Văn Học & Nghệ Thuật

Lời thầy Cóc- Tiếng vọng ngàn xưa của tiền nhân

Theo tôi, bức tranh này không phải là bức nguyên bản mà người Việt xưa đã vẽ nên,


1.png

Viên Như

Nội dung bức tranh này nằm trong dòng chảy thầm lặng của người Việt về nguồn gốc Dịch học và chữ viết, một nguồn gốc xa hơn cả những gì mà truyền thuyết Trung Hoa đã nói, hay nói khác hơn những gì mà tiền nhân nước Việt thể hiện về nguồn gốc Dịch học và chữ viết thông qua bức tranh này nói riêng, và những hình thức khác trong nền văn hóa Việt như tranh dân gian, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết nói chung, là những gì mà Trung Hoa cho rằng đã thất truyền, có nghĩa là chính họ cũng không hay biết gì về điều đó cả, không những về nguồn gốc dịch học mà cả chữ viết nữa, không biết thì lấy gì dạy cho người khác. Như vậy ai là chủ nhân của dịch học và chữ Nho, ngày nay gọi là chữ Hán, nếu không phải là người Lạc Việt. Trong bài “Nguồn gốc Dịch học – Trung hay Việt”, tôi đã trình bày về nguồn gốc Dịch học của người Việt thông qua quái Cấn và chữ Việt越. Bài này nói về nguồn gốc dịch học và chữ viết của người Việt, tức chữ Khoa đẩu, một loại chữ về sau mang nhiều cái tên như chữ Vuông, Nho và cuối cùng là Hán, thông qua hình ảnh của bức tranh, nhưng nội dung chính là nói về nguồn gốc chữ viết của người Việt, được minh định qua bài thơ, xem như lời giảng của thầy Cóc.

  1. VỀ TÊN BỨC TRANH.

Theo tôi, bức tranh này không phải là bức nguyên bản mà người Việt xưa đã vẽ nên, lý do là vì căn cứ vào chữ “Oa 蜗” trong tên bức tranh “  蜗  Lão Oa giảng đọc”, về chữ “Oa蜗” có nghĩa là con ốc sên, mà tên bức tranh là “Lão Oa” thì phải là chữ “Oa ” con ếch, cóc, chính người xưa cũng đã nói “Thầy đồ Cóc” hình ảnh bức tranh xác minh cho điều đó. Có thể do thất lạc hay muốn làm thêm các âm bản khác, người thợ nhờ ai đó viết chữ để khắc, người ấy tưởng rằng “oa” nào cũng được, nên viết chữ “Oa 蜗” này vào, từ ấy chữ này được lưu truyền với bức tranh. Đây là một lỗi hết sức đáng tiếc, vì chữ “Oa ” chuyên chở một thông điệp rõ ràng về Dịch học liên quan đến Cóc – Thái cực, nếu bỏ đi thì làm ảnh hưởng đến thông điệp mà người xưa đã gởi gắm qua bức tranh.

Tại sao lại phải là Oa  này? Chữ Oa gồm: Chữ Trùng và Khuê. Chức năng chữ Trùng  là hệ thống hóa chữ viết, còn chức năng của chữ Khuê圭 là nói lên ý nghĩa của con chữ. Thuyết văn giải tự giải thích:

圭. 瑞者,以玉爲信也。上圜下方,法天地也。故應劭曰。圭自然之形。陰陽之始也。以圭爲陰陽之始,故六十四黍爲圭。四圭爲撮。十圭爲一合。量於此起焉。方言曰。鼃,始也。多不得其解。愚謂鼃從圭聲。與圭同音。鼃始也,卽圭始也.

Khuê. Thụy giả, dĩ ngọc vi tín dã. Thượng viên hạ phương, pháp thiên địa dã. Cố Ưng Thiệu viết: Khuê tự nhiên chi hình. Âm dương chi thỉ dã. Dĩ khuê vi âm dương chi thỉ, cố lục thập tứ thử vi khuê. Tứ khuê vi toát. Thập khuê vi nhất hợp. Lượng ư thử khởi yên. Phương ngôn viết. Oa, thỉ dã. Đa bất đắc kỳ giải. Ngụ vị oa tùng khuê thanh. Dữ khuê đồng âm. Oa thỉ dã tức khuê thỉ dã.

Khuê là ngọc quý, lấy ngọc làm tin. Trên tròn dưới vuông (tức Càn Khôn), quy tắc của trời đất vậy. Vì vậy Ứng Thiệu nói: Khuê là hình ảnh của tự nhiên. Nguồn gốc của âm dương, Chữ Khuê tượng trưng cho khởi nguồn của âm dương, vì vậy 64 hạt lúa là Khuê. 4 Khuê bằng một Toát – 256. 10 Khuê thành một hợp. Đo lường bắt đầu có từ đây. Dân gian nói: Ếch, cóc, nguồn gốc vậy. Đa số không hiểu tại sao. Có ý cho rằng Oa  (Ếch, cóc) là âm của chữ Khuê. Đồng âm với Khuê. Cội nguồn của – Cóc, tức cội nguồn của Khuê (Càn Khôn) vậy.

Như vậy con Cóccó đủ tính chất của 64 quẻ; đồng thời đại diện cho bản thể của vũ trụ với lý tính số 10, bản thể nơi chứa đựng mọi hạt giống của sự hiểu biết, ở đây là Thái cực, được tượng trưng bằng con Cóc, vì vậy Cóc là người hiểu biết, là Thầy, cho nên chữ Giáccó nghĩa là hiểu biết, vốn đọc là Cóc. Có thể do vì lấy Cóc làm biểu tượng cho Thái cực, nên các âm của các quẻ ban đầu đều chịu ảnh hưởng ngữ âm của từ này: Q-uẻ- Q-uái – C-àn- kh-ảm – C-ấn – Ch-ấn – Kh-ôn.

Như thế ta thấy vai trò đích thực của Oa  – Cóc là Thái cực, tượng trưng cho vũ trụ hay tạo hóa, cha mẹ của muôn loài, không ai khôn hơn tạo hóa, có như thế người xưa mới gọi là Cóc là Thầy.

Một điều quan trọng nữa đó là chữ Oa tượng trưng cho tháng 9 [1] tức tháng Tuất, số 9 là lý số của quái Ly, phương nam, Điều này tương hợp với thông tin Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất壬戌, vì trong chữ Tuất có chữ Mậu đây cũng là chữ Việt chỉ người Lạc Việt洛越 [2] tức người Việt Nam ngày nay.

  1. CÁC CHỮ TRONG BỨC TRANH.

Trong tranh ngoài hàng chữ trên bức tranh là “Lão Oa giảng đọc” còn có 3 chữ khác, có một chữ rõ ràng, đó là chữ Trường 長 hay Tràng, đọc theo âm xưa là Chàng, còn hai chữ khác hầu như không đọc được. Theo tôi, trong bức tranh này các chữ được viết theo ngữ pháp chữ Nôm, tên bức tranh cho thấy điều đó, “Lão Oa giảng đọc”, nếu theo Nho thì phải là “Oa lão giảng đọc”. Vì vậy ta cần tìm kiếm các chữ đã mất nét theo hướng chữ Nôm. Sau khi xem xét, tôi cho rằng hai chữ bên dưới bức tranh đã mất nét là chữ “Ếch螠và Nhái 蚧” chữ còn lại là “Tràng- Chàng長 – Trưởng lớp”. Như vậy lớp học của Thầy Cóc có các học trò “Tràng – Chàng 長” (chão chàng) Ếch螠, Nhái 蚧.

III. NỘI DUNG DỊCH LÝ QUA HÌNH ẢNH CỦA BỨC TRANH.

Bố cục bức tranh được người xưa trình bày theo trật của hệ thống dịch học, Liên sơn hay Hà đồ – Vô cực trước, vì nó có trước Quy tàng hay Lạc thư – Thái cực; đồng thời Hà đồ là bản thể, do đó nó thuộc vô tình, cho nên họ dùng cây chiên đàn để thể hiện, Hà đồ đi liền với Tiên thiên bát quái, vì vậy họ thể hiện bằng các đồ vật, ngược lại Lạc thư – Thái cực là hữu tình (nghĩa trong tranh, ở đây là con người), do đó họ dùng con cóc làm đại diện, đi liền là cửu cung được thể hiện bằng chín con ếch, nhái, chảo chàng, đồng loại của cóc. Đây là điều đọc giả cần lưu ý, vì âm bao giờ cũng lớn hơn dương, cho nên trong bài thơ kèm theo, người xưa cũng thể hiện theo trật tự này.

  1. Liên sơn hay Hà đồ.

– Cây chiên Đàn [3] mọc dưới đất, tượng trưng cho Vô cực hay Hà đồ – Âm,

– Cây mọc dưới đất – Âm, che cả Cóc – Thái cực – Dương. Âm bao giờ cũng lớn hơn Dương, ở đây là Hà đồ – Tiên thiên bát quái sinh ra Lạc thư – Hậu thiên bát quái.

– Tính từ gốc lên ta thấy:  Cây – Vô cực, 2 lá – Nhị Nghi,  4 lá – Tứ tượng, 8 lá – Bát quái.

– Trên cùng ta thấy có 5 lá – Ngũ hành, những yếu tố tác yêu, tác quái, như trong truyện Mộc tinh mô tả.

– Cây có 6 cành. Tượng trưng cho 6 Giáp. Đồng thời tượng trưng cho quái Khôn với ba vạch đứt.

  1. Tiên thiên bát quái.

8 đồ vật, tượng trưng cho Tiên thiên bát quái. Căn cứ vào hình ảnh con cua, xin tạm đọc như sau: Càn (cua), Đoài (cái mà thày Cóc vứt ra -兌為 毀 折), Ly (Con trai -離為 蚌), Chấn (Bình bút cỏ lau震為 萑 葦) Tốn (Cái bình nước), Khảm (Ống điếu), Cấn [4] (Lưỡi búa) Khôn (Xấp vải trên tay con ếch – 坤為 布).  Trong tranh ta thấy hình lưỡi búa, tượng trưng cho Cấn nằm giữa Cua – Càn và xấp vải – Khôn. Càn – Cấn là quẻ 33. Thiên Sơn Độn và Khôn – Cấn là quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, hai quẻ này thể hiện hai sơ đồ mà về sau được gọi là Hà đồ và Lạc thư, do đó nó vô cùng quan trọng đối với người Việt như tôi đã nói ở bài trước [5].

  1. Quy tàng hay Lạc thư.

Cóc là Thái Cực hay Lạc thư– Dương, vì Dương nên ngồi trên bộ phản, còn gọi là bộ ngựa, ngựa là Ngọ, hướng Nam, cho nên con cóc tía (hình ảnh trong tranh) còn tượng trưng cho quái Càn, dấu vết còn lại là con cóc thần tài chỉ có 3 chân. Như vậy thầy cóc là người Nam hay Lạc Việt.

  1. Hậu thiên bát quái.

9 học trò, tượng trưng cho 9 cung, còn lại 2 con cóc nhỏ, đây không phải học trò mà là con của Thầy Cóc, Thầy Cóc là Thái cực, 2 con của thầy tượng trưng cho nhị nghi – Âm Dương, 4 con màu tía tượng trưng cho bốn quái thuộc Dương. 4 con màu trắng tượng trưng cho 4 quái thuộc Âm. Con màu xanh tía đè con cóc trắng (có thể tô nhầm màu, đáng lý là màu tía) tượng trưng cho trung cung Khôn – Cấn. Trong tranh, hàng trên có hai con màu tía – Dương, hai con màu trắng âm, bởi vì theo tiến trình của tứ tượng của hai quái nguyên thể Càn, Khôn mỗi quái cho ra bốn quái trong đó có hai Dương và hai Âm, cụ thể Càn, Đoài, Ly (âm), Chấn, Khôn, Cấn, Khảm (dương), Tốn. 

IV MÀU SẮC TRONG TRANH.

Tranh có 5  màu Trắng, xanh, đen, đỏ, vàng tương ứng với 5 Hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

V PHẦN ĐÃ MẤT CỦA BỨC TRANH.

Bức tranh này nguyên có một bài thơ Nôm, về sau chắc thấy chẳng có tác dụng gì, lại thêm tốn công, tốn mực, nên người ta đã đục bỏ, rất may là nhờ các nhà nghiên cứu văn hóa kịp thời ghi lại, nếu không thật là đáng tiếc, đáng hận đến chừng nào, khi ta biết rằng đó chính là thông điệp chính của bức tranh mà tổ tiên ta đã gởi lại cho hậu thế về nguồn gốc dịch học cũng như chữ viết của dân tộc mình. Vì không có nguyên bản, nên xin viết lại bài thơ ấy bằng chữ Nôm như sau:

Tìm thày hỏi bạn NHÁI chi mà.

Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa,

Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ,

Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà. [6]

尋 偨 噲 伴 蚧 之 麻

体 嶨 䀡 朋 螠 体 花

馬 眜 紹 䗅 擂 宇 柱

酖 肝 𧋉 紫 對 山 河.

VI. GIẢI MÃ BÀI THƠ NÔM.

Trong thiên nhiên có nhiều loài vật, tại sao người xưa không lấy con gì để vẽ mà lại là con cóc, không những trong bức tranh này mà ta còn có Cóc kiện Trê, Cóc kiện Trời, rõ ràng cóc có một vai trò quan trọng trong tâm thức người Việt. Cóc làm thầy, đám học trò dĩ nhiên là ếch, nhái, chão chàng, đồng loại của cóc, đã là thầy Cóc thì dạy chữ cũng phải là do Cóc sáng tạo ra, chứ không thể là chữ của thằn lằn, kì nhông được. Theo lịch sử xưa kia người Việt có loại chữ gọi là chữ Khoa đẩu, tức là chữ nòng nọc, nòng nọc là con của cóc, hay nói khác hơn là sản phẩm của cóc, thầy cóc thì dạy học trò nhái, ếch chữ nòng nọc là điều tất yếu rồi. Tuy nhiên, ngày nay người ta thường nghĩ đến cái cao siêu, nhất là bị vây hảm bởi các sách vở của phương bắc, lại bị đánh phá tơi bời bởi chính một số người Việt khi có ai đó lên tiếng về loại chữ này, thêm vào đó khi tiếp cận với khái niệm chữ nòng nọc, lại nghĩ đơn giản rằng chữ ấy giống con nòng nọc rồi ra sức đi tìm, dĩ nhiên với suy nghĩ như vậy sẽ dẫn người tìm kiếm hoặc nhận nhầm, hoặc đi đến chỗ bế tắc và vô vọng là điều tất nhiên. Theo tôi, cóc là loài lưỡng cư, sống trên cạn, sinh ra dưới nước, hội đủ tiêu chí âm dương của triết lý dịch, vì vậy người xưa đã dùng hình ảnh của cóc và đồng loại để minh họa cho thuyết âm dương của mình, nói khác hơn, thầy cóc dạy loại chữ hội ý bởi hai yếu tố âm dương, chứ không dạy loại chữ giống hình con nòng nọc. Chữ thì cụ thể nhưng nghĩa là trừu tượng, là ảo, chỉ trong thế giới của trừu tượng hay ảo mới đủ lớn để cho con người mặc sức sáng tạo mà thôi, xưa cũng thế mà nay cũng vậy. Xưa thì hai yếu tố âm dương, nay thì hai kí hiệu 1-0, là hai kí hiệu của điện toán ngày nay, với hai kí hiệu này người ta đã mặc sức tung hoành trong thế giới ảo.

Với bài thơ này, tiền nhân nước Việt minh định rằng chữ Vuông hay chữ Nho, ngày nay ta gọi là chữ Hán, là của người Lạc Việt, loại chữ đó thuở ban sơ gọi là Khoa đẩu hay nòng nọc, bởi vì chỉ có dân tộc làm ra nó mới biết được ngọn nguồn của con chữ mà thôi, điều mà mấy ngàn năm qua phương Bắc chưa từng hay biết, hay có thể biết nhưng tìm mọi cách để xóa nó đi. Ta biết rằng, kể từ khi ra đời, dịch học ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống của con người trong khu vực đó, từ văn hóa, kinh tế, chính trị, kiến trúc, y dược, ngôn ngữ, cụ thể chữ viết, nhất định không thể không bị ảnh hưởng, bởi vì nó là công cụ hữu hiệu nhất, phát triển song hành với dịch học. Tất cả các chữ thời ấy, từ Giáp cốt văn – Kim văn – Triện thư – Lệ thư – Thảo thư – Khải thư – Hành thư, tuy hình thức thể hiện khác nhau nhưng đều có chung một định hướng biểu ý dịch học hay khoa đẩu. Ví dụ tất cả các chữ Việt chỉ người Lạc Việt đều có kết cấu của quẻ 15,31,33. Có thể có những chữ được sáng tác sau thời Chu không phản ảnh đầy đủ khuynh hướng này, nhưng thời nhà Chu và trước đó nhất định không thể ra khỏi quan điểm âm dương hay khoa đẩu. Hai chữ khoa đẩu, ngoài cái tên của một loại chữ viết, nó còn chuyên chở một thông điệp khác, đó là nguồn gốc dịch học, ở đây là thuở ban sơ, khi người ta bắt đầu nhận thức về hai yếu tố âm dương, người ta sử dụng những con vật sống chung quanh họ để đại diện cho hai khái niệm này, trong đó cóc, nhái là rõ nét nhất, bởi vì nó đáp ứng được những yếu tố mà người xưa suy nghĩ, thứ nhất nó là loài lưỡng cư, đáp ứng được hai khái niệm âm dương, thứ hai là âm dương tuy hai mà một, vì nó sinh ra dưới nước nhưng sống trên cạn, thứ ba là con cóc chậm chạp, dễ thấy nên tượng trưng cho dương, con nhái nhanh nhẹn nhưng hoạt động âm thầm nên tượng trưng cho âm, từ đó nó song hành với quá trình phát triển dịch học, trong đó có chữ viết, chữ Khoa đẩu. Người phương Bắc ngày nay không sử dụng khái niệm này nữa nhưng sách vở vài nơi vẫn còn đề cập đến loại chữ này, tuy không sử dụng hình ảnh con cóc trong chữ viết, nhưng trong dịch học nó vẫn còn rơi rụng cho đến ngày nay, cụ thể là con cóc thần tài [7] ba chân, chỉ quái Càn. Cóc tượng trưng cho Dương nhưng có hai khái niệm khác nhau, đối với vũ trụ nó tượng trưng cho quái Càn, đối với con người nó tượng trưng cho quái Cấn.

Bức tranh có hai phần: Một là hình ảnh lớp học của thầy Cóc (Tranh), hai là nội dung giảng dạy của thầy Cóc (Bài thơ). Vì Thày là Cóc, nên dạy chữ cũng là sản phẩm của Cóc, tức là chữ Nòng nọc, hay Khoa đẩu, vì vậy mỗi con chữ được người Lạc Việt xưa mô tả trong bài thơ đều mang yếu tố Cóc hay đồng loại như: Nhái, ếch, chảo chàng. Cụ thể bốn câu mô tả kết cấu của các chữ: Sư師, Học 嶨, Giác覺, âm xưa là Cóc, Bửu 寶, Sơn山. Đồng thời qua bốn câu thơ, tiền nhân nước Việt đã thể hiện nguồn gốc dịch học mà sách vở Trung Hoa cho là đã thất truyền, có nghĩa là dịch học này có trước cả hệ thống dịch học hiện hành với hai sơ đồ căn bản Hà đồ và Lạc thư, cụ thể là:

Hai câu đầu thể hiện quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, đại diện dịch Quy Tàng.

Hai câu sau thể hiện quẻ 33. Thiên Sơn Độn, đại diện dịch Liên Sơn.

  1. Tìm Thày hỏi bạn NHÁI chi mà. 尋 偨 噲 伴 蚧 之 麻.

Câu này mô tả chữ SƯ 師.

1.1. Chữ Sư gồm:

𠂤- Đồi. Ngọn đồi.

帀 – Táp – tráp. Một vòng.

Tìm Thầy tức tìm Sư, trong câu này là tìm chữ sư師 thì hỏi bạn nhái, có nghĩa là Nhái cũng là Sư. Theo Chinese Etymology dictionary thì 𠂤 là một dị thể của chữ師, như đã phân tích trên, chữ師 gồm có hai chữ Đồi 𠂤 và Táp帀, như vậy câu “Tìm thầy hỏi bạn nhái” có nghĩa chữ 𠂤 cũng là chữ 師, hay 𠂤 chính là con nhái, hay vẽ ra từ hình ảnh của con nhái, đây là chữ tượng hình, nên nó có từ thời Giáp cốt văn, như hình minh họa. Con chữ này tự điển giải thích rất sâu, nó liên quan đến các khái niệm dịch học, ở đây, căn cứ vào thông điệp của bức tranh, ta chỉ giải thích rõ lời thầy Cóc hay lời của người xưa là chữ Sư, ban đầu được vẽ ra từ hình ảnh con nhái, vì nó mang trong mình cái ý nghĩa mà người xưa đã gán cho nó. Vậy người xưa gán cho con nhái cái ý nghĩa gì?

1

Trong bài “Nguồn gốc dịch học, Trung hay Việt” tôi đã nói về chuyện này rồi, nhưng mới chỉ nói về con cóc mà thôi, cụ thể con cóc là quái Càn, hay tượng trưng cho quái Càn, đồng thời tôi cũng chứng minh rằng từ Cóc mà phái sinh ra các từ Càn, Cấn, Chấn. Đối lập với Cóc là Nhái, Cóc là Càn thì Nhái là Khôn. Vì Khôn –Âm là nhái nên nó ảnh hưởng đến các từ thuộc âm như: Cái (giống) gái, mái (gà, nhà) nái (heo) quái (bát) dái (hòn) nhìn vào cỏi vô hình thì ta bái, vái, lại (lạy) theo cách này ta thấy chữ Sư còn đọc là Sãi, đây là âm xưa của người Việt chứ chẳng phải nghĩa của chữ Sư. Như vậy chữ  đọc là Sãi, từ Sãi thành Thài hay Thày. Trong tiếng Việt ta có hiện tượng biến đổi âm đầu S > Th. Hiện nay ở Nam Định hay miền Trung (làng Xuân Thiên – Huế) vẫn còn phát âm S thành Th, như: Sao sáng thành thao tháng, từ biến âm như thế, ta có: Sãi > Thãi > Thài > Thày. Hiện tượng phát âm I ngắn như Y dài hiện nay vẫn còn ở miền Nam như Tai – Tay, Chai – Chay, Lại – Lạy. Ở Huế có điệu Thài, xướng lên khi dâng cúng hương, hoa, trầm, trà, cơm, nước cho thầy [8]

Như đã giải thích trên, người xưa gán cho con nhái nghi âm, ở đây là quái Khôn; đồng thời cho nó làm Sãi hay thầy, không Khôn sao mà làm thầy thiên hạ được, nhưng sao quái Khôn lại được chọn làm thầy? Sao không phải là Càn Khôn, tức Tạo hóa?

Thực ra người xưa chọn cái Dụng của Càn Khôn tức bản thể của vũ trụ, vì Hà đồ (Bản thể) thể Dương, Dụng Âm, mà việc làm thầy là để dạy người khác, tức cái Dụng, do đó người xưa sử dụng Nhái làm Thầy. Điều này xảy ra trên thực tế, như ta thấy cái ổ cứng nhỏ xíu mà chứa đựng biết bao thông tin, cái con chíp còn nhỏ hơn nữa mà giải bao nhiêu bài toán, cho nên ngày nay ta chỉ hơn người xưa chỉ là phương tiện thôi chứ về tư tưởng thì còn phải học họ nhiều. Như đã nói trên, Nhái tượng trưng cho Âm, đại diện cho Dụng của Càn Khôn, tức cái khả năng xử lý của tạo hóa, ai khôn hơn tạo hóa, nên chỉ tạo hóa mới làm thầy cho cuộc đời mà thôi, điều này cho thấy người xưa sâu sắc đến chừng nào.

Như đã nói trên Nhái hay Khôn chỉ là Dụng của Tạo hóa, chính Tạo hóa hay Càn Khôn mới là thầy của cuộc đời, việc này chẳng phải do tôi nghĩ ra mà người xưa đã từng nghĩ như thế, cụ thể chữ sư còn được viết là 𨸲, bộ Phụ阝- 阜 còn viết là 𨸏 nghĩa là núi. Chữ này阜có kết cấu trên Sư 𠂤 – Âm, dưới Thập Dương, nó còn có dị thể là 𠼛 và 𠻰 hai chữ này có kết cấu trên ba chữ Khẩu口, tượng trưng cho quái Khôn, dưới chữ Tam三, tượng trưng cho quái Càn, Khôn Càn tức Lạc thư nơi có con người và vạn vật. Đặc biệt chữ 𠻰 ở giữa là chữ Khảo丂, chữ này xưa kia là chữ Việt.[9]

Với những gì trình bày, câu “Tìm thầy hỏi bạn nhái chi mà” có nghĩa chữ Sư師 vốn ban đầu được viết là 𠂤, một con chữ được vẽ nên từ hình ảnh con nhái đại diện cho quái Khôn.

Chữ 𠂤 còn có âm là Đồi, tức ngọn đồi. Thuyết văn giải tự giải thích:

 𠂤大徐無。小 徐作堆, 𠂤 小𨸏也. 𠂤 đại từ mô. Tiểu từ tác đồi, 𠂤 tiểu 𨸏 dã.

𠂤 lớn thì gọi là mô, 𠂤 nhỏ gọi là đồi. 𠂤 là loại nhỏ của 𨸏 vậy.

Với giải thích 𠂤 là loại nhỏ của  𨸏 , như vậy ngoài nghĩa là đồi là núi nhỏ, ta đã biết 𠂤 là Nhái – Khôn, vậy 𨸏 là Cóc – Càn, vì vậy sách còn nói “故𨸏 三成、𠂤二 成 – Cố Phụ 𨸏 tam thành, Đồi 𠂤 nhị thành, theo tôi câu này tương đương với câu “Tham thiên lưỡng địa” có nghĩa là Tam – Dương – Càn, Nhị – Âm – Khôn. Như vậy 𠂤 Nhái – Khôn, vậy 𨸏 là Cóc – Càn. Hình ảnh chữ Phụ阜 cho thấy điều ấy.

2

  1. Thấy học xem bằng ếch thấy hoa”.体 嶨 䀡 朋 螠 体 花

Câu này nói về kết cấu của chữ Học 嶨và Giác覺. Về chữ山 trong chữ嶨 tôi sẽ trình bày cụ thể ở câu cuối, ở đây chỉ bàn về chữ Giác覺 mà thôi, chữ này có âm xưa là Cóc, âm này ít nhất đến thế kĩ 12 ở nước ta vẫn còn dùng, như:

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt.

Đến cóc hay Bụt chỉn là ta. (Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông).

Cóc được tính ta nên Bụt thực,

Ngại gì mưa gió cảnh đường xa. (Vịnh Hoa Yên tự phú – Huyền Quang).

Thuyết văn giải tự thì cho âm [cạc]

覺。从見。學省聲。古岳切。三部。一曰發也。

覺。Tùng kiến. Học tỉnh thanh. Cổ nhạc thiết. Tam bộ. Nhất viết phát dã.

Theo Kiến. Chữ học lượt bớt, đọc là cạc. Thuộc bộ thứ ba. Trước viết là Phát vậy.

Với giải thích này, ta biết câu “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa” là cách mô tả lời giải thích này. Thấy, tức “从見”, học, tức “學省聲”, ếch thấy hoa, tức chữ覺, có nghĩa là ngày ấy tiền nhân nước Việt nhất định có cuốn thuyết văn giải tự nguyên thủy hay tương đương như vậy với đầy đủ giải thích, vì cuốn Thuyết văn giải tự ngày nay đã bị Đoàn Ngọc Tài sủa đổi theo lệnh nhà Thanh.

3

Tùng Kiến tức âm mẫu là [k], học tỉnh thanh tức [ọc] như vậy âm của chữ覺 là [cọc] cọc thành cóc, như chặn – chắn, lặng – lắng. Như vậy chữ覺 có âm là cóc mà người Việt vẫn dùng (người Hán làm gì biết âm này mà dạy cho người Việt). Tuy nhiên người xưa nói “Thấy 嶨 xem bằng Ếch thấy hoa”, so sánh hai chữ 嶨 và 覺 ta thấy chỉ khác chữ山 và 見, như vậy xem bằng ở đây xem 山cũng như 見. Vậy chữ見 là con ếch, ếch thấy hoa là chữ見 ở dưới nhìn lên thấy cái cối, vì chữ 覺 dưới 見 trên Cữu 臼– Cối. Ngày nay ta chỉ biết Kiến là thấy thôi, chứ làm gì biết nó là con ếch, ngay cả Tàu cũng chưa từng nói đến, vậy mà tiền nhân nước Việt lại biết rằng nó là con ếch, hay là vẽ ra từ con ếch, đồng loại của nhái, xem Chinese Etymology. L22921, như hình minh họa.

Vậy con Ếch này tượng trưng cho cái gì trong dịch học?

Như câu thơ đã nói, con ếch見trong chữ cóc覺này tương đương với chữ Sơn山, đồng thời kết cấu của chữ 覺, trên Cữu臼– Cối, dưới Ếch 見, kết cấu này tương đương với khái niệm Cối – Chày, biểu tượng phồn thực của con người. Như vậy chữ 見 tượng trưng cho sinh thực nam, tức quái Cấn.

Như vậy câu “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa” mô tả cách thành lập chữ 覺. Đồng thời chữ見chính là được vẽ ra từ con ếch, toàn chữ đọc là Cóc, đại diện cho quái Cấn.

Như đã nói trên, hai câu đầu, câu 1 – Nhái – Khôn, câu 2 – Cóc – Cấn. Khôn – Cấn là quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, quẻ đại diện cho dịch Quy Tàng.

  1. Mở mắt chảo chàng soi vũ trụ.       .

Câu này nói về kết cấu của chữ Bửu寶 [10]. Gồm:

Trên là Miên 宀 mái nhà hay bầu trời – Âm -Vô cực.

Giữa có Vương 王 vua – Dương, Phữu 缶 chum nước – Âm.

Dưới là bối貝 – Vỏ sò, tiền – Dương.

Trong dịch học, trời ở trên, đất và người ở dưới, nhưng trong thực tế con người nhìn lên thấy trời rộng mênh mông như mái nhà che chở, nên ở đây người xưa chọn bộ Miên宀làm cỏi trời. Trời thì có Ngọc Hoàng cai quản, tức Vương  王, trời lại có mây, mây chứa nước nên bên cạnh Ngọc Hoàng là Phữu缶– Chum nước. Đó là toàn cảnh của trời hay vũ trụ. Dưới là Bối 貝 nhìn lên (soi) như vậy 貝 chính là anh Chảo chàng rồi. Chão chàng đồng loại với cóc, cóc tượng trưng cho sinh thực nam thì chão chàng cũng vậy. Câu thơ nói “Mở mắt” là vì trong chữ貝có chữ Mục目nghĩa là con mắt.

Thuyết Văn Giải Tự giải thích:

象形。古者貨貝而寶龜. Tượng hình. Cổ giả hóa bối nhi bảo quy. Xưa xem tiền (hóa bối) là con rùa quý.

Tại sao bối貝là rùa quý? Tại vì nó là con cạc hay sinh thực nam, cho nên sách mới nói tượng hình, có nghĩa chữ bối貝được vẽ ra từ hình ảnh sinh thực nam. Ta có thể chứng minh được điều này khi biết rằng Bối 貝được viết với bộ Quy 𪚾 con rùa, vì thế mới có chuyện cắt da bao đầu dương vật gọi là cắt bao quy đầu, rõ ràng người Việt cổ xem dương vật, ở đây là chữ 貝 như là con rùa quý. Như vậy貝 là con chão chàng, đồng loại của cóc.

Như đã nói trên, trong dịch học, sinh thực nam, đối với vũ trụ, tượng trưng cho quái Càn, đối với con người, nó tượng trưng cho quái Cấn. Trong câu “Mở mắt chão chàng soi vũ trụ” thì con chão chàng này thuộc về vũ trụ, do đó nó tượng trưng cho quái Càn.

Như vậy câu “Mở mắt chão chàng soi vũ trụ” là mô tả cách hình thành chữ Bửu寶 Đồng thời nhấn mạnh chữ貝 chính là hình ảnh con chão chàng貝, tượng trưng cho quái Càn.

  1. Đem gan cóc tía đối sơn hà. 酖 肝 𧋉 紫 對 山 河.

Câu này nói về cách thành lập chữ Sơn山, một con chữ cũng được vẻ ra từ hình ảnh sinh thực nam, Sơn 山cũng là tượng của quái Cấn, cho nên Cấn cũng tượng trưng cho sinh thực nam, vì vậy mới có chuyện các bà “Cấn bầu hay Cấn thai” Chu Dịch gọi quái Cấn là Đậu 豆, nên còn gọi là “Đậu thai” về chữ 山và quái Cấn tôi đã trình bày đầy đủ tại bài “Nguồn gốc dịch học, Trung hay Việt” xin đọc giả đọc trên trang này.

Như đã nói trên, Cóc tượng trưng cho sinh thực nam, trong Dịch học, đối với vũ trụ thì nó tượng trưng cho quái Càn, đối với con người thì nó tượng trưng cho quái Cấn.  Trong câu “Đem gan cóc tía đối sơn hà” Sơn hà có nghĩa là đất nước, chỉ có con người mới có đất nước, như vậy anh cóc tía, tức chữ 山 thuộc về con người, do đó nó tượng trưng cho quái Cấn.

Như vậy hai câu 3 và 4 thể hiện cách thành lập chữ Bửu 寶và Sơn山. Đồng thời thể hiện quẻ đại diện cho dịch Liên Sơn, cụ thể: Chão chàng貝– Càn, Cóc tía 山Cấn. Càn – Cấn tức quẻ 33. Thiên Sơn Độn.

VII. KẾT.

Với tất cả những gì trình bày trên, ta thấy suốt hàng ngàn năm qua lớp học của thầy Cóc vẫn sáng tối giảng bài, một bài giảng vô ngôn, nhưng có tầng số rung động, chỉ những ai có tầng số Việt, với năng lượng của nỗi đau bị mất văn hóa cốt lỏi của dân tộc mình, mới nghe được lời giảng của thầy Cóc cảm động và đau đớn biết chừng nào. Thầy Cóc chỉ dạy có bốn chữ thôi, nhưng nó bao trùm cả một nền văn hóa mà trước đây chưa một ai ở Trung Hoa hay Việt Nam từng nghĩ đến, người ta, kể cả tôi, chỉ quanh quẩn trong hai cái sơ đồ Hà, Lạc, một đứa con của người Lạc Việt được thay tên cùng với một ông dượng ghẻ rất mực yêu thương và bảo vệ. Có điều lạ là ở nước Việt ngày nay nhiều người nỗ lực chứng minh Kinh Dịch là của người Việt, nhưng lại không có bất cứ một nghiên cứu nghiêm túc nào về tác quyền chữ Nho hay Khoa đẩu đối với người Việt, một việc làm tiên quyết, bởi vì không có chữ viết thì lấy gì mà sáng tác Kinh Dịch. Lớp học của thày Cóc dạy đủ hai thứ này, một là Dịch học, đại diện là Kinh Dịch, do người Việt sáng tạo ra, hai là chữ Vuông hay Khoa đẩu là một loại chữ được sáng tạo ra từ tư tưởng dịch học này, cả hai phát triển song hành tạo nên một nền văn hóa kỳ vĩ của phương đông. Điều duy nhất đáng tiếc là một dân tộc có nền văn hóa kỳ vĩ chưa chắc là một dân tộc có sức mạnh cơ bắp, vì vậy mỗi khi đã mất đi nơi hương hỏa của mình, dần hồi tác quyền về văn hóa cũng nhạt phai, thậm chí tự nhận mình chưa từng có một nền văn hóa theo đúng nghĩa của từ này, có thể chính vì vậy mà những gì mà tiền nhân để lại như truyền thuyết, truyện ngụ ngôn hay như bức tranh này không đủ sức để kích thích, lay động tư duy và cảm xúc đối với không ít người Việt ngày nay chăng!

Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao thầy Cóc hay tiền nhân nước Việt không nói thẳng ra mà phải nói bằng ngôn ngữ mật mã, không những chỉ bức tranh này mà còn có Cóc kiện Trời, Cóc Kiện Trê, nhất là truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, tức Hồng Bàng Thị, đều cùng một nội dung và mục đích như vậy. Theo tôi, tất cả người Việt ngày xưa, từ vua quan cho đến trí thức đều biết câu chuyện này, nhưng không thể nói thẳng ra, có ba lý do để giải thích cho việc này:

 Một là vấn đề này quá quan trọng và nhạy cảm, đến nỗi bị đơn có thể bằng mọi cách, kể cả khốc liệt nhất, để bảo vệ thành quả của họ.

Hai là, do hoàn cảnh lịch sử, người xưa nghĩ rằng phương Bắc, bất kể là triều đại nào (Theo tôi ngày ấy Tàu chưa sử dụng từ Trung quốc như là một nước), mãi mãi có ảnh hưởng mạnh mẽ lên phương Nam, do đó hậu quả của việc nói thẳng ra có thể đến với họ bất cứ khi nào.

Ba là với suy nghĩ như hai lý do trên, trong tư cách là một con người với những nhu cầu cuộc sống đời thường, chẳng ai dám đơn phương làm việc ấy cả, thực tế minh chứng cho điều đó.

Tuy nhiên nỗi đau bị cướp đi văn hóa của dân tộc mình vẫn không thể nguôi ngoai, cho nên bằng nhiều ngôn ngữ nghệ thuật ẩn dụ khác nhau, tiền nhân nước Việt đã gởi vào đó nỗi đau và khát vọng của họ. Bức tranh Lão Oa giảng đọc hay Thầy Đồ Cóc là một trong số đó./.

 

   P/S. Bài này viết nhân hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ” tại Bắc Ninh với tư cách là người yêu dòng tranh này. Đồng thời trả món nợ mà tôi đã hứa với Nguyễn Cung Thông về chuyện chữ Tổ 祖mang hình ảnh phồn thực mà Nguyễn Xuân Diện dẫn ý kiến của Quách Mạc Nhược đã nêu nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm nay, 10 tháng 3 năm Kỷ Hợi.


Chú thích:

[1] 䖯.九月也. (說文解字).

[2] Xem Chinese Etymology chữ戉 và 

[3] Tên này tác giả tự đặt, dựa vào cây chiên đàn trong truyền thuyết Mộc Tinh.

[4] Căn cứ vào hình ảnh của mộ Bộc Dương, hình ảnh cái búa này tượng trưng cho quái Cấn. Trong Chu Dịch dùng chữ Cấn斤là cái rìu hay búa như chữ 艮 chỉ quái Cấn; có thể từ ý nghĩa này mà người ta thay chữ Cấn 斤bằng chữ戉 cũng có nghĩa là cái búa, vừa chỉ quái Cấn vừa chỉ người Lạc Việt. Như vậy quái Cấn tượng trưng cho người Việt vậy.

 [5] https://nghiencuulichsu.com/2019/10/28/nguon-goc-dich-hoc-trung-hay-viet/

[6] Nguyễn Bá Vân – Chu Quang Trứ Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1984, tr. 113

[7] Ngày nay người ta thường gọi là cóc thần tài hay cóc phát tài, thực ra chữ Cóc hay Giác覺còn viết là 發ngày nay đọc là Phát發, như vậy Phát tài 發財đọc là Cóc tài. Thuyết văn giải tự. 覺。一曰發也. Cóc. Trước viết là Phát.

[8] Nghi thức cúng Tiến Giác Linh hay cúng các vị tu sĩ Phật giáo.

[9] https://nghiencuulichsu.com/2018/11/28/di-tim-nguoi-viet-qua-chu-viet

[10] Chữ寶 là hình ảnh mà người xưa lấy đó để sáng tác ra truyện Cóc kiện Trời. 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lời thầy Cóc- Tiếng vọng ngàn xưa của tiền nhân

Theo tôi, bức tranh này không phải là bức nguyên bản mà người Việt xưa đã vẽ nên,


1.png

Viên Như

Nội dung bức tranh này nằm trong dòng chảy thầm lặng của người Việt về nguồn gốc Dịch học và chữ viết, một nguồn gốc xa hơn cả những gì mà truyền thuyết Trung Hoa đã nói, hay nói khác hơn những gì mà tiền nhân nước Việt thể hiện về nguồn gốc Dịch học và chữ viết thông qua bức tranh này nói riêng, và những hình thức khác trong nền văn hóa Việt như tranh dân gian, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết nói chung, là những gì mà Trung Hoa cho rằng đã thất truyền, có nghĩa là chính họ cũng không hay biết gì về điều đó cả, không những về nguồn gốc dịch học mà cả chữ viết nữa, không biết thì lấy gì dạy cho người khác. Như vậy ai là chủ nhân của dịch học và chữ Nho, ngày nay gọi là chữ Hán, nếu không phải là người Lạc Việt. Trong bài “Nguồn gốc Dịch học – Trung hay Việt”, tôi đã trình bày về nguồn gốc Dịch học của người Việt thông qua quái Cấn và chữ Việt越. Bài này nói về nguồn gốc dịch học và chữ viết của người Việt, tức chữ Khoa đẩu, một loại chữ về sau mang nhiều cái tên như chữ Vuông, Nho và cuối cùng là Hán, thông qua hình ảnh của bức tranh, nhưng nội dung chính là nói về nguồn gốc chữ viết của người Việt, được minh định qua bài thơ, xem như lời giảng của thầy Cóc.

  1. VỀ TÊN BỨC TRANH.

Theo tôi, bức tranh này không phải là bức nguyên bản mà người Việt xưa đã vẽ nên, lý do là vì căn cứ vào chữ “Oa 蜗” trong tên bức tranh “  蜗  Lão Oa giảng đọc”, về chữ “Oa蜗” có nghĩa là con ốc sên, mà tên bức tranh là “Lão Oa” thì phải là chữ “Oa ” con ếch, cóc, chính người xưa cũng đã nói “Thầy đồ Cóc” hình ảnh bức tranh xác minh cho điều đó. Có thể do thất lạc hay muốn làm thêm các âm bản khác, người thợ nhờ ai đó viết chữ để khắc, người ấy tưởng rằng “oa” nào cũng được, nên viết chữ “Oa 蜗” này vào, từ ấy chữ này được lưu truyền với bức tranh. Đây là một lỗi hết sức đáng tiếc, vì chữ “Oa ” chuyên chở một thông điệp rõ ràng về Dịch học liên quan đến Cóc – Thái cực, nếu bỏ đi thì làm ảnh hưởng đến thông điệp mà người xưa đã gởi gắm qua bức tranh.

Tại sao lại phải là Oa  này? Chữ Oa gồm: Chữ Trùng và Khuê. Chức năng chữ Trùng  là hệ thống hóa chữ viết, còn chức năng của chữ Khuê圭 là nói lên ý nghĩa của con chữ. Thuyết văn giải tự giải thích:

圭. 瑞者,以玉爲信也。上圜下方,法天地也。故應劭曰。圭自然之形。陰陽之始也。以圭爲陰陽之始,故六十四黍爲圭。四圭爲撮。十圭爲一合。量於此起焉。方言曰。鼃,始也。多不得其解。愚謂鼃從圭聲。與圭同音。鼃始也,卽圭始也.

Khuê. Thụy giả, dĩ ngọc vi tín dã. Thượng viên hạ phương, pháp thiên địa dã. Cố Ưng Thiệu viết: Khuê tự nhiên chi hình. Âm dương chi thỉ dã. Dĩ khuê vi âm dương chi thỉ, cố lục thập tứ thử vi khuê. Tứ khuê vi toát. Thập khuê vi nhất hợp. Lượng ư thử khởi yên. Phương ngôn viết. Oa, thỉ dã. Đa bất đắc kỳ giải. Ngụ vị oa tùng khuê thanh. Dữ khuê đồng âm. Oa thỉ dã tức khuê thỉ dã.

Khuê là ngọc quý, lấy ngọc làm tin. Trên tròn dưới vuông (tức Càn Khôn), quy tắc của trời đất vậy. Vì vậy Ứng Thiệu nói: Khuê là hình ảnh của tự nhiên. Nguồn gốc của âm dương, Chữ Khuê tượng trưng cho khởi nguồn của âm dương, vì vậy 64 hạt lúa là Khuê. 4 Khuê bằng một Toát – 256. 10 Khuê thành một hợp. Đo lường bắt đầu có từ đây. Dân gian nói: Ếch, cóc, nguồn gốc vậy. Đa số không hiểu tại sao. Có ý cho rằng Oa  (Ếch, cóc) là âm của chữ Khuê. Đồng âm với Khuê. Cội nguồn của – Cóc, tức cội nguồn của Khuê (Càn Khôn) vậy.

Như vậy con Cóccó đủ tính chất của 64 quẻ; đồng thời đại diện cho bản thể của vũ trụ với lý tính số 10, bản thể nơi chứa đựng mọi hạt giống của sự hiểu biết, ở đây là Thái cực, được tượng trưng bằng con Cóc, vì vậy Cóc là người hiểu biết, là Thầy, cho nên chữ Giáccó nghĩa là hiểu biết, vốn đọc là Cóc. Có thể do vì lấy Cóc làm biểu tượng cho Thái cực, nên các âm của các quẻ ban đầu đều chịu ảnh hưởng ngữ âm của từ này: Q-uẻ- Q-uái – C-àn- kh-ảm – C-ấn – Ch-ấn – Kh-ôn.

Như thế ta thấy vai trò đích thực của Oa  – Cóc là Thái cực, tượng trưng cho vũ trụ hay tạo hóa, cha mẹ của muôn loài, không ai khôn hơn tạo hóa, có như thế người xưa mới gọi là Cóc là Thầy.

Một điều quan trọng nữa đó là chữ Oa tượng trưng cho tháng 9 [1] tức tháng Tuất, số 9 là lý số của quái Ly, phương nam, Điều này tương hợp với thông tin Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất壬戌, vì trong chữ Tuất có chữ Mậu đây cũng là chữ Việt chỉ người Lạc Việt洛越 [2] tức người Việt Nam ngày nay.

  1. CÁC CHỮ TRONG BỨC TRANH.

Trong tranh ngoài hàng chữ trên bức tranh là “Lão Oa giảng đọc” còn có 3 chữ khác, có một chữ rõ ràng, đó là chữ Trường 長 hay Tràng, đọc theo âm xưa là Chàng, còn hai chữ khác hầu như không đọc được. Theo tôi, trong bức tranh này các chữ được viết theo ngữ pháp chữ Nôm, tên bức tranh cho thấy điều đó, “Lão Oa giảng đọc”, nếu theo Nho thì phải là “Oa lão giảng đọc”. Vì vậy ta cần tìm kiếm các chữ đã mất nét theo hướng chữ Nôm. Sau khi xem xét, tôi cho rằng hai chữ bên dưới bức tranh đã mất nét là chữ “Ếch螠và Nhái 蚧” chữ còn lại là “Tràng- Chàng長 – Trưởng lớp”. Như vậy lớp học của Thầy Cóc có các học trò “Tràng – Chàng 長” (chão chàng) Ếch螠, Nhái 蚧.

III. NỘI DUNG DỊCH LÝ QUA HÌNH ẢNH CỦA BỨC TRANH.

Bố cục bức tranh được người xưa trình bày theo trật của hệ thống dịch học, Liên sơn hay Hà đồ – Vô cực trước, vì nó có trước Quy tàng hay Lạc thư – Thái cực; đồng thời Hà đồ là bản thể, do đó nó thuộc vô tình, cho nên họ dùng cây chiên đàn để thể hiện, Hà đồ đi liền với Tiên thiên bát quái, vì vậy họ thể hiện bằng các đồ vật, ngược lại Lạc thư – Thái cực là hữu tình (nghĩa trong tranh, ở đây là con người), do đó họ dùng con cóc làm đại diện, đi liền là cửu cung được thể hiện bằng chín con ếch, nhái, chảo chàng, đồng loại của cóc. Đây là điều đọc giả cần lưu ý, vì âm bao giờ cũng lớn hơn dương, cho nên trong bài thơ kèm theo, người xưa cũng thể hiện theo trật tự này.

  1. Liên sơn hay Hà đồ.

– Cây chiên Đàn [3] mọc dưới đất, tượng trưng cho Vô cực hay Hà đồ – Âm,

– Cây mọc dưới đất – Âm, che cả Cóc – Thái cực – Dương. Âm bao giờ cũng lớn hơn Dương, ở đây là Hà đồ – Tiên thiên bát quái sinh ra Lạc thư – Hậu thiên bát quái.

– Tính từ gốc lên ta thấy:  Cây – Vô cực, 2 lá – Nhị Nghi,  4 lá – Tứ tượng, 8 lá – Bát quái.

– Trên cùng ta thấy có 5 lá – Ngũ hành, những yếu tố tác yêu, tác quái, như trong truyện Mộc tinh mô tả.

– Cây có 6 cành. Tượng trưng cho 6 Giáp. Đồng thời tượng trưng cho quái Khôn với ba vạch đứt.

  1. Tiên thiên bát quái.

8 đồ vật, tượng trưng cho Tiên thiên bát quái. Căn cứ vào hình ảnh con cua, xin tạm đọc như sau: Càn (cua), Đoài (cái mà thày Cóc vứt ra -兌為 毀 折), Ly (Con trai -離為 蚌), Chấn (Bình bút cỏ lau震為 萑 葦) Tốn (Cái bình nước), Khảm (Ống điếu), Cấn [4] (Lưỡi búa) Khôn (Xấp vải trên tay con ếch – 坤為 布).  Trong tranh ta thấy hình lưỡi búa, tượng trưng cho Cấn nằm giữa Cua – Càn và xấp vải – Khôn. Càn – Cấn là quẻ 33. Thiên Sơn Độn và Khôn – Cấn là quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, hai quẻ này thể hiện hai sơ đồ mà về sau được gọi là Hà đồ và Lạc thư, do đó nó vô cùng quan trọng đối với người Việt như tôi đã nói ở bài trước [5].

  1. Quy tàng hay Lạc thư.

Cóc là Thái Cực hay Lạc thư– Dương, vì Dương nên ngồi trên bộ phản, còn gọi là bộ ngựa, ngựa là Ngọ, hướng Nam, cho nên con cóc tía (hình ảnh trong tranh) còn tượng trưng cho quái Càn, dấu vết còn lại là con cóc thần tài chỉ có 3 chân. Như vậy thầy cóc là người Nam hay Lạc Việt.

  1. Hậu thiên bát quái.

9 học trò, tượng trưng cho 9 cung, còn lại 2 con cóc nhỏ, đây không phải học trò mà là con của Thầy Cóc, Thầy Cóc là Thái cực, 2 con của thầy tượng trưng cho nhị nghi – Âm Dương, 4 con màu tía tượng trưng cho bốn quái thuộc Dương. 4 con màu trắng tượng trưng cho 4 quái thuộc Âm. Con màu xanh tía đè con cóc trắng (có thể tô nhầm màu, đáng lý là màu tía) tượng trưng cho trung cung Khôn – Cấn. Trong tranh, hàng trên có hai con màu tía – Dương, hai con màu trắng âm, bởi vì theo tiến trình của tứ tượng của hai quái nguyên thể Càn, Khôn mỗi quái cho ra bốn quái trong đó có hai Dương và hai Âm, cụ thể Càn, Đoài, Ly (âm), Chấn, Khôn, Cấn, Khảm (dương), Tốn. 

IV MÀU SẮC TRONG TRANH.

Tranh có 5  màu Trắng, xanh, đen, đỏ, vàng tương ứng với 5 Hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

V PHẦN ĐÃ MẤT CỦA BỨC TRANH.

Bức tranh này nguyên có một bài thơ Nôm, về sau chắc thấy chẳng có tác dụng gì, lại thêm tốn công, tốn mực, nên người ta đã đục bỏ, rất may là nhờ các nhà nghiên cứu văn hóa kịp thời ghi lại, nếu không thật là đáng tiếc, đáng hận đến chừng nào, khi ta biết rằng đó chính là thông điệp chính của bức tranh mà tổ tiên ta đã gởi lại cho hậu thế về nguồn gốc dịch học cũng như chữ viết của dân tộc mình. Vì không có nguyên bản, nên xin viết lại bài thơ ấy bằng chữ Nôm như sau:

Tìm thày hỏi bạn NHÁI chi mà.

Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa,

Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ,

Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà. [6]

尋 偨 噲 伴 蚧 之 麻

体 嶨 䀡 朋 螠 体 花

馬 眜 紹 䗅 擂 宇 柱

酖 肝 𧋉 紫 對 山 河.

VI. GIẢI MÃ BÀI THƠ NÔM.

Trong thiên nhiên có nhiều loài vật, tại sao người xưa không lấy con gì để vẽ mà lại là con cóc, không những trong bức tranh này mà ta còn có Cóc kiện Trê, Cóc kiện Trời, rõ ràng cóc có một vai trò quan trọng trong tâm thức người Việt. Cóc làm thầy, đám học trò dĩ nhiên là ếch, nhái, chão chàng, đồng loại của cóc, đã là thầy Cóc thì dạy chữ cũng phải là do Cóc sáng tạo ra, chứ không thể là chữ của thằn lằn, kì nhông được. Theo lịch sử xưa kia người Việt có loại chữ gọi là chữ Khoa đẩu, tức là chữ nòng nọc, nòng nọc là con của cóc, hay nói khác hơn là sản phẩm của cóc, thầy cóc thì dạy học trò nhái, ếch chữ nòng nọc là điều tất yếu rồi. Tuy nhiên, ngày nay người ta thường nghĩ đến cái cao siêu, nhất là bị vây hảm bởi các sách vở của phương bắc, lại bị đánh phá tơi bời bởi chính một số người Việt khi có ai đó lên tiếng về loại chữ này, thêm vào đó khi tiếp cận với khái niệm chữ nòng nọc, lại nghĩ đơn giản rằng chữ ấy giống con nòng nọc rồi ra sức đi tìm, dĩ nhiên với suy nghĩ như vậy sẽ dẫn người tìm kiếm hoặc nhận nhầm, hoặc đi đến chỗ bế tắc và vô vọng là điều tất nhiên. Theo tôi, cóc là loài lưỡng cư, sống trên cạn, sinh ra dưới nước, hội đủ tiêu chí âm dương của triết lý dịch, vì vậy người xưa đã dùng hình ảnh của cóc và đồng loại để minh họa cho thuyết âm dương của mình, nói khác hơn, thầy cóc dạy loại chữ hội ý bởi hai yếu tố âm dương, chứ không dạy loại chữ giống hình con nòng nọc. Chữ thì cụ thể nhưng nghĩa là trừu tượng, là ảo, chỉ trong thế giới của trừu tượng hay ảo mới đủ lớn để cho con người mặc sức sáng tạo mà thôi, xưa cũng thế mà nay cũng vậy. Xưa thì hai yếu tố âm dương, nay thì hai kí hiệu 1-0, là hai kí hiệu của điện toán ngày nay, với hai kí hiệu này người ta đã mặc sức tung hoành trong thế giới ảo.

Với bài thơ này, tiền nhân nước Việt minh định rằng chữ Vuông hay chữ Nho, ngày nay ta gọi là chữ Hán, là của người Lạc Việt, loại chữ đó thuở ban sơ gọi là Khoa đẩu hay nòng nọc, bởi vì chỉ có dân tộc làm ra nó mới biết được ngọn nguồn của con chữ mà thôi, điều mà mấy ngàn năm qua phương Bắc chưa từng hay biết, hay có thể biết nhưng tìm mọi cách để xóa nó đi. Ta biết rằng, kể từ khi ra đời, dịch học ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống của con người trong khu vực đó, từ văn hóa, kinh tế, chính trị, kiến trúc, y dược, ngôn ngữ, cụ thể chữ viết, nhất định không thể không bị ảnh hưởng, bởi vì nó là công cụ hữu hiệu nhất, phát triển song hành với dịch học. Tất cả các chữ thời ấy, từ Giáp cốt văn – Kim văn – Triện thư – Lệ thư – Thảo thư – Khải thư – Hành thư, tuy hình thức thể hiện khác nhau nhưng đều có chung một định hướng biểu ý dịch học hay khoa đẩu. Ví dụ tất cả các chữ Việt chỉ người Lạc Việt đều có kết cấu của quẻ 15,31,33. Có thể có những chữ được sáng tác sau thời Chu không phản ảnh đầy đủ khuynh hướng này, nhưng thời nhà Chu và trước đó nhất định không thể ra khỏi quan điểm âm dương hay khoa đẩu. Hai chữ khoa đẩu, ngoài cái tên của một loại chữ viết, nó còn chuyên chở một thông điệp khác, đó là nguồn gốc dịch học, ở đây là thuở ban sơ, khi người ta bắt đầu nhận thức về hai yếu tố âm dương, người ta sử dụng những con vật sống chung quanh họ để đại diện cho hai khái niệm này, trong đó cóc, nhái là rõ nét nhất, bởi vì nó đáp ứng được những yếu tố mà người xưa suy nghĩ, thứ nhất nó là loài lưỡng cư, đáp ứng được hai khái niệm âm dương, thứ hai là âm dương tuy hai mà một, vì nó sinh ra dưới nước nhưng sống trên cạn, thứ ba là con cóc chậm chạp, dễ thấy nên tượng trưng cho dương, con nhái nhanh nhẹn nhưng hoạt động âm thầm nên tượng trưng cho âm, từ đó nó song hành với quá trình phát triển dịch học, trong đó có chữ viết, chữ Khoa đẩu. Người phương Bắc ngày nay không sử dụng khái niệm này nữa nhưng sách vở vài nơi vẫn còn đề cập đến loại chữ này, tuy không sử dụng hình ảnh con cóc trong chữ viết, nhưng trong dịch học nó vẫn còn rơi rụng cho đến ngày nay, cụ thể là con cóc thần tài [7] ba chân, chỉ quái Càn. Cóc tượng trưng cho Dương nhưng có hai khái niệm khác nhau, đối với vũ trụ nó tượng trưng cho quái Càn, đối với con người nó tượng trưng cho quái Cấn.

Bức tranh có hai phần: Một là hình ảnh lớp học của thầy Cóc (Tranh), hai là nội dung giảng dạy của thầy Cóc (Bài thơ). Vì Thày là Cóc, nên dạy chữ cũng là sản phẩm của Cóc, tức là chữ Nòng nọc, hay Khoa đẩu, vì vậy mỗi con chữ được người Lạc Việt xưa mô tả trong bài thơ đều mang yếu tố Cóc hay đồng loại như: Nhái, ếch, chảo chàng. Cụ thể bốn câu mô tả kết cấu của các chữ: Sư師, Học 嶨, Giác覺, âm xưa là Cóc, Bửu 寶, Sơn山. Đồng thời qua bốn câu thơ, tiền nhân nước Việt đã thể hiện nguồn gốc dịch học mà sách vở Trung Hoa cho là đã thất truyền, có nghĩa là dịch học này có trước cả hệ thống dịch học hiện hành với hai sơ đồ căn bản Hà đồ và Lạc thư, cụ thể là:

Hai câu đầu thể hiện quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, đại diện dịch Quy Tàng.

Hai câu sau thể hiện quẻ 33. Thiên Sơn Độn, đại diện dịch Liên Sơn.

  1. Tìm Thày hỏi bạn NHÁI chi mà. 尋 偨 噲 伴 蚧 之 麻.

Câu này mô tả chữ SƯ 師.

1.1. Chữ Sư gồm:

𠂤- Đồi. Ngọn đồi.

帀 – Táp – tráp. Một vòng.

Tìm Thầy tức tìm Sư, trong câu này là tìm chữ sư師 thì hỏi bạn nhái, có nghĩa là Nhái cũng là Sư. Theo Chinese Etymology dictionary thì 𠂤 là một dị thể của chữ師, như đã phân tích trên, chữ師 gồm có hai chữ Đồi 𠂤 và Táp帀, như vậy câu “Tìm thầy hỏi bạn nhái” có nghĩa chữ 𠂤 cũng là chữ 師, hay 𠂤 chính là con nhái, hay vẽ ra từ hình ảnh của con nhái, đây là chữ tượng hình, nên nó có từ thời Giáp cốt văn, như hình minh họa. Con chữ này tự điển giải thích rất sâu, nó liên quan đến các khái niệm dịch học, ở đây, căn cứ vào thông điệp của bức tranh, ta chỉ giải thích rõ lời thầy Cóc hay lời của người xưa là chữ Sư, ban đầu được vẽ ra từ hình ảnh con nhái, vì nó mang trong mình cái ý nghĩa mà người xưa đã gán cho nó. Vậy người xưa gán cho con nhái cái ý nghĩa gì?

1

Trong bài “Nguồn gốc dịch học, Trung hay Việt” tôi đã nói về chuyện này rồi, nhưng mới chỉ nói về con cóc mà thôi, cụ thể con cóc là quái Càn, hay tượng trưng cho quái Càn, đồng thời tôi cũng chứng minh rằng từ Cóc mà phái sinh ra các từ Càn, Cấn, Chấn. Đối lập với Cóc là Nhái, Cóc là Càn thì Nhái là Khôn. Vì Khôn –Âm là nhái nên nó ảnh hưởng đến các từ thuộc âm như: Cái (giống) gái, mái (gà, nhà) nái (heo) quái (bát) dái (hòn) nhìn vào cỏi vô hình thì ta bái, vái, lại (lạy) theo cách này ta thấy chữ Sư còn đọc là Sãi, đây là âm xưa của người Việt chứ chẳng phải nghĩa của chữ Sư. Như vậy chữ  đọc là Sãi, từ Sãi thành Thài hay Thày. Trong tiếng Việt ta có hiện tượng biến đổi âm đầu S > Th. Hiện nay ở Nam Định hay miền Trung (làng Xuân Thiên – Huế) vẫn còn phát âm S thành Th, như: Sao sáng thành thao tháng, từ biến âm như thế, ta có: Sãi > Thãi > Thài > Thày. Hiện tượng phát âm I ngắn như Y dài hiện nay vẫn còn ở miền Nam như Tai – Tay, Chai – Chay, Lại – Lạy. Ở Huế có điệu Thài, xướng lên khi dâng cúng hương, hoa, trầm, trà, cơm, nước cho thầy [8]

Như đã giải thích trên, người xưa gán cho con nhái nghi âm, ở đây là quái Khôn; đồng thời cho nó làm Sãi hay thầy, không Khôn sao mà làm thầy thiên hạ được, nhưng sao quái Khôn lại được chọn làm thầy? Sao không phải là Càn Khôn, tức Tạo hóa?

Thực ra người xưa chọn cái Dụng của Càn Khôn tức bản thể của vũ trụ, vì Hà đồ (Bản thể) thể Dương, Dụng Âm, mà việc làm thầy là để dạy người khác, tức cái Dụng, do đó người xưa sử dụng Nhái làm Thầy. Điều này xảy ra trên thực tế, như ta thấy cái ổ cứng nhỏ xíu mà chứa đựng biết bao thông tin, cái con chíp còn nhỏ hơn nữa mà giải bao nhiêu bài toán, cho nên ngày nay ta chỉ hơn người xưa chỉ là phương tiện thôi chứ về tư tưởng thì còn phải học họ nhiều. Như đã nói trên, Nhái tượng trưng cho Âm, đại diện cho Dụng của Càn Khôn, tức cái khả năng xử lý của tạo hóa, ai khôn hơn tạo hóa, nên chỉ tạo hóa mới làm thầy cho cuộc đời mà thôi, điều này cho thấy người xưa sâu sắc đến chừng nào.

Như đã nói trên Nhái hay Khôn chỉ là Dụng của Tạo hóa, chính Tạo hóa hay Càn Khôn mới là thầy của cuộc đời, việc này chẳng phải do tôi nghĩ ra mà người xưa đã từng nghĩ như thế, cụ thể chữ sư còn được viết là 𨸲, bộ Phụ阝- 阜 còn viết là 𨸏 nghĩa là núi. Chữ này阜có kết cấu trên Sư 𠂤 – Âm, dưới Thập Dương, nó còn có dị thể là 𠼛 và 𠻰 hai chữ này có kết cấu trên ba chữ Khẩu口, tượng trưng cho quái Khôn, dưới chữ Tam三, tượng trưng cho quái Càn, Khôn Càn tức Lạc thư nơi có con người và vạn vật. Đặc biệt chữ 𠻰 ở giữa là chữ Khảo丂, chữ này xưa kia là chữ Việt.[9]

Với những gì trình bày, câu “Tìm thầy hỏi bạn nhái chi mà” có nghĩa chữ Sư師 vốn ban đầu được viết là 𠂤, một con chữ được vẽ nên từ hình ảnh con nhái đại diện cho quái Khôn.

Chữ 𠂤 còn có âm là Đồi, tức ngọn đồi. Thuyết văn giải tự giải thích:

 𠂤大徐無。小 徐作堆, 𠂤 小𨸏也. 𠂤 đại từ mô. Tiểu từ tác đồi, 𠂤 tiểu 𨸏 dã.

𠂤 lớn thì gọi là mô, 𠂤 nhỏ gọi là đồi. 𠂤 là loại nhỏ của 𨸏 vậy.

Với giải thích 𠂤 là loại nhỏ của  𨸏 , như vậy ngoài nghĩa là đồi là núi nhỏ, ta đã biết 𠂤 là Nhái – Khôn, vậy 𨸏 là Cóc – Càn, vì vậy sách còn nói “故𨸏 三成、𠂤二 成 – Cố Phụ 𨸏 tam thành, Đồi 𠂤 nhị thành, theo tôi câu này tương đương với câu “Tham thiên lưỡng địa” có nghĩa là Tam – Dương – Càn, Nhị – Âm – Khôn. Như vậy 𠂤 Nhái – Khôn, vậy 𨸏 là Cóc – Càn. Hình ảnh chữ Phụ阜 cho thấy điều ấy.

2

  1. Thấy học xem bằng ếch thấy hoa”.体 嶨 䀡 朋 螠 体 花

Câu này nói về kết cấu của chữ Học 嶨và Giác覺. Về chữ山 trong chữ嶨 tôi sẽ trình bày cụ thể ở câu cuối, ở đây chỉ bàn về chữ Giác覺 mà thôi, chữ này có âm xưa là Cóc, âm này ít nhất đến thế kĩ 12 ở nước ta vẫn còn dùng, như:

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt.

Đến cóc hay Bụt chỉn là ta. (Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông).

Cóc được tính ta nên Bụt thực,

Ngại gì mưa gió cảnh đường xa. (Vịnh Hoa Yên tự phú – Huyền Quang).

Thuyết văn giải tự thì cho âm [cạc]

覺。从見。學省聲。古岳切。三部。一曰發也。

覺。Tùng kiến. Học tỉnh thanh. Cổ nhạc thiết. Tam bộ. Nhất viết phát dã.

Theo Kiến. Chữ học lượt bớt, đọc là cạc. Thuộc bộ thứ ba. Trước viết là Phát vậy.

Với giải thích này, ta biết câu “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa” là cách mô tả lời giải thích này. Thấy, tức “从見”, học, tức “學省聲”, ếch thấy hoa, tức chữ覺, có nghĩa là ngày ấy tiền nhân nước Việt nhất định có cuốn thuyết văn giải tự nguyên thủy hay tương đương như vậy với đầy đủ giải thích, vì cuốn Thuyết văn giải tự ngày nay đã bị Đoàn Ngọc Tài sủa đổi theo lệnh nhà Thanh.

3

Tùng Kiến tức âm mẫu là [k], học tỉnh thanh tức [ọc] như vậy âm của chữ覺 là [cọc] cọc thành cóc, như chặn – chắn, lặng – lắng. Như vậy chữ覺 có âm là cóc mà người Việt vẫn dùng (người Hán làm gì biết âm này mà dạy cho người Việt). Tuy nhiên người xưa nói “Thấy 嶨 xem bằng Ếch thấy hoa”, so sánh hai chữ 嶨 và 覺 ta thấy chỉ khác chữ山 và 見, như vậy xem bằng ở đây xem 山cũng như 見. Vậy chữ見 là con ếch, ếch thấy hoa là chữ見 ở dưới nhìn lên thấy cái cối, vì chữ 覺 dưới 見 trên Cữu 臼– Cối. Ngày nay ta chỉ biết Kiến là thấy thôi, chứ làm gì biết nó là con ếch, ngay cả Tàu cũng chưa từng nói đến, vậy mà tiền nhân nước Việt lại biết rằng nó là con ếch, hay là vẽ ra từ con ếch, đồng loại của nhái, xem Chinese Etymology. L22921, như hình minh họa.

Vậy con Ếch này tượng trưng cho cái gì trong dịch học?

Như câu thơ đã nói, con ếch見trong chữ cóc覺này tương đương với chữ Sơn山, đồng thời kết cấu của chữ 覺, trên Cữu臼– Cối, dưới Ếch 見, kết cấu này tương đương với khái niệm Cối – Chày, biểu tượng phồn thực của con người. Như vậy chữ 見 tượng trưng cho sinh thực nam, tức quái Cấn.

Như vậy câu “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa” mô tả cách thành lập chữ 覺. Đồng thời chữ見chính là được vẽ ra từ con ếch, toàn chữ đọc là Cóc, đại diện cho quái Cấn.

Như đã nói trên, hai câu đầu, câu 1 – Nhái – Khôn, câu 2 – Cóc – Cấn. Khôn – Cấn là quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, quẻ đại diện cho dịch Quy Tàng.

  1. Mở mắt chảo chàng soi vũ trụ.       .

Câu này nói về kết cấu của chữ Bửu寶 [10]. Gồm:

Trên là Miên 宀 mái nhà hay bầu trời – Âm -Vô cực.

Giữa có Vương 王 vua – Dương, Phữu 缶 chum nước – Âm.

Dưới là bối貝 – Vỏ sò, tiền – Dương.

Trong dịch học, trời ở trên, đất và người ở dưới, nhưng trong thực tế con người nhìn lên thấy trời rộng mênh mông như mái nhà che chở, nên ở đây người xưa chọn bộ Miên宀làm cỏi trời. Trời thì có Ngọc Hoàng cai quản, tức Vương  王, trời lại có mây, mây chứa nước nên bên cạnh Ngọc Hoàng là Phữu缶– Chum nước. Đó là toàn cảnh của trời hay vũ trụ. Dưới là Bối 貝 nhìn lên (soi) như vậy 貝 chính là anh Chảo chàng rồi. Chão chàng đồng loại với cóc, cóc tượng trưng cho sinh thực nam thì chão chàng cũng vậy. Câu thơ nói “Mở mắt” là vì trong chữ貝có chữ Mục目nghĩa là con mắt.

Thuyết Văn Giải Tự giải thích:

象形。古者貨貝而寶龜. Tượng hình. Cổ giả hóa bối nhi bảo quy. Xưa xem tiền (hóa bối) là con rùa quý.

Tại sao bối貝là rùa quý? Tại vì nó là con cạc hay sinh thực nam, cho nên sách mới nói tượng hình, có nghĩa chữ bối貝được vẽ ra từ hình ảnh sinh thực nam. Ta có thể chứng minh được điều này khi biết rằng Bối 貝được viết với bộ Quy 𪚾 con rùa, vì thế mới có chuyện cắt da bao đầu dương vật gọi là cắt bao quy đầu, rõ ràng người Việt cổ xem dương vật, ở đây là chữ 貝 như là con rùa quý. Như vậy貝 là con chão chàng, đồng loại của cóc.

Như đã nói trên, trong dịch học, sinh thực nam, đối với vũ trụ, tượng trưng cho quái Càn, đối với con người, nó tượng trưng cho quái Cấn. Trong câu “Mở mắt chão chàng soi vũ trụ” thì con chão chàng này thuộc về vũ trụ, do đó nó tượng trưng cho quái Càn.

Như vậy câu “Mở mắt chão chàng soi vũ trụ” là mô tả cách hình thành chữ Bửu寶 Đồng thời nhấn mạnh chữ貝 chính là hình ảnh con chão chàng貝, tượng trưng cho quái Càn.

  1. Đem gan cóc tía đối sơn hà. 酖 肝 𧋉 紫 對 山 河.

Câu này nói về cách thành lập chữ Sơn山, một con chữ cũng được vẻ ra từ hình ảnh sinh thực nam, Sơn 山cũng là tượng của quái Cấn, cho nên Cấn cũng tượng trưng cho sinh thực nam, vì vậy mới có chuyện các bà “Cấn bầu hay Cấn thai” Chu Dịch gọi quái Cấn là Đậu 豆, nên còn gọi là “Đậu thai” về chữ 山và quái Cấn tôi đã trình bày đầy đủ tại bài “Nguồn gốc dịch học, Trung hay Việt” xin đọc giả đọc trên trang này.

Như đã nói trên, Cóc tượng trưng cho sinh thực nam, trong Dịch học, đối với vũ trụ thì nó tượng trưng cho quái Càn, đối với con người thì nó tượng trưng cho quái Cấn.  Trong câu “Đem gan cóc tía đối sơn hà” Sơn hà có nghĩa là đất nước, chỉ có con người mới có đất nước, như vậy anh cóc tía, tức chữ 山 thuộc về con người, do đó nó tượng trưng cho quái Cấn.

Như vậy hai câu 3 và 4 thể hiện cách thành lập chữ Bửu 寶và Sơn山. Đồng thời thể hiện quẻ đại diện cho dịch Liên Sơn, cụ thể: Chão chàng貝– Càn, Cóc tía 山Cấn. Càn – Cấn tức quẻ 33. Thiên Sơn Độn.

VII. KẾT.

Với tất cả những gì trình bày trên, ta thấy suốt hàng ngàn năm qua lớp học của thầy Cóc vẫn sáng tối giảng bài, một bài giảng vô ngôn, nhưng có tầng số rung động, chỉ những ai có tầng số Việt, với năng lượng của nỗi đau bị mất văn hóa cốt lỏi của dân tộc mình, mới nghe được lời giảng của thầy Cóc cảm động và đau đớn biết chừng nào. Thầy Cóc chỉ dạy có bốn chữ thôi, nhưng nó bao trùm cả một nền văn hóa mà trước đây chưa một ai ở Trung Hoa hay Việt Nam từng nghĩ đến, người ta, kể cả tôi, chỉ quanh quẩn trong hai cái sơ đồ Hà, Lạc, một đứa con của người Lạc Việt được thay tên cùng với một ông dượng ghẻ rất mực yêu thương và bảo vệ. Có điều lạ là ở nước Việt ngày nay nhiều người nỗ lực chứng minh Kinh Dịch là của người Việt, nhưng lại không có bất cứ một nghiên cứu nghiêm túc nào về tác quyền chữ Nho hay Khoa đẩu đối với người Việt, một việc làm tiên quyết, bởi vì không có chữ viết thì lấy gì mà sáng tác Kinh Dịch. Lớp học của thày Cóc dạy đủ hai thứ này, một là Dịch học, đại diện là Kinh Dịch, do người Việt sáng tạo ra, hai là chữ Vuông hay Khoa đẩu là một loại chữ được sáng tạo ra từ tư tưởng dịch học này, cả hai phát triển song hành tạo nên một nền văn hóa kỳ vĩ của phương đông. Điều duy nhất đáng tiếc là một dân tộc có nền văn hóa kỳ vĩ chưa chắc là một dân tộc có sức mạnh cơ bắp, vì vậy mỗi khi đã mất đi nơi hương hỏa của mình, dần hồi tác quyền về văn hóa cũng nhạt phai, thậm chí tự nhận mình chưa từng có một nền văn hóa theo đúng nghĩa của từ này, có thể chính vì vậy mà những gì mà tiền nhân để lại như truyền thuyết, truyện ngụ ngôn hay như bức tranh này không đủ sức để kích thích, lay động tư duy và cảm xúc đối với không ít người Việt ngày nay chăng!

Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao thầy Cóc hay tiền nhân nước Việt không nói thẳng ra mà phải nói bằng ngôn ngữ mật mã, không những chỉ bức tranh này mà còn có Cóc kiện Trời, Cóc Kiện Trê, nhất là truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, tức Hồng Bàng Thị, đều cùng một nội dung và mục đích như vậy. Theo tôi, tất cả người Việt ngày xưa, từ vua quan cho đến trí thức đều biết câu chuyện này, nhưng không thể nói thẳng ra, có ba lý do để giải thích cho việc này:

 Một là vấn đề này quá quan trọng và nhạy cảm, đến nỗi bị đơn có thể bằng mọi cách, kể cả khốc liệt nhất, để bảo vệ thành quả của họ.

Hai là, do hoàn cảnh lịch sử, người xưa nghĩ rằng phương Bắc, bất kể là triều đại nào (Theo tôi ngày ấy Tàu chưa sử dụng từ Trung quốc như là một nước), mãi mãi có ảnh hưởng mạnh mẽ lên phương Nam, do đó hậu quả của việc nói thẳng ra có thể đến với họ bất cứ khi nào.

Ba là với suy nghĩ như hai lý do trên, trong tư cách là một con người với những nhu cầu cuộc sống đời thường, chẳng ai dám đơn phương làm việc ấy cả, thực tế minh chứng cho điều đó.

Tuy nhiên nỗi đau bị cướp đi văn hóa của dân tộc mình vẫn không thể nguôi ngoai, cho nên bằng nhiều ngôn ngữ nghệ thuật ẩn dụ khác nhau, tiền nhân nước Việt đã gởi vào đó nỗi đau và khát vọng của họ. Bức tranh Lão Oa giảng đọc hay Thầy Đồ Cóc là một trong số đó./.

 

   P/S. Bài này viết nhân hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ” tại Bắc Ninh với tư cách là người yêu dòng tranh này. Đồng thời trả món nợ mà tôi đã hứa với Nguyễn Cung Thông về chuyện chữ Tổ 祖mang hình ảnh phồn thực mà Nguyễn Xuân Diện dẫn ý kiến của Quách Mạc Nhược đã nêu nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm nay, 10 tháng 3 năm Kỷ Hợi.


Chú thích:

[1] 䖯.九月也. (說文解字).

[2] Xem Chinese Etymology chữ戉 và 

[3] Tên này tác giả tự đặt, dựa vào cây chiên đàn trong truyền thuyết Mộc Tinh.

[4] Căn cứ vào hình ảnh của mộ Bộc Dương, hình ảnh cái búa này tượng trưng cho quái Cấn. Trong Chu Dịch dùng chữ Cấn斤là cái rìu hay búa như chữ 艮 chỉ quái Cấn; có thể từ ý nghĩa này mà người ta thay chữ Cấn 斤bằng chữ戉 cũng có nghĩa là cái búa, vừa chỉ quái Cấn vừa chỉ người Lạc Việt. Như vậy quái Cấn tượng trưng cho người Việt vậy.

 [5] https://nghiencuulichsu.com/2019/10/28/nguon-goc-dich-hoc-trung-hay-viet/

[6] Nguyễn Bá Vân – Chu Quang Trứ Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1984, tr. 113

[7] Ngày nay người ta thường gọi là cóc thần tài hay cóc phát tài, thực ra chữ Cóc hay Giác覺còn viết là 發ngày nay đọc là Phát發, như vậy Phát tài 發財đọc là Cóc tài. Thuyết văn giải tự. 覺。一曰發也. Cóc. Trước viết là Phát.

[8] Nghi thức cúng Tiến Giác Linh hay cúng các vị tu sĩ Phật giáo.

[9] https://nghiencuulichsu.com/2018/11/28/di-tim-nguoi-viet-qua-chu-viet

[10] Chữ寶 là hình ảnh mà người xưa lấy đó để sáng tác ra truyện Cóc kiện Trời. 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm