Cà Kê Dê Ngỗng
Liên minh với ai để chống xâm lược?
Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh sẽ sang thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27 tháng 8.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến đi lần này của ông Lê Hồng Anh, người đồng thời cũng là đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, là nhằm trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng vừa qua.
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, người đã có những bài viết về quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Trước hết nhận xét về chuyến đi sắp tới của ông Lê Hồng Anh giữa lúc quan hệ Việt Nam Trung Quốc còn đang căng thẳng sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vùng nước tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua, Giáo sư Tương Lai cho biết:
Tôi nghĩ như thế này, dù có căng thẳng như thế hay căng thẳng hơn đi chăng nữa, thì cái việc hai bên đối phương gặp nhau là chuyện bình thường và cần thiết. Vấn đề là gặp để làm gì. Mỗi bên đều có yêu cầu của chính mình. Ông Lê Hồng Anh đi, theo báo chí Việt Nam tuyên bố không chỉ là với tư cách ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, mà ông còn được sự ủy nhiệm của ông Tổng Bí Thư. Như vậy là ông đại diện cho Tổng Bí Thư để trao đổi. Nó có cái nét hơi khác. Như vậy tức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng một chút, chứ không phải chỉ là Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí Thư, mà còn đại diện cho Tổng Bí Thư….
Ở đây dư luận Việt Nam theo dõi muốn hỏi đây là cái gì. Nếu như đây là đi để trao đổi với Trung Quốc để rồi thực hiện chuyện thôi chúng ta mạn đàm song phương thế này và Việt Nam không kiện Trung Quốc nữa. Nếu như vậy thì rất tai hại. Như vậy thì lại rơi vào bẫy của Trung Quốc.
Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng,... không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.
- Gs. Tương Lai
Vấn đề Việt Nam hiện nay như vừa rồi nhiều người, trong đó có ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới viết một bài. Ông viết muốn không xảy ra chiến tranh thì phải kiện Trung Quốc. Có nghĩa là muốn để Trung Quốc không hung hăng, diễu võ dương oai ngoài biển Đông thì phải kiện Trung Quốc, nghĩa là đưa vấn đề Việt Nam thành vấn đề quốc tế, tức là phải quốc tế hóa vấn đề Việt Nam, và đấu tranh bằng pháp lý để dựa vào sức mạnh của công luận trên thế giới và pháp lý để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.
Đây là điều rất quan trọng và chính vì Trung Quốc sợ điều đó nên Trung Quốc đã có nhiều động thái vừa qua. Nếu kỳ này ông Lê Hồng Anh đại diện cho ông Tổng Bí thư sang mà lại rơi vào bẫy của Trung Quốc để rồi thôi bây giờ chúng ta hữu nghị, chúng tôi đã rút giàn khoan 981 rồi, bây giờ không phải kiện Trung Quốc nữa, thì cái này lại rơi vào đúng cái bẫy mà lâu nay những người thấy rõ âm mưu của Trung Quốc rất e ngại. Còn cái đám muốn dựa vào Trung Quốc để bảo vệ cái ghế quyền lực của mình thì rất khoái cái chuyện này.
Vì thế điều quan trọng là việc đi trao đổi là tất yếu, bao giờ cũng thế, không thể nói cái chuyện đi hay không đi để bình luận, nhưng nội dung chuyến đi ấy nhằm mục tiêu gì, quan điểm cần giữ sẽ là điều gì, và sau khi đi trao đổi về thì nó giúp gì cho đường lối của Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc mà không rơi vào bẫy của Trung Quốc.
Việt Hà: Thưa ông, đáng nhẽ ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sắp có cuộc họp quan trọng liên quan vấn đề này nhưng mà chúng ta chờ mãi mà chưa thấy cuộc họp này. Vậy theo giáo sư thì chuyến thăm này có liên quan gì đến cuộc họp đó không?
Gs. Tương Lai: Đúng là chúng tôi theo dõi cái hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và chính vì nghĩ rằng có hội nghị đó sắp họp nên chúng tôi mới có thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ngày 28 tháng 7 vừa rồi. Mục tiêu của thư đó là gì. Mục tiêu của thư đó là kêu gọi ban chấp hành Trung ương phải cảnh giác trước các thủ đoạn của Trung Quốc, tìm mọi cách để gây nên một cái mơ hồ trong nhận thức để tiếp tục chính sách nhu nhược, bị Trung Quốc càng ngày càng lấn tới và không dám kiện Trung Quốc ra công lý quốc tế.
Bây giờ đây hội nghị mãi chưa họp thì không biết chuyến đi của Lê Hồng Anh có liên quan tới vấn đề sắp tới mà như chúng tôi biết trước đây là nội dung của Ban chấp hành Trung ương là để bàn về vấn đề biển Đông và kiện Trung Quốc. Nếu như bây giờ lại có giàn xếp để tiếp tục như đường lối đu dây kiểu cũ và sẽ lại rơi vào bẫy của Trung Quốc thì như thế rất nguy hiểm. Chúng tôi cho rằng ban chấp hành Trung ương cũng có nhiều người hiểu quá rõ âm mưu đó của Trung Quốc mà họ phải nâng cao cảnh giác theo dõi thử xem ông Ủy viên Bộ chính trị này đi có thể hiện được ý chí toàn dân không, và có một lần nữa mắc bẫy của Trung Quốc không. Cảnh giác đó là tuyệt đối cần thiết vào lúc này.
...quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi.
- Gs. Tương Lai
Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng, tập trung vào mục tiêu chống xâm lược, để gắn thành một khối đoàn kết để chống họa xâm lược, chống Trung Quốc, không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.
Việt Hà: Các phân tích gia quốc tế khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc và quan hệ Việt Mỹ thì nói có sự chia rẽ trong đảng giữa một bên muốn ngả về Trung Quốc và một bên ngả về Mỹ. Liên quan đến về vụ này, thì dường như bên ngả về Mỹ thắng thế hơn, ông có nhận xét thế nào?
Gs. Tương Lai: Tôi không nghĩ bên nào ngả bên nào là hay cả. Vấn đề Việt Nam trước hết phải phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân. Kinh nghiệm đấu tranh của lịch sử Việt Nam cho thấy là lúc nào ý chí của toàn dân tộc được phát động thì lúc bấy giờ nó sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Cái việc quan trọng nhất bây giờ đây là đảng Cộng sản Việt Nam làm thế nào đó để khởi động được tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tinh thần dân tộc, đấy là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam.
Và vì vậy lúc này đây khi có sự ủng hộ của quốc tế, giờ phút này đây, ông Chủ tịch EU đang có mặt ở Hà Nội, trước đó thì ông tướng Demsey của Mỹ rồi hai Thượng Nghị sĩ John McCain và Whitehouse, trước đó nữa ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và những quyết nghị của Thượng viện Mỹ… rồi tuyên bố của Thủ tướng Anh, tuyên bố đặc biệt là của Thủ tướng Nhật và thái độ của các nước ASEAN vừa rồi cũng rất rõ. Khác với lần họp ở Phnompenh, lần này hội nghị ASEAN đã biểu tỏ một thái độ mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông và với thái độ ngang ngược của Trung Quốc.
Vào lúc này đây, khi dư luận quốc tế đã mạnh lên như thế và thuận lợi cho Việt Nam như thế thì Việt Nam phải tranh thủ thuận lợi đó để mà cô lập kẻ hiếu chiến. Cho nên quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi. Ăn cướp nó vào đến sân mình, hàng xóm muốn giúp đỡ thì lại nói "không, không" chỉ để tôi đánh nhau với thằng kẻ cướp thôi. Không thể nói đó là sự khôn ngoan mà chỉ có thể nói đó là sự ngu xuẩn… nhưng có muốn đánh cướp được thì trước hết là người ở trong nhà phải ai có gậy cầm gậy, ai có dao cầm dao, có một quyết tâm đánh cướp đã. Còn trong nhà còn lục đục với nhau về quyền lợi thì làm sao mà đánh cướp được.
Khi trong nhà nhất trí rồi thì việc tranh thủ lực lượng bên ngoài để làm hậu thuẫn thì đấy là việc tuyệt đối cần thiết. Vào lúc này đây, liên minh với ai để chống lại kẻ thù xâm lược đó là vấn đề sống còn của đất nước vào lúc này. Và những người bình thường nhất thì họ cũng biết rằng bây giờ đây cần liên minh với lực lượng nào chống lại lực lượng nào. Họ biết cả. Đơn giản khi đảng cầm quyền biết dựa vào ý chí của dân, khởi động sức mạnh của dân thì lúc bấy giờ mới có được sự giúp đỡ bên ngoài và sự giúp đỡ bên ngoài ấy mới có hiệu lực.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư.Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Liên minh với ai để chống xâm lược?
Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh sẽ sang thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27 tháng 8.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến đi lần này của ông Lê Hồng Anh, người đồng thời cũng là đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, là nhằm trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng vừa qua.
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, người đã có những bài viết về quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Trước hết nhận xét về chuyến đi sắp tới của ông Lê Hồng Anh giữa lúc quan hệ Việt Nam Trung Quốc còn đang căng thẳng sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vùng nước tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua, Giáo sư Tương Lai cho biết:
Tôi nghĩ như thế này, dù có căng thẳng như thế hay căng thẳng hơn đi chăng nữa, thì cái việc hai bên đối phương gặp nhau là chuyện bình thường và cần thiết. Vấn đề là gặp để làm gì. Mỗi bên đều có yêu cầu của chính mình. Ông Lê Hồng Anh đi, theo báo chí Việt Nam tuyên bố không chỉ là với tư cách ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, mà ông còn được sự ủy nhiệm của ông Tổng Bí Thư. Như vậy là ông đại diện cho Tổng Bí Thư để trao đổi. Nó có cái nét hơi khác. Như vậy tức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng một chút, chứ không phải chỉ là Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí Thư, mà còn đại diện cho Tổng Bí Thư….
Ở đây dư luận Việt Nam theo dõi muốn hỏi đây là cái gì. Nếu như đây là đi để trao đổi với Trung Quốc để rồi thực hiện chuyện thôi chúng ta mạn đàm song phương thế này và Việt Nam không kiện Trung Quốc nữa. Nếu như vậy thì rất tai hại. Như vậy thì lại rơi vào bẫy của Trung Quốc.
Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng,... không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.
- Gs. Tương Lai
Vấn đề Việt Nam hiện nay như vừa rồi nhiều người, trong đó có ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới viết một bài. Ông viết muốn không xảy ra chiến tranh thì phải kiện Trung Quốc. Có nghĩa là muốn để Trung Quốc không hung hăng, diễu võ dương oai ngoài biển Đông thì phải kiện Trung Quốc, nghĩa là đưa vấn đề Việt Nam thành vấn đề quốc tế, tức là phải quốc tế hóa vấn đề Việt Nam, và đấu tranh bằng pháp lý để dựa vào sức mạnh của công luận trên thế giới và pháp lý để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.
Đây là điều rất quan trọng và chính vì Trung Quốc sợ điều đó nên Trung Quốc đã có nhiều động thái vừa qua. Nếu kỳ này ông Lê Hồng Anh đại diện cho ông Tổng Bí thư sang mà lại rơi vào bẫy của Trung Quốc để rồi thôi bây giờ chúng ta hữu nghị, chúng tôi đã rút giàn khoan 981 rồi, bây giờ không phải kiện Trung Quốc nữa, thì cái này lại rơi vào đúng cái bẫy mà lâu nay những người thấy rõ âm mưu của Trung Quốc rất e ngại. Còn cái đám muốn dựa vào Trung Quốc để bảo vệ cái ghế quyền lực của mình thì rất khoái cái chuyện này.
Vì thế điều quan trọng là việc đi trao đổi là tất yếu, bao giờ cũng thế, không thể nói cái chuyện đi hay không đi để bình luận, nhưng nội dung chuyến đi ấy nhằm mục tiêu gì, quan điểm cần giữ sẽ là điều gì, và sau khi đi trao đổi về thì nó giúp gì cho đường lối của Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc mà không rơi vào bẫy của Trung Quốc.
Việt Hà: Thưa ông, đáng nhẽ ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sắp có cuộc họp quan trọng liên quan vấn đề này nhưng mà chúng ta chờ mãi mà chưa thấy cuộc họp này. Vậy theo giáo sư thì chuyến thăm này có liên quan gì đến cuộc họp đó không?
Gs. Tương Lai: Đúng là chúng tôi theo dõi cái hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và chính vì nghĩ rằng có hội nghị đó sắp họp nên chúng tôi mới có thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ngày 28 tháng 7 vừa rồi. Mục tiêu của thư đó là gì. Mục tiêu của thư đó là kêu gọi ban chấp hành Trung ương phải cảnh giác trước các thủ đoạn của Trung Quốc, tìm mọi cách để gây nên một cái mơ hồ trong nhận thức để tiếp tục chính sách nhu nhược, bị Trung Quốc càng ngày càng lấn tới và không dám kiện Trung Quốc ra công lý quốc tế.
Bây giờ đây hội nghị mãi chưa họp thì không biết chuyến đi của Lê Hồng Anh có liên quan tới vấn đề sắp tới mà như chúng tôi biết trước đây là nội dung của Ban chấp hành Trung ương là để bàn về vấn đề biển Đông và kiện Trung Quốc. Nếu như bây giờ lại có giàn xếp để tiếp tục như đường lối đu dây kiểu cũ và sẽ lại rơi vào bẫy của Trung Quốc thì như thế rất nguy hiểm. Chúng tôi cho rằng ban chấp hành Trung ương cũng có nhiều người hiểu quá rõ âm mưu đó của Trung Quốc mà họ phải nâng cao cảnh giác theo dõi thử xem ông Ủy viên Bộ chính trị này đi có thể hiện được ý chí toàn dân không, và có một lần nữa mắc bẫy của Trung Quốc không. Cảnh giác đó là tuyệt đối cần thiết vào lúc này.
...quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi.
- Gs. Tương Lai
Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng, tập trung vào mục tiêu chống xâm lược, để gắn thành một khối đoàn kết để chống họa xâm lược, chống Trung Quốc, không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.
Việt Hà: Các phân tích gia quốc tế khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc và quan hệ Việt Mỹ thì nói có sự chia rẽ trong đảng giữa một bên muốn ngả về Trung Quốc và một bên ngả về Mỹ. Liên quan đến về vụ này, thì dường như bên ngả về Mỹ thắng thế hơn, ông có nhận xét thế nào?
Gs. Tương Lai: Tôi không nghĩ bên nào ngả bên nào là hay cả. Vấn đề Việt Nam trước hết phải phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân. Kinh nghiệm đấu tranh của lịch sử Việt Nam cho thấy là lúc nào ý chí của toàn dân tộc được phát động thì lúc bấy giờ nó sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Cái việc quan trọng nhất bây giờ đây là đảng Cộng sản Việt Nam làm thế nào đó để khởi động được tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tinh thần dân tộc, đấy là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam.
Và vì vậy lúc này đây khi có sự ủng hộ của quốc tế, giờ phút này đây, ông Chủ tịch EU đang có mặt ở Hà Nội, trước đó thì ông tướng Demsey của Mỹ rồi hai Thượng Nghị sĩ John McCain và Whitehouse, trước đó nữa ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và những quyết nghị của Thượng viện Mỹ… rồi tuyên bố của Thủ tướng Anh, tuyên bố đặc biệt là của Thủ tướng Nhật và thái độ của các nước ASEAN vừa rồi cũng rất rõ. Khác với lần họp ở Phnompenh, lần này hội nghị ASEAN đã biểu tỏ một thái độ mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông và với thái độ ngang ngược của Trung Quốc.
Vào lúc này đây, khi dư luận quốc tế đã mạnh lên như thế và thuận lợi cho Việt Nam như thế thì Việt Nam phải tranh thủ thuận lợi đó để mà cô lập kẻ hiếu chiến. Cho nên quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi. Ăn cướp nó vào đến sân mình, hàng xóm muốn giúp đỡ thì lại nói "không, không" chỉ để tôi đánh nhau với thằng kẻ cướp thôi. Không thể nói đó là sự khôn ngoan mà chỉ có thể nói đó là sự ngu xuẩn… nhưng có muốn đánh cướp được thì trước hết là người ở trong nhà phải ai có gậy cầm gậy, ai có dao cầm dao, có một quyết tâm đánh cướp đã. Còn trong nhà còn lục đục với nhau về quyền lợi thì làm sao mà đánh cướp được.
Khi trong nhà nhất trí rồi thì việc tranh thủ lực lượng bên ngoài để làm hậu thuẫn thì đấy là việc tuyệt đối cần thiết. Vào lúc này đây, liên minh với ai để chống lại kẻ thù xâm lược đó là vấn đề sống còn của đất nước vào lúc này. Và những người bình thường nhất thì họ cũng biết rằng bây giờ đây cần liên minh với lực lượng nào chống lại lực lượng nào. Họ biết cả. Đơn giản khi đảng cầm quyền biết dựa vào ý chí của dân, khởi động sức mạnh của dân thì lúc bấy giờ mới có được sự giúp đỡ bên ngoài và sự giúp đỡ bên ngoài ấy mới có hiệu lực.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư.