Kinh Đời
Loạt "ma cà rồng" thứ thiệt trong thế giới động vật
Không chỉ có hình thù đáng sợ, những loài động vật này còn khiến con người phải rùng mình trước khả năng hút máu của chúng.
Không chỉ có hình thù đáng sợ, những loài động vật này còn khiến con người phải rùng mình trước khả năng hút máu của chúng.
Chúng ta đã từng biết tới bọ xít hút máu người - một loài côn trùng "ma cà rồng" từng gây hoang mang cách đây hơn 2 năm. Dưới đây là danh sách một số loài động vật đáng sợ khác chuyên đi hút máu trong thế giới động vật, theo tổng hợp từ trang BuzzFeed.
1. Lươn mút đá Lamprey
Sống chủ yếu ở vùng nước ven bờ biển Thái Bình Dương, lươn Lamprey được mệnh danh là “kẻ hút máu kinh hoàng dưới mặt nước”.
Khi trưởng thành, lươn Lamprey có kích thước cơ thể lên đến 1m, trở thành kẻ hút máu nguy hiểm.
Cấu tạo cơ thể của loài lươn này chỉ bao gồm một đôi mắt to, một lỗ mũi ở đỉnh đầu và bảy lỗ mang ở hai bên. Dù bộ não bé và xương sống cấu thành từ sụn, nhưng kết cấu hàm răng của chúng lại cực kỳ kinh khủng.
Hình ảnh lươn Lamprey đang cuốn lấy một con cá để "xử lý".
Điểm đặc biệt của loài lươn này chính là chiếc mồm có giác hút đáng sợ. Chiếc mồm này có một lớp biểu bì gồm hàng chục chiếc răng rất nhỏ, giúp lươn Lamprey bám chặt vào bất kỳ con mồi nào bơi ngang qua. Sau đó, việc còn lại sẽ do bộ răng phía bên trong xử lý.
Bộ răng bên trong của lươn Lamprey gồm vô số những vòng răng nhỏ liên tiếp nhau, có nhiệm vụ xoáy sâu vào con mồi. Cuối cùng, con mồi sẽ dần dần bị chết do máu bị hút hết. Đến lúc đó, lươn Lamprey sẽ bỏ đi tìm con mồi mới cho mình.
Khi bị bỏ đói quá lâu, chúng còn có thể tấn công cả con người.
2. Chim sẻ hút máu
Là một loài chim họ sẻ sống ở đảo Galapagos, chim sẻ hút máu lại có thói quen khá khác lạ: hút máu của các loài chim khác.
Mặc dù thức ăn chính của chúng là hạt và các loài sâu bọ, nhưng để thích ứng với sự thiếu thốn về nguồn nước ngọt trên hòn đảo này, chim sẻ hút máu đã tự làm quen với một loại chất lỏng bổ dưỡng - máu.
Để hút máu, chúng thường đậu lên đuôi của một loài chim (thường là chim hải âu), sau đó dùng mỏ đục vào thân thể của chú chim đó cho đến khi chảy máu và bắt đầu "thưởng thức".
Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao nạn nhân lại không hề chống cự? Câu trả lời chính là chim sẻ hút máu đã lợi dụng một thói quen rất “tự nhiên” của các loài chim, đó chính là chúng thường dùng mỏ của mình để tỉa lông, bắt bọ trên chính cơ thể mình.
Vì vậy, khi chim sẻ hút máu mổ vào thân thể nạn nhân, chúng sẽ nghĩ rằng “ai đó” đang giúp chúng làm sạch mà không biết rằng, máu của mình đang bị "bòn rút".
3. Cá Candiru
Còn được gọi là cá tăm xỉa răng bởi kích cỡ tí hon, cá candiru được coi là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với con người, đặc biệt là đàn ông.
Loài cá này thường sống ký sinh trên cơ thể cá trê trong các vùng nước đục ở Nam Mỹ, nhiều nhất là ở Amazon. Vậy điều gì khiến chúng trở nên nguy hiểm đến vậy?
Có 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do cơ thể trong suốt của chúng. Với cơ thể như vậy thì thật khó để phát hiện ra chúng trong môi trường nước đục ở trên. Thứ hai là do kích thước rất nhỏ, loài cá này lại có thể chui vào “của quý” của đàn ông khi họ ở dưới nước, sau đó ký sinh và hút máu trong niệu đạo của họ.
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1997, một người đàn ông bản địa ở Itacoatiara, Brazil sau khi tắm dưới sông đã bị “một đàn” candiru chui vào trong niệu đạo, sống nhờ máu và các mô tế bào trong đó cho đến lúc chúng chết. Sau khi làm phẫu thuật, các bác sĩ đã lôi được 6 chú cá candiru ra ngoài.
4. Bướm đêm Calyptra thalictri
Theo lý thuyết thì thức ăn chủ yếu của loài bướm là mật hoa. Tuy nhiên, loài bướm Calyptra thalictri lại nằm ngoài quy luật này. Trong một nghiên cứu gần đây của các nhà sinh vật học, họ đã phát hiện ra loài bướm này còn có thói quen hút máu.
Loài bướm này có nguồn gốc từ châu Âu và ở Nga. Các nhà sinh vật học cho rằng, chúng đang trong một quá trình tiến hóa mới hơn so với các loài bướm khác. Chúng phát triển một hệ thống vị giác mới đối với máu động vật và máu người.
Ban đầu, chúng chỉ hút máu động vật nhưng đến năm 2006 đã xuất hiện trường hợp đầu tiên của loài bướm này hút máu người.
Vòi của chúng là một ống rỗng dài, cứng và giống như một mũi khoan, chúng sẽ khoan sâu vào da của đối tượng. Sau đó, áp lực máu của đối tượng sẽ tự đẩy máu vào miệng của chúng. Tuy nhiên, chỉ có bướm đực mới có khả năng này.
Ở bộ phận bị loài bướm này hút máu, da sẽ bị ửng đỏ và rát trong vài giờ. Mặc dù vậy, các nhà sinh vật học cũng không hề phát hiện ra điều gì nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Có vẻ như chúng không gây hại gì cho con người.
5. Ốc sên biển hút máu
Nếu thức ăn ưa thích của các loài ốc sên biển khác là rong biển hay sinh vật phù du thì thức ăn của ốc sên Cooper lại cực kỳ khác biệt - máu. Không những thế, con mồi của chúng cũng cực kỳ đặc biệt và khó ngờ tới, đó là những con lươn điện.
Với khả năng phóng ra dòng điện lên tới 220volt, lươn điện là một đối thủ đáng gờm với bất kỳ một loài sinh vật nào. Thế nhưng điều này không khiến ốc sên Cooper chùn bước. Chúng hoàn toàn có khả năng hút máu lươn điện mà đối thủ không hề biết.
Sử dụng lớp da của mình để bám dính lên đối thủ, ốc sên Cooper cắt một đường rất nhỏ lên làn da của lươn điện và cắm vòi của chúng vào đó. Đôi khi, chúng còn không cần phải cắt mà cắm luôn vòi vào miệng, mang, hoặc hậu môn của lươn. Chuẩn bị xong xuôi, chúng bắt đầu hút máu và có thể hút máu liên tục trong vòng 12 ngày liên tiếp trước khi buông tha nạn nhân.
Mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều, nhưng vẫn chưa ai hiểu được vì sao ốc sên Cooper lại chọn lươn điện làm con mồi của mình. Chằng nhẽ nó không hề sợ cái chết bất ngờ nếu như lươn phóng điện hay sao? Hiện các nhà khoa học vẫn đang cố gắng để lý giải điều kỳ lạ này.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Buzz Feed, Discovery News, Wikipedia...
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (1)
Binh Ngơ
Các em chơi bạo qúa mà, Cởi quần sí líp khoe ra qúa trời. Soutien chang tụi ra ngoài, “Bác » Hồ muốn nựng bưởi tuơi Biên Hòa. Lưu vong “bác” khoái gái Hoa, Tăng Tuyết Minh chính vợ nhà ly hôn. Qua Pháp “bác” khoái dòm trôn, Bốn lù nắng cực ôm hôn Ðầm già. Thế là dính trấu tim la, Một tiếng gọi chó gọi Cha trăm lần (úi giới đau qúa cha mẹ ơi).
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Loạt "ma cà rồng" thứ thiệt trong thế giới động vật
Không chỉ có hình thù đáng sợ, những loài động vật này còn khiến con người phải rùng mình trước khả năng hút máu của chúng.
Không chỉ có hình thù đáng sợ, những loài động vật này còn khiến con người phải rùng mình trước khả năng hút máu của chúng.
Chúng ta đã từng biết tới bọ xít hút máu người - một loài côn trùng "ma cà rồng" từng gây hoang mang cách đây hơn 2 năm. Dưới đây là danh sách một số loài động vật đáng sợ khác chuyên đi hút máu trong thế giới động vật, theo tổng hợp từ trang BuzzFeed.
1. Lươn mút đá Lamprey
Sống chủ yếu ở vùng nước ven bờ biển Thái Bình Dương, lươn Lamprey được mệnh danh là “kẻ hút máu kinh hoàng dưới mặt nước”.
Khi trưởng thành, lươn Lamprey có kích thước cơ thể lên đến 1m, trở thành kẻ hút máu nguy hiểm.
Cấu tạo cơ thể của loài lươn này chỉ bao gồm một đôi mắt to, một lỗ mũi ở đỉnh đầu và bảy lỗ mang ở hai bên. Dù bộ não bé và xương sống cấu thành từ sụn, nhưng kết cấu hàm răng của chúng lại cực kỳ kinh khủng.
Hình ảnh lươn Lamprey đang cuốn lấy một con cá để "xử lý".
Điểm đặc biệt của loài lươn này chính là chiếc mồm có giác hút đáng sợ. Chiếc mồm này có một lớp biểu bì gồm hàng chục chiếc răng rất nhỏ, giúp lươn Lamprey bám chặt vào bất kỳ con mồi nào bơi ngang qua. Sau đó, việc còn lại sẽ do bộ răng phía bên trong xử lý.
Bộ răng bên trong của lươn Lamprey gồm vô số những vòng răng nhỏ liên tiếp nhau, có nhiệm vụ xoáy sâu vào con mồi. Cuối cùng, con mồi sẽ dần dần bị chết do máu bị hút hết. Đến lúc đó, lươn Lamprey sẽ bỏ đi tìm con mồi mới cho mình.
Khi bị bỏ đói quá lâu, chúng còn có thể tấn công cả con người.
2. Chim sẻ hút máu
Là một loài chim họ sẻ sống ở đảo Galapagos, chim sẻ hút máu lại có thói quen khá khác lạ: hút máu của các loài chim khác.
Mặc dù thức ăn chính của chúng là hạt và các loài sâu bọ, nhưng để thích ứng với sự thiếu thốn về nguồn nước ngọt trên hòn đảo này, chim sẻ hút máu đã tự làm quen với một loại chất lỏng bổ dưỡng - máu.
Để hút máu, chúng thường đậu lên đuôi của một loài chim (thường là chim hải âu), sau đó dùng mỏ đục vào thân thể của chú chim đó cho đến khi chảy máu và bắt đầu "thưởng thức".
Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao nạn nhân lại không hề chống cự? Câu trả lời chính là chim sẻ hút máu đã lợi dụng một thói quen rất “tự nhiên” của các loài chim, đó chính là chúng thường dùng mỏ của mình để tỉa lông, bắt bọ trên chính cơ thể mình.
Vì vậy, khi chim sẻ hút máu mổ vào thân thể nạn nhân, chúng sẽ nghĩ rằng “ai đó” đang giúp chúng làm sạch mà không biết rằng, máu của mình đang bị "bòn rút".
3. Cá Candiru
Còn được gọi là cá tăm xỉa răng bởi kích cỡ tí hon, cá candiru được coi là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với con người, đặc biệt là đàn ông.
Loài cá này thường sống ký sinh trên cơ thể cá trê trong các vùng nước đục ở Nam Mỹ, nhiều nhất là ở Amazon. Vậy điều gì khiến chúng trở nên nguy hiểm đến vậy?
Có 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do cơ thể trong suốt của chúng. Với cơ thể như vậy thì thật khó để phát hiện ra chúng trong môi trường nước đục ở trên. Thứ hai là do kích thước rất nhỏ, loài cá này lại có thể chui vào “của quý” của đàn ông khi họ ở dưới nước, sau đó ký sinh và hút máu trong niệu đạo của họ.
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1997, một người đàn ông bản địa ở Itacoatiara, Brazil sau khi tắm dưới sông đã bị “một đàn” candiru chui vào trong niệu đạo, sống nhờ máu và các mô tế bào trong đó cho đến lúc chúng chết. Sau khi làm phẫu thuật, các bác sĩ đã lôi được 6 chú cá candiru ra ngoài.
4. Bướm đêm Calyptra thalictri
Theo lý thuyết thì thức ăn chủ yếu của loài bướm là mật hoa. Tuy nhiên, loài bướm Calyptra thalictri lại nằm ngoài quy luật này. Trong một nghiên cứu gần đây của các nhà sinh vật học, họ đã phát hiện ra loài bướm này còn có thói quen hút máu.
Loài bướm này có nguồn gốc từ châu Âu và ở Nga. Các nhà sinh vật học cho rằng, chúng đang trong một quá trình tiến hóa mới hơn so với các loài bướm khác. Chúng phát triển một hệ thống vị giác mới đối với máu động vật và máu người.
Ban đầu, chúng chỉ hút máu động vật nhưng đến năm 2006 đã xuất hiện trường hợp đầu tiên của loài bướm này hút máu người.
Vòi của chúng là một ống rỗng dài, cứng và giống như một mũi khoan, chúng sẽ khoan sâu vào da của đối tượng. Sau đó, áp lực máu của đối tượng sẽ tự đẩy máu vào miệng của chúng. Tuy nhiên, chỉ có bướm đực mới có khả năng này.
Ở bộ phận bị loài bướm này hút máu, da sẽ bị ửng đỏ và rát trong vài giờ. Mặc dù vậy, các nhà sinh vật học cũng không hề phát hiện ra điều gì nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Có vẻ như chúng không gây hại gì cho con người.
5. Ốc sên biển hút máu
Nếu thức ăn ưa thích của các loài ốc sên biển khác là rong biển hay sinh vật phù du thì thức ăn của ốc sên Cooper lại cực kỳ khác biệt - máu. Không những thế, con mồi của chúng cũng cực kỳ đặc biệt và khó ngờ tới, đó là những con lươn điện.
Với khả năng phóng ra dòng điện lên tới 220volt, lươn điện là một đối thủ đáng gờm với bất kỳ một loài sinh vật nào. Thế nhưng điều này không khiến ốc sên Cooper chùn bước. Chúng hoàn toàn có khả năng hút máu lươn điện mà đối thủ không hề biết.
Sử dụng lớp da của mình để bám dính lên đối thủ, ốc sên Cooper cắt một đường rất nhỏ lên làn da của lươn điện và cắm vòi của chúng vào đó. Đôi khi, chúng còn không cần phải cắt mà cắm luôn vòi vào miệng, mang, hoặc hậu môn của lươn. Chuẩn bị xong xuôi, chúng bắt đầu hút máu và có thể hút máu liên tục trong vòng 12 ngày liên tiếp trước khi buông tha nạn nhân.
Mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều, nhưng vẫn chưa ai hiểu được vì sao ốc sên Cooper lại chọn lươn điện làm con mồi của mình. Chằng nhẽ nó không hề sợ cái chết bất ngờ nếu như lươn phóng điện hay sao? Hiện các nhà khoa học vẫn đang cố gắng để lý giải điều kỳ lạ này.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Buzz Feed, Discovery News, Wikipedia...
Song Phương chuyển