Di Sản Hồ Chí Minh
Liệu có thể tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Trở lại đầu những năm 1980, khi tôi bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp, khái niệm “cân bằng giữa công việc-cuộc sống” đã bắt đầu hình thành 1 cách rõ ràng. Khi đó, chắc chắn hầu như không có sự hưởng ứng lại từ những người phụ nữ đang mong đợi được làm việc cả ở công sở và ở nhà. Bây giờ nó là một phần trong hệ tư tưởng của thời đại được thừa nhận và là trung tâm của việc chúng ta sắp xếp cuộc sống của mình như thế nào.
Nhìn vào thông báo gần đây của Ngân hàng Đầu tư JP Morgan Chase về sáng kiến Pencils Down, khuyến khích các cán bộ ngân hàng trẻ nghỉ làm vào cuối tuần, trừ khi họ tham gia vào một “thỏa thuận đang triển khai”. Phát biểu với tờ Wall Street Journal, Ông Carlos Hernandez, người đứng đầu của Công ty ngân hàng toàn cầu này, đã mô tả kế hoạch này là “thực tế đối với điều mong muốn của thế hệ này”.
Những câu chuyện làm nổi bật sự mãnh liệt, cường độ cao, của đời sống doanh nghiệp đã khá quen thuộc, và thật may là một số tổ chức cũng đã bắt đầu để tâm [đến việc này]. Cái chết của Moritz Erhardt, thực tập sinh tại ngân hàng America Merrill Lynch, lần đầu tiên buộc ngành ngân hàng nói chung phải đối mặt trực diện với lòng nhiệt tình tham công tiếc việc của nhân viên. Mặc dù yếu tố kiệt sức do công việc chưa chắc đã liên quan tới cái chết của anh ấy, nhưng thực tế là nó đã xảy ra sau 72 giờ làm việc liên tục, và đã dẫn đến các yêu cầu đánh giá lại các đòi hỏi của văn hóa ngân hàng.
Quên mất sự cân bằng
Ấy vậy mà có lý do để tin rằng những ý tưởng cách tân này, dù rằng có ý tốt, cũng vẫn bị bóp chết từ trong trứng nước. Vấn đề là ở chỗ chính cái ý tưởng cân bằng giữa công việc & cuộc sống cho thấy một tổng thể có thể phân chia 1 cách gọn gàng như mong muốn. [Nhưng] Sự thật là cuộc sống đơn giản là không phải như thế.
Tại sao? Bởi vì đủ mọi thứ chuyện cứ xảy ra. Có thể có những người mà sự tồn tại của họ thật diệu kỳ là không bị quấy rầy bởi những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên và không lường trước được, nhưng đối với những người khác 2 nửa công việc và cuộc sống, tưởng như tách biệt kia, chúng đang xâm nhập vào nhau hầu như trong tất cả thời gian.
Thậm chí đó không phải là một câu hỏi về sự cân bằng (balance). Đó là một câu hỏi về sự kiểm soát (control). Có những lúc công việc và cuộc sống được định hình phù hợp với mong muốn của chúng ta – ta tách chúng ra để thấy được sự rõ ràng và tập trung hoặc kéo chúng lại với nhau khi chúng ta cần chút ồn áo, huyên náo – nhưng thường xuyên, bất chấp lịch công việc bận rộn và kế hoạch được lập cẩn thận, thì cái nọ vẫn xung đột với cái kia, khiến chúng ta đau đớn nhận ra rằng những nỗ lực của chúng ta đang sụp đổ quanh ta.
Các mức độ kiểm soát
Bằng cách minh họa, chúng ta hãy xem xét nội dung cơ bản sau đây để hiểu mối quan hệ luôn thay đổi giữa công việc và cuộc sống. Được trình bày chi tiết hơn trong nghiên cứu mà tôi là đồng tác giả với Jo Duberley và Gill Musson, nó đưa ra biểu đồ từ mức độ kiểm soát cao đến thấp hoặc không có.
Phân đoạn
Đây là mô hình lý tưởng mà chúng ta nghe rất nhiều. Theo cách này chúng ta giữ cho công việc và cuộc sống tách biệt và lý do tại sao chúng ta đến văn phòng khi chúng ta có thể làm việc tại nhà, tại sao chúng ta mặc quần áo lịch sự, tại sao chúng ta nói về giờ làm việc 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhiều người trong chúng ta phải phấn đấu cho điều đó – và đôi khi chúng ta thậm chí cố gắng để thực hiện nó.
Hòa nhập
Thỉnh thoảng chúng ta cố gắng trộn lẫn những đặc điểm tương đồng của “công việc” và “cuộc sống” thành một thể thống nhất. Chúng ta có ranh giới linh hoạt – chẳng hạn, bằng cách làm việc tại nhà vào kỳ nghỉ của Trường học. Có thể thấy nó vẫn xuất hiện yếu tố gián đoạn, nhưng đó là vì chúng ta thích theo cách đó, và chúng ta vẫn duy trì được sự kiểm soát.
Tiếp nhận
Khi hoàn cảnh phù hợp với chúng ta, chúng ta vui mừng tiếp nhận những thứ từ “nửa” này và cho nó vào “nửa” kia (2 nửa công việc-cuộc sống). Nó có thể là một cái gì đó minh bạch như khi nói chuyện về làm việc tại nhà hoặc nhà tại nơi làm việc. Điều quan trọng, trong những trường hợp như vậy, chúng ta quyết định dành ra bao nhiêu và khi nào.
Thẩm thấu
Đây là nơi chúng ta bắt đầu mất kiểm soát. Chúng ta không thể ngăn cản hai thế giới xâm nhập vào quỹ đạo của nhau. Lo lắng về thời hạn công việc tại bàn ăn tối, tự hỏi mình về bộ đồ đá bóng bỏ quên của bọn trẻ trong cuộc họp – ảnh hưởng của nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Xâm lấn
Ở đây, cảm giác về sự rối loạn và mất kiểm soát gây hậu quả trở nên nghiêm trọng. Sự va chạm của “nửa” này vào “nửa” kia có thể là hình thái vật chất hay tình cảm. Một người thân đang vội vã vào bệnh viện là một ví dụ điển hình.
Tràn ngập
Bây giờ hãy tưởng tượng một người thân của mình được chẩn đoán trong tình trạng nghiêm trọng. Đột nhiên cảm xúc liên quan đến một lĩnh vực hoàn toàn lấn át lĩnh vực khác. Mọi kiểm soát biến mất. Sự rối loạn chiếm ưu thế. Có rất ít hy vọng về sự cân bằng trong lúc này.
Một tiến trình không có hồi kết
Có lẽ tất cả chúng ta nhận ra các tình huống trên dễ dàng hơn là chúng ta có thể xác định với hình ảnh thu nhỏ được tiểu thuyết hóa về sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống. Vô số sách, hướng dẫn viên, chương trình, huấn luyện viên và các chiến dịch cho chúng ta ấn tượng rõ ràng rằng việc phân tách công việc-cuộc sống của chúng ta dễ như ăn bánh, nhưng so sánh đó thật là buồn cười.
Cuối cùng, chúng ta không thể đánh đồng 4 giờ làm việc trong văn phòng với 4 giờ ở ngoài vườn. Tất cả điều đó quá rõ ràng về mặt thực tiễn.
Cả hai lĩnh vực “công việc” và “cuộc sống” là những khái niệm đàn hồi. Chúng đang ở trong một trạng thái căng thẳng không ngừng, và chúng ta đang gần như liên tục củng cố hoặc xác định lại ranh giới giữa chúng để đáp ứng không chỉ cho nhu cầu và mong muốn của riêng mình mà còn cả sự câu thúc áp đặt lên chúng ta.
Đây là một tiến trình không có hồi kết mà chúng ta phải giải quyết hàng ngày. Niềm tin sẽ tạo ra được sự cân bằng hoàn hảo bị đặt không đúng chỗ một cách đáng tiếc và thậm chí nguy hiểm. Sự hoàn hảo là không thể đạt được, bởi vì thủy triều lên xuống và dòng chảy thay đổi là những thứ mang tính thực tế hơn nhiều so với một trạng thái cân bằng lý tưởng [trong phòng thí nghiệm]. Điều này vốn dĩ đã là như vậy, và chúng ta tốt hơn là nên chấp nhận điều này nhiều hơn – và cũng đúng cho cả những người làm chủ mà đang bị bận tâm vào ảo tưởng nguy hiểm về các “giải pháp xử lý cho tất cả”.
Laurie Cohen là giáo sư về tổ chức & việc làm tại Đại học Nottingham ở Anh. Bài viết này được công bố lần đầu trên The Conversation.
http://vietdaikynguyen.com/v3/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Liệu có thể tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Trở lại đầu những năm 1980, khi tôi bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp, khái niệm “cân bằng giữa công việc-cuộc sống” đã bắt đầu hình thành 1 cách rõ ràng. Khi đó, chắc chắn hầu như không có sự hưởng ứng lại từ những người phụ nữ đang mong đợi được làm việc cả ở công sở và ở nhà. Bây giờ nó là một phần trong hệ tư tưởng của thời đại được thừa nhận và là trung tâm của việc chúng ta sắp xếp cuộc sống của mình như thế nào.
Nhìn vào thông báo gần đây của Ngân hàng Đầu tư JP Morgan Chase về sáng kiến Pencils Down, khuyến khích các cán bộ ngân hàng trẻ nghỉ làm vào cuối tuần, trừ khi họ tham gia vào một “thỏa thuận đang triển khai”. Phát biểu với tờ Wall Street Journal, Ông Carlos Hernandez, người đứng đầu của Công ty ngân hàng toàn cầu này, đã mô tả kế hoạch này là “thực tế đối với điều mong muốn của thế hệ này”.
Những câu chuyện làm nổi bật sự mãnh liệt, cường độ cao, của đời sống doanh nghiệp đã khá quen thuộc, và thật may là một số tổ chức cũng đã bắt đầu để tâm [đến việc này]. Cái chết của Moritz Erhardt, thực tập sinh tại ngân hàng America Merrill Lynch, lần đầu tiên buộc ngành ngân hàng nói chung phải đối mặt trực diện với lòng nhiệt tình tham công tiếc việc của nhân viên. Mặc dù yếu tố kiệt sức do công việc chưa chắc đã liên quan tới cái chết của anh ấy, nhưng thực tế là nó đã xảy ra sau 72 giờ làm việc liên tục, và đã dẫn đến các yêu cầu đánh giá lại các đòi hỏi của văn hóa ngân hàng.
Quên mất sự cân bằng
Ấy vậy mà có lý do để tin rằng những ý tưởng cách tân này, dù rằng có ý tốt, cũng vẫn bị bóp chết từ trong trứng nước. Vấn đề là ở chỗ chính cái ý tưởng cân bằng giữa công việc & cuộc sống cho thấy một tổng thể có thể phân chia 1 cách gọn gàng như mong muốn. [Nhưng] Sự thật là cuộc sống đơn giản là không phải như thế.
Tại sao? Bởi vì đủ mọi thứ chuyện cứ xảy ra. Có thể có những người mà sự tồn tại của họ thật diệu kỳ là không bị quấy rầy bởi những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên và không lường trước được, nhưng đối với những người khác 2 nửa công việc và cuộc sống, tưởng như tách biệt kia, chúng đang xâm nhập vào nhau hầu như trong tất cả thời gian.
Thậm chí đó không phải là một câu hỏi về sự cân bằng (balance). Đó là một câu hỏi về sự kiểm soát (control). Có những lúc công việc và cuộc sống được định hình phù hợp với mong muốn của chúng ta – ta tách chúng ra để thấy được sự rõ ràng và tập trung hoặc kéo chúng lại với nhau khi chúng ta cần chút ồn áo, huyên náo – nhưng thường xuyên, bất chấp lịch công việc bận rộn và kế hoạch được lập cẩn thận, thì cái nọ vẫn xung đột với cái kia, khiến chúng ta đau đớn nhận ra rằng những nỗ lực của chúng ta đang sụp đổ quanh ta.
Các mức độ kiểm soát
Bằng cách minh họa, chúng ta hãy xem xét nội dung cơ bản sau đây để hiểu mối quan hệ luôn thay đổi giữa công việc và cuộc sống. Được trình bày chi tiết hơn trong nghiên cứu mà tôi là đồng tác giả với Jo Duberley và Gill Musson, nó đưa ra biểu đồ từ mức độ kiểm soát cao đến thấp hoặc không có.
Phân đoạn
Đây là mô hình lý tưởng mà chúng ta nghe rất nhiều. Theo cách này chúng ta giữ cho công việc và cuộc sống tách biệt và lý do tại sao chúng ta đến văn phòng khi chúng ta có thể làm việc tại nhà, tại sao chúng ta mặc quần áo lịch sự, tại sao chúng ta nói về giờ làm việc 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhiều người trong chúng ta phải phấn đấu cho điều đó – và đôi khi chúng ta thậm chí cố gắng để thực hiện nó.
Hòa nhập
Thỉnh thoảng chúng ta cố gắng trộn lẫn những đặc điểm tương đồng của “công việc” và “cuộc sống” thành một thể thống nhất. Chúng ta có ranh giới linh hoạt – chẳng hạn, bằng cách làm việc tại nhà vào kỳ nghỉ của Trường học. Có thể thấy nó vẫn xuất hiện yếu tố gián đoạn, nhưng đó là vì chúng ta thích theo cách đó, và chúng ta vẫn duy trì được sự kiểm soát.
Tiếp nhận
Khi hoàn cảnh phù hợp với chúng ta, chúng ta vui mừng tiếp nhận những thứ từ “nửa” này và cho nó vào “nửa” kia (2 nửa công việc-cuộc sống). Nó có thể là một cái gì đó minh bạch như khi nói chuyện về làm việc tại nhà hoặc nhà tại nơi làm việc. Điều quan trọng, trong những trường hợp như vậy, chúng ta quyết định dành ra bao nhiêu và khi nào.
Thẩm thấu
Đây là nơi chúng ta bắt đầu mất kiểm soát. Chúng ta không thể ngăn cản hai thế giới xâm nhập vào quỹ đạo của nhau. Lo lắng về thời hạn công việc tại bàn ăn tối, tự hỏi mình về bộ đồ đá bóng bỏ quên của bọn trẻ trong cuộc họp – ảnh hưởng của nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Xâm lấn
Ở đây, cảm giác về sự rối loạn và mất kiểm soát gây hậu quả trở nên nghiêm trọng. Sự va chạm của “nửa” này vào “nửa” kia có thể là hình thái vật chất hay tình cảm. Một người thân đang vội vã vào bệnh viện là một ví dụ điển hình.
Tràn ngập
Bây giờ hãy tưởng tượng một người thân của mình được chẩn đoán trong tình trạng nghiêm trọng. Đột nhiên cảm xúc liên quan đến một lĩnh vực hoàn toàn lấn át lĩnh vực khác. Mọi kiểm soát biến mất. Sự rối loạn chiếm ưu thế. Có rất ít hy vọng về sự cân bằng trong lúc này.
Một tiến trình không có hồi kết
Có lẽ tất cả chúng ta nhận ra các tình huống trên dễ dàng hơn là chúng ta có thể xác định với hình ảnh thu nhỏ được tiểu thuyết hóa về sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống. Vô số sách, hướng dẫn viên, chương trình, huấn luyện viên và các chiến dịch cho chúng ta ấn tượng rõ ràng rằng việc phân tách công việc-cuộc sống của chúng ta dễ như ăn bánh, nhưng so sánh đó thật là buồn cười.
Cuối cùng, chúng ta không thể đánh đồng 4 giờ làm việc trong văn phòng với 4 giờ ở ngoài vườn. Tất cả điều đó quá rõ ràng về mặt thực tiễn.
Cả hai lĩnh vực “công việc” và “cuộc sống” là những khái niệm đàn hồi. Chúng đang ở trong một trạng thái căng thẳng không ngừng, và chúng ta đang gần như liên tục củng cố hoặc xác định lại ranh giới giữa chúng để đáp ứng không chỉ cho nhu cầu và mong muốn của riêng mình mà còn cả sự câu thúc áp đặt lên chúng ta.
Đây là một tiến trình không có hồi kết mà chúng ta phải giải quyết hàng ngày. Niềm tin sẽ tạo ra được sự cân bằng hoàn hảo bị đặt không đúng chỗ một cách đáng tiếc và thậm chí nguy hiểm. Sự hoàn hảo là không thể đạt được, bởi vì thủy triều lên xuống và dòng chảy thay đổi là những thứ mang tính thực tế hơn nhiều so với một trạng thái cân bằng lý tưởng [trong phòng thí nghiệm]. Điều này vốn dĩ đã là như vậy, và chúng ta tốt hơn là nên chấp nhận điều này nhiều hơn – và cũng đúng cho cả những người làm chủ mà đang bị bận tâm vào ảo tưởng nguy hiểm về các “giải pháp xử lý cho tất cả”.
Laurie Cohen là giáo sư về tổ chức & việc làm tại Đại học Nottingham ở Anh. Bài viết này được công bố lần đầu trên The Conversation.
http://vietdaikynguyen.com/v3/