Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Lời xin lỗi và sự biện hộ của lãnh đạo Formosa khi khoa học lên tiếng
Sau gần 3 tháng nỗ lực vào cuộc điều tra, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan, nghi án thảm họa môi trường Vũng Áng đã được kết luận chính thức: Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa) chính là thủ phạm, đúng như phán đoán của ngư dân miền Trung và đội ngũ báo chí trong và ngoài nước.
Hẳn người ta chưa thể quên lời biện hộ của ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại Formosa khi trả lời báo chí, một câu lời chẳng khác gì lời “tự thú” : “Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này”. Câu nói của ông làm dư luận cả nước hết sức phẫn nộ. Lãnh đạo Formosa đứng ra xin lỗi và giải thích đó là ý kiến cá nhân của ông Chu Xuân Phàm, sau đó đã sa thải ông ta.
Phạm vi vùng biển cá chết ngày càng lan rộng đến 200 km, từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến Lăng Cô (Huế). Mặc dù ngư dân Hà Tĩnh đã cung cấp thông tin đường ống xả thải ngầm chưa qua xử lý của Formosa ra biển, lãnh đạo công ty này vẫn một mực phủ nhận, đòi phải có “bằng chứng khoa học” về nguyên nhân cá chết.
Khi đoàn điều tra đưa ra bằng chứng, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa chống chế quanh co rằng do “chập điện” nên có một số ngày không thể vận hành khu xử lý nước thải. Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà chia sẻ với báo Lao Động như sau : “Hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, xyanua. Thứ hai, trong vùng chỉ có nhà máy luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol, xyanua. Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành.”
Lãnh đạo Formosa đòi “bằng chứng khoa học”. Và đến nay khoa học đã lên tiếng! Hết đường chối cãi, chiều ngày 30/6/2016, lãnh đạo Formosa đã xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Họ “tha thiết mong muốn người dân Việt Nam rộng lượng tha thứ” vì đã “gây ra sự cố môi trường trong thời gian qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, việc làm của người dân và môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam”.
Trong lời xin lỗi, ông Trần Nguyên Thành, có dùng cụm từ “sự chân thành từ trái tim” (“Chúng tôi mong rằng bằng sự chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong việc giải quyết sự cố này, chúng tôi sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”). Sự thành thật của ông chắc không ai nghi ngờ, nhưng có điều trong thư ông gửi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty Formosa vào sáng ngày 30/6/2016 có sự “tiền hậu bất nhất” (Nội dung lá thư này đã được nhiều báo chính thống đăng tải liền sau đó). Cuối bức thư này có đoạn: “Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam”.
Thế nhưng trước đó một đoạn, ông Trần Nguyên Thành lại viết:“Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam”.
Không ai cố ý tìm cớ bắt bẻ, suy diễn lời ông Thành làm gì, nhưng rõ ràng hai đoạn văn trên hoàn toàn mâu thuẫn. Khi thì ông nói “đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu”, khi thì lại nói “đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu”, thật khó hiểu.
Và đây là một đoạn khác trong bức thư : “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”. Một từ “thử”, một từ “phụ”, đặc biệt là từ “tôn trọng” sao mà hững hờ! Lẽ ra phải nói là:“Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng đó là sự thật”, nói như vậy mới là thành tâm, hối cãi. Đằng này ông nói có vẻ như ám chỉ kết quả điều tra áp đặt từ một phía. Chẳng lẽ kết quả điều tra của các cơ quan liên ngành Việt Nam chưa thuyết phục ông? Vậy ông đừng nên ký vào biên bản kiểm tra, đừng xin lỗi nhân dân Việt Nam, mà nên mời các nhà khoa học nước ngoài điều tra độc lập.
Đành rằng bức thư của ông Thành chỉ ban hành trong nội bộ công ty Formosa, nhưng phải cần sự thành thật, rõ ràng khi nhận trách nhiệm. Nhân viên công ty Formosa cũng có nhiều người Việt Nam là con em của Hà Tĩnh và nhiều vùng trên cả nước, họ chọn tôm cá trước khi chọn thép.
Người đứng đầu Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chấp nhận bồi thường 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng). Số tiền đó không thể bù đắp được hết những tổn thất về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của miền Trung. Hệ lụy “thảm họa môi trường” do Formosa gây ra sẽ rất lâu dài, không dễ chấm dứt trong 5, 7 năm. Hàng trăm tấn cá chết không thể sống lại, trong số đó biết đâu có loài đã tuyệt chủng ? Gần 300 tấn chất độc thải ra biển vẫn còn đó, tan loãng, phát tán ra biển đông, làm sao “phục hồi” như ông Thành nói được ? Không chỉ môi trường sinh thái mà môi trường du lịch, môi trường kinh doanh... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể những chấn động tâm lý, thương tổn niềm tin của nhân dân trước sự cố môi sinh, môi trường chưa từng thấy.
Trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vừa qua, phóng viên hãng tin AP (Hoa Kỳ) đã đặt câu hỏi : “Với vụ việc này có khởi tố vụ án để điều tra hình sự không?”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời: “Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét”.
Có thể như thế, nhưng lẽ ra ông Dũng không nên vội vàng khẳng định, hãy để Quốc hội phán quyết hoặc nhân dân quyết định hình thức xử phạt đối với những người đứng đầu Formosa qua hình thức trưng cầu ý dân. Hoặc ít ra, chính phủ cần thăm dò ý kiến nhân dân có nên đình chỉ vĩnh viễn nhà máy thép Vũng Áng hay không, vì người ta hoàn toàn có lỗi. Đối ngoại là chuyện khác. Và không thể nói vì môi trường đầu tư hay cái gì khác, không thể đánh đổi môi trường đất nước vì bất cứ lý do gì. Thảm họa môi trường do Formosa gây ra là quá nghiêm trọng, không thể chấp nhận và không có cơ sở để tin rằng Formosa sẽ khắc phục môi trường và không để xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.
Sau xử phạt Formosa, các cơ quan pháp luật cần phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân rước nhà đầu tư vốn có “tiền án, tiền sự” về môi trường đến Hà Tĩnh, thẩm định dự án, kiểm tra môi trường, giám sát việc xả thải của nhà máy thép này.
Cái cần nhất của ngư dân miền Trung là nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và thương hiệu thủy hải sản. Formosa bồi thường 500 triệu USD hay bao nhiêu thì phải ra tòa, pháp luật sẽ phân xử. Pháp luật sẽ phán xét tội danh và hình phạt đối với tập thể lãnh đạo Formosa. Đừng biện hộ lếu láo do quá trình “thử nghiệm” nhà máy, “nhà thầu phụ” hay sự cố “chập điện” gì cả. Đây là vụ án có tính chất hình sự, hãy xử lý theo pháp luật.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lê Xuân Chiến
Giáo viên Trường Trung học Phổ thông ở Việt Nam.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Lời xin lỗi và sự biện hộ của lãnh đạo Formosa khi khoa học lên tiếng
Sau gần 3 tháng nỗ lực vào cuộc điều tra, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan, nghi án thảm họa môi trường Vũng Áng đã được kết luận chính thức: Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa) chính là thủ phạm, đúng như phán đoán của ngư dân miền Trung và đội ngũ báo chí trong và ngoài nước.
Hẳn người ta chưa thể quên lời biện hộ của ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại Formosa khi trả lời báo chí, một câu lời chẳng khác gì lời “tự thú” : “Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này”. Câu nói của ông làm dư luận cả nước hết sức phẫn nộ. Lãnh đạo Formosa đứng ra xin lỗi và giải thích đó là ý kiến cá nhân của ông Chu Xuân Phàm, sau đó đã sa thải ông ta.
Phạm vi vùng biển cá chết ngày càng lan rộng đến 200 km, từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến Lăng Cô (Huế). Mặc dù ngư dân Hà Tĩnh đã cung cấp thông tin đường ống xả thải ngầm chưa qua xử lý của Formosa ra biển, lãnh đạo công ty này vẫn một mực phủ nhận, đòi phải có “bằng chứng khoa học” về nguyên nhân cá chết.
Khi đoàn điều tra đưa ra bằng chứng, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa chống chế quanh co rằng do “chập điện” nên có một số ngày không thể vận hành khu xử lý nước thải. Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà chia sẻ với báo Lao Động như sau : “Hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, xyanua. Thứ hai, trong vùng chỉ có nhà máy luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol, xyanua. Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành.”
Lãnh đạo Formosa đòi “bằng chứng khoa học”. Và đến nay khoa học đã lên tiếng! Hết đường chối cãi, chiều ngày 30/6/2016, lãnh đạo Formosa đã xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Họ “tha thiết mong muốn người dân Việt Nam rộng lượng tha thứ” vì đã “gây ra sự cố môi trường trong thời gian qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, việc làm của người dân và môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam”.
Trong lời xin lỗi, ông Trần Nguyên Thành, có dùng cụm từ “sự chân thành từ trái tim” (“Chúng tôi mong rằng bằng sự chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong việc giải quyết sự cố này, chúng tôi sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”). Sự thành thật của ông chắc không ai nghi ngờ, nhưng có điều trong thư ông gửi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty Formosa vào sáng ngày 30/6/2016 có sự “tiền hậu bất nhất” (Nội dung lá thư này đã được nhiều báo chính thống đăng tải liền sau đó). Cuối bức thư này có đoạn: “Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam”.
Thế nhưng trước đó một đoạn, ông Trần Nguyên Thành lại viết:“Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam”.
Không ai cố ý tìm cớ bắt bẻ, suy diễn lời ông Thành làm gì, nhưng rõ ràng hai đoạn văn trên hoàn toàn mâu thuẫn. Khi thì ông nói “đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu”, khi thì lại nói “đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu”, thật khó hiểu.
Và đây là một đoạn khác trong bức thư : “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”. Một từ “thử”, một từ “phụ”, đặc biệt là từ “tôn trọng” sao mà hững hờ! Lẽ ra phải nói là:“Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng đó là sự thật”, nói như vậy mới là thành tâm, hối cãi. Đằng này ông nói có vẻ như ám chỉ kết quả điều tra áp đặt từ một phía. Chẳng lẽ kết quả điều tra của các cơ quan liên ngành Việt Nam chưa thuyết phục ông? Vậy ông đừng nên ký vào biên bản kiểm tra, đừng xin lỗi nhân dân Việt Nam, mà nên mời các nhà khoa học nước ngoài điều tra độc lập.
Đành rằng bức thư của ông Thành chỉ ban hành trong nội bộ công ty Formosa, nhưng phải cần sự thành thật, rõ ràng khi nhận trách nhiệm. Nhân viên công ty Formosa cũng có nhiều người Việt Nam là con em của Hà Tĩnh và nhiều vùng trên cả nước, họ chọn tôm cá trước khi chọn thép.
Người đứng đầu Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chấp nhận bồi thường 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng). Số tiền đó không thể bù đắp được hết những tổn thất về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của miền Trung. Hệ lụy “thảm họa môi trường” do Formosa gây ra sẽ rất lâu dài, không dễ chấm dứt trong 5, 7 năm. Hàng trăm tấn cá chết không thể sống lại, trong số đó biết đâu có loài đã tuyệt chủng ? Gần 300 tấn chất độc thải ra biển vẫn còn đó, tan loãng, phát tán ra biển đông, làm sao “phục hồi” như ông Thành nói được ? Không chỉ môi trường sinh thái mà môi trường du lịch, môi trường kinh doanh... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể những chấn động tâm lý, thương tổn niềm tin của nhân dân trước sự cố môi sinh, môi trường chưa từng thấy.
Trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vừa qua, phóng viên hãng tin AP (Hoa Kỳ) đã đặt câu hỏi : “Với vụ việc này có khởi tố vụ án để điều tra hình sự không?”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời: “Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét”.
Có thể như thế, nhưng lẽ ra ông Dũng không nên vội vàng khẳng định, hãy để Quốc hội phán quyết hoặc nhân dân quyết định hình thức xử phạt đối với những người đứng đầu Formosa qua hình thức trưng cầu ý dân. Hoặc ít ra, chính phủ cần thăm dò ý kiến nhân dân có nên đình chỉ vĩnh viễn nhà máy thép Vũng Áng hay không, vì người ta hoàn toàn có lỗi. Đối ngoại là chuyện khác. Và không thể nói vì môi trường đầu tư hay cái gì khác, không thể đánh đổi môi trường đất nước vì bất cứ lý do gì. Thảm họa môi trường do Formosa gây ra là quá nghiêm trọng, không thể chấp nhận và không có cơ sở để tin rằng Formosa sẽ khắc phục môi trường và không để xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.
Sau xử phạt Formosa, các cơ quan pháp luật cần phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân rước nhà đầu tư vốn có “tiền án, tiền sự” về môi trường đến Hà Tĩnh, thẩm định dự án, kiểm tra môi trường, giám sát việc xả thải của nhà máy thép này.
Cái cần nhất của ngư dân miền Trung là nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và thương hiệu thủy hải sản. Formosa bồi thường 500 triệu USD hay bao nhiêu thì phải ra tòa, pháp luật sẽ phân xử. Pháp luật sẽ phán xét tội danh và hình phạt đối với tập thể lãnh đạo Formosa. Đừng biện hộ lếu láo do quá trình “thử nghiệm” nhà máy, “nhà thầu phụ” hay sự cố “chập điện” gì cả. Đây là vụ án có tính chất hình sự, hãy xử lý theo pháp luật.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lê Xuân Chiến
Giáo viên Trường Trung học Phổ thông ở Việt Nam.