Cà Kê Dê Ngỗng
Lời kêu cứu ẩn trong chiếc quần "Made in China"
Trong thời gian qua, người tiêu dùng đã tìm thấy một số thông điệp kêu cứu ẩn trong những món hàng may mặc được làm ở Trung Quốc.
Một phụ nữ ở Bắc Ireland cho biết, đã tìm thấy một tin nhắn cầu cứu từ một công nhân trong trại lao động khổ sai, giấu trong chiếc quần cô mua ở trung tâm mua sắm Primark, CNN đưa tin.
Những dòng chữ nguệch ngoạc trên mẩu giấy màu vàng, cuộn quanh thẻ tù nhân, là tin nhắn của một tù nhân Trung Quốc đang may quần áo xuất khẩu trong điều kiện như nô lệ.
"Chúng tôi làm việc 15h một ngày và ăn thứ thức ăn mà chó và lợn cũng từ chối. Chúng tôi buộc phải làm việc như những con vật", nội dung của tin nhắn viết tay bằng chữ Trung Quốc.
Karen Wisinska, sống ở hạt Fermanagh, Bắc Ireland cho biết, cô mua chiếc quần trong một chuyến đi tới Belfast hồi 2011 với giá 16 USD song không mặc sau khi phát hiện khóa kéo bị hỏng.
Karen chỉ tìm thấy mẩu tin nhắn khi nhặt chiếc quần vứt trong góc tủ khi chuẩn bị đồ đi chơi vào tuần trước. Sau khi dịch mẩu tin trên, Karen đã tìm kiếm sự trợ giúp của Tổ chức Ân Xá thế giới, một tổ chức từng có dẫn chứng về việc dùng lao động bị bắt ép trong các trại giao Trung Quốc trước đây.
"Tôi đã bị sốc khi thấy thông điệp và chiếc thẻ bên trong chiếc quần mua từ Primark và thậm chí còn bị choáng hơn khi phát hiện nó được làm ra trong điều kiện lao động khổ sai tại một nhà tù Trung Quốc", Karen nói.
Primark phủ nhận chiếc quần trên được các lao động khổ sai làm ra đồng thời nhấn mạnh về khoảng thời gian khá lâu kể từ khi món hàng được mua.
Một phát ngôn viên của Primark nói, loại quần trên được bán lần cuối ở Bắc Ireland là 10/2009. "Chúng tôi cảm thấy rất lạ...vì mãi tới gần đây nó mới được đưa ra ánh sáng, vì chiếc quần đã được bán cách nay 4 năm".
Đại diện Primark nói, kể từ năm 2009, đội tiêu chuẩn đạo đức của công ty đã tiến hành 9 cuộc thanh tra những nơi cung cấp hàng may mặc và không phát hiện ra bất cứ vụ lao động cưỡng ép nào.
Primark cũng đang xem xét hai trường hợp khác vừa được báo tại Wales. Trong hai vụ việc khác nhau, một số phụ nữ cho biết, đã tìm thấy những lời kêu cứu tuyệt vọng trên mác chiếc váy mua ở cửa hàng Primark tại Swansea. Những lời kêu cứu có nội dung như sau: "Phải làm việc tới kiệt sức" và "Làm việc trong điều kiện bị bóc lột tàn tệ".
Primark cho biết, tình huống liên quan tới các vụ việc trên rất đáng ngờ do nhãn mác rất giống nhau và hai món đồ đều được bán cùng thời gian, dù được làm ở hai nước khác nhau, cách nhau hàng nghìn kilomet.
Công ty bán lẻ giá rẻ trên nằm trong nhóm các thương hiệu quốc tế có nhà máy tại khu Rana Plaza, Bangladesh, nơi bị sập vào tháng 4/2013 làm hơn 1.000 công nhân chết.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lời kêu cứu ẩn trong chiếc quần "Made in China"
Trong thời gian qua, người tiêu dùng đã tìm thấy một số thông điệp kêu cứu ẩn trong những món hàng may mặc được làm ở Trung Quốc.
Một phụ nữ ở Bắc Ireland cho biết, đã tìm thấy một tin nhắn cầu cứu từ một công nhân trong trại lao động khổ sai, giấu trong chiếc quần cô mua ở trung tâm mua sắm Primark, CNN đưa tin.
Những dòng chữ nguệch ngoạc trên mẩu giấy màu vàng, cuộn quanh thẻ tù nhân, là tin nhắn của một tù nhân Trung Quốc đang may quần áo xuất khẩu trong điều kiện như nô lệ.
"Chúng tôi làm việc 15h một ngày và ăn thứ thức ăn mà chó và lợn cũng từ chối. Chúng tôi buộc phải làm việc như những con vật", nội dung của tin nhắn viết tay bằng chữ Trung Quốc.
Karen Wisinska, sống ở hạt Fermanagh, Bắc Ireland cho biết, cô mua chiếc quần trong một chuyến đi tới Belfast hồi 2011 với giá 16 USD song không mặc sau khi phát hiện khóa kéo bị hỏng.
Karen chỉ tìm thấy mẩu tin nhắn khi nhặt chiếc quần vứt trong góc tủ khi chuẩn bị đồ đi chơi vào tuần trước. Sau khi dịch mẩu tin trên, Karen đã tìm kiếm sự trợ giúp của Tổ chức Ân Xá thế giới, một tổ chức từng có dẫn chứng về việc dùng lao động bị bắt ép trong các trại giao Trung Quốc trước đây.
"Tôi đã bị sốc khi thấy thông điệp và chiếc thẻ bên trong chiếc quần mua từ Primark và thậm chí còn bị choáng hơn khi phát hiện nó được làm ra trong điều kiện lao động khổ sai tại một nhà tù Trung Quốc", Karen nói.
Primark phủ nhận chiếc quần trên được các lao động khổ sai làm ra đồng thời nhấn mạnh về khoảng thời gian khá lâu kể từ khi món hàng được mua.
Một phát ngôn viên của Primark nói, loại quần trên được bán lần cuối ở Bắc Ireland là 10/2009. "Chúng tôi cảm thấy rất lạ...vì mãi tới gần đây nó mới được đưa ra ánh sáng, vì chiếc quần đã được bán cách nay 4 năm".
Đại diện Primark nói, kể từ năm 2009, đội tiêu chuẩn đạo đức của công ty đã tiến hành 9 cuộc thanh tra những nơi cung cấp hàng may mặc và không phát hiện ra bất cứ vụ lao động cưỡng ép nào.
Primark cũng đang xem xét hai trường hợp khác vừa được báo tại Wales. Trong hai vụ việc khác nhau, một số phụ nữ cho biết, đã tìm thấy những lời kêu cứu tuyệt vọng trên mác chiếc váy mua ở cửa hàng Primark tại Swansea. Những lời kêu cứu có nội dung như sau: "Phải làm việc tới kiệt sức" và "Làm việc trong điều kiện bị bóc lột tàn tệ".
Primark cho biết, tình huống liên quan tới các vụ việc trên rất đáng ngờ do nhãn mác rất giống nhau và hai món đồ đều được bán cùng thời gian, dù được làm ở hai nước khác nhau, cách nhau hàng nghìn kilomet.
Công ty bán lẻ giá rẻ trên nằm trong nhóm các thương hiệu quốc tế có nhà máy tại khu Rana Plaza, Bangladesh, nơi bị sập vào tháng 4/2013 làm hơn 1.000 công nhân chết.