Quán Bên Đường
Liễu Biếc ( thơ Phạm Thiên Thư )
Bàn ra tán vào (1)
Nguyen, Sinh
Cái gì của César trả lại cho César. Nhưng nếu không phải thì sao??
Cũng như “Ngục Trung Nhật Ký” có người nhận là của mình vậy.
Tôi thấy có nhiều điểm sai của bài viết này:
1 – Theo lời nhạc, người ra đi là người nam không phải người nữ như đã nói trong bài.
Trong lời nhạc có những câu, “Tôi xa Hà Nội…”, “Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu” và, “Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ”
Trong khi đó ông Chân lại là người ở lại;
2 –“ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi”
Ông Chân kể rằng, khi viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm.
Như vậy có gì dính đến tình yêu của hai người phải chia ly đâu!
“Ngậm đắng nuốt cay” theo lời nhạc nhằm diễn tả sự uất ức, buồn tủi của người dân phải xa lìa người yêu vì đất nước bị chia đôi, có lẽ hợp lý hơn;
3 - Chuyện đi thuyền trên biển để đưa người yêu ra tầu há mồm đi Nam cũng gượng ép.
“Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển.”
Đây là hình ảnh một chiếc tầu há mồm chở người di cư
Nó đậu ngay bến cảng cho người ta lên, làm gì có cảnh chèo thuyền đề chàng hát cho nàng nghe. Hơn nữa con gái ngừời ta mới 16 tuổi, trên đường cùng gia đình di cư vào Nam lại để ông đưa đi khơi khơi như vậy, chẳng lẽ bố mẹ của cô ta để yên sao??
4 - Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ tình nổi tiếng là Nguyễn Bính. Nhưng rất tiếc, sau hiệp định Geneve, ông đã ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này Anh Bằng không biết nên ông đã tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm
Trên các bản nhạc xuất bản ở miền Nam đều ghi, “Lời và Nhạc của Anh Bằng”. Không có dấu hiệu gì về Nguyễn Bính cả. Vậy ai VU cho ai đây?
Hơn nữa trên web “tainhaccho.vn” có ghi:
“Lời bài hát/ lyric và ảnh bản nhạc Nỗi lòng người đi - Anh Bằng được cập nhật liên tục tại tainhaccho.vn.
Nếu bạn thấy lyric/ lời bài hát hoặc ảnh bản nhạc Nỗi lòng người đi, cũng như các thông tin về tên nhạc sĩ/ tác giả; ngôn ngữ/ năm sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Nỗi lòng người đi không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website”
5 – - Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do
Tôi nghĩ không ra tại sao có người tự dối mình đến thế .Vào thời điểm 1954, sau “chiến thắng Điện Biên vĩ đại,” sau khi đánh ngã “Đế Quốc Pháp xâm lược” có người có thể nghĩ đên tượng nữ thần tự do ở New York, tôi xem như một ảo tưởng.
Vào thời điểm 2013 bây giờ, chuyện đó có thể xảy ra ở Việt Nam vì đang sôi sục không khí đòi tự do.
Khi viết “Mộng với tay cao hơn trời”, Anh Bằng không có ý tưởng gì to tát lắm đâu, chỉ muốn nói, chuyện về lại Hà Nội gặp lại người yêu là chuyện vô cùng khó. Thế thôi!
Tôi biết khi qua Mỹ Anh Bằng ở dưới Nam Cali và đã thành lập trung tâm Asia dưới đó.
Không biết ông còn sống hay đã chết, nhưng nếu còn sống cũng gần 90 tuổi rồi. Có thể ông ta không biết đến, hay không chấp đến chuyện cầm nhầm này, nhưng tôi hồi trẻ cũng thường hát ca khúc này mỗi lần nghĩ về Hà Nội, nên tự xét có bổn phận nêu lên vài ý kiến.
Bài viết của Nguyễn Thụy Kha đã được post vào tháng 2 năm 2013 trên web “Sức khỏe và Đời sống”, cơ quan ngôn luận của bộ y tế VN, tổng biên tập, thầy thuốc ưu tú BS. Trần Sỹ Tuấn, không hiểu sao lại đươc post trở lại trê n HNPD.
San Jose, 5/12/2013
----------------------------------------------------------------------------------