Văn Học & Nghệ Thuật
Luận văn ở đại học .
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học.
Lời tác giả:
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn, trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. - NHQ
I. Vị trí của luận văn trong chương trình đại học
Các trường đại học ở Tây phương, có thông lệ cho phát hành hằng năm - trước, trên giấy; gần đây, trên mạng - tập Sách hướng dẫn (Handbook) của từng Khoa (Faculty/College). Ðọc Sách hướng dẫn ấy, chúng ta không những biết được cơ cấu tổ chức của Khoa cũng như các thủ tục hành chính liên quan đến việc học nói chung mà còn có thể biết đích xác những môn học mà mình có thể chọn lựa. Các môn học ấy được tóm tắt trong vòng vài ba trăm từ, chủ yếu là nhấn mạnh vào các vấn đề căn bản như: điều kiện nhập học, mục tiêu và nội dung chính của môn học, các tài liệu tham khảo được dùng trong khoá học, và cách tính điểm cho cả học kỳ (assessment). Chúng ta cần đọc kỹ những cách tính điểm ấy. Tôi thử nêu lên vài ví dụ rút ra từ một số môn học thuộc các ngành Á châu học, Quốc tế học, Truyền thông, Lịch sử, Tâm lý học và Xã hội học của trường Văn Khoa thuộc Viện đại học Victoria ở Melbourne, nơi tôi đang dạy:
Nhìn vào bảng thang điểm của các môn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:
1. Ở đại học, các hoạt động viết được ưu tiên hầu như tuyệt đối. Chỉ có một số ít môn học tính điểm hiện diện và thảo luận trong lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ của loại điểm này cũng không cao. Trung bình nó chỉ chiếm từ 10% đến 20%. Còn lại, khoảng từ 80% đến 90% tổng số điểm là dành cho các bài viết.
2. Các bài viết ở đại học có thể chia thành ba loại: một là báo cáo, điểm phim hay điểm sách; hai là luận văn, và ba là bài thi cuối khóa. Trong phần lớn các môn thuộc lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, điểm bài luận văn bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Hơn nữa, trong bài thi cuối khoá, sinh viên thường được yêu cầu viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi dưới hình thức luận văn ngắn (khoảng từ 500 đến 1000 từ). Do đó, có thể nói, công việc chính yếu ở đại học là viết luận văn.
Từ hai nhận xét trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Việc học tập và rèn luyện cách viết luận văn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nếu sinh viên muốn thành công trên đường học vấn. Để đạt được kết quả cao, đặc biệt trong các ngành Nhân văn và Khoa học Xã hội, điều sinh viên cần nắm vững trước tiên và cần đầu tư nhiều công sức nhất trong suốt thời gian đi học chính là việc viết luận văn. Có thể nói: một sinh viên đạt được kết quả cao nhất chưa chắc đã là người nói giỏi, nhưng chắc chắn phải là người viết luận văn giỏi.
Nhưng tại sao luận văn lại được coi trọng như vậy?
II. Ý nghĩa của luận văn
Công việc viết luận văn được coi trọng vì mấy lý do chính:
1. Viết luận văn được coi là một khâu cốt yếu trong công việc học tập ở bậc đại học vì bản thân nó cũng chính là một tiến trình học tập. Hơn nữa, nó là một tiến trình học tập tích cực, chủ động, và do đó, rất có hiệu quả, nếu không muốn nói là có hiệu quả nhất trong các phương cách học tập. Ðể viết được một bài luận văn, sinh viên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, phải hiểu rõ đề tài, phải tự xác định cho mình một thái độ, một quan điểm rõ rệt, nghĩa là, nói cách khác, phải biết phân tích và tiêu hoá lượng kiến thức mình thu nhận được. Không phải không có lý do khi học giả Nguyễn Hiến Lê thường nhắc đi nhắc lại câu châm ngôn, đại ý: “Muốn tìm hiểu kỹ càng về vấn đề gì thì hãy viết về vấn đề đó.” Cuộc đời cầm bút của ông là một chuỗi thực hành liên tục lời khuyên khôn ngoan ấy.
2. Qua tất cả những công việc nêu trên, việc viết luận văn sẽ góp phần phát triển năng lực của sinh viên một cách toàn diện. Thứ nhất, nó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm tài liệu, và đánh giá tài liệu. Thứ hai, nó giúp sinh viên phát triển khả năng liên kết các bằng chứng cụ thể với các ý niệm (concept) vốn gắn liền với các lý thuyết để có thể nhìn vấn đề ở một tầm rộng vừa trừu tượng vừa bao quát hơn. Thứ ba, nó giúp sinh viên trau dồi khả năng phân tích vấn đề và khả năng tổng hợp, hệ thống hoá, biết phân biệt ý chính và ý phụ, biết cách sắp xếp các ý tưởng của mình theo một trật tự hợp lý và có sức thuyết phục. Cuối cùng, nó giúp sinh viên luyện tập khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc và trôi chảy - một yếu tố cần thiết cho các công việc hành chính và trí thức của họ sau này.
3. Với những đặc điểm nêu trên, không còn gì để hoài nghi nữa cả, luận văn là một yếu tố đáng tin cậy nhất trong việc đánh giá khả năng và công phu của sinh viên trong học tập. Cách tính điểm chỉ dựa trên bài thi cuối khoá như ở Việt Nam không có gì bảo đảm là chính xác: một là, nó nhiều khi mang tính chất may rủi, do đó, dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học tủ’, tức là chỉ tập trung học một số đề tài sinh viên đoán là có nhiều khả năng được ra nhất; hai là, nó chỉ đánh giá được mức độ học thuộc bài, do đó, sễ dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học vẹt’ hay ‘học gạo’, tức chỉ lo nhồi nhét kiến thức vào trí nhớ, bất chấp chuyện mình có hiểu và có ứng dụng được lượng kiến thức ấy hay không. Bài luận văn, ngược lại, bởi vì nó huy động nhiều năng lực khác nhau, loại trừ được khá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
III. Khuyết điểm của sinh viên Việt Nam
Mặc dù luận văn có vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng chúng ta phải thành thực thừa nhận với nhau một điều là: đó không phải là một mặt mạnh của đại đa số sinh viên Việt Nam khi đi du học. Một phần là vì ngôn ngữ. Nhưng lý do ấy, theo tôi, chắc cũng không phải là lý do chính. Với khoảng thời gian ba, bốn hay có khi sáu, bảy tuần từ lúc chọn đề đến lúc nộp bài, sinh viên có đủ thì giờ và điều kiện để khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ. Lý do chính, theo tôi, nằm ở thói quen tư duy của sinh viên.
Nền giáo dục của Việt Nam có nhiều lỗ hổng, trong đó, có một lỗ hổng nghiêm trọng là nó không chú ý đúng mức đến việc tập luyện khả năng nghiên cứu độc lập của người đi học. Từ tiểu học đến trung học, và thậm chí, đến đại học, học sinh và sinh viên chỉ sử dụng trí nhớ là chính. Người học giỏi là người nhớ giỏi. Hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ người đi học được dạy bảo cách tìm kiếm tài liệu hay phân tích tài liệu. Ngay ở bậc đại học, trả lời những câu hỏi nhỏ, cụ thể, có sẵn trong bài học, sinh viên làm được dễ dàng. Nhưng khi được đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề tương đối lớn và tương đối mới, chưa có câu đáp sẵn trên sách giáo khoa hoặc bài giảng của thầy/cô giáo, sinh viên thường bị hoang mang và lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu.
Ðó là lý do chính giải thích tại sao trong các bài luận văn của các sinh viên Việt Nam thường thấy có mấy loại khuyết điểm chính:
Nhiều người nói đùa: họ không học đại học mà là đang học phổ thông cấp 4. (Còn tiếp)
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn, trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. - NHQ
I. Vị trí của luận văn trong chương trình đại học
Các trường đại học ở Tây phương, có thông lệ cho phát hành hằng năm - trước, trên giấy; gần đây, trên mạng - tập Sách hướng dẫn (Handbook) của từng Khoa (Faculty/College). Ðọc Sách hướng dẫn ấy, chúng ta không những biết được cơ cấu tổ chức của Khoa cũng như các thủ tục hành chính liên quan đến việc học nói chung mà còn có thể biết đích xác những môn học mà mình có thể chọn lựa. Các môn học ấy được tóm tắt trong vòng vài ba trăm từ, chủ yếu là nhấn mạnh vào các vấn đề căn bản như: điều kiện nhập học, mục tiêu và nội dung chính của môn học, các tài liệu tham khảo được dùng trong khoá học, và cách tính điểm cho cả học kỳ (assessment). Chúng ta cần đọc kỹ những cách tính điểm ấy. Tôi thử nêu lên vài ví dụ rút ra từ một số môn học thuộc các ngành Á châu học, Quốc tế học, Truyền thông, Lịch sử, Tâm lý học và Xã hội học của trường Văn Khoa thuộc Viện đại học Victoria ở Melbourne, nơi tôi đang dạy:
Nhìn vào bảng thang điểm của các môn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:
1. Ở đại học, các hoạt động viết được ưu tiên hầu như tuyệt đối. Chỉ có một số ít môn học tính điểm hiện diện và thảo luận trong lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ của loại điểm này cũng không cao. Trung bình nó chỉ chiếm từ 10% đến 20%. Còn lại, khoảng từ 80% đến 90% tổng số điểm là dành cho các bài viết.
2. Các bài viết ở đại học có thể chia thành ba loại: một là báo cáo, điểm phim hay điểm sách; hai là luận văn, và ba là bài thi cuối khóa. Trong phần lớn các môn thuộc lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, điểm bài luận văn bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Hơn nữa, trong bài thi cuối khoá, sinh viên thường được yêu cầu viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi dưới hình thức luận văn ngắn (khoảng từ 500 đến 1000 từ). Do đó, có thể nói, công việc chính yếu ở đại học là viết luận văn.
Từ hai nhận xét trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Việc học tập và rèn luyện cách viết luận văn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nếu sinh viên muốn thành công trên đường học vấn. Để đạt được kết quả cao, đặc biệt trong các ngành Nhân văn và Khoa học Xã hội, điều sinh viên cần nắm vững trước tiên và cần đầu tư nhiều công sức nhất trong suốt thời gian đi học chính là việc viết luận văn. Có thể nói: một sinh viên đạt được kết quả cao nhất chưa chắc đã là người nói giỏi, nhưng chắc chắn phải là người viết luận văn giỏi.
Nhưng tại sao luận văn lại được coi trọng như vậy?
II. Ý nghĩa của luận văn
Công việc viết luận văn được coi trọng vì mấy lý do chính:
1. Viết luận văn được coi là một khâu cốt yếu trong công việc học tập ở bậc đại học vì bản thân nó cũng chính là một tiến trình học tập. Hơn nữa, nó là một tiến trình học tập tích cực, chủ động, và do đó, rất có hiệu quả, nếu không muốn nói là có hiệu quả nhất trong các phương cách học tập. Ðể viết được một bài luận văn, sinh viên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, phải hiểu rõ đề tài, phải tự xác định cho mình một thái độ, một quan điểm rõ rệt, nghĩa là, nói cách khác, phải biết phân tích và tiêu hoá lượng kiến thức mình thu nhận được. Không phải không có lý do khi học giả Nguyễn Hiến Lê thường nhắc đi nhắc lại câu châm ngôn, đại ý: “Muốn tìm hiểu kỹ càng về vấn đề gì thì hãy viết về vấn đề đó.” Cuộc đời cầm bút của ông là một chuỗi thực hành liên tục lời khuyên khôn ngoan ấy.
2. Qua tất cả những công việc nêu trên, việc viết luận văn sẽ góp phần phát triển năng lực của sinh viên một cách toàn diện. Thứ nhất, nó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm tài liệu, và đánh giá tài liệu. Thứ hai, nó giúp sinh viên phát triển khả năng liên kết các bằng chứng cụ thể với các ý niệm (concept) vốn gắn liền với các lý thuyết để có thể nhìn vấn đề ở một tầm rộng vừa trừu tượng vừa bao quát hơn. Thứ ba, nó giúp sinh viên trau dồi khả năng phân tích vấn đề và khả năng tổng hợp, hệ thống hoá, biết phân biệt ý chính và ý phụ, biết cách sắp xếp các ý tưởng của mình theo một trật tự hợp lý và có sức thuyết phục. Cuối cùng, nó giúp sinh viên luyện tập khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc và trôi chảy - một yếu tố cần thiết cho các công việc hành chính và trí thức của họ sau này.
3. Với những đặc điểm nêu trên, không còn gì để hoài nghi nữa cả, luận văn là một yếu tố đáng tin cậy nhất trong việc đánh giá khả năng và công phu của sinh viên trong học tập. Cách tính điểm chỉ dựa trên bài thi cuối khoá như ở Việt Nam không có gì bảo đảm là chính xác: một là, nó nhiều khi mang tính chất may rủi, do đó, dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học tủ’, tức là chỉ tập trung học một số đề tài sinh viên đoán là có nhiều khả năng được ra nhất; hai là, nó chỉ đánh giá được mức độ học thuộc bài, do đó, sễ dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học vẹt’ hay ‘học gạo’, tức chỉ lo nhồi nhét kiến thức vào trí nhớ, bất chấp chuyện mình có hiểu và có ứng dụng được lượng kiến thức ấy hay không. Bài luận văn, ngược lại, bởi vì nó huy động nhiều năng lực khác nhau, loại trừ được khá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
III. Khuyết điểm của sinh viên Việt Nam
Mặc dù luận văn có vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng chúng ta phải thành thực thừa nhận với nhau một điều là: đó không phải là một mặt mạnh của đại đa số sinh viên Việt Nam khi đi du học. Một phần là vì ngôn ngữ. Nhưng lý do ấy, theo tôi, chắc cũng không phải là lý do chính. Với khoảng thời gian ba, bốn hay có khi sáu, bảy tuần từ lúc chọn đề đến lúc nộp bài, sinh viên có đủ thì giờ và điều kiện để khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ. Lý do chính, theo tôi, nằm ở thói quen tư duy của sinh viên.
Nền giáo dục của Việt Nam có nhiều lỗ hổng, trong đó, có một lỗ hổng nghiêm trọng là nó không chú ý đúng mức đến việc tập luyện khả năng nghiên cứu độc lập của người đi học. Từ tiểu học đến trung học, và thậm chí, đến đại học, học sinh và sinh viên chỉ sử dụng trí nhớ là chính. Người học giỏi là người nhớ giỏi. Hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ người đi học được dạy bảo cách tìm kiếm tài liệu hay phân tích tài liệu. Ngay ở bậc đại học, trả lời những câu hỏi nhỏ, cụ thể, có sẵn trong bài học, sinh viên làm được dễ dàng. Nhưng khi được đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề tương đối lớn và tương đối mới, chưa có câu đáp sẵn trên sách giáo khoa hoặc bài giảng của thầy/cô giáo, sinh viên thường bị hoang mang và lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu.
Ðó là lý do chính giải thích tại sao trong các bài luận văn của các sinh viên Việt Nam thường thấy có mấy loại khuyết điểm chính:
- Thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi, người viết cứ đi lòng vòng, có khi rất xa đề.
- Thay vì tham khảo tài liệu thật nhiều, thật rộng, người viết chủ yếu chỉ sử dụng những kiến thức đơn giản và nghèo nàn ghi chép trong lớp hoặc trong sách giáo khoa, do đó, bài viết không những kém sức thuyết phục mà còn gợi cho người đọc ấn tượng là người viết không nắm vững vấn đề.
- Ít khi biết nối các chi tiết cụ thể với các khái niệm trừu tượng nên tính lý thuyết bị hạn chế.
- Kết cấu lỏng lẻo, dường như nhớ cái gì viết cái ấy; dễ thấy nhất là hiện tượng: phần nhập đề nhiều khi quá dài; cách phân đoạn không rõ ràng; ý tưởng giữa các đoạn không mạch lạc.
- Cách diễn đạt lủng củng, rối rắm.
Nhiều người nói đùa: họ không học đại học mà là đang học phổ thông cấp 4. (Còn tiếp)
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Luận văn ở đại học .
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học.
Lời tác giả:
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn, trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. - NHQ
I. Vị trí của luận văn trong chương trình đại học
Các trường đại học ở Tây phương, có thông lệ cho phát hành hằng năm - trước, trên giấy; gần đây, trên mạng - tập Sách hướng dẫn (Handbook) của từng Khoa (Faculty/College). Ðọc Sách hướng dẫn ấy, chúng ta không những biết được cơ cấu tổ chức của Khoa cũng như các thủ tục hành chính liên quan đến việc học nói chung mà còn có thể biết đích xác những môn học mà mình có thể chọn lựa. Các môn học ấy được tóm tắt trong vòng vài ba trăm từ, chủ yếu là nhấn mạnh vào các vấn đề căn bản như: điều kiện nhập học, mục tiêu và nội dung chính của môn học, các tài liệu tham khảo được dùng trong khoá học, và cách tính điểm cho cả học kỳ (assessment). Chúng ta cần đọc kỹ những cách tính điểm ấy. Tôi thử nêu lên vài ví dụ rút ra từ một số môn học thuộc các ngành Á châu học, Quốc tế học, Truyền thông, Lịch sử, Tâm lý học và Xã hội học của trường Văn Khoa thuộc Viện đại học Victoria ở Melbourne, nơi tôi đang dạy:
Nhìn vào bảng thang điểm của các môn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:
1. Ở đại học, các hoạt động viết được ưu tiên hầu như tuyệt đối. Chỉ có một số ít môn học tính điểm hiện diện và thảo luận trong lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ của loại điểm này cũng không cao. Trung bình nó chỉ chiếm từ 10% đến 20%. Còn lại, khoảng từ 80% đến 90% tổng số điểm là dành cho các bài viết.
2. Các bài viết ở đại học có thể chia thành ba loại: một là báo cáo, điểm phim hay điểm sách; hai là luận văn, và ba là bài thi cuối khóa. Trong phần lớn các môn thuộc lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, điểm bài luận văn bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Hơn nữa, trong bài thi cuối khoá, sinh viên thường được yêu cầu viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi dưới hình thức luận văn ngắn (khoảng từ 500 đến 1000 từ). Do đó, có thể nói, công việc chính yếu ở đại học là viết luận văn.
Từ hai nhận xét trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Việc học tập và rèn luyện cách viết luận văn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nếu sinh viên muốn thành công trên đường học vấn. Để đạt được kết quả cao, đặc biệt trong các ngành Nhân văn và Khoa học Xã hội, điều sinh viên cần nắm vững trước tiên và cần đầu tư nhiều công sức nhất trong suốt thời gian đi học chính là việc viết luận văn. Có thể nói: một sinh viên đạt được kết quả cao nhất chưa chắc đã là người nói giỏi, nhưng chắc chắn phải là người viết luận văn giỏi.
Nhưng tại sao luận văn lại được coi trọng như vậy?
II. Ý nghĩa của luận văn
Công việc viết luận văn được coi trọng vì mấy lý do chính:
1. Viết luận văn được coi là một khâu cốt yếu trong công việc học tập ở bậc đại học vì bản thân nó cũng chính là một tiến trình học tập. Hơn nữa, nó là một tiến trình học tập tích cực, chủ động, và do đó, rất có hiệu quả, nếu không muốn nói là có hiệu quả nhất trong các phương cách học tập. Ðể viết được một bài luận văn, sinh viên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, phải hiểu rõ đề tài, phải tự xác định cho mình một thái độ, một quan điểm rõ rệt, nghĩa là, nói cách khác, phải biết phân tích và tiêu hoá lượng kiến thức mình thu nhận được. Không phải không có lý do khi học giả Nguyễn Hiến Lê thường nhắc đi nhắc lại câu châm ngôn, đại ý: “Muốn tìm hiểu kỹ càng về vấn đề gì thì hãy viết về vấn đề đó.” Cuộc đời cầm bút của ông là một chuỗi thực hành liên tục lời khuyên khôn ngoan ấy.
2. Qua tất cả những công việc nêu trên, việc viết luận văn sẽ góp phần phát triển năng lực của sinh viên một cách toàn diện. Thứ nhất, nó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm tài liệu, và đánh giá tài liệu. Thứ hai, nó giúp sinh viên phát triển khả năng liên kết các bằng chứng cụ thể với các ý niệm (concept) vốn gắn liền với các lý thuyết để có thể nhìn vấn đề ở một tầm rộng vừa trừu tượng vừa bao quát hơn. Thứ ba, nó giúp sinh viên trau dồi khả năng phân tích vấn đề và khả năng tổng hợp, hệ thống hoá, biết phân biệt ý chính và ý phụ, biết cách sắp xếp các ý tưởng của mình theo một trật tự hợp lý và có sức thuyết phục. Cuối cùng, nó giúp sinh viên luyện tập khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc và trôi chảy - một yếu tố cần thiết cho các công việc hành chính và trí thức của họ sau này.
3. Với những đặc điểm nêu trên, không còn gì để hoài nghi nữa cả, luận văn là một yếu tố đáng tin cậy nhất trong việc đánh giá khả năng và công phu của sinh viên trong học tập. Cách tính điểm chỉ dựa trên bài thi cuối khoá như ở Việt Nam không có gì bảo đảm là chính xác: một là, nó nhiều khi mang tính chất may rủi, do đó, dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học tủ’, tức là chỉ tập trung học một số đề tài sinh viên đoán là có nhiều khả năng được ra nhất; hai là, nó chỉ đánh giá được mức độ học thuộc bài, do đó, sễ dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học vẹt’ hay ‘học gạo’, tức chỉ lo nhồi nhét kiến thức vào trí nhớ, bất chấp chuyện mình có hiểu và có ứng dụng được lượng kiến thức ấy hay không. Bài luận văn, ngược lại, bởi vì nó huy động nhiều năng lực khác nhau, loại trừ được khá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
III. Khuyết điểm của sinh viên Việt Nam
Mặc dù luận văn có vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng chúng ta phải thành thực thừa nhận với nhau một điều là: đó không phải là một mặt mạnh của đại đa số sinh viên Việt Nam khi đi du học. Một phần là vì ngôn ngữ. Nhưng lý do ấy, theo tôi, chắc cũng không phải là lý do chính. Với khoảng thời gian ba, bốn hay có khi sáu, bảy tuần từ lúc chọn đề đến lúc nộp bài, sinh viên có đủ thì giờ và điều kiện để khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ. Lý do chính, theo tôi, nằm ở thói quen tư duy của sinh viên.
Nền giáo dục của Việt Nam có nhiều lỗ hổng, trong đó, có một lỗ hổng nghiêm trọng là nó không chú ý đúng mức đến việc tập luyện khả năng nghiên cứu độc lập của người đi học. Từ tiểu học đến trung học, và thậm chí, đến đại học, học sinh và sinh viên chỉ sử dụng trí nhớ là chính. Người học giỏi là người nhớ giỏi. Hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ người đi học được dạy bảo cách tìm kiếm tài liệu hay phân tích tài liệu. Ngay ở bậc đại học, trả lời những câu hỏi nhỏ, cụ thể, có sẵn trong bài học, sinh viên làm được dễ dàng. Nhưng khi được đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề tương đối lớn và tương đối mới, chưa có câu đáp sẵn trên sách giáo khoa hoặc bài giảng của thầy/cô giáo, sinh viên thường bị hoang mang và lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu.
Ðó là lý do chính giải thích tại sao trong các bài luận văn của các sinh viên Việt Nam thường thấy có mấy loại khuyết điểm chính:
Nhiều người nói đùa: họ không học đại học mà là đang học phổ thông cấp 4. (Còn tiếp)
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một trong những khó khăn lớn nhất của các sinh viên, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi bước chân vào đại học là phương pháp học tập vốn khác hẳn ở trung học. Riêng trong lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, những khó khăn ấy thể hiện rõ nhất là trong việc viết luận văn. Nhận ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit) bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một bài luận văn đúng với yêu cầu ở bậc đại học. Tuy nhiên, dù học như vậy, không ít sinh viên, đặc biệt, theo kinh nghiệm của tôi, các sinh viên du học từ Việt Nam cũng như nhiều nước Á châu khác, vẫn thấy rất khó khăn. Lý do là phần lớn, trước khi du học, ở trong nước, các em ít được dạy về cách thức nghiên cứu hay viết lách theo phong cách hàn lâm (academic). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn đọc, hầu hết là sinh viên ở các nơi, kể cả ở Việt Nam, yêu cầu viết về đề tài này. Tôi sẽ cố gắng viết một cách giản dị và gọn gàng, tuy nhiên, vì đề tài khá lớn nên tôi sẽ chia thành nhiều kỳ. Chúng sẽ được đăng xen kẽ với các bài có tính thời sự hơn. - NHQ
I. Vị trí của luận văn trong chương trình đại học
Các trường đại học ở Tây phương, có thông lệ cho phát hành hằng năm - trước, trên giấy; gần đây, trên mạng - tập Sách hướng dẫn (Handbook) của từng Khoa (Faculty/College). Ðọc Sách hướng dẫn ấy, chúng ta không những biết được cơ cấu tổ chức của Khoa cũng như các thủ tục hành chính liên quan đến việc học nói chung mà còn có thể biết đích xác những môn học mà mình có thể chọn lựa. Các môn học ấy được tóm tắt trong vòng vài ba trăm từ, chủ yếu là nhấn mạnh vào các vấn đề căn bản như: điều kiện nhập học, mục tiêu và nội dung chính của môn học, các tài liệu tham khảo được dùng trong khoá học, và cách tính điểm cho cả học kỳ (assessment). Chúng ta cần đọc kỹ những cách tính điểm ấy. Tôi thử nêu lên vài ví dụ rút ra từ một số môn học thuộc các ngành Á châu học, Quốc tế học, Truyền thông, Lịch sử, Tâm lý học và Xã hội học của trường Văn Khoa thuộc Viện đại học Victoria ở Melbourne, nơi tôi đang dạy:
Nhìn vào bảng thang điểm của các môn trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:
1. Ở đại học, các hoạt động viết được ưu tiên hầu như tuyệt đối. Chỉ có một số ít môn học tính điểm hiện diện và thảo luận trong lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ của loại điểm này cũng không cao. Trung bình nó chỉ chiếm từ 10% đến 20%. Còn lại, khoảng từ 80% đến 90% tổng số điểm là dành cho các bài viết.
2. Các bài viết ở đại học có thể chia thành ba loại: một là báo cáo, điểm phim hay điểm sách; hai là luận văn, và ba là bài thi cuối khóa. Trong phần lớn các môn thuộc lãnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, điểm bài luận văn bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Hơn nữa, trong bài thi cuối khoá, sinh viên thường được yêu cầu viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi dưới hình thức luận văn ngắn (khoảng từ 500 đến 1000 từ). Do đó, có thể nói, công việc chính yếu ở đại học là viết luận văn.
Từ hai nhận xét trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Việc học tập và rèn luyện cách viết luận văn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nếu sinh viên muốn thành công trên đường học vấn. Để đạt được kết quả cao, đặc biệt trong các ngành Nhân văn và Khoa học Xã hội, điều sinh viên cần nắm vững trước tiên và cần đầu tư nhiều công sức nhất trong suốt thời gian đi học chính là việc viết luận văn. Có thể nói: một sinh viên đạt được kết quả cao nhất chưa chắc đã là người nói giỏi, nhưng chắc chắn phải là người viết luận văn giỏi.
Nhưng tại sao luận văn lại được coi trọng như vậy?
II. Ý nghĩa của luận văn
Công việc viết luận văn được coi trọng vì mấy lý do chính:
1. Viết luận văn được coi là một khâu cốt yếu trong công việc học tập ở bậc đại học vì bản thân nó cũng chính là một tiến trình học tập. Hơn nữa, nó là một tiến trình học tập tích cực, chủ động, và do đó, rất có hiệu quả, nếu không muốn nói là có hiệu quả nhất trong các phương cách học tập. Ðể viết được một bài luận văn, sinh viên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, phải hiểu rõ đề tài, phải tự xác định cho mình một thái độ, một quan điểm rõ rệt, nghĩa là, nói cách khác, phải biết phân tích và tiêu hoá lượng kiến thức mình thu nhận được. Không phải không có lý do khi học giả Nguyễn Hiến Lê thường nhắc đi nhắc lại câu châm ngôn, đại ý: “Muốn tìm hiểu kỹ càng về vấn đề gì thì hãy viết về vấn đề đó.” Cuộc đời cầm bút của ông là một chuỗi thực hành liên tục lời khuyên khôn ngoan ấy.
2. Qua tất cả những công việc nêu trên, việc viết luận văn sẽ góp phần phát triển năng lực của sinh viên một cách toàn diện. Thứ nhất, nó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm tài liệu, và đánh giá tài liệu. Thứ hai, nó giúp sinh viên phát triển khả năng liên kết các bằng chứng cụ thể với các ý niệm (concept) vốn gắn liền với các lý thuyết để có thể nhìn vấn đề ở một tầm rộng vừa trừu tượng vừa bao quát hơn. Thứ ba, nó giúp sinh viên trau dồi khả năng phân tích vấn đề và khả năng tổng hợp, hệ thống hoá, biết phân biệt ý chính và ý phụ, biết cách sắp xếp các ý tưởng của mình theo một trật tự hợp lý và có sức thuyết phục. Cuối cùng, nó giúp sinh viên luyện tập khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc và trôi chảy - một yếu tố cần thiết cho các công việc hành chính và trí thức của họ sau này.
3. Với những đặc điểm nêu trên, không còn gì để hoài nghi nữa cả, luận văn là một yếu tố đáng tin cậy nhất trong việc đánh giá khả năng và công phu của sinh viên trong học tập. Cách tính điểm chỉ dựa trên bài thi cuối khoá như ở Việt Nam không có gì bảo đảm là chính xác: một là, nó nhiều khi mang tính chất may rủi, do đó, dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học tủ’, tức là chỉ tập trung học một số đề tài sinh viên đoán là có nhiều khả năng được ra nhất; hai là, nó chỉ đánh giá được mức độ học thuộc bài, do đó, sễ dẫn đến hiện tượng ở Việt Nam thường gọi là ‘học vẹt’ hay ‘học gạo’, tức chỉ lo nhồi nhét kiến thức vào trí nhớ, bất chấp chuyện mình có hiểu và có ứng dụng được lượng kiến thức ấy hay không. Bài luận văn, ngược lại, bởi vì nó huy động nhiều năng lực khác nhau, loại trừ được khá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
III. Khuyết điểm của sinh viên Việt Nam
Mặc dù luận văn có vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng chúng ta phải thành thực thừa nhận với nhau một điều là: đó không phải là một mặt mạnh của đại đa số sinh viên Việt Nam khi đi du học. Một phần là vì ngôn ngữ. Nhưng lý do ấy, theo tôi, chắc cũng không phải là lý do chính. Với khoảng thời gian ba, bốn hay có khi sáu, bảy tuần từ lúc chọn đề đến lúc nộp bài, sinh viên có đủ thì giờ và điều kiện để khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ. Lý do chính, theo tôi, nằm ở thói quen tư duy của sinh viên.
Nền giáo dục của Việt Nam có nhiều lỗ hổng, trong đó, có một lỗ hổng nghiêm trọng là nó không chú ý đúng mức đến việc tập luyện khả năng nghiên cứu độc lập của người đi học. Từ tiểu học đến trung học, và thậm chí, đến đại học, học sinh và sinh viên chỉ sử dụng trí nhớ là chính. Người học giỏi là người nhớ giỏi. Hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ người đi học được dạy bảo cách tìm kiếm tài liệu hay phân tích tài liệu. Ngay ở bậc đại học, trả lời những câu hỏi nhỏ, cụ thể, có sẵn trong bài học, sinh viên làm được dễ dàng. Nhưng khi được đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề tương đối lớn và tương đối mới, chưa có câu đáp sẵn trên sách giáo khoa hoặc bài giảng của thầy/cô giáo, sinh viên thường bị hoang mang và lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu.
Ðó là lý do chính giải thích tại sao trong các bài luận văn của các sinh viên Việt Nam thường thấy có mấy loại khuyết điểm chính:
- Thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi, người viết cứ đi lòng vòng, có khi rất xa đề.
- Thay vì tham khảo tài liệu thật nhiều, thật rộng, người viết chủ yếu chỉ sử dụng những kiến thức đơn giản và nghèo nàn ghi chép trong lớp hoặc trong sách giáo khoa, do đó, bài viết không những kém sức thuyết phục mà còn gợi cho người đọc ấn tượng là người viết không nắm vững vấn đề.
- Ít khi biết nối các chi tiết cụ thể với các khái niệm trừu tượng nên tính lý thuyết bị hạn chế.
- Kết cấu lỏng lẻo, dường như nhớ cái gì viết cái ấy; dễ thấy nhất là hiện tượng: phần nhập đề nhiều khi quá dài; cách phân đoạn không rõ ràng; ý tưởng giữa các đoạn không mạch lạc.
- Cách diễn đạt lủng củng, rối rắm.
Nhiều người nói đùa: họ không học đại học mà là đang học phổ thông cấp 4. (Còn tiếp)
Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA