Đoạn Đường Chiến Binh
Lực lượng đặc nhiệm Việt-Mỹ truy kích cộng sản Bắc Việt ở Cam Bốt
Trong suốt thập niên 60, CSBV đã lập nhiều căn cứ địa trong nội địa của Căm Bốt, để từ những vị trí này các đơn vị CQ xuất phát xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (Miền Tây, Miền Đông Nam phần và Tây Nam Cao nguyên). Đến tháng 3/1970, Sihanouk bị lật đổ, chính phủ Lon Nol chống Cộng lên nắm chính quyền. Để ngăn chận các hoạt động của CSBV trên lãnh thổ Cam Bốt, tân chính quyền Nam Vang đã yêu cầu Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa tổ chức hành quân truy quét các đơn vị chủ lực CSBV đang đóng quân ở các tỉnh phía Đông sát biên giới Việt-Căm Bốt.
– Chiến đoàn đặc nhiệm 318: lực lượng xung kích gồm 2 trung đoàn 43 và trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh; lực lượng yểm trợ hỏa lực gồm có: 1 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 2 pháo đội 155 ly, 1 pháo đội hỗn hợp (105 và 155 ly) của tiểu đoàn 38 Pháo binh Quân đoàn 3, các pháo đội Pháo binh thống thuộc Sư đoàn 18, Sư đoàn 5 Bộ binh, 2 chi đoàn của thiết đoàn 18 Kỵ Binh, các đơn vị Công binh chiến đấu thuộc Quân đoàn 3 và Sư đoàn 18 Bộ binh.
– Chiến đoàn 333: lực lượng xung kích là liên đoàn 3 Biệt động quân, lực lượng yểm trợ gồm có: 2 chi đoàn thuộc Lữ đoàn 3 Kỵ Binh, các đơn vị Pháo binh 105 ly và 155 ly.
Cả hai chiến đoàn đều tiến về phía Tây và Nam của vùng Mỏ Vẹt. Lúc cuộc hành quân khởi sự, các cố vấn Hoa Kỳ được giao trách nhiệm điều phối và kiểm soát các hoạt động yểm trợ của Lực lượng Hoa Kỳ cho các đơn vị Việt Nam như: tải thương, tiếp vận quân lương, đạn dược bằng không vận, các phi vụ không kích, oanh tạc yểm trợ… Tuy nhiên do quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ, các cố vấn Hoa Kỳ chỉ được ở lại với các đơn vị VNCH trên đất Cam Bốt trong phạm vi không được quá 30 km về chiều sâu tính từ biên giới. (Chi tiết về cuộc hành quân này đã được trình bày trong bài viết về hoạt động của Sư đoàn 18 Bộ binh trên chiến trường Căm Bốt).
* Liên quân Việt-Mỹ trong cuộc hành quân Toàn Thắng 43:
Sau hai ngày liên tục tiến quân trên địa thế hoàn toàn xa lạ, đến ngày 1
tháng 5/1970, lực lượng đặc nhiệm VNCH thống thuộc Quân đoàn 3 đã tiến
về phía Tây tỉnh Xoài Riêng, tái lập an ninh trên Quốc lộ 1 trên phần
đất Cam Bốt về đến biên giới Việt Nam. Các trục tiến quân của các đơn vị
VNCH đều có Pháo binh và Không quân Việt-Mỹ yểm trợ.
Trong khi hai chiến đoàn VNCH tiếp tục tiến quân và CQ nỗ lực tái phòng
thủ tại vùng Mỏ Vẹt, thì sáng ngày 1/5/1970, ở phía cánh trên, cuộc hành
quân Toàn thắng 43 khai diễn với lực lượng tham chiến gồm có các đơn vị
Hoa Kỳ và VNCH sau đây: lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ (HK), lữ
đoàn 3 Nhảy Dù VNCH, thiết đoàn 2/34 HK (thiết đoàn trừ, không tập trung
đủ các đơn vị cơ hữu), tiểu đoàn 2/47 Bộ binh cơ giới và lữ đoàn 2
Thiết kỵ HK. Chỉ huy cánh quân Hoa Kỳ là tướng 1 sao Robert L.
Shoemaker-tư lệnh phó Sư đoàn 1 Không kỵ.
Theo kế hoạch, lữ đoàn 3 Nhảy Dù VNCH được không vận vào phía Bắc khu
Lưỡi Câu để chận đường rút của CQ. Để yểm trợ cho cuộc đổ quân, các phi
đội Không quân chiến thuật và phi cơ chiến lược cùng với các pháo đội
Pháo binh đã tiến hành các đợt không yểm và pháo yểm dữ dội. Sau khi
xuống bãi đáp, các đơn vị thuộc lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã nhanh chóng khai
triển đội hình, tung quân ra thành hình cánh quạt để truy lùng địch
quân.
Về phía lực lượng Hoa Kỳ, lực lượng của lữ đoàn 3 Không kỵ phối hợp với
Thiết kỵ lập một tuyến chặn phía Đông chạy dài suốt biên giới Căm
Bốt-Việt Nam. Lực lượng đặc nhiệm của Hoa Kỳ có nhiệm vụ lùng và tiêu
diệt địch cùng chiếm chiến lợi phẩm. Trước khi đổ quân, các bãi đáp đã
được Không quân dọn sạch bằng những quả bom Commando Vault nặng 15,000
cân Anh.
Theo kế hoạch, cuộc đổ quân của lữ đoàn 3 Không kỵ cũng đã diễn ra vào
sáng ngày 1/5/1970 theo trình tự như sau: đúng 6 giờ sáng, Pháo binh Hoa
Kỳ bắt đầu xạ kích bãi đổ bộ, sau đó các đơn vị được Chinook thả xuống
trận địa, tiểu đoàn 1/9 Không kỵ đụng độ với CQ ngay đợt đổ quân đầu,
tuy nhiên đối phương chỉ kháng cự nhẹ rồi rút lui.
Mặc dù đội trực thăng quan sát và võ trang trên không của tiểu đoàn 1/9
Không kỵ tiếp tục tìm vị trí và triệt hạ các đoàn quân CSBV đang lẫn
trốn, mọi dự tính của các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ mong lùa CQ ra để giao
chiến công khai đã không thực hiện được. Thay vào đó, các đơn vị bộ
chiến của Sư đoàn 1 Không kỵ đã tìm được các kho vũ khí khổng lồ mà CQ
đã để lại phía sau. Một trong các tổng kho lớn nhất đó đã được đại đội C
thuộc tiểu đoàn 1/5 Không kỵ phát giác vào ngày 5 tháng 5/1970 và sau
đó kho này được đặt tên là “Thành Phố” chứa 182 pháo đài đầy ngập vũ khí
đạn dược, thực phẩm thuốc men và dụng cụ y tế cũng như có cả 18 nhà ăn,
một khu huấn luyện và nhiều trại gia súc, gia cầm đủ loại.
* Các trận kịch chiến giữa lực lượng Thiết kỵ Hoa Kỳ và CSBV:
Trong khi CQ né tránh giao tranh với cánh quân của lữ đoàn 3 Không kỵ
thì ở phía Tây, trên lộ trình vượt biên giới, đại đội C tiểu đoàn 2/47
Bộ binh Cơ giới dẫn đầu trục tiến quân đi theo sau là Thiết đoàn 2/34
Thiết giáp, khi lên đến sườn phía Tây thì đụng ngay 1 đơn vị chờ sẵn để
giao chiến. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, CQ đã sử dụng đủ các loại vũ
khí Cộng đồng để cố bắn cháy các chiến xa, một thành phần bộ binh CQ đã
tiến sát đến gần các xa đội nhưng đều bị đánh bật. Ngay sau đó, Không
quân đã oanh kích dữ dội vào đội hình của địch quân, chận đứng được cuộc
tập kích của đối phương.
Về phía Đông, cánh quân của lữ đoàn 2 Thiết kỵ cũng đã chạm địch cấp
tiểu đoàn ngay ở biên giới. Ngồi trên chiến xa chỉ huy, đại tá Donn A.
Starry lữ đoàn trưởng và đại tá Grait L. Brookdhire, thiết đoàn trưởng
thiết đoàn 2 của lữ đoàn này đã sử dụng tần số Không-Lục để hướng dẫn
Không quân chiến thuật và Pháo binh yểm trợ, các đợt hỏa tập và không
kích liên tiếp đã khóa câm họng súng của CQ, sau đó toàn bộ lữ đoàn 2 Kỵ
binh đã hoàn tất vượt biên giới vào lúc 10 giờ sáng ngày 1/5/1970.
Vào đến đất Cam Bốt, tiểu đoàn 2/47 Bộ binh Cơ giới và thiết đoàn 2/34
được lệnh tiến về hướng Bắc để an ninh bãi đáp cho lữ đoàn 3/Sư đoàn 9
Bộ binh Hoa Kỳ sẽ được trực thăng vận ngay buổi chiều ngày 1/5/1970. Đây
là lữ đoàn tiếp ứng cho cho cánh quân cơ giới của lữ đoàn 2 Thiết kỵ.
Cùng tiến về hướng Bắc còn có thiết đoàn 2 và thiết đoàn 3 thuộc lữ đoàn
2 Thiết kỵ. Trên đường tiến quân, 2 thiết đoàn này đã không gặp trở
ngại. Thế nhưng đến khi thiết đội H đã tiến an toàn, mở sâu 6 km vào nội
địa Cam Bốt thì trên không, một máy bay thám thính thuộc quyền điều
động của lữ đoàn đã khám phá một lực lượng địch đang mai phục ngay sườn
bãi đáp. Rồi rừng rậm bỗng nhiên bùng lên hàng loạt tiếng súng nổ của
súng cá nhân và cộng đồng của CQ, quan sát viên phi cơ thám thính báo
ngay với bộ chỉ huy lữ đoàn 2 là thiết đoàn 2 của lữ đoàn này đã bị bao
vây từ ba phía.
Bình tỉnh trước cuộc diện trận chiến, đại tá Brookshire-thiết đoàn
trưởng đã cho lệnh các thiết đội khai triển chiến xa để bắn trả, đồng
thời ông gọi máy xin Không quân và Pháo binh yểm trợ. Trên chiến xa chỉ
huy, đại tá Starry-lữ đoàn trưởng đã cho lệnh thiết đoàn 3 tiếp ứng.
Tình hình đã bớt nguy kịch khi Pháo binh từ vị trí yểm trợ bắt đầu khai
hỏa, một lát sau, Không quân chiến thuật đã có mặt trên vùng giao tranh.
Cũng như trận đụng độ vào buổi sáng ở biên giới, cả hai vị đại tá này
đã trực tiếp hướng dẫn không trợ chiến thuật và pháo yểm, tuy nhiên cuộc
diện trận đánh diễn ra khốc liệt hơn khi CQ cố tiến sát đến vị trí của
các thiết đội, bất chấp hỏa lực trên chiến xa bắn trả. Trực thăng võ
trang đã yểm trợ tối đa bằng các loạt không kích để giúp thiết đoàn 2
chận địch, nhờ thế cuộc tập kích của CQ đã thất bại.
Sau trận đánh này, cánh quân của lữ đoàn 2 Thiết kỵ tiến sâu vào vùng
hành quân theo đúng kế hoạch. Trong suốt tháng 5 và tháng 6, các đơn vị
bộ chiến và thiết kỵ Hoa Kỳ tham dự cuộc hành quân Toàn Thắng 43 đã
không có những cuộc đụng độ lớn như ngày đầu tháng 5 khi các đơn vị bắt
đầu nhập trận.
(Biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của cựu đại tướng Westmoreland, các bài viết về Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ của cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh, tạp chí KBC).
https://vietbao.com/a51719/luc-luong-dac-nhiem-viet-my-truy-kich-csbv-o-cam-bot
Bàn ra tán vào (0)
Lực lượng đặc nhiệm Việt-Mỹ truy kích cộng sản Bắc Việt ở Cam Bốt
Trong suốt thập niên 60, CSBV đã lập nhiều căn cứ địa trong nội địa của Căm Bốt, để từ những vị trí này các đơn vị CQ xuất phát xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (Miền Tây, Miền Đông Nam phần và Tây Nam Cao nguyên). Đến tháng 3/1970, Sihanouk bị lật đổ, chính phủ Lon Nol chống Cộng lên nắm chính quyền. Để ngăn chận các hoạt động của CSBV trên lãnh thổ Cam Bốt, tân chính quyền Nam Vang đã yêu cầu Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa tổ chức hành quân truy quét các đơn vị chủ lực CSBV đang đóng quân ở các tỉnh phía Đông sát biên giới Việt-Căm Bốt.
– Chiến đoàn đặc nhiệm 318: lực lượng xung kích gồm 2 trung đoàn 43 và trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh; lực lượng yểm trợ hỏa lực gồm có: 1 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 2 pháo đội 155 ly, 1 pháo đội hỗn hợp (105 và 155 ly) của tiểu đoàn 38 Pháo binh Quân đoàn 3, các pháo đội Pháo binh thống thuộc Sư đoàn 18, Sư đoàn 5 Bộ binh, 2 chi đoàn của thiết đoàn 18 Kỵ Binh, các đơn vị Công binh chiến đấu thuộc Quân đoàn 3 và Sư đoàn 18 Bộ binh.
– Chiến đoàn 333: lực lượng xung kích là liên đoàn 3 Biệt động quân, lực lượng yểm trợ gồm có: 2 chi đoàn thuộc Lữ đoàn 3 Kỵ Binh, các đơn vị Pháo binh 105 ly và 155 ly.
Cả hai chiến đoàn đều tiến về phía Tây và Nam của vùng Mỏ Vẹt. Lúc cuộc hành quân khởi sự, các cố vấn Hoa Kỳ được giao trách nhiệm điều phối và kiểm soát các hoạt động yểm trợ của Lực lượng Hoa Kỳ cho các đơn vị Việt Nam như: tải thương, tiếp vận quân lương, đạn dược bằng không vận, các phi vụ không kích, oanh tạc yểm trợ… Tuy nhiên do quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ, các cố vấn Hoa Kỳ chỉ được ở lại với các đơn vị VNCH trên đất Cam Bốt trong phạm vi không được quá 30 km về chiều sâu tính từ biên giới. (Chi tiết về cuộc hành quân này đã được trình bày trong bài viết về hoạt động của Sư đoàn 18 Bộ binh trên chiến trường Căm Bốt).
* Liên quân Việt-Mỹ trong cuộc hành quân Toàn Thắng 43:
Sau hai ngày liên tục tiến quân trên địa thế hoàn toàn xa lạ, đến ngày 1
tháng 5/1970, lực lượng đặc nhiệm VNCH thống thuộc Quân đoàn 3 đã tiến
về phía Tây tỉnh Xoài Riêng, tái lập an ninh trên Quốc lộ 1 trên phần
đất Cam Bốt về đến biên giới Việt Nam. Các trục tiến quân của các đơn vị
VNCH đều có Pháo binh và Không quân Việt-Mỹ yểm trợ.
Trong khi hai chiến đoàn VNCH tiếp tục tiến quân và CQ nỗ lực tái phòng
thủ tại vùng Mỏ Vẹt, thì sáng ngày 1/5/1970, ở phía cánh trên, cuộc hành
quân Toàn thắng 43 khai diễn với lực lượng tham chiến gồm có các đơn vị
Hoa Kỳ và VNCH sau đây: lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ (HK), lữ
đoàn 3 Nhảy Dù VNCH, thiết đoàn 2/34 HK (thiết đoàn trừ, không tập trung
đủ các đơn vị cơ hữu), tiểu đoàn 2/47 Bộ binh cơ giới và lữ đoàn 2
Thiết kỵ HK. Chỉ huy cánh quân Hoa Kỳ là tướng 1 sao Robert L.
Shoemaker-tư lệnh phó Sư đoàn 1 Không kỵ.
Theo kế hoạch, lữ đoàn 3 Nhảy Dù VNCH được không vận vào phía Bắc khu
Lưỡi Câu để chận đường rút của CQ. Để yểm trợ cho cuộc đổ quân, các phi
đội Không quân chiến thuật và phi cơ chiến lược cùng với các pháo đội
Pháo binh đã tiến hành các đợt không yểm và pháo yểm dữ dội. Sau khi
xuống bãi đáp, các đơn vị thuộc lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã nhanh chóng khai
triển đội hình, tung quân ra thành hình cánh quạt để truy lùng địch
quân.
Về phía lực lượng Hoa Kỳ, lực lượng của lữ đoàn 3 Không kỵ phối hợp với
Thiết kỵ lập một tuyến chặn phía Đông chạy dài suốt biên giới Căm
Bốt-Việt Nam. Lực lượng đặc nhiệm của Hoa Kỳ có nhiệm vụ lùng và tiêu
diệt địch cùng chiếm chiến lợi phẩm. Trước khi đổ quân, các bãi đáp đã
được Không quân dọn sạch bằng những quả bom Commando Vault nặng 15,000
cân Anh.
Theo kế hoạch, cuộc đổ quân của lữ đoàn 3 Không kỵ cũng đã diễn ra vào
sáng ngày 1/5/1970 theo trình tự như sau: đúng 6 giờ sáng, Pháo binh Hoa
Kỳ bắt đầu xạ kích bãi đổ bộ, sau đó các đơn vị được Chinook thả xuống
trận địa, tiểu đoàn 1/9 Không kỵ đụng độ với CQ ngay đợt đổ quân đầu,
tuy nhiên đối phương chỉ kháng cự nhẹ rồi rút lui.
Mặc dù đội trực thăng quan sát và võ trang trên không của tiểu đoàn 1/9
Không kỵ tiếp tục tìm vị trí và triệt hạ các đoàn quân CSBV đang lẫn
trốn, mọi dự tính của các đơn vị bộ chiến Hoa Kỳ mong lùa CQ ra để giao
chiến công khai đã không thực hiện được. Thay vào đó, các đơn vị bộ
chiến của Sư đoàn 1 Không kỵ đã tìm được các kho vũ khí khổng lồ mà CQ
đã để lại phía sau. Một trong các tổng kho lớn nhất đó đã được đại đội C
thuộc tiểu đoàn 1/5 Không kỵ phát giác vào ngày 5 tháng 5/1970 và sau
đó kho này được đặt tên là “Thành Phố” chứa 182 pháo đài đầy ngập vũ khí
đạn dược, thực phẩm thuốc men và dụng cụ y tế cũng như có cả 18 nhà ăn,
một khu huấn luyện và nhiều trại gia súc, gia cầm đủ loại.
* Các trận kịch chiến giữa lực lượng Thiết kỵ Hoa Kỳ và CSBV:
Trong khi CQ né tránh giao tranh với cánh quân của lữ đoàn 3 Không kỵ
thì ở phía Tây, trên lộ trình vượt biên giới, đại đội C tiểu đoàn 2/47
Bộ binh Cơ giới dẫn đầu trục tiến quân đi theo sau là Thiết đoàn 2/34
Thiết giáp, khi lên đến sườn phía Tây thì đụng ngay 1 đơn vị chờ sẵn để
giao chiến. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, CQ đã sử dụng đủ các loại vũ
khí Cộng đồng để cố bắn cháy các chiến xa, một thành phần bộ binh CQ đã
tiến sát đến gần các xa đội nhưng đều bị đánh bật. Ngay sau đó, Không
quân đã oanh kích dữ dội vào đội hình của địch quân, chận đứng được cuộc
tập kích của đối phương.
Về phía Đông, cánh quân của lữ đoàn 2 Thiết kỵ cũng đã chạm địch cấp
tiểu đoàn ngay ở biên giới. Ngồi trên chiến xa chỉ huy, đại tá Donn A.
Starry lữ đoàn trưởng và đại tá Grait L. Brookdhire, thiết đoàn trưởng
thiết đoàn 2 của lữ đoàn này đã sử dụng tần số Không-Lục để hướng dẫn
Không quân chiến thuật và Pháo binh yểm trợ, các đợt hỏa tập và không
kích liên tiếp đã khóa câm họng súng của CQ, sau đó toàn bộ lữ đoàn 2 Kỵ
binh đã hoàn tất vượt biên giới vào lúc 10 giờ sáng ngày 1/5/1970.
Vào đến đất Cam Bốt, tiểu đoàn 2/47 Bộ binh Cơ giới và thiết đoàn 2/34
được lệnh tiến về hướng Bắc để an ninh bãi đáp cho lữ đoàn 3/Sư đoàn 9
Bộ binh Hoa Kỳ sẽ được trực thăng vận ngay buổi chiều ngày 1/5/1970. Đây
là lữ đoàn tiếp ứng cho cho cánh quân cơ giới của lữ đoàn 2 Thiết kỵ.
Cùng tiến về hướng Bắc còn có thiết đoàn 2 và thiết đoàn 3 thuộc lữ đoàn
2 Thiết kỵ. Trên đường tiến quân, 2 thiết đoàn này đã không gặp trở
ngại. Thế nhưng đến khi thiết đội H đã tiến an toàn, mở sâu 6 km vào nội
địa Cam Bốt thì trên không, một máy bay thám thính thuộc quyền điều
động của lữ đoàn đã khám phá một lực lượng địch đang mai phục ngay sườn
bãi đáp. Rồi rừng rậm bỗng nhiên bùng lên hàng loạt tiếng súng nổ của
súng cá nhân và cộng đồng của CQ, quan sát viên phi cơ thám thính báo
ngay với bộ chỉ huy lữ đoàn 2 là thiết đoàn 2 của lữ đoàn này đã bị bao
vây từ ba phía.
Bình tỉnh trước cuộc diện trận chiến, đại tá Brookshire-thiết đoàn
trưởng đã cho lệnh các thiết đội khai triển chiến xa để bắn trả, đồng
thời ông gọi máy xin Không quân và Pháo binh yểm trợ. Trên chiến xa chỉ
huy, đại tá Starry-lữ đoàn trưởng đã cho lệnh thiết đoàn 3 tiếp ứng.
Tình hình đã bớt nguy kịch khi Pháo binh từ vị trí yểm trợ bắt đầu khai
hỏa, một lát sau, Không quân chiến thuật đã có mặt trên vùng giao tranh.
Cũng như trận đụng độ vào buổi sáng ở biên giới, cả hai vị đại tá này
đã trực tiếp hướng dẫn không trợ chiến thuật và pháo yểm, tuy nhiên cuộc
diện trận đánh diễn ra khốc liệt hơn khi CQ cố tiến sát đến vị trí của
các thiết đội, bất chấp hỏa lực trên chiến xa bắn trả. Trực thăng võ
trang đã yểm trợ tối đa bằng các loạt không kích để giúp thiết đoàn 2
chận địch, nhờ thế cuộc tập kích của CQ đã thất bại.
Sau trận đánh này, cánh quân của lữ đoàn 2 Thiết kỵ tiến sâu vào vùng
hành quân theo đúng kế hoạch. Trong suốt tháng 5 và tháng 6, các đơn vị
bộ chiến và thiết kỵ Hoa Kỳ tham dự cuộc hành quân Toàn Thắng 43 đã
không có những cuộc đụng độ lớn như ngày đầu tháng 5 khi các đơn vị bắt
đầu nhập trận.
(Biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của cựu đại tướng Westmoreland, các bài viết về Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ của cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh, tạp chí KBC).
https://vietbao.com/a51719/luc-luong-dac-nhiem-viet-my-truy-kich-csbv-o-cam-bot