Kinh Khổ
Lưu Trọng Văn - Thương quá Ngụy Văn Thà.
Gã vừa ghé nhà nhạc sĩ Phó Đức Phương chơi. Cành đào rừng một người mê Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi, với Trên đỉnh phù vân tặng từ tết tới giờ lá cố nẩy vài cánh bù cho hoa đã lụi.
![]() |
Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. RFA |
Gã vừa ghé nhà nhạc sĩ Phó Đức Phương chơi. Cành đào rừng một người mê
Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi, với Trên đỉnh phù vân tặng từ tết tới giờ
lá cố nẩy vài cánh bù cho hoa đã lụi.
Kéo dài thêm chút phận cành hoa, chứ không giờ này nó đã là cành ...củi.
Hề hề. Cười. Chàng nhạc sĩ tuổi 74 tính cả mụ rồi vẫn còn cười tươi chán.
Chuyện thực dưỡng, dưỡng sinh rồi em út rồi nhạc nhón thế nào lại tạt qua chuyện Hoàng Sa, biển đảo.
Phó Đức Phương kể, một hôm tới thăm bác Tô Ngọc Thanh, nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian, con trai của họa sĩ Tô Ngọc Vân, bác Thanh đang ấm ức
chuyện Hoàng sa, Trường Sa lắm.
Bác Thanh kể cho chàng nhạc sĩ chảy đi sông ơi...biển đang chờ, rằng năm
1974, bác biết tin Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm, bác lên gặp thủ tướng
Phạm Văn Đồng yêu cầu lãnh đạo nhà nước ta phải lên tiếng phản đối kịch
liệt. Bác bảo đây là tâm tư không chỉ của riêng tôi mà của rất nhiều trí
thức , văn nghệ sĩ.
Ông Đồng tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo và những trí thức thắc mắc.
Trong cuộc gặp đó, lời giải thích chính thức từ Bộ Chính trị đưa ra là :
Trung Quốc là đồng chí anh em với ta, họ chiếm giữ giúp ta, sau rồi họ
sẽ trả cho ta thôi mà.
Lâu nay gã có loáng thoáng nghe rằng đây là phát ngôn riêng của ông Lê Đức Thọ, giờ thì rõ hơn, chả riêng ông Thọ.
Thương quá Ngụy Văn Thà, người chỉ huy tàu HQ 10 chiến đấu bảo vệ Hoàng
Sa ngày 19.1.1974 ấy cùng số ít chiến sĩ của anh đã anh dũng hy sinh.
Anh hy sinh trong lúc không ít chỉ huy của anh và đồng đội của anh bỏ
chạy, và không ít đồng đội của anh cùng một trung úy Hoa Kì giơ tay đầu
hàng nhục nhã mà chưa bắn một viên đạn về phía kẻ xâm lăng lãnh thổ quê
hương.
Anh hy sinh khi chính đồng minh của anh- Hoa Kì, sau những thỏa thuận
kiếm chác cho mình đã thông đồng, bật đèn xanh phản bội anh mặc cho quân
Trung Quốc bắn giết và cướp đảo.
Anh hy sinh khi tổng thống và các tướng lĩnh của anh ra lệnh các hạm
đội, các phi đội ngưng tập kích chiếm lại Hoàng Sa- mảnh đất thiêng
liêng của Tổ quốc để tập trung lực lượng bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng
hòa.
Và, anh hy sinh, khi những người lãnh đạo bà con ruột thịt của anh bên
bờ Bắc cũng cho việc bảo vệ tấc đất thiêng liêng của cả dân tộc không
cấp thiết bằng cái việc giành chính quyền, lật đổ một chế độ để bảo vệ
một chế độ.
Càng thương anh quá Ngụy Văn Thà ơi!
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Lưu Trọng Văn - Thương quá Ngụy Văn Thà.
Gã vừa ghé nhà nhạc sĩ Phó Đức Phương chơi. Cành đào rừng một người mê Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi, với Trên đỉnh phù vân tặng từ tết tới giờ lá cố nẩy vài cánh bù cho hoa đã lụi.
![]() |
Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. RFA |
Gã vừa ghé nhà nhạc sĩ Phó Đức Phương chơi. Cành đào rừng một người mê
Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi, với Trên đỉnh phù vân tặng từ tết tới giờ
lá cố nẩy vài cánh bù cho hoa đã lụi.
Kéo dài thêm chút phận cành hoa, chứ không giờ này nó đã là cành ...củi.
Hề hề. Cười. Chàng nhạc sĩ tuổi 74 tính cả mụ rồi vẫn còn cười tươi chán.
Chuyện thực dưỡng, dưỡng sinh rồi em út rồi nhạc nhón thế nào lại tạt qua chuyện Hoàng Sa, biển đảo.
Phó Đức Phương kể, một hôm tới thăm bác Tô Ngọc Thanh, nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian, con trai của họa sĩ Tô Ngọc Vân, bác Thanh đang ấm ức
chuyện Hoàng sa, Trường Sa lắm.
Bác Thanh kể cho chàng nhạc sĩ chảy đi sông ơi...biển đang chờ, rằng năm
1974, bác biết tin Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm, bác lên gặp thủ tướng
Phạm Văn Đồng yêu cầu lãnh đạo nhà nước ta phải lên tiếng phản đối kịch
liệt. Bác bảo đây là tâm tư không chỉ của riêng tôi mà của rất nhiều trí
thức , văn nghệ sĩ.
Ông Đồng tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo và những trí thức thắc mắc.
Trong cuộc gặp đó, lời giải thích chính thức từ Bộ Chính trị đưa ra là :
Trung Quốc là đồng chí anh em với ta, họ chiếm giữ giúp ta, sau rồi họ
sẽ trả cho ta thôi mà.
Lâu nay gã có loáng thoáng nghe rằng đây là phát ngôn riêng của ông Lê Đức Thọ, giờ thì rõ hơn, chả riêng ông Thọ.
Thương quá Ngụy Văn Thà, người chỉ huy tàu HQ 10 chiến đấu bảo vệ Hoàng
Sa ngày 19.1.1974 ấy cùng số ít chiến sĩ của anh đã anh dũng hy sinh.
Anh hy sinh trong lúc không ít chỉ huy của anh và đồng đội của anh bỏ
chạy, và không ít đồng đội của anh cùng một trung úy Hoa Kì giơ tay đầu
hàng nhục nhã mà chưa bắn một viên đạn về phía kẻ xâm lăng lãnh thổ quê
hương.
Anh hy sinh khi chính đồng minh của anh- Hoa Kì, sau những thỏa thuận
kiếm chác cho mình đã thông đồng, bật đèn xanh phản bội anh mặc cho quân
Trung Quốc bắn giết và cướp đảo.
Anh hy sinh khi tổng thống và các tướng lĩnh của anh ra lệnh các hạm
đội, các phi đội ngưng tập kích chiếm lại Hoàng Sa- mảnh đất thiêng
liêng của Tổ quốc để tập trung lực lượng bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng
hòa.
Và, anh hy sinh, khi những người lãnh đạo bà con ruột thịt của anh bên
bờ Bắc cũng cho việc bảo vệ tấc đất thiêng liêng của cả dân tộc không
cấp thiết bằng cái việc giành chính quyền, lật đổ một chế độ để bảo vệ
một chế độ.
Càng thương anh quá Ngụy Văn Thà ơi!
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)