Sức khỏe và đời sống
Loài người sẽ ăn con gì vào năm 2050 ?
Vào năm 2050, hành tinh chúng ta sẽ có 9 tỷ người. Làm thế nào nuôi sống được số lượng người khổng lồ này trong lúc nguồn thức ăn lại không tăng tương ứng. Từ ngày 13/11/2013 vừa qua, các chuyên gia của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã họp trù bị cho Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng với trọng tâm là tìm kiếm giải pháp cung cấp đủ thực phẩm cho tất cả mọi người và phát triển phổ cập các giải pháp này.
Đành rằng chất protéine có trong cả động vật và thực vật. Thế nhưng, cho đến nay, đại đa số người dân trên trái đất đều ăn thịt, cá để có chất proteine. Hiện nay, muốn có được một cân thịt, phải tốn từ 6 đến 8 cân thức ăn. Đó là chưa kể đến việc mở rộng, phát triển chăn nuôi sẽ gây ô nhiễm đất, hao tốn nước. Do vậy, giới chuyên gia đưa ra một số giải pháp, như làm thịt bò nhân tạo, ăn côn trùng…
Nói về thịt bò nhân tạo, vừa qua, các nhà khoa học của trường đại học Maastricht, Hà Lan, đã chế tạo thành công thịt bò trong ống nghiệm, trên cơ sở tế bào gốc của bò, được kích thích bởi hormone tăng trưởng. Sau đó, cho thêm một số phụ gia, để tạo mầu, khẩu vị và độ mềm, dai giống như thịt bò. Ở giai đoạn sản xuất thử nghiệm, giá thành còn rất cao : 140 lạng thịt bò nhân tạo tốn tới 290 000 euro.
Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp – INRA – nhiều nước có khả năng tiếp cận với công nghệ chế tạo thịt bò trong ống nghiệm. Cũng giống như máy tính điện tử, giá thành ban đầu có thể cao, nhưng sẽ giảm dần cùng với thời gian.
Hơn nữa, cho đến nay, trên thế giới, khoảng 2 tỷ người đã thường xuyên ăn côn trùng tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Theo dự báo của FAO, đến năm 2030, khoảng 56% dân số trên thế giới sẽ có thói quen ăn trực tiếp hoặc gián tiếp côn trùng.
Liên quan đến việc ăn trực tiếp côn trùng, ví dụ như châu chấu nướng, vấn đề ở đây là rào cản tâm lý. Vượt qua được rào cản này, khẩu vị của côn trùng sẽ trở nên quen thuộc. Trên thực tế, việc tiêu thụ gián tiếp côn trùng đã tương đối phát triển. Bột thịt côn trùng đã được trộn vào nhiều loại thức ăn gia súc. Thế còn thức ăn cho người ?
Ông Cédric Auriol, chủ công ty MicroNutris, chuyên nuôi côn trùng để
chế biến thành thức ăn, cho biết là là sắp tới, công ty của ông sẽ tung
ra thị trường bánh biscuit chanh – dế. Doanh nhân này giải thích : Côn
trùng được sấy khô, ướp mùi, sau đó được nghiền thành bột. Bánh biscuit
mặn và ngọt có khoảng 20% bột thịt côn trùng. Khẩu vị của bánh giống hệt
như các loại bánh ăn
Trên trang web của công ty hiện có rao bán bột công trùng sấy khô : Một túi 40 con dế, dưới dạng bột, giá là 12,5 euro. Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn vào sa lát hoặc làm các loại bánh.
RFI
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Loài người sẽ ăn con gì vào năm 2050 ?
Vào năm 2050, hành tinh chúng ta sẽ có 9 tỷ người. Làm thế nào nuôi sống được số lượng người khổng lồ này trong lúc nguồn thức ăn lại không tăng tương ứng. Từ ngày 13/11/2013 vừa qua, các chuyên gia của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã họp trù bị cho Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng với trọng tâm là tìm kiếm giải pháp cung cấp đủ thực phẩm cho tất cả mọi người và phát triển phổ cập các giải pháp này.
Đành rằng chất protéine có trong cả động vật và thực vật. Thế nhưng, cho đến nay, đại đa số người dân trên trái đất đều ăn thịt, cá để có chất proteine. Hiện nay, muốn có được một cân thịt, phải tốn từ 6 đến 8 cân thức ăn. Đó là chưa kể đến việc mở rộng, phát triển chăn nuôi sẽ gây ô nhiễm đất, hao tốn nước. Do vậy, giới chuyên gia đưa ra một số giải pháp, như làm thịt bò nhân tạo, ăn côn trùng…
Nói về thịt bò nhân tạo, vừa qua, các nhà khoa học của trường đại học Maastricht, Hà Lan, đã chế tạo thành công thịt bò trong ống nghiệm, trên cơ sở tế bào gốc của bò, được kích thích bởi hormone tăng trưởng. Sau đó, cho thêm một số phụ gia, để tạo mầu, khẩu vị và độ mềm, dai giống như thịt bò. Ở giai đoạn sản xuất thử nghiệm, giá thành còn rất cao : 140 lạng thịt bò nhân tạo tốn tới 290 000 euro.
Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp – INRA – nhiều nước có khả năng tiếp cận với công nghệ chế tạo thịt bò trong ống nghiệm. Cũng giống như máy tính điện tử, giá thành ban đầu có thể cao, nhưng sẽ giảm dần cùng với thời gian.
Hơn nữa, cho đến nay, trên thế giới, khoảng 2 tỷ người đã thường xuyên ăn côn trùng tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Theo dự báo của FAO, đến năm 2030, khoảng 56% dân số trên thế giới sẽ có thói quen ăn trực tiếp hoặc gián tiếp côn trùng.
Liên quan đến việc ăn trực tiếp côn trùng, ví dụ như châu chấu nướng, vấn đề ở đây là rào cản tâm lý. Vượt qua được rào cản này, khẩu vị của côn trùng sẽ trở nên quen thuộc. Trên thực tế, việc tiêu thụ gián tiếp côn trùng đã tương đối phát triển. Bột thịt côn trùng đã được trộn vào nhiều loại thức ăn gia súc. Thế còn thức ăn cho người ?
Ông Cédric Auriol, chủ công ty MicroNutris, chuyên nuôi côn trùng để
chế biến thành thức ăn, cho biết là là sắp tới, công ty của ông sẽ tung
ra thị trường bánh biscuit chanh – dế. Doanh nhân này giải thích : Côn
trùng được sấy khô, ướp mùi, sau đó được nghiền thành bột. Bánh biscuit
mặn và ngọt có khoảng 20% bột thịt côn trùng. Khẩu vị của bánh giống hệt
như các loại bánh ăn
Trên trang web của công ty hiện có rao bán bột công trùng sấy khô : Một túi 40 con dế, dưới dạng bột, giá là 12,5 euro. Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn vào sa lát hoặc làm các loại bánh.
RFI