Tham Khảo
Luật sư Lê Quốc Quân trong mắt người đồng đạo
Việc tòa án Tp.Hà Nội hoãn phiên xử Ls. Lê Quốc Quân tội ‘trốn thuế’ vào ‘phút 89’ với lý do “thẩm phán Lê Thị Hợp sau khi giao ban bị cảm đột xuất phải đi cấp cứu…” tuy có gây bất ngờ cho dư luận, nhưng mọi người thừa biết lý do sức khỏe chẳng qua chỉ là cái cớ che đậy sự ‘lúng túng’ của nhà cầm quyền trong những toan tính xử lý vụ án sao cho có lợi nhất với họ
Trốn thuế hay tránh sự thật?
Tội danh ‘trốn thuế’ trước đây đã từng tống blogger ‘Điếu Cày’ Nguyễn Văn Hải vào tù hồi 2008. Mặc dù bản thân anh chẳng kinh doanh gì to tát ngoài việc có nhà ở cho thuê, một dạng kinh doanh phổ biến khắp các tỉnh thành VN, từ mặt tiền đường cho đến tận hẻm sâu, mà nếu bị kiểm tra dễ có cả vạn người cùng phạm tội ‘trốn thuế’ như anh. Thế nhưng thiên hạ vẫn ‘bình chân như vại’ cứ thoải mái lượm tiền chả mất đồng xu thuế nào, trong khi anh Hải thì giờ này đang ngồi tù!!!
Chẳng qua chỉ vì họ không viết blog, không quan tâm đến những vấn đề nhức nhối của xã hội, đất nước và nhất là không xuống đường biểu tình lên án TQ chiếm các đảo Hoàng Sa – Trường Sa của VN. Trốn thuế và không trốn thuế chỉ khác nhau bấy nhiêu thôi!
Trong một báo cáo bị rò rỉ bởi Wikileaks đại sứ Mỹ tại VN khi ấy là Michael Michalak không hề có dòng nào là Điếu Cày bị bắt vì ‘Tax Evasion’ (trốn thuế) mà vì ‘Anti-Olympics Blogger Arrested’ chống rước đuốc Thế Vận hội Olympic 2008 do TQ tổ chức đi ngang qua Sàigòn.
Cho nên việc Ls.Quân bị bắt vì ‘trốn thuế’ không còn là ‘chuyện lạ’ với mọi người. Bởi chẳng những anh đã nhiều lần biểu tình chống TQ mà còn có những hoạt động khác gây ‘khó chịu’ cho nhà cầm quyền, như đấu tranh chống bất công xã hội, bênh vực dân nghèo dân oan mất đất v.v…
Chỉ có điều tái diễn trò ‘trốn thuế’ đ/v Ls.Quân chẳng những không ‘dễ ăn’ không chừng chỉ chuốc thêm tai tiếng vào mình mà thôi. Là người am hiểu luật, biết mình luôn nằm trong ‘tầm ngắm’ của an ninh, do đã 2 lần bị bắt, lại đang là giám đốc một công ty kinh doanh, lẽ nào anh lại sơ xuất đến mức quên bài trốn thuế của Điếu Cày?
Và sự thật đúng như vậy. Mới đây em trai anh, Lê Quốc Quyết qua trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 4/7 cũng đã khẳng định, chẳng những anh Quân không trốn thuế, mà ngược lại, với những tài liệu đang có trong tay nhà nước còn đang nợ lại công ty Giải Pháp Việt Nam của anh Quân số tiền (hoàn thuế) lên đến 172 triệu đồng!
Phải chăng chính việc tiết lộ này chỉ vài ngày trước phiên tòa đã khiến nhà cầm quyền ‘lúng túng’ mà phải hoãn?
Cũng vì quá rõ cái tội ‘trốn thuế’ chỉ là cái cớ kiếm chuyện (đã thế chứng cớ có khi lại ‘hớ hênh’?) nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu phóng thích Ls.Quân ngay khi anh vừa bị bắt. Chỉ tiếc rằng áp lực của cộng đồng quốc tế có vẻ như như đang ngày một kém tác dụng?
Chẳng những anh không được thả, mà 6 tháng qua lại có thêm vài vụ bắt bớ ‘ầm ĩ’ khác. Bất chấp cả những dự đoán mà nhiều người tin ‘chắc như đinh đóng cột’ việc đàm phán xin gia nhập TPP mà VN đang tiến hành đến đoạn cuối sẽ buộc chính quyền phải ‘tử tế’ hơn để tránh gây thêm những ‘tai tiếng’ không cần thiết.
Thế nhưng mọi chuyện đã diễn ra ngược lại. dư luận càng lên án bắt bớ càng mạnh tay hơn! Trong tình hình có vẻ bi quan hiện nay, liệu số phận Ls.Quân cũng như bloggers khác sắp tới sẽ ra sao?
Không chỉ là người ‘bất đồng’
Không như phần lớn những người bất đồng chính kiến bị bắt khác, đây đã là lần thứ 3 Ls.Lê Quốc Quân bị chính quyền bắt!
Lần đầu là vào ngày 08/3/2007 khi anh vừa từ Mỹ trở về khóa nghiên cứu ngắn hạn của Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy, NED) tại Washington và bị giam tại trại của bộ Công an vì bị qui vào tội 79 Bộ luật Hình sự ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên sau khi có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ anh được trở về nhà vào ngày 13/7/2007. Còn lần thứ 2 là khi anh ‘lân la’ đến phiên xử Ls.Cù Huy Hà Vũ hồi tháng 4/2011 nhưng nhanh chóng được thả sau chỉ vài ngày.
Việc một người bị bắt giam đến 3 tháng với những tội danh liên quan đến an ninh chính trị, thế nhưng bỗng dưng sau đó lại được trả tự do, có thể nói đó là những chuyện ‘hiếm có’ xưa nay ở VN. Gần đây, chúng ta chỉ mới thấy 2 trường hợp, ngoài Ls.Lê Quốc Quân là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng với tội ‘làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia’.
Chi tiết này cho thấy việc anh Quân bị bắt đến lần 3 (12/2012) và tội danh bây giờ chuyển sang ‘trốn thuế’ là việc ‘chẳng đặng đừng’ vì lý do này hoàn toàn không chút thuyết phục, mặc dù vậy chắc chắn cũng đã được các đạo diễn cân nhắc kỹ lưỡng.
Chỉ có điều bắt đã ‘vất vả’ thế thì biết xử thế nào đây?
Lý do của sự ‘gai góc’ nằm ở chỗ, Lê Quốc Quân không như những người bất đồng khác. Chẳng phải anh tài giỏi hay tài cao đức độ hơn người, được biết anh là người rất khiêm cung dễ mến, mà đơn giản chỉ vì ngoài những hoạt động đấu tranh ngoài xã hội, anh còn là một giáo dân nhiệt thành được nhiều người biết tiếng.
Cũng như J.B (Joan Baotixita) Nguyễn Hữu Vinh dù chẳng là tu sĩ nhưng cái tên Giuse Lê Quốc Quân đã trở nên quen thuộc với giáo hội kể từ sau biến cố cố Tòa Khâm Sứ đầu năm 2008 khi anh bị an ninh hành hung trong sân tòa nhà này. Hiện Ls.Quân là thành viên ban Công Lý Hòa Bình giáo phận Vinh (quê anh) và tham gia Cộng Đoàn Doanh Nhân Trí thức Công giáo cùng nhiều hoạt động khác của cả giáo phận Vinh lẫn nhà thờ Thái Hà.
Trong những ngày qua đã có rất nhiều buổi lễ hiệp thông cầu nguyện cho anh cùng các nạn nhân khác bị chính quyền bắt vô cớ được tổ chức tại nhiều nhà thờ trên cả nước. Trong đó, nổi bật hơn cả là tại nhà thờ DCCT Sàigòn và giáo xứ Thái Hà với số giáo dân có hôm lên đến hàng ngàn người, tạo nên một bầu không khí rất đặc biệt. Một cảm giác lành thánh, an bình tuyệt đối không còn chỗ cho nỗi cô đơn, sự sợ hãi v.v… Nhiều nhân sĩ trí thức, các bloggers tên tuổi đến cũng đã đến đây để cùng chia sẻ nỗi thống khổ với các gia đình có người thân con em bị chính quyền ‘xách nhiễu’ bắt giam vô cớ, bất kể họ là ai, ở đâu, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo ra sao v.v…
Tóm lại, việc bắt Ls.Quân không còn đơn giản là chuyện giữa chính quyền và công dân, một cá nhân mà là đụng chạm đến niềm tin của cả cộng đồng tôn giáo liên quan đến những giá trị thiêng liêng cần được bảo vệ.
Ngoài áp lực quan trọng này vụ bắt bớ này còn khiến chính quyền phải đối mặt với những chỉ trích phê bình của nhân sĩ trí thức, các tổ chức phi chính phủ nhiều nơi. Như đài Á châuTự Do (RFA) đã lập hẳn trang thỉnh nguyện thư cho mọi người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho Ls.Quân. Một số buổi thắp nến cầu nguyện cũng đã được cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức tổ chức v.v… nhưng chính áp lực từ trong nước mới là điều khiến nhà cầm quyền e ngại hơn cả.
Điển hình như phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh trên BBC hôm 5/7 cho rằng bắt bớ giới luật sư (như Lê Quốc Quân) là nhà nước VN đang tấn công vào những “thành lũy cuối cùng” bảo vệ công lý cho người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh là trí thức ‘tầm cỡ’ trong nước được nhiều người nể trọng, kể cả từ giới lãnh đạo cấp cao. Những phát biểu thẳng thắn của ông về quản lý kinh tế chúng ta đã được nghe nhiều. Trong đó nổi tiếng là bài thuyết giảng trước Bộ Chính Trị đảng CSVN về thực trạng đất nước từ năm 2005. Tuy nhiên, về các vụ bắt bớ thì đây là lần đầu tiên ông lên tiếng và lên tiếng một cách ‘mạnh miệng’ lại ngay trước phiên tòa xử Ls.Quân chỉ vài hôm. Không biết có phải ‘sự lạ’ này cùng áp lực từ giáo hội khiến phiên tòa 9/7 phải tạm hoãn hay không, nhưng rõ ràng phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh đã cho thấy mức độ bức xúc trong giới trí thức đã dâng cao hơn kể từ sau vụ bắt nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào. Đây là lời cảnh báo nghiêm túc cho nhà cầm quyền về những hệ lụy có thể xảy ra nếu họ tiếp tục làn sóng bắt bớ.
Cuối cùng, một khả năng khác khiến phiên tòa phải hoãn có thể vì việc ông chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang sắp sang thăm chính thức Mỹ theo lời mời của ông Obama vào cuối tháng 7 này, trong đó có bàn về nhân quyền, hoãn xử để chuyến đi của ông Sang được bớt ‘sóng gió’ hơn?
“không còn gì để mất…”
Tất cả những điều trên chỉ là suy đoán của người viết dựa trên những gì quan sát được quanh việc chính quyền bắt tội Ls.Quân và dưới cái nhìn của người có đạo. Đúng hoặc sai không quan trọng bằng việc bày tỏ sự quan tâm đến thân phận tù tội của anh Quân hiện nay, cùng những gì mà gia đình anh đang gánh chịu, mà ngoài anh ra còn 2 thành viên khác nữa, đặc biệt là Cụ thân mẫu anh.
Tìm hiểu về chuyện bắt bớ Ls.Quân được nghe lại đoạn phỏng vấn của đài RFA với mẹ Quân hôm 30/12/2012, vài ngày sau khi anh bị bắt. Chất giọng ‘trọ trẹ’ đầy đau khổ của Cụ bà Nguyễn Thị Trâm khiến chúng ta ai nghe xong khó mà cầm được nước mắt “Gia đình tôi đến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê Đình Quản bị bắt cách đây hai tháng rồi, nay đến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì để bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính … Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế… Tôi đau đớn quá. Tôi là người mẹ của bảy đứa con, chồng mất sớm, nên cũng cay đắng lắm. Giờ chỉ nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, chứ tôi chẳng còn gì để mất nữa”
Chỉ trong một thời gian ngắn ba người con cùng bị lâm vào vòng đao lý, cơ sở làm ăn của các con vốn là ‘nồi cơm’ nuôi gia đình nay đã tan tành, tơi tả… với một gia đình, thử hỏi còn ‘đại họa’ nào hơn?
Nếu các con bà như bao người khác chỉ biết lao vào kiếm tiền ‘thu vén’ lo cho gia đình, với hai công ty tư vấn Giải pháp Việt Nam và VietNam Credit không khó để các con cụ được xã hội tôn vinh là ‘những người thành đạt’ còn Cụ đâu phải khốn khổ như hiện nay!
Có lẽ hơn lúc nào gia đình Cụ đang rất cần sự quan tâm của mọi người có lương tri mọi nơi, nhất là từ giáo hội. Cho đến nay cả Ủy ban Công Lý – Hòa Bình giáo phận Vinh, Tòa TGM Hà Nội lẫn Hội Đồng Giám Mục VN vẫn chưa nơi nào chính thức lên tiếng bênh vực Ls.Quân, nhưng điều này hẳn giáo hội đang ‘làm ngơ’, mà có thể do sự thận trọng nào đó khi án chưa tuyên. Chí dám hy vọng các Đấng bậc trong giáo hội, bằng cách nào đó, sẽ không quên anh.
Được biết trong tù Ls.Giuse Lê Quốc Quân từng nhiều lần yêu cầu nhận quyển kinh thánh do gia đình gởi vào nhưng đã bị từ chối. Là những đồng đạo với anh hơn ai hết chúng ta hiểu vì sao anh cần kinh thánh lúc này? Chỉ có ở kinh thánh mới có những lời ủi an vô giá mà Chúa Jésus 2 ngàn năm trước đã cảnh tỉnh các môn đệ theo Ngài trên con đường đi tìm chân lý sự thật “Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con” (Ga 15,18-21)
Thế nhưng ”Ai ra đi trong nước mắt, sẽ gặt giữa vui mừng!”
Chắc chắn tương lai anh Giuse Lê Quốc Quân cũng sẽ tươi sáng như vậy.
Sàigòn, 12/7/2013
Alf. Hoàng Gia Bảo - Lính Dù post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Luật sư Lê Quốc Quân trong mắt người đồng đạo
Việc tòa án Tp.Hà Nội hoãn phiên xử Ls. Lê Quốc Quân tội ‘trốn thuế’ vào ‘phút 89’ với lý do “thẩm phán Lê Thị Hợp sau khi giao ban bị cảm đột xuất phải đi cấp cứu…” tuy có gây bất ngờ cho dư luận, nhưng mọi người thừa biết lý do sức khỏe chẳng qua chỉ là cái cớ che đậy sự ‘lúng túng’ của nhà cầm quyền trong những toan tính xử lý vụ án sao cho có lợi nhất với họ
Trốn thuế hay tránh sự thật?
Tội danh ‘trốn thuế’ trước đây đã từng tống blogger ‘Điếu Cày’ Nguyễn Văn Hải vào tù hồi 2008. Mặc dù bản thân anh chẳng kinh doanh gì to tát ngoài việc có nhà ở cho thuê, một dạng kinh doanh phổ biến khắp các tỉnh thành VN, từ mặt tiền đường cho đến tận hẻm sâu, mà nếu bị kiểm tra dễ có cả vạn người cùng phạm tội ‘trốn thuế’ như anh. Thế nhưng thiên hạ vẫn ‘bình chân như vại’ cứ thoải mái lượm tiền chả mất đồng xu thuế nào, trong khi anh Hải thì giờ này đang ngồi tù!!!
Chẳng qua chỉ vì họ không viết blog, không quan tâm đến những vấn đề nhức nhối của xã hội, đất nước và nhất là không xuống đường biểu tình lên án TQ chiếm các đảo Hoàng Sa – Trường Sa của VN. Trốn thuế và không trốn thuế chỉ khác nhau bấy nhiêu thôi!
Trong một báo cáo bị rò rỉ bởi Wikileaks đại sứ Mỹ tại VN khi ấy là Michael Michalak không hề có dòng nào là Điếu Cày bị bắt vì ‘Tax Evasion’ (trốn thuế) mà vì ‘Anti-Olympics Blogger Arrested’ chống rước đuốc Thế Vận hội Olympic 2008 do TQ tổ chức đi ngang qua Sàigòn.
Cho nên việc Ls.Quân bị bắt vì ‘trốn thuế’ không còn là ‘chuyện lạ’ với mọi người. Bởi chẳng những anh đã nhiều lần biểu tình chống TQ mà còn có những hoạt động khác gây ‘khó chịu’ cho nhà cầm quyền, như đấu tranh chống bất công xã hội, bênh vực dân nghèo dân oan mất đất v.v…
Chỉ có điều tái diễn trò ‘trốn thuế’ đ/v Ls.Quân chẳng những không ‘dễ ăn’ không chừng chỉ chuốc thêm tai tiếng vào mình mà thôi. Là người am hiểu luật, biết mình luôn nằm trong ‘tầm ngắm’ của an ninh, do đã 2 lần bị bắt, lại đang là giám đốc một công ty kinh doanh, lẽ nào anh lại sơ xuất đến mức quên bài trốn thuế của Điếu Cày?
Và sự thật đúng như vậy. Mới đây em trai anh, Lê Quốc Quyết qua trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 4/7 cũng đã khẳng định, chẳng những anh Quân không trốn thuế, mà ngược lại, với những tài liệu đang có trong tay nhà nước còn đang nợ lại công ty Giải Pháp Việt Nam của anh Quân số tiền (hoàn thuế) lên đến 172 triệu đồng!
Phải chăng chính việc tiết lộ này chỉ vài ngày trước phiên tòa đã khiến nhà cầm quyền ‘lúng túng’ mà phải hoãn?
Cũng vì quá rõ cái tội ‘trốn thuế’ chỉ là cái cớ kiếm chuyện (đã thế chứng cớ có khi lại ‘hớ hênh’?) nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu phóng thích Ls.Quân ngay khi anh vừa bị bắt. Chỉ tiếc rằng áp lực của cộng đồng quốc tế có vẻ như như đang ngày một kém tác dụng?
Chẳng những anh không được thả, mà 6 tháng qua lại có thêm vài vụ bắt bớ ‘ầm ĩ’ khác. Bất chấp cả những dự đoán mà nhiều người tin ‘chắc như đinh đóng cột’ việc đàm phán xin gia nhập TPP mà VN đang tiến hành đến đoạn cuối sẽ buộc chính quyền phải ‘tử tế’ hơn để tránh gây thêm những ‘tai tiếng’ không cần thiết.
Thế nhưng mọi chuyện đã diễn ra ngược lại. dư luận càng lên án bắt bớ càng mạnh tay hơn! Trong tình hình có vẻ bi quan hiện nay, liệu số phận Ls.Quân cũng như bloggers khác sắp tới sẽ ra sao?
Không chỉ là người ‘bất đồng’
Không như phần lớn những người bất đồng chính kiến bị bắt khác, đây đã là lần thứ 3 Ls.Lê Quốc Quân bị chính quyền bắt!
Lần đầu là vào ngày 08/3/2007 khi anh vừa từ Mỹ trở về khóa nghiên cứu ngắn hạn của Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy, NED) tại Washington và bị giam tại trại của bộ Công an vì bị qui vào tội 79 Bộ luật Hình sự ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên sau khi có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ anh được trở về nhà vào ngày 13/7/2007. Còn lần thứ 2 là khi anh ‘lân la’ đến phiên xử Ls.Cù Huy Hà Vũ hồi tháng 4/2011 nhưng nhanh chóng được thả sau chỉ vài ngày.
Việc một người bị bắt giam đến 3 tháng với những tội danh liên quan đến an ninh chính trị, thế nhưng bỗng dưng sau đó lại được trả tự do, có thể nói đó là những chuyện ‘hiếm có’ xưa nay ở VN. Gần đây, chúng ta chỉ mới thấy 2 trường hợp, ngoài Ls.Lê Quốc Quân là nhà báo tự do Phạm Chí Dũng với tội ‘làm tiết lộ bí mật an ninh quốc gia’.
Chi tiết này cho thấy việc anh Quân bị bắt đến lần 3 (12/2012) và tội danh bây giờ chuyển sang ‘trốn thuế’ là việc ‘chẳng đặng đừng’ vì lý do này hoàn toàn không chút thuyết phục, mặc dù vậy chắc chắn cũng đã được các đạo diễn cân nhắc kỹ lưỡng.
Chỉ có điều bắt đã ‘vất vả’ thế thì biết xử thế nào đây?
Lý do của sự ‘gai góc’ nằm ở chỗ, Lê Quốc Quân không như những người bất đồng khác. Chẳng phải anh tài giỏi hay tài cao đức độ hơn người, được biết anh là người rất khiêm cung dễ mến, mà đơn giản chỉ vì ngoài những hoạt động đấu tranh ngoài xã hội, anh còn là một giáo dân nhiệt thành được nhiều người biết tiếng.
Cũng như J.B (Joan Baotixita) Nguyễn Hữu Vinh dù chẳng là tu sĩ nhưng cái tên Giuse Lê Quốc Quân đã trở nên quen thuộc với giáo hội kể từ sau biến cố cố Tòa Khâm Sứ đầu năm 2008 khi anh bị an ninh hành hung trong sân tòa nhà này. Hiện Ls.Quân là thành viên ban Công Lý Hòa Bình giáo phận Vinh (quê anh) và tham gia Cộng Đoàn Doanh Nhân Trí thức Công giáo cùng nhiều hoạt động khác của cả giáo phận Vinh lẫn nhà thờ Thái Hà.
Trong những ngày qua đã có rất nhiều buổi lễ hiệp thông cầu nguyện cho anh cùng các nạn nhân khác bị chính quyền bắt vô cớ được tổ chức tại nhiều nhà thờ trên cả nước. Trong đó, nổi bật hơn cả là tại nhà thờ DCCT Sàigòn và giáo xứ Thái Hà với số giáo dân có hôm lên đến hàng ngàn người, tạo nên một bầu không khí rất đặc biệt. Một cảm giác lành thánh, an bình tuyệt đối không còn chỗ cho nỗi cô đơn, sự sợ hãi v.v… Nhiều nhân sĩ trí thức, các bloggers tên tuổi đến cũng đã đến đây để cùng chia sẻ nỗi thống khổ với các gia đình có người thân con em bị chính quyền ‘xách nhiễu’ bắt giam vô cớ, bất kể họ là ai, ở đâu, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo ra sao v.v…
Tóm lại, việc bắt Ls.Quân không còn đơn giản là chuyện giữa chính quyền và công dân, một cá nhân mà là đụng chạm đến niềm tin của cả cộng đồng tôn giáo liên quan đến những giá trị thiêng liêng cần được bảo vệ.
Ngoài áp lực quan trọng này vụ bắt bớ này còn khiến chính quyền phải đối mặt với những chỉ trích phê bình của nhân sĩ trí thức, các tổ chức phi chính phủ nhiều nơi. Như đài Á châuTự Do (RFA) đã lập hẳn trang thỉnh nguyện thư cho mọi người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho Ls.Quân. Một số buổi thắp nến cầu nguyện cũng đã được cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức tổ chức v.v… nhưng chính áp lực từ trong nước mới là điều khiến nhà cầm quyền e ngại hơn cả.
Điển hình như phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh trên BBC hôm 5/7 cho rằng bắt bớ giới luật sư (như Lê Quốc Quân) là nhà nước VN đang tấn công vào những “thành lũy cuối cùng” bảo vệ công lý cho người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Doanh là trí thức ‘tầm cỡ’ trong nước được nhiều người nể trọng, kể cả từ giới lãnh đạo cấp cao. Những phát biểu thẳng thắn của ông về quản lý kinh tế chúng ta đã được nghe nhiều. Trong đó nổi tiếng là bài thuyết giảng trước Bộ Chính Trị đảng CSVN về thực trạng đất nước từ năm 2005. Tuy nhiên, về các vụ bắt bớ thì đây là lần đầu tiên ông lên tiếng và lên tiếng một cách ‘mạnh miệng’ lại ngay trước phiên tòa xử Ls.Quân chỉ vài hôm. Không biết có phải ‘sự lạ’ này cùng áp lực từ giáo hội khiến phiên tòa 9/7 phải tạm hoãn hay không, nhưng rõ ràng phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh đã cho thấy mức độ bức xúc trong giới trí thức đã dâng cao hơn kể từ sau vụ bắt nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào. Đây là lời cảnh báo nghiêm túc cho nhà cầm quyền về những hệ lụy có thể xảy ra nếu họ tiếp tục làn sóng bắt bớ.
Cuối cùng, một khả năng khác khiến phiên tòa phải hoãn có thể vì việc ông chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang sắp sang thăm chính thức Mỹ theo lời mời của ông Obama vào cuối tháng 7 này, trong đó có bàn về nhân quyền, hoãn xử để chuyến đi của ông Sang được bớt ‘sóng gió’ hơn?
“không còn gì để mất…”
Tất cả những điều trên chỉ là suy đoán của người viết dựa trên những gì quan sát được quanh việc chính quyền bắt tội Ls.Quân và dưới cái nhìn của người có đạo. Đúng hoặc sai không quan trọng bằng việc bày tỏ sự quan tâm đến thân phận tù tội của anh Quân hiện nay, cùng những gì mà gia đình anh đang gánh chịu, mà ngoài anh ra còn 2 thành viên khác nữa, đặc biệt là Cụ thân mẫu anh.
Tìm hiểu về chuyện bắt bớ Ls.Quân được nghe lại đoạn phỏng vấn của đài RFA với mẹ Quân hôm 30/12/2012, vài ngày sau khi anh bị bắt. Chất giọng ‘trọ trẹ’ đầy đau khổ của Cụ bà Nguyễn Thị Trâm khiến chúng ta ai nghe xong khó mà cầm được nước mắt “Gia đình tôi đến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê Đình Quản bị bắt cách đây hai tháng rồi, nay đến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì để bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính … Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế… Tôi đau đớn quá. Tôi là người mẹ của bảy đứa con, chồng mất sớm, nên cũng cay đắng lắm. Giờ chỉ nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, chứ tôi chẳng còn gì để mất nữa”
Chỉ trong một thời gian ngắn ba người con cùng bị lâm vào vòng đao lý, cơ sở làm ăn của các con vốn là ‘nồi cơm’ nuôi gia đình nay đã tan tành, tơi tả… với một gia đình, thử hỏi còn ‘đại họa’ nào hơn?
Nếu các con bà như bao người khác chỉ biết lao vào kiếm tiền ‘thu vén’ lo cho gia đình, với hai công ty tư vấn Giải pháp Việt Nam và VietNam Credit không khó để các con cụ được xã hội tôn vinh là ‘những người thành đạt’ còn Cụ đâu phải khốn khổ như hiện nay!
Có lẽ hơn lúc nào gia đình Cụ đang rất cần sự quan tâm của mọi người có lương tri mọi nơi, nhất là từ giáo hội. Cho đến nay cả Ủy ban Công Lý – Hòa Bình giáo phận Vinh, Tòa TGM Hà Nội lẫn Hội Đồng Giám Mục VN vẫn chưa nơi nào chính thức lên tiếng bênh vực Ls.Quân, nhưng điều này hẳn giáo hội đang ‘làm ngơ’, mà có thể do sự thận trọng nào đó khi án chưa tuyên. Chí dám hy vọng các Đấng bậc trong giáo hội, bằng cách nào đó, sẽ không quên anh.
Được biết trong tù Ls.Giuse Lê Quốc Quân từng nhiều lần yêu cầu nhận quyển kinh thánh do gia đình gởi vào nhưng đã bị từ chối. Là những đồng đạo với anh hơn ai hết chúng ta hiểu vì sao anh cần kinh thánh lúc này? Chỉ có ở kinh thánh mới có những lời ủi an vô giá mà Chúa Jésus 2 ngàn năm trước đã cảnh tỉnh các môn đệ theo Ngài trên con đường đi tìm chân lý sự thật “Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con” (Ga 15,18-21)
Thế nhưng ”Ai ra đi trong nước mắt, sẽ gặt giữa vui mừng!”
Chắc chắn tương lai anh Giuse Lê Quốc Quân cũng sẽ tươi sáng như vậy.
Sàigòn, 12/7/2013
Alf. Hoàng Gia Bảo - Lính Dù post