Thân Hữu Tiếp Tay...

Lỗ hổng đã 67 năm _Bùi Tín

Cuộc Cách mạng tháng Tám mùa Thu 1945 đã được tròn 67 năm. Trên dưới một đời người. Bao nhiêu thơ ca ca ngợi cuộc chính biến, cách mạng, đổi đời, cướp chính quyền, tang bồng dâu biển sôi nổi ấy. Bao nhiêu bài xã luận, bình luận,

chính luận về sự kiện hiếm có ấy trong cuộc sống của dân tộc.
Tưởng như mọi sự cần nói đã được nói đến hết cả rồi.
Ấy vậy mà năm nay, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 cuộc cướp chính quyền tháng 8-1945, tôi vẫn thấy rất cần nêu lên một ý kiến cực kỳ hệ trọng với bà con ta trong cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là với các bạn trẻ hiện chiếm số đông trong gần 90 triệu người Việt.

Xin được trân trọng hỏi các bạn là trong 67 năm nay, cho đến ngày hôm nay, đất nước ta, nhân dân ta trong đời sống thực tế đang thiếu cái gì nhất?

Nghĩa là cái thiếu nhất trong cuộc sống hằng ngày, không kể đến những mỹ từ, những lạm từ, những hoang từ nhằm tuyên truyền, tưởng tượng ra những điều không hề có thật trên giải đất hẹp hình chữ S này.

Trước tháng Tám 1945, dân ta chưa có nền độc lập, mang thân phận dân thuộc địa của nước Pháp, sau đó dân ta đã có nền độc lập cao quý. Đến nay tuy nền độc lập vẫn còn bị đe dọa, nhưng nền độc lập vẫn vững bền trong ý chí kiên cường của toàn dân.

Trước kia dân ta cực kỳ nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu học; trận đói năm Ất Dậu 1945 dưới thời bị quân phát xít Nhật chiếm đóng đã gây nên cái chết thê thảm của 2 triệu người. Nay ta đã là nước xuất khẩu gạo hàng đầu ở châu Á.

Về thiếu học, dân ta đã xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống học đường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học và sau đại học, tuy chất lượng giảng dạy còn xa mới đạt mức trung bình khá, chưa nói gì đến tiên tiến, nhưng dù sao thiếu học, dốt nát không còn là vấn đề trầm kha của cuộc sống dân tộc.

Một số nhà nghiên cứu chính trị và lý luận trong nước lập luận rằng 67 năm nay, dân ta đã có tự do, rằng trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã dẫn ra những câu bất hủ về tự do của Cách mạng năm 1776 ở Hoa Kỳ và Cách mạng 1791 của nước Pháp, rằng câu châm ngôn «Không có gì quý hơn độc lập tự do» đã trở thành phương châm chính trị quý giá nhất được thực hiện rõ ràng trong 67 năm qua, và hiện nay có hàng triệu người, hàng chục triệu người Việt Nam vẫn tin là đó là những sự thật hiển nhiên khỏi phải bàn cãi.

Chỉ cần mỗi người Việt Nam ta có công tâm, có tư duy lành mạnh, chịu khó suy nghĩ bằng tư duy độc lập của cá nhân mình, không bị chi phối bởi tư duy giáo điều, theo đuôi người khác, quan sát chặt chẽ cuộc sống thực tế xung quanh, là có thể nhận ra sự thật đúng như nó có.

Sự thật cứng đầu, bướng bỉnh, hiển nhiên là cho đến nay tự do của người công dân ở Việt Nam vẫn còn là quả cấm, vẫn còn là mục tiêu đấu tranh ở phía trước, sự thật là 67 năm nay tự do công dân chỉ mới tồn tại thực sự trên tuyên ngôn, trên diễn văn, trên văn kiện, trên cửa miệng và trên giấy tờ, không hề tồn tại với đầy đủ ý nghĩa cao quý tự nhiên của nó trong cuộc sống.

Ngay ông Hồ Chí Minh người được coi là khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người nêu cao các khẩu hiệu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, người nêu cao phương châm «không có gì quý hơn Độc lập Tự do», người còn nói «nếu đất nước đã được độc lập mà nhân dân không có tự do thì nền độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì», thì trên thực tế, mỉa mai thay, ông lại tỏ ra hết sức thờ ơ, hầu như vô cảm đối với mọi quyền tự do của công dân.

Có vô vàn dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho điều đó.

Trong 24 năm làm chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS, làm lãnh tụ tối cao đảng và nhà nước, ông vẫn chủ trương kiểm duyệt gắt gao xuất bản và báo chí, bóp ngẹt báo chí tư nhân. Khi phong trào Nhân văn Giai phẩm nổ ra, những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Trần Dần…chỉ yêu cầu được tự do sáng tác, đề nghị các nhà lãnh đạo tư tưởng, văn hóa, các chính ủy trong quân đội chớ can thiệp quá sâu vào sáng tác văn học nghệ thuật, rồi bị những Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng «đánh» cho tơi bời khói lửa, vậy mà ông không chút động lòng bênh vực những công dân ngay thật, còn vào hùa trừng phạt những người đòi tự do cho mình và cho toàn xã hội.

Anh Nguyễn Hữu Đang gửi bao nhiêu thư cho ông cầu cứu, ông không một lần trả lời, ngoảnh mặt quay đi với người từng là trưởng ban tổ chức lễ Độc lập, người lãnh đạo Hội Văn hóa Cứu quốc của Việt Minh, người từng đôn đốc dựng đài cao cho ông Hồ lên đọc bản Tuyên ngôn lịch sử.

Tệ hơn nữa là khi người Sỹ quan thân cận của chủ tịch nước – Officier d’ ordonnance du Président - Vũ Đình Huỳnh, cũng là thư ký riêng thân tín của ông hàng chục năm, năm 1964 bị chụp mũ là «xét lại, tay sai Moscow», cũng gửi thư và vợ ông là bà Tề đến cầu cứu ông, ông Hồ vẫn thản nhiên, không một lời an ủi hay bênh vực.

Còn bao nhiêu sự kiện khác. Ông Hồ biết cả. Nhưng ông bất động. Mà ông còn có thể sợ ai nữa. Lúc ấy ông Lê Duẩn, ông Lê Đức Thọ chưa dám hỗn láo hạn chế quyền lực của ông với cái lý do «hãy để ông Cụ nghỉ, đừng làm phiền lòng ổng». Ông chỉ cần phê một chữ, lắc đầu một cái, là có thể cứu người công dân ưu tú khỏi oan trái. Nhưng không. Ông bất động, vì vô cảm. Vì ông vô cảm với bất công, với oan trái, với tự do công dân bị xâm phạm.

Anh Hà Minh Tuân, nhà văn quân đội có tài, chỉ sơ hở một vài câu trong cuốn tiểu thuyết «Vào đời» bị đại tướng Nguyễn Chí Thanh phang một đòn «văn tư sản đồi trụy», từ đó sạt nghiệp văn chương, cũng như nhà thơ tài hoa Quang Dũng, cũng bị ông tướng võ biền Nguyễn Chí Thanh phang một đòn chí tử về tứ thơ từ Tây Bắc «nhớ về Hà Nội bóng Kiều thơm» là «sa đọa tư sản», tất cả bị đưa lên phê phán trên báo, ông Hồ biết rõ cả, nhưng ông không tỏ thái độ, có nghĩa là ông bênh các quan đàn áp lương dân, ông không mảy may rung động khi «nước có độc lập mà dân không được tự do».

Rồi vụ bà Nguyễn Thị Năm ở Đồng Bẩm - Thái Nguyên bị tử hình theo ý kiến cố vấn Tàu, ông Hồ được ông Hoàng Quốc Việt chạy đến cầu cứu vì bà Năm từng nuôi cán bộ cộng sản, có 2 con đi bộ đội, ông Hồ chỉ «thế a!» rồi im thin thít. Đó quan niệm của người khai sinh ra nước Việt Nam độc lập và tự do là nghèo nàn ấm ớ như thế đó.

Nhiều nhà dân chủ bây giờ đã thấy rõ nếu so sánh lập trường dân chủ tự do của ông Hồ với nhà chí sỹ Phan Chu Trinh thì thấy rất rõ là ông Tây Hồ đã vượt ông Hồ cả một cái đầu. Tôi đã để thì giờ đọc Hồ Chí Minh toàn tập và những trước tác của Phan Chu Trinh để so sánh. Ông Hồ viết sách, viết báo, diễn thuyết khá nhiều, nhưng ông chỉ tập trung lên án mạnh và khá sâu bọn thực dân Tây Phương, bọn thực dân Pháp cầm quyền bóc lột áp bức dân thuộc địa, nhưng ông hầu như bỏ qua mọi hình thức bóc lột đàn áp, bất công tinh vi của người Việt đối với người Việt mình. Các bạn trẻ xin hãy đọc hàng ngàn câu thơ trong tập Tỉnh Quốc Hồn Ca của Phan Tây Hồ, sẽ thấy rõ các chủ trương của ông : nâng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là cần thiết, cấp bách, quý báu và hiện đại biết bao.

Phan Tây Hồ tuyên chiến mạnh mẽ, sâu sắc với mọi nét văn hóa lạc hậu, cổ hủ của xã hội Việt Nam, tệ nạn trọng nam khinh nữ, thói tham quan ô lại, tệ cường hào quan liêu, thói học vẹt theo thi cử, giảng giải kỹ quyền công dân, tinh thần thượng tôn luật pháp, quyền liên kết lập hội, cổ vũ lối nghiên cứu khoa học theo tư duy độc lập tự chủ kiểu thực nghiệm và thực chứng…Có thể nói tuy Phan Chu Trinh là Phó bảng Hán học nhưng trên thực tế là nhà văn hóa hiện đại nhất, hấp thu tinh túy của văn hóa Tây phương nhuần nhuyễn nhất, có hệ thống và rất thực tiễn. Có cơ sở để kết luận rằng ông Phan Chu Trinh là chiến sỹ Dân Chủ và Nhân Quyền đầu tiên và sâu sắc nhất trong lịch sử nước ta, và tư duy duy tân của ông hiện vẫn là chuyện thời sự cần thiết nóng hổi nhất.

Ông Phan và ông Hồ đều sống ở Pháp khá lâu nhưng ai tiếp thu thật sự nền văn hóa – chính trị mới mẻ tiến bộ của Pháp, có thể khẳng định là ông Phan vượt trội một cách nổi bật, như người dẫn đầu cuộc đua và kẻ mang đèn đỏ. Vì khi cầm quyền ông Hồ và những kẻ kế thừa ông đã quay lưng lại với tự do của người công dân và chà đạp nhân quyền không thương tiếc.

Đó là vì ông sống ở Pháp rồi còn sang Moscow một thời gian dài, ăn lương hàng tháng của Quốc tế CS, khi tư duy chính trị đang chín và đang định hình, bị trực tiếp Stalin và đồng chí của ông ta nhào nặn vào khuôn phép, được đào tạo ở Học viện Đông phương cộng sản, hết họp Đại hội V của Quốc tế CS (tháng 6/1924), lại họp Đại hội Quốc tế Công hội Đỏ, rồi Quốc tế CS Nông dân, rồi cả Quốc tế Phụ nữ và Quốc tế Thanh niên cũng như Quốc tế Cứu tế Đỏ. Rồi một thời gian dài ở Trung Quốc dưới trướng của Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, sau đó với hàng trăm cố vấn của «bác Mao» quanh mình, ông chỉ có một ý nghĩ chính trị mãnh liệt là nhuộm đỏ cả Bắc cả Nam nước ta, nhuộm đỏ cả Lào và Miên, cho đến nhuộm đỏ cả Đông Nam Á và thế giới, sứ mệnh được các lãnh tụ quốc tế của ông là ông Xít và ông Mao giao cho ông.

Cho nên tháng Tám năm nay, nhắc đến bản Tuyên ngôn Độc lập, điều mỉa mai cay đắng khổng lồ là những chữ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đó sau 67 năm vẫn còn là những chữ rỗng ruột, những mỹ từ trên giấy, những lời hứa hão huyền, những quả lừa khổng lồ dai dẳng, những món nợ trầm luân của ông Hồ, của đảng Cộng sản đối với dân ta.

24 năm ông Hồ trực tiếp cầm quyền, công dân Việt Nam chỉ được làm những điều gì đảng cho phép, mọi người ngoài đảng chỉ là công dân dự bị, loại hai, bị phân biệt đối xử theo lý lịch, không một công dân nào có hộ chiếu để xuất ngoại, người nông dân tự do, người buôn bán tự do…là chuyện viển vông không tồn tại.

Đến nay, trong đổi mới, gia tài ông Hồ để lại tuy có điều chỉnh chút ít, nhưng đường lối cơ bản theo chủ nghĩa Mác-Lenin vẫn là một xã hội tật bệnh hiểm nghèo, trong đó lỗ hổng cực kỳ bi đát là thiếu dân chủ tự do, thiếu nhân quyền vẫn cứ toang hoác thêm. Vẫn là một không gian xã hội không có dưỡng khí, ngột ngạt đến ngẹt thở. Đây là bất hạnh dai dẳng lớn nhất của dân ta khi so sánh với nhân dân Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia gần ta, chưa nói đến dân Ấn Độ, Nhật Bản…

Trên đây là món nợ lớn nhất mà toàn dân ta đang trên đà thức tỉnh để đòi lại cho nhân dân ta và muôn đời con cháu, món nợ lưu cữu 67 năm, lãnh đạo đảng CS không thể trì hoãn và cố tình bỏ quên mãi được.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lỗ hổng đã 67 năm _Bùi Tín

Cuộc Cách mạng tháng Tám mùa Thu 1945 đã được tròn 67 năm. Trên dưới một đời người. Bao nhiêu thơ ca ca ngợi cuộc chính biến, cách mạng, đổi đời, cướp chính quyền, tang bồng dâu biển sôi nổi ấy. Bao nhiêu bài xã luận, bình luận,

chính luận về sự kiện hiếm có ấy trong cuộc sống của dân tộc.
Tưởng như mọi sự cần nói đã được nói đến hết cả rồi.
Ấy vậy mà năm nay, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 cuộc cướp chính quyền tháng 8-1945, tôi vẫn thấy rất cần nêu lên một ý kiến cực kỳ hệ trọng với bà con ta trong cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là với các bạn trẻ hiện chiếm số đông trong gần 90 triệu người Việt.

Xin được trân trọng hỏi các bạn là trong 67 năm nay, cho đến ngày hôm nay, đất nước ta, nhân dân ta trong đời sống thực tế đang thiếu cái gì nhất?

Nghĩa là cái thiếu nhất trong cuộc sống hằng ngày, không kể đến những mỹ từ, những lạm từ, những hoang từ nhằm tuyên truyền, tưởng tượng ra những điều không hề có thật trên giải đất hẹp hình chữ S này.

Trước tháng Tám 1945, dân ta chưa có nền độc lập, mang thân phận dân thuộc địa của nước Pháp, sau đó dân ta đã có nền độc lập cao quý. Đến nay tuy nền độc lập vẫn còn bị đe dọa, nhưng nền độc lập vẫn vững bền trong ý chí kiên cường của toàn dân.

Trước kia dân ta cực kỳ nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu học; trận đói năm Ất Dậu 1945 dưới thời bị quân phát xít Nhật chiếm đóng đã gây nên cái chết thê thảm của 2 triệu người. Nay ta đã là nước xuất khẩu gạo hàng đầu ở châu Á.

Về thiếu học, dân ta đã xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống học đường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học và sau đại học, tuy chất lượng giảng dạy còn xa mới đạt mức trung bình khá, chưa nói gì đến tiên tiến, nhưng dù sao thiếu học, dốt nát không còn là vấn đề trầm kha của cuộc sống dân tộc.

Một số nhà nghiên cứu chính trị và lý luận trong nước lập luận rằng 67 năm nay, dân ta đã có tự do, rằng trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã dẫn ra những câu bất hủ về tự do của Cách mạng năm 1776 ở Hoa Kỳ và Cách mạng 1791 của nước Pháp, rằng câu châm ngôn «Không có gì quý hơn độc lập tự do» đã trở thành phương châm chính trị quý giá nhất được thực hiện rõ ràng trong 67 năm qua, và hiện nay có hàng triệu người, hàng chục triệu người Việt Nam vẫn tin là đó là những sự thật hiển nhiên khỏi phải bàn cãi.

Chỉ cần mỗi người Việt Nam ta có công tâm, có tư duy lành mạnh, chịu khó suy nghĩ bằng tư duy độc lập của cá nhân mình, không bị chi phối bởi tư duy giáo điều, theo đuôi người khác, quan sát chặt chẽ cuộc sống thực tế xung quanh, là có thể nhận ra sự thật đúng như nó có.

Sự thật cứng đầu, bướng bỉnh, hiển nhiên là cho đến nay tự do của người công dân ở Việt Nam vẫn còn là quả cấm, vẫn còn là mục tiêu đấu tranh ở phía trước, sự thật là 67 năm nay tự do công dân chỉ mới tồn tại thực sự trên tuyên ngôn, trên diễn văn, trên văn kiện, trên cửa miệng và trên giấy tờ, không hề tồn tại với đầy đủ ý nghĩa cao quý tự nhiên của nó trong cuộc sống.

Ngay ông Hồ Chí Minh người được coi là khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người nêu cao các khẩu hiệu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, người nêu cao phương châm «không có gì quý hơn Độc lập Tự do», người còn nói «nếu đất nước đã được độc lập mà nhân dân không có tự do thì nền độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì», thì trên thực tế, mỉa mai thay, ông lại tỏ ra hết sức thờ ơ, hầu như vô cảm đối với mọi quyền tự do của công dân.

Có vô vàn dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho điều đó.

Trong 24 năm làm chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS, làm lãnh tụ tối cao đảng và nhà nước, ông vẫn chủ trương kiểm duyệt gắt gao xuất bản và báo chí, bóp ngẹt báo chí tư nhân. Khi phong trào Nhân văn Giai phẩm nổ ra, những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Trần Dần…chỉ yêu cầu được tự do sáng tác, đề nghị các nhà lãnh đạo tư tưởng, văn hóa, các chính ủy trong quân đội chớ can thiệp quá sâu vào sáng tác văn học nghệ thuật, rồi bị những Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng «đánh» cho tơi bời khói lửa, vậy mà ông không chút động lòng bênh vực những công dân ngay thật, còn vào hùa trừng phạt những người đòi tự do cho mình và cho toàn xã hội.

Anh Nguyễn Hữu Đang gửi bao nhiêu thư cho ông cầu cứu, ông không một lần trả lời, ngoảnh mặt quay đi với người từng là trưởng ban tổ chức lễ Độc lập, người lãnh đạo Hội Văn hóa Cứu quốc của Việt Minh, người từng đôn đốc dựng đài cao cho ông Hồ lên đọc bản Tuyên ngôn lịch sử.

Tệ hơn nữa là khi người Sỹ quan thân cận của chủ tịch nước – Officier d’ ordonnance du Président - Vũ Đình Huỳnh, cũng là thư ký riêng thân tín của ông hàng chục năm, năm 1964 bị chụp mũ là «xét lại, tay sai Moscow», cũng gửi thư và vợ ông là bà Tề đến cầu cứu ông, ông Hồ vẫn thản nhiên, không một lời an ủi hay bênh vực.

Còn bao nhiêu sự kiện khác. Ông Hồ biết cả. Nhưng ông bất động. Mà ông còn có thể sợ ai nữa. Lúc ấy ông Lê Duẩn, ông Lê Đức Thọ chưa dám hỗn láo hạn chế quyền lực của ông với cái lý do «hãy để ông Cụ nghỉ, đừng làm phiền lòng ổng». Ông chỉ cần phê một chữ, lắc đầu một cái, là có thể cứu người công dân ưu tú khỏi oan trái. Nhưng không. Ông bất động, vì vô cảm. Vì ông vô cảm với bất công, với oan trái, với tự do công dân bị xâm phạm.

Anh Hà Minh Tuân, nhà văn quân đội có tài, chỉ sơ hở một vài câu trong cuốn tiểu thuyết «Vào đời» bị đại tướng Nguyễn Chí Thanh phang một đòn «văn tư sản đồi trụy», từ đó sạt nghiệp văn chương, cũng như nhà thơ tài hoa Quang Dũng, cũng bị ông tướng võ biền Nguyễn Chí Thanh phang một đòn chí tử về tứ thơ từ Tây Bắc «nhớ về Hà Nội bóng Kiều thơm» là «sa đọa tư sản», tất cả bị đưa lên phê phán trên báo, ông Hồ biết rõ cả, nhưng ông không tỏ thái độ, có nghĩa là ông bênh các quan đàn áp lương dân, ông không mảy may rung động khi «nước có độc lập mà dân không được tự do».

Rồi vụ bà Nguyễn Thị Năm ở Đồng Bẩm - Thái Nguyên bị tử hình theo ý kiến cố vấn Tàu, ông Hồ được ông Hoàng Quốc Việt chạy đến cầu cứu vì bà Năm từng nuôi cán bộ cộng sản, có 2 con đi bộ đội, ông Hồ chỉ «thế a!» rồi im thin thít. Đó quan niệm của người khai sinh ra nước Việt Nam độc lập và tự do là nghèo nàn ấm ớ như thế đó.

Nhiều nhà dân chủ bây giờ đã thấy rõ nếu so sánh lập trường dân chủ tự do của ông Hồ với nhà chí sỹ Phan Chu Trinh thì thấy rất rõ là ông Tây Hồ đã vượt ông Hồ cả một cái đầu. Tôi đã để thì giờ đọc Hồ Chí Minh toàn tập và những trước tác của Phan Chu Trinh để so sánh. Ông Hồ viết sách, viết báo, diễn thuyết khá nhiều, nhưng ông chỉ tập trung lên án mạnh và khá sâu bọn thực dân Tây Phương, bọn thực dân Pháp cầm quyền bóc lột áp bức dân thuộc địa, nhưng ông hầu như bỏ qua mọi hình thức bóc lột đàn áp, bất công tinh vi của người Việt đối với người Việt mình. Các bạn trẻ xin hãy đọc hàng ngàn câu thơ trong tập Tỉnh Quốc Hồn Ca của Phan Tây Hồ, sẽ thấy rõ các chủ trương của ông : nâng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là cần thiết, cấp bách, quý báu và hiện đại biết bao.

Phan Tây Hồ tuyên chiến mạnh mẽ, sâu sắc với mọi nét văn hóa lạc hậu, cổ hủ của xã hội Việt Nam, tệ nạn trọng nam khinh nữ, thói tham quan ô lại, tệ cường hào quan liêu, thói học vẹt theo thi cử, giảng giải kỹ quyền công dân, tinh thần thượng tôn luật pháp, quyền liên kết lập hội, cổ vũ lối nghiên cứu khoa học theo tư duy độc lập tự chủ kiểu thực nghiệm và thực chứng…Có thể nói tuy Phan Chu Trinh là Phó bảng Hán học nhưng trên thực tế là nhà văn hóa hiện đại nhất, hấp thu tinh túy của văn hóa Tây phương nhuần nhuyễn nhất, có hệ thống và rất thực tiễn. Có cơ sở để kết luận rằng ông Phan Chu Trinh là chiến sỹ Dân Chủ và Nhân Quyền đầu tiên và sâu sắc nhất trong lịch sử nước ta, và tư duy duy tân của ông hiện vẫn là chuyện thời sự cần thiết nóng hổi nhất.

Ông Phan và ông Hồ đều sống ở Pháp khá lâu nhưng ai tiếp thu thật sự nền văn hóa – chính trị mới mẻ tiến bộ của Pháp, có thể khẳng định là ông Phan vượt trội một cách nổi bật, như người dẫn đầu cuộc đua và kẻ mang đèn đỏ. Vì khi cầm quyền ông Hồ và những kẻ kế thừa ông đã quay lưng lại với tự do của người công dân và chà đạp nhân quyền không thương tiếc.

Đó là vì ông sống ở Pháp rồi còn sang Moscow một thời gian dài, ăn lương hàng tháng của Quốc tế CS, khi tư duy chính trị đang chín và đang định hình, bị trực tiếp Stalin và đồng chí của ông ta nhào nặn vào khuôn phép, được đào tạo ở Học viện Đông phương cộng sản, hết họp Đại hội V của Quốc tế CS (tháng 6/1924), lại họp Đại hội Quốc tế Công hội Đỏ, rồi Quốc tế CS Nông dân, rồi cả Quốc tế Phụ nữ và Quốc tế Thanh niên cũng như Quốc tế Cứu tế Đỏ. Rồi một thời gian dài ở Trung Quốc dưới trướng của Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, sau đó với hàng trăm cố vấn của «bác Mao» quanh mình, ông chỉ có một ý nghĩ chính trị mãnh liệt là nhuộm đỏ cả Bắc cả Nam nước ta, nhuộm đỏ cả Lào và Miên, cho đến nhuộm đỏ cả Đông Nam Á và thế giới, sứ mệnh được các lãnh tụ quốc tế của ông là ông Xít và ông Mao giao cho ông.

Cho nên tháng Tám năm nay, nhắc đến bản Tuyên ngôn Độc lập, điều mỉa mai cay đắng khổng lồ là những chữ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đó sau 67 năm vẫn còn là những chữ rỗng ruột, những mỹ từ trên giấy, những lời hứa hão huyền, những quả lừa khổng lồ dai dẳng, những món nợ trầm luân của ông Hồ, của đảng Cộng sản đối với dân ta.

24 năm ông Hồ trực tiếp cầm quyền, công dân Việt Nam chỉ được làm những điều gì đảng cho phép, mọi người ngoài đảng chỉ là công dân dự bị, loại hai, bị phân biệt đối xử theo lý lịch, không một công dân nào có hộ chiếu để xuất ngoại, người nông dân tự do, người buôn bán tự do…là chuyện viển vông không tồn tại.

Đến nay, trong đổi mới, gia tài ông Hồ để lại tuy có điều chỉnh chút ít, nhưng đường lối cơ bản theo chủ nghĩa Mác-Lenin vẫn là một xã hội tật bệnh hiểm nghèo, trong đó lỗ hổng cực kỳ bi đát là thiếu dân chủ tự do, thiếu nhân quyền vẫn cứ toang hoác thêm. Vẫn là một không gian xã hội không có dưỡng khí, ngột ngạt đến ngẹt thở. Đây là bất hạnh dai dẳng lớn nhất của dân ta khi so sánh với nhân dân Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia gần ta, chưa nói đến dân Ấn Độ, Nhật Bản…

Trên đây là món nợ lớn nhất mà toàn dân ta đang trên đà thức tỉnh để đòi lại cho nhân dân ta và muôn đời con cháu, món nợ lưu cữu 67 năm, lãnh đạo đảng CS không thể trì hoãn và cố tình bỏ quên mãi được.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm