt động của tờ The Daily Worker và tài trợ cho các hoạt động cộng sản ở châu Âu. Không có tiền của Liên Xô, ĐCSM sẽ không thể thuê được hàng trăm nhà tổ chức sự kiện làm việc toàn thời gian và hỗ trợ một loạt các nhóm gây áp lực và các ấn phẩm cho phép nó vượt qua các đối thủ cánh tả của mình.

Bắt đầu từ cuối những năm 1950 cho tới cuối những năm 1980, K.G.B. đã gửi hàng triệu đô la cho ĐCSM qua hai anh em, Jack và Morris Childs, cả hai đều làm điệp viên hai mang cho F.B.I. Những khoản trợ cấp này, được F.B.I. giám sát cẩn thận, giữ cho ĐCSM tồn tại như một chi nhánh của Liên Xô. Đổi lại, nhà lãnh đạo đảng lâu năm, Gus Hall, đã trung thành ủng hộ mọi sáng kiến chính sách đối ngoại của Liên Xô, từ hành động của nước này trong Khủng hoảng tên lửa Cuba đến việc đàn áp phong trào Mùa xuân Praha năm 1968 và những phê phán của đảng về phong trào Eurocommunism (Cộng sản châu Âu) sau đó.[1]

Hàng trăm người cộng sản Mỹ thậm chí còn đi xa hơn trong việc cống hiến cho Liên Xô; họ làm việc, phần lớn là không lương, cho các cơ quan tình báo Liên Xô. Gần như toàn bộ trong số 500 người Mỹ từng là gián điệp của Liên Xô trong khoảng thập niên 1930 đến đầu thập niên 1950, bao gồm các quan chức chính phủ cao cấp như Alger Hiss, Harry Dexter White và Laurence Duggan, đều là những người cộng sản hoặc cảm tình viên của ĐCSM. Đảng này có một bộ máy bí mật hợp tác với K.G.B. và Cục tình báo Liên Xô, giám sát nhưng cá nhân tiềm năng và đôi khi đề xuất các nguồn tuyển dụng hữu ích. Ba nhà lãnh đạo đảng liên tiếp – Lovestone, Browder và Eugene Dennis – đều biết và chấp nhận mối quan hệ này.

Việc các nhà lãnh đạo của một đảng chính trị Mỹ thường xuyên bị tấn công vì các mối liên hệ của họ với Liên Xô chấp nhận những bước đi cực kỳ nguy hiểm khi thực sự làm việc cho tình báo Liên Xô đã nói lên rất nhiều điều về sự trung thành tối thượng của ĐCSM. Các thành viên bình thường của đảng có thể không biết về các hành vi như vậy, nhưng bất cứ ai ở lại ĐCSM một khoảng thời gian đủ dài đều phải biết rằng những lời chỉ trích Liên Xô sẽ không được dung thứ. Những người từng trải qua những lần thay đổi chính sách của đảng đều biết rằng lòng trung thành với quê hương của chủ nghĩa xã hội được ưu tiên hơn bất kỳ lòng trung thành nào khác. Giấc mơ của những người tin vào sự Mỹ hóa chủ nghĩa cộng sản đã bị giết chết bởi sự dối trá này.

Harvey Klehr là Giáo sư hưu trí ngành chính trị và lịch sử tại Đại học Emory, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về Chủ nghĩa Cộng sản Mỹ và hoạt động gián điệp của Liên Xô.

Hình: Earl Browder, lãnh đạo ĐCS Mỹ từ 1934 đến 1945. Nguồn: NYT:

————–

[1] Eurocommunism là một hệ thống chính trị được một số đảng cộng sản ở Tây Âu ủng hộ, trong đó nhận mạnh sự độc lập của họ so với ĐCS Liên Xô và chủ trương bảo tồn nhiều thành tố của nền dân chủ tự do phương Tây (NBT – theo Wikipedia).

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm