Đoạn Đường Chiến Binh
Lực Lượng Thủy Bộ Việt-mỹ Trận Chiến Trên Sông Sài Gòn
* Tình hình an ninh thủy lộ tại Miền Đông Nam phần trước 1966:
Trong số trước, chúng tôi đã trình bày về hoạt động của lực lượng Giang thuyền Việt-Mỹ tại miền Tây Nam phần trong năm 1967, theo nhận xét của các giới chức quân sự cao cấp Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, nhờ các cuộc hành quân thủy bộ xuất phát từ các chiến thuyền mà các đơn vị Việt-Mỹ đã mở rộng khu vực kiểm soát dọc theo các con kênh, đánh bật địch ra khỏi nhiều cứ điểm trong khu vực Đồng Tháp Mười.
Tại miền Đông Nam phần, trước năm 1966, CS đã tận dụng đường sông để chuyển các tóan đặc công, hàng tiếp tế, lương thực cho các đơn vị của địch hoạt động tại các khu vực cận giang. Riêng tại vòng đai Sài Gòn, các chuyên viên tình báo lo ngại CQ sẽ tìm cách đánh đắm các tàu bè hạng lớn đi lại trên khúc sông Sài Gòn dài gần 65 km từ biển vào giang cảng Sài Gòn. Khúc sông này uốn khúc trong một khu vực rộng chừng năm mươi dặm vuông gồm toàn đồng ruộng và đầm lầy chi chít những kênh lạch, đó là khu Rừng Sát (theo tài liệu địa lý trong nước, địa danh này là Rừng Sác thay vì Rừng Sát như các tài liệu quân sự đã ghi). Đây là một vị trí rất thuận lợi cho địch quân khi muốn xây dựng căn cứ để xuất phát các cuộc tấn công vào tàu thuyền di chuyển trên sông. Theo phân tích của đại tướng Westmoreland thì Rừng Sát được xem là một trong những địa thế hiểm trở nhất thế giới vì không có chỗ nào trong vùng này thoát khỏi mực nước thủy triều lên xuống cách nhau gần 2 mét. Nhà cửa trong khu vực này là nhà sàn.
* Kế hoạch thành lập lực lượng thủy bộ tại miền Đông Nam phần:
Để triệt tiêu các hoạt động của CQ tại các vùng sông ngòi, bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam đã họp với bộ Tổng tham mưu QL.VNCH để tìm kế hoạch ngăn chận các hoạt động đường thủy của đối phương. Trọng tâm của kế hoạch là tổ chức lực lượng trên sông bằng thuyền và tàu đổ bộ. Theo tiến trình thực hiện kế hoạch, vào cuối năm 1966 gần 100 thuyền nhôm rất nhẹ, tốc lực rất nhanh do Thụy Điển chế tạo được chuyển sang cho Việt Nam để làm thuyền tuần tiễu. Kèm theo với thuyền này còn có 31 chiến thuyền dài 21 mét của Lực lượng tuần duyên và khoảng 15 phi cơ tuần tiễu của Hải quân Hoa Kỳ, ngoài khơi còn có hộ tống hạm và tàu vét mìn tạo thành vòng đai thứ hai yểm trợ. Được yểm trợ hỏa lực từ các tàu chiến và từ các hàng không mẫu hạm, các thuyền tuần tiễu này hàng ngày kiểm soát khoảng 4 ngàn ghe thuyền bè, tam bản, ghe đánh cá. Cũng cần ghi nhận rằng trước năm 1965, 70% tiếp tế phẩm Việt Cộng đã nhận được qua đường biển. Bước qua năm 1966, tỷ lệ này giảm xuống còn 10 phần trăm.
* Dự án hỗn hợp Hải quân Việt-Mỹ:
Trong tiến trình thực hiện chiến dịch nói trên, có một sự việc còn gây trở ngại nhất là số tàu thuyền chở đồ tiếp tế đến cảng Sihanoukville ở Cam Bốt không hề thuyên giảm. Lực lượng VNCH và Hoa Kỳ chỉ ngăn chận được các tàu thuyền nằm trong hải phận mà thôi.
Một trong những lý do căn bản mà CQ dùng hải cảng Sihanoukville làm nơi tiếp tế và đất Cam Bốt làm đất dung thân vì vào đầu mùa Xuân 1965, liên quân Việt-Mỹ đã tiến hành kế hoạch có tên là Market Time dưới sự điều hợp của MACV do đề đốc Norwell G. Ward trực tiếp phụ trách phối nhiệm. Đây là một dự án hỗn hợp của Hải quân Việt-Mỹ nhằm ngăn chận CSBV đưa đồ tiếp liệu theo đường biển vào các kho chứa dọc theo bờ biển dài của Việt Nam. Dự án nói trên được đại tướng Westmoreland đề xướng sau khi các phi cơ Không quân VNCH, trong hai tháng đầu năm 1965 đã phát giác hai xà lan lớn đang đưa súng đạn trên bãi biển. Điều này chứng tỏ rằng các thuyền gỗ tuần tiểu chưa đủ để chế ngự các hoạt động của CQ.
* Cuộc hành quân Game Warden:
Từ năm 1967, kế hoạch hành quân thủy bộ có tên là Game Warden với 120 chiến thuyền tuần trên sông của Hoa Kỳ phối hợp với các đơn vị VNCH kiểm soát trên hai ngàn ghe thuyền mỗi ngày trên các kênh rạch miền Nam để vừa ngăn chận không cho Việt Cộng thâu thuế của dân vừa giúp cho dân chúng đi lại, mua bán dễ dàng. Các cuộc tuần tra gây cho Việt Cộng trở ngại đáng kể, nhất là không cho địch có cơ hội phục kích. Bên Việt Cộng cũng có dấu hiệu thách các tàu tuần tiễu đến đánh. Từ hiện trạng của chiến trường, một tàu đổ bộ được cải tiến thành tàu tuần mẹ để làm cứ điểm cho các thuyền tuần con lập thành một đội thuyền tuần tiễu và một đoàn trực thăng võ trang yểm trợ sẵn sàng tiếp ứng mỗi khi xảy ra đụng độ. Về sau lực lượng này được chuyển sang cho Hải quân phụ trách.
Thuyền tuần tiễu được gắn máy phản lực, có khả năng di chuyển trên các vùng sông lạch cạn mà không làm chết các sinh vật sống dưới nước, dễ điều khiển và chạy rất nhanh. Hải quân Hoa Kỳ cũng đã từng thiết kế một loại thuyền bay lướt trên mặt nước nhưng thuyền này có phần cao su để che cho thủy thủ đoàn khỏi bị gió khi thuyền chạy nên bên trong quá nóng (vì cao su hút rất nhiều nhiệt, không chịu nổi cái nắng nhiệt đới của Việt Nam). Hơn nữa thuyền bay lướt nổ quá lớn gây ồn ào nên địch có thể phát giác từ khi thuyền còn cách rất xa. Do đó thuyền tuần tiễu vẫn là con ngựa nước trung thành trên các nẻo sông ngòi của miền Nam.
* Hành quân tại Rừng Sát:
Trở lại với kế hoạch ngăn chận CQ tại Rừng Sát, thuyền tuần tiểu Việt-Mỹ thường xuyên hoạt động trong khu vực này, ngoài ra còn có các toán cảm tử quân của Hải quân HK và VNCH mang tên chung là SEAL (do các chữ sea: hải, air: không, land: lục), đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc chận bắt các thuyền địch. Muốn triệt tiêu lực lượng CQ trong khu vực này, bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại VN đã điều động một tiểu đoàn của Sư đoàn 1 Hoa Kỳ vào đây.
Trong thời gian hành quân tại Rừng Sát, các chiến binh phải chịu nhiều gian khổ và điều kiện khắc nghiệt nhất. Hàng ngày họ phải lội nước ngang lưng để tuần tra, các đại đội phải thay nhau hành quân để tránh nạn bị nước ăn chân và lở da. Ban đêm phải ngủ trên nệm hơi vì nhiều đêm đang ngủ, thủy triều lên đánh thức họ dậy, thì họ đã thấy mình nổi lềnh bềnh. Bãi đáp trực thăng là một bục gỗ đóng thật cao hơn mức nước thủy triều lên cao nhất. Đúng là phải chiến đấu với tình trạng vừa chống chọi với thiên nhiên, vừa phải chiến đấu với kẻ thù: một cuộc chiến bên trong một cuộc chiến khác. Nhưng nhờ vậy mà cắt đứt được những đợt chuyển hàng của Việt Cộng vào khu vực vòng đai Sài Gòn, phá vỡ được nhiều tổ chức của địch.
Địch cũng tấn công bằng hỏa tiễn, súng liên thanh, súng cối nhưng không bao giờ cản trở được dòng lưu thông trên khúc sông quan trọng vào Sài Gòn này.
Ngoài lực lượng đặc nhiệm nói trên, tiểu đoàn 2/28 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh Hoa Kỳ cũng đã phối hợp với tiểu đoàn 1/ trung đoàn 8 Bộ binh VNCH khởi động các cuộc hành quân dọc theo sông Sài Gòn. Với một hải đoàn khoảng 25 giang thuyền được cung cấp bởi lực lượng Hải quân, hai tiểu đoàn Việt-Mỹ nói trên tổ chức các cuộc phục kích hàng đêm dọc theo bờ sông để ngăn chận CQ sử dụng đường thủy tiếp tế.
* Kế hoạch lập các giang cảng:
Như đã trình bày, năm 1965, đại tướng Westmoreland đánh bạo bằng cách đưa quân tác chiến Hoa Kỳ vào trước khi thiết lập hệ thống tiếp liệu để yểm trợ chiến trường. Giang cảng Sài Gòn vào năm 1965 chưa lớn, nhưng chỉ một thời gian sau đã trở thành một trong bảy giang cảng (kể cả Tân Cảng) dọc theo sông Sài Gòn để tiếp nhận đồ tiếp tế và trang bị quân sự đồng thời còn là giang cảng tốt để cho thương thuyền lui tới cập bến.
Do nhu cầu chiến trường, nhiều binh đoàn Hoa Kỳ đến tăng viện cho chiến trường Việt Nam, do đó yêu cầu về tiếp vận ngày càng gia tăng, thế nhưng do chưa đủ cầu tàu cập bến, bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN không còn cách nào khác hơn là phải cho neo tàu chở quân dụng tiếp tế lại ngoài cửa sông để làm kho nổi luôn. Việc này rất tốn kém khiến cho các nhà báo Hoa Kỳ thường chỉ trích, thế nhưng nếu không làm như vậy thì các binh sĩ Hoa Kỳ bị cạn kiệt tiếp tế ngay.
Một trong những công trình lớn là cầu tàu nổi. Các cầu tàu này được chế tạo tại Hoa Kỳ, từng phần được sáp vào nhau và kéo đến miền Nam để có thể ráp nối lại nhanh chóng. Tại Vịnh Cam Ranh, nhờ có cầu tàu loại này mà chỉ trong vài tháng, nơi đây đã trở thành quân hải cảng quan trọng bậc nhất làm điểm tiếp nhận trang cụ quân sự và tiếp liệu phẩm cho vùng Qui Nhơn, Đà Nẵng và nhiều nơi khác. (Biên soạn dựa theo hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới, và tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ...)
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Lực Lượng Thủy Bộ Việt-mỹ Trận Chiến Trên Sông Sài Gòn
* Tình hình an ninh thủy lộ tại Miền Đông Nam phần trước 1966:
Trong số trước, chúng tôi đã trình bày về hoạt động của lực lượng Giang thuyền Việt-Mỹ tại miền Tây Nam phần trong năm 1967, theo nhận xét của các giới chức quân sự cao cấp Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, nhờ các cuộc hành quân thủy bộ xuất phát từ các chiến thuyền mà các đơn vị Việt-Mỹ đã mở rộng khu vực kiểm soát dọc theo các con kênh, đánh bật địch ra khỏi nhiều cứ điểm trong khu vực Đồng Tháp Mười.
Tại miền Đông Nam phần, trước năm 1966, CS đã tận dụng đường sông để chuyển các tóan đặc công, hàng tiếp tế, lương thực cho các đơn vị của địch hoạt động tại các khu vực cận giang. Riêng tại vòng đai Sài Gòn, các chuyên viên tình báo lo ngại CQ sẽ tìm cách đánh đắm các tàu bè hạng lớn đi lại trên khúc sông Sài Gòn dài gần 65 km từ biển vào giang cảng Sài Gòn. Khúc sông này uốn khúc trong một khu vực rộng chừng năm mươi dặm vuông gồm toàn đồng ruộng và đầm lầy chi chít những kênh lạch, đó là khu Rừng Sát (theo tài liệu địa lý trong nước, địa danh này là Rừng Sác thay vì Rừng Sát như các tài liệu quân sự đã ghi). Đây là một vị trí rất thuận lợi cho địch quân khi muốn xây dựng căn cứ để xuất phát các cuộc tấn công vào tàu thuyền di chuyển trên sông. Theo phân tích của đại tướng Westmoreland thì Rừng Sát được xem là một trong những địa thế hiểm trở nhất thế giới vì không có chỗ nào trong vùng này thoát khỏi mực nước thủy triều lên xuống cách nhau gần 2 mét. Nhà cửa trong khu vực này là nhà sàn.
* Kế hoạch thành lập lực lượng thủy bộ tại miền Đông Nam phần:
Để triệt tiêu các hoạt động của CQ tại các vùng sông ngòi, bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam đã họp với bộ Tổng tham mưu QL.VNCH để tìm kế hoạch ngăn chận các hoạt động đường thủy của đối phương. Trọng tâm của kế hoạch là tổ chức lực lượng trên sông bằng thuyền và tàu đổ bộ. Theo tiến trình thực hiện kế hoạch, vào cuối năm 1966 gần 100 thuyền nhôm rất nhẹ, tốc lực rất nhanh do Thụy Điển chế tạo được chuyển sang cho Việt Nam để làm thuyền tuần tiễu. Kèm theo với thuyền này còn có 31 chiến thuyền dài 21 mét của Lực lượng tuần duyên và khoảng 15 phi cơ tuần tiễu của Hải quân Hoa Kỳ, ngoài khơi còn có hộ tống hạm và tàu vét mìn tạo thành vòng đai thứ hai yểm trợ. Được yểm trợ hỏa lực từ các tàu chiến và từ các hàng không mẫu hạm, các thuyền tuần tiễu này hàng ngày kiểm soát khoảng 4 ngàn ghe thuyền bè, tam bản, ghe đánh cá. Cũng cần ghi nhận rằng trước năm 1965, 70% tiếp tế phẩm Việt Cộng đã nhận được qua đường biển. Bước qua năm 1966, tỷ lệ này giảm xuống còn 10 phần trăm.
* Dự án hỗn hợp Hải quân Việt-Mỹ:
Trong tiến trình thực hiện chiến dịch nói trên, có một sự việc còn gây trở ngại nhất là số tàu thuyền chở đồ tiếp tế đến cảng Sihanoukville ở Cam Bốt không hề thuyên giảm. Lực lượng VNCH và Hoa Kỳ chỉ ngăn chận được các tàu thuyền nằm trong hải phận mà thôi.
Một trong những lý do căn bản mà CQ dùng hải cảng Sihanoukville làm nơi tiếp tế và đất Cam Bốt làm đất dung thân vì vào đầu mùa Xuân 1965, liên quân Việt-Mỹ đã tiến hành kế hoạch có tên là Market Time dưới sự điều hợp của MACV do đề đốc Norwell G. Ward trực tiếp phụ trách phối nhiệm. Đây là một dự án hỗn hợp của Hải quân Việt-Mỹ nhằm ngăn chận CSBV đưa đồ tiếp liệu theo đường biển vào các kho chứa dọc theo bờ biển dài của Việt Nam. Dự án nói trên được đại tướng Westmoreland đề xướng sau khi các phi cơ Không quân VNCH, trong hai tháng đầu năm 1965 đã phát giác hai xà lan lớn đang đưa súng đạn trên bãi biển. Điều này chứng tỏ rằng các thuyền gỗ tuần tiểu chưa đủ để chế ngự các hoạt động của CQ.
* Cuộc hành quân Game Warden:
Từ năm 1967, kế hoạch hành quân thủy bộ có tên là Game Warden với 120 chiến thuyền tuần trên sông của Hoa Kỳ phối hợp với các đơn vị VNCH kiểm soát trên hai ngàn ghe thuyền mỗi ngày trên các kênh rạch miền Nam để vừa ngăn chận không cho Việt Cộng thâu thuế của dân vừa giúp cho dân chúng đi lại, mua bán dễ dàng. Các cuộc tuần tra gây cho Việt Cộng trở ngại đáng kể, nhất là không cho địch có cơ hội phục kích. Bên Việt Cộng cũng có dấu hiệu thách các tàu tuần tiễu đến đánh. Từ hiện trạng của chiến trường, một tàu đổ bộ được cải tiến thành tàu tuần mẹ để làm cứ điểm cho các thuyền tuần con lập thành một đội thuyền tuần tiễu và một đoàn trực thăng võ trang yểm trợ sẵn sàng tiếp ứng mỗi khi xảy ra đụng độ. Về sau lực lượng này được chuyển sang cho Hải quân phụ trách.
Thuyền tuần tiễu được gắn máy phản lực, có khả năng di chuyển trên các vùng sông lạch cạn mà không làm chết các sinh vật sống dưới nước, dễ điều khiển và chạy rất nhanh. Hải quân Hoa Kỳ cũng đã từng thiết kế một loại thuyền bay lướt trên mặt nước nhưng thuyền này có phần cao su để che cho thủy thủ đoàn khỏi bị gió khi thuyền chạy nên bên trong quá nóng (vì cao su hút rất nhiều nhiệt, không chịu nổi cái nắng nhiệt đới của Việt Nam). Hơn nữa thuyền bay lướt nổ quá lớn gây ồn ào nên địch có thể phát giác từ khi thuyền còn cách rất xa. Do đó thuyền tuần tiễu vẫn là con ngựa nước trung thành trên các nẻo sông ngòi của miền Nam.
* Hành quân tại Rừng Sát:
Trở lại với kế hoạch ngăn chận CQ tại Rừng Sát, thuyền tuần tiểu Việt-Mỹ thường xuyên hoạt động trong khu vực này, ngoài ra còn có các toán cảm tử quân của Hải quân HK và VNCH mang tên chung là SEAL (do các chữ sea: hải, air: không, land: lục), đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc chận bắt các thuyền địch. Muốn triệt tiêu lực lượng CQ trong khu vực này, bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại VN đã điều động một tiểu đoàn của Sư đoàn 1 Hoa Kỳ vào đây.
Trong thời gian hành quân tại Rừng Sát, các chiến binh phải chịu nhiều gian khổ và điều kiện khắc nghiệt nhất. Hàng ngày họ phải lội nước ngang lưng để tuần tra, các đại đội phải thay nhau hành quân để tránh nạn bị nước ăn chân và lở da. Ban đêm phải ngủ trên nệm hơi vì nhiều đêm đang ngủ, thủy triều lên đánh thức họ dậy, thì họ đã thấy mình nổi lềnh bềnh. Bãi đáp trực thăng là một bục gỗ đóng thật cao hơn mức nước thủy triều lên cao nhất. Đúng là phải chiến đấu với tình trạng vừa chống chọi với thiên nhiên, vừa phải chiến đấu với kẻ thù: một cuộc chiến bên trong một cuộc chiến khác. Nhưng nhờ vậy mà cắt đứt được những đợt chuyển hàng của Việt Cộng vào khu vực vòng đai Sài Gòn, phá vỡ được nhiều tổ chức của địch.
Địch cũng tấn công bằng hỏa tiễn, súng liên thanh, súng cối nhưng không bao giờ cản trở được dòng lưu thông trên khúc sông quan trọng vào Sài Gòn này.
Ngoài lực lượng đặc nhiệm nói trên, tiểu đoàn 2/28 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh Hoa Kỳ cũng đã phối hợp với tiểu đoàn 1/ trung đoàn 8 Bộ binh VNCH khởi động các cuộc hành quân dọc theo sông Sài Gòn. Với một hải đoàn khoảng 25 giang thuyền được cung cấp bởi lực lượng Hải quân, hai tiểu đoàn Việt-Mỹ nói trên tổ chức các cuộc phục kích hàng đêm dọc theo bờ sông để ngăn chận CQ sử dụng đường thủy tiếp tế.
* Kế hoạch lập các giang cảng:
Như đã trình bày, năm 1965, đại tướng Westmoreland đánh bạo bằng cách đưa quân tác chiến Hoa Kỳ vào trước khi thiết lập hệ thống tiếp liệu để yểm trợ chiến trường. Giang cảng Sài Gòn vào năm 1965 chưa lớn, nhưng chỉ một thời gian sau đã trở thành một trong bảy giang cảng (kể cả Tân Cảng) dọc theo sông Sài Gòn để tiếp nhận đồ tiếp tế và trang bị quân sự đồng thời còn là giang cảng tốt để cho thương thuyền lui tới cập bến.
Do nhu cầu chiến trường, nhiều binh đoàn Hoa Kỳ đến tăng viện cho chiến trường Việt Nam, do đó yêu cầu về tiếp vận ngày càng gia tăng, thế nhưng do chưa đủ cầu tàu cập bến, bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN không còn cách nào khác hơn là phải cho neo tàu chở quân dụng tiếp tế lại ngoài cửa sông để làm kho nổi luôn. Việc này rất tốn kém khiến cho các nhà báo Hoa Kỳ thường chỉ trích, thế nhưng nếu không làm như vậy thì các binh sĩ Hoa Kỳ bị cạn kiệt tiếp tế ngay.
Một trong những công trình lớn là cầu tàu nổi. Các cầu tàu này được chế tạo tại Hoa Kỳ, từng phần được sáp vào nhau và kéo đến miền Nam để có thể ráp nối lại nhanh chóng. Tại Vịnh Cam Ranh, nhờ có cầu tàu loại này mà chỉ trong vài tháng, nơi đây đã trở thành quân hải cảng quan trọng bậc nhất làm điểm tiếp nhận trang cụ quân sự và tiếp liệu phẩm cho vùng Qui Nhơn, Đà Nẵng và nhiều nơi khác. (Biên soạn dựa theo hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới, và tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ...)
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển