Văn Học & Nghệ Thuật

Lưu hành nhạc cấm bị phạt 25 triệu: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?

Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội Lê Minh​.”



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”

Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.

Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.

Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Anh Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về nghị định này như sau:

“Họ ra một văn bản hướng dẫn phạt người phổ biến các bài hát bị cấm, và các vấn đề cấm khác nữa. Tôi cho rằng họ truy cùng diệt tận. Họ muốn tiếp theo việc tạm ngưng các tác phẩm về nghệ thuật thì phạt những người không tuân thủ. Tuy nhiên, họ nhắm vào các show tổ chức là chính, còn trong dân chúng thì chúng tôi thấy người ta vẫn hát và hát nhiều lắm. Những quán nhỏ hát cho nhau nghe, họ vẫn còn hát. Và hình như họ phớt lờ lệnh cấm này. Tôi cho rằng người ta sẽ tiếp tục hát, vì trên 40 năm qua, các bài hát dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại. Nó có một sức sống mà càng ngày giới trẻ càng yêu thích.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển

Anh Nguyễn Bắc Truyển

Vì sao công chúng yêu mến ca khúc trước 1975?

Nhiều nhạc sĩ cho rằng kiểm duyệt ca từ và dừng lưu hành 5 ca khúc là không cần thiết. Đồng thời có ý kiến cho rằng sự trở lại của dòng nhạc xưa này cho thấy nền âm nhạc Việt Nam đang có “nhiều vấn đề” vì cơ chế quản lý của nhà nước rất xa vời với thị hiếu nghe nhạc của công chúng.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Lê Minh nhận định về sự trở lại của dòng nhạc sáng tác trước năm 1975:

“Hiện nay công chúng lưu ý đến các tác phẩm trước 1975 nhiều hơn. Các tác phẩm sau 1975 có nhiều bài có ngôn từ rất nhếch nhác và không bao giờ bị thỏi còi về vấn đề đó. Bây giờ nó tạp nham lắm mà không thấy nói, mà chỉ soi và mổ xẻ mấy chuyện xa xưa.”

Trước đó Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).

Nhạc bolero mà có người gọi là “nhạc vàng”, hay “nhạc sến” là dòng nhạc thịnh hành và được hâm mộ trước năm 1975. Nhưng gần đây bolero bỗng trở thành một “món ăn” tinh thần thời thượng của khán giả, nhất là sau sự quay trở về của rất nhiều nghệ sỹ hải ngoại thành danh với dòng nhạc này, như tờ An ninh Thủ đô nhận định.

Dòng nhạc bolero từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại song song với dòng chảy âm nhạc Việt, cho dù xuất hiện nhiều xu hướng âm nhạc mới khi hội nhập với âm nhạc thế giới nhưng bolero vẫn có chỗ đứng riêng biệt trong lòng khán thính giả, đặc biệt ở lớp người cao tuổi, những người có tuổi trẻ gắn liền với dòng nhạc này.

Phát biểu trên VOV hôm 17/3, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người từng làm công tác tuyên huấn, công nhận có một sự bùng nổ của dòng nhạc bolero trong mấy năm gần đây, nhưng ông nói thêm rằng “đây là một hiện tượng bình thường”. Theo nhạc sĩ Thụy Kha, nhạc bolero “là dòng nhạc bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. …Sự bùng nổ này không làm ảnh hưởng gì đến nền âm nhạc Việt Nam, cũng không khẳng định một điều gì. Sự xuất hiện của chúng là lẽ tự nhiên bởi đó là những phản ánh chân thực về thời cuộc. Bởi vậy cần để chúng tồn tại.”

Tuy nhiên, hôm 16/3, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên trang VTC.vn rằng 5 bài hát này "có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”. Ông Lưu nói thêm với VTC như sau: “Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển nhận xét về dòng nhạc xưa như sau:

“Nó nói lên cái tình, cái tấm lòng của người lính trong thời chiến tranh. Họ không có gì là hận thù, là sắt máu cả. Đó là tình cảm của họ trong thời chiến. Đó là tình yêu lứa đôi dành cho nhau. Vậy thôi.”

Nhạc sĩ Lê Minh nhận định rằng, khi công chúng, trong đó giới trẻ, không thấy cái mới hay thì họ quay về cái cũ:

“Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội."

Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội

Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm thực tế tình hình âm nhạc Việt Nam rất khác với những gì báo chí Việt Nam nêu. Ông chia sẻ những điều ông từng quan sát tại Việt Nam:

“Nếu ở Việt Nam khi nghe các chương trình Hát với nhau hay tại các tụ điểm karaoke thì người ta hát cái gì? Người ta không hát nhạc ‘đang thời trang’ đâu, có chăng là một số ca khúc dân ca mới, bolero mới, còn đa số ‘sang’ thì họ hát nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…mà còn ‘bình thường’ thì người hát nhạc Trúc Phương, Lam Phương. Đa số là như vậy. Mình đi tới đó mình mới thấy rõ như vậy. Còn mình coi trên các phương tiện truyền thông thì có khi nó không phải như vậy. Tôi ủng hộ xu hướng sáng tác bằng tâm hồn, sáng tác không định kiến. Và để người nghe có quyền lựa chọn.”

Nhạc bolero tồn tại và giữ được giá trị là chính bởi tính “bình dân” của nó, bởi "giai điệu và ca từ của hầu hết các ca khúc thường là những câu chuyện về tình yêu, về cảm nhận xã hội, tâm tư tình cảm của con người," trang Vietnammoi.vn nhận xét.

CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)


Ngoài các chương trình băng đĩa và công diễn, sự bùng phát những game show ca nhạc trên sóng truyền hình thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu sử dụng các ca khúc xưa ngày càng trở nên bức thiết.

Báo Người Lao động nhận định về hiện tượng công chúng Việt Nam đam mê ca khúc xưa như sau: “Khi các ca khúc mới không đáp ứng được nhu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều ca sĩ trình diễn, nhà sản xuất chương trình lại tìm kiếm các ca khúc xưa. Sự bùng nổ của các chương trình boléro hiện nay là một minh chứng.”

Càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.

Một cuộc cách mạng văn hóa ở Việt Nam?

Trả lời câu hỏi rằng liệu đây có phải là khởi đầu cho một ‘cuộc Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết:

“Tôi nghĩ là khó trong thời điểm này lắm. Ngày xưa thì có những vụ án như ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay thời kỳ văn hóa của Trung Cộng. Đối với tình hình hiện nay thì khác biệt rồi: đó là truyền thông Internet. Trước đây hoàn toàn không có. Nhà nước có thể dùng quy định hành chánh để đàn áp, cấm đoán, nhưng người dân có một kênh riêng để phổ biến. Hơn nữa, hàng ngày người ta đi hát dạo trên đường phố vào buổi tối. Họ hát những bài nhà cầm quyền không cho phổ biến. Nhưng họ vẫn hát, vẫn ca, vẫn trình diễn trên đường phố. Tôi nghĩ rằng nếu nói có một vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay một cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ giống như Trung Cộng thì khó xảy ra lắm.”

Phải chăng chính quyền Việt Nam đang lo lắng vì không ngăn được những giá trị văn hóa trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn nay bùng phát trở lại miền Nam và nhiều nơi khác, khởi đầu bằng âm nhạc? Ông Nguyễn Bắc Truyển cho VOA biết rằng “càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.”

( VOA )

Bàn ra tán vào (1)

SR
Nhớ ơn chiến sĩ cộng hoà........Miền Nam thuở đó chan hoà nhạc,thơ........Tiếng ngân còn đến bao giờ.........Khắp Trung,Nam,Bắc cõi bờ còn vang........Bây giờ CHÍNH NGHĨA RÕ RÀNG.......THUỘC VỀ MỘT THUỞ HUY HOÀNG MIỀN NAM

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Lưu hành nhạc cấm bị phạt 25 triệu: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?

Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội Lê Minh​.”



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”

Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.

Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.

Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Anh Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về nghị định này như sau:

“Họ ra một văn bản hướng dẫn phạt người phổ biến các bài hát bị cấm, và các vấn đề cấm khác nữa. Tôi cho rằng họ truy cùng diệt tận. Họ muốn tiếp theo việc tạm ngưng các tác phẩm về nghệ thuật thì phạt những người không tuân thủ. Tuy nhiên, họ nhắm vào các show tổ chức là chính, còn trong dân chúng thì chúng tôi thấy người ta vẫn hát và hát nhiều lắm. Những quán nhỏ hát cho nhau nghe, họ vẫn còn hát. Và hình như họ phớt lờ lệnh cấm này. Tôi cho rằng người ta sẽ tiếp tục hát, vì trên 40 năm qua, các bài hát dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại. Nó có một sức sống mà càng ngày giới trẻ càng yêu thích.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển

Anh Nguyễn Bắc Truyển

Vì sao công chúng yêu mến ca khúc trước 1975?

Nhiều nhạc sĩ cho rằng kiểm duyệt ca từ và dừng lưu hành 5 ca khúc là không cần thiết. Đồng thời có ý kiến cho rằng sự trở lại của dòng nhạc xưa này cho thấy nền âm nhạc Việt Nam đang có “nhiều vấn đề” vì cơ chế quản lý của nhà nước rất xa vời với thị hiếu nghe nhạc của công chúng.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Lê Minh nhận định về sự trở lại của dòng nhạc sáng tác trước năm 1975:

“Hiện nay công chúng lưu ý đến các tác phẩm trước 1975 nhiều hơn. Các tác phẩm sau 1975 có nhiều bài có ngôn từ rất nhếch nhác và không bao giờ bị thỏi còi về vấn đề đó. Bây giờ nó tạp nham lắm mà không thấy nói, mà chỉ soi và mổ xẻ mấy chuyện xa xưa.”

Trước đó Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).

Nhạc bolero mà có người gọi là “nhạc vàng”, hay “nhạc sến” là dòng nhạc thịnh hành và được hâm mộ trước năm 1975. Nhưng gần đây bolero bỗng trở thành một “món ăn” tinh thần thời thượng của khán giả, nhất là sau sự quay trở về của rất nhiều nghệ sỹ hải ngoại thành danh với dòng nhạc này, như tờ An ninh Thủ đô nhận định.

Dòng nhạc bolero từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại song song với dòng chảy âm nhạc Việt, cho dù xuất hiện nhiều xu hướng âm nhạc mới khi hội nhập với âm nhạc thế giới nhưng bolero vẫn có chỗ đứng riêng biệt trong lòng khán thính giả, đặc biệt ở lớp người cao tuổi, những người có tuổi trẻ gắn liền với dòng nhạc này.

Phát biểu trên VOV hôm 17/3, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người từng làm công tác tuyên huấn, công nhận có một sự bùng nổ của dòng nhạc bolero trong mấy năm gần đây, nhưng ông nói thêm rằng “đây là một hiện tượng bình thường”. Theo nhạc sĩ Thụy Kha, nhạc bolero “là dòng nhạc bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. …Sự bùng nổ này không làm ảnh hưởng gì đến nền âm nhạc Việt Nam, cũng không khẳng định một điều gì. Sự xuất hiện của chúng là lẽ tự nhiên bởi đó là những phản ánh chân thực về thời cuộc. Bởi vậy cần để chúng tồn tại.”

Tuy nhiên, hôm 16/3, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên trang VTC.vn rằng 5 bài hát này "có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”. Ông Lưu nói thêm với VTC như sau: “Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển nhận xét về dòng nhạc xưa như sau:

“Nó nói lên cái tình, cái tấm lòng của người lính trong thời chiến tranh. Họ không có gì là hận thù, là sắt máu cả. Đó là tình cảm của họ trong thời chiến. Đó là tình yêu lứa đôi dành cho nhau. Vậy thôi.”

Nhạc sĩ Lê Minh nhận định rằng, khi công chúng, trong đó giới trẻ, không thấy cái mới hay thì họ quay về cái cũ:

“Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội."

Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội

Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm thực tế tình hình âm nhạc Việt Nam rất khác với những gì báo chí Việt Nam nêu. Ông chia sẻ những điều ông từng quan sát tại Việt Nam:

“Nếu ở Việt Nam khi nghe các chương trình Hát với nhau hay tại các tụ điểm karaoke thì người ta hát cái gì? Người ta không hát nhạc ‘đang thời trang’ đâu, có chăng là một số ca khúc dân ca mới, bolero mới, còn đa số ‘sang’ thì họ hát nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…mà còn ‘bình thường’ thì người hát nhạc Trúc Phương, Lam Phương. Đa số là như vậy. Mình đi tới đó mình mới thấy rõ như vậy. Còn mình coi trên các phương tiện truyền thông thì có khi nó không phải như vậy. Tôi ủng hộ xu hướng sáng tác bằng tâm hồn, sáng tác không định kiến. Và để người nghe có quyền lựa chọn.”

Nhạc bolero tồn tại và giữ được giá trị là chính bởi tính “bình dân” của nó, bởi "giai điệu và ca từ của hầu hết các ca khúc thường là những câu chuyện về tình yêu, về cảm nhận xã hội, tâm tư tình cảm của con người," trang Vietnammoi.vn nhận xét.

CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)


Ngoài các chương trình băng đĩa và công diễn, sự bùng phát những game show ca nhạc trên sóng truyền hình thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu sử dụng các ca khúc xưa ngày càng trở nên bức thiết.

Báo Người Lao động nhận định về hiện tượng công chúng Việt Nam đam mê ca khúc xưa như sau: “Khi các ca khúc mới không đáp ứng được nhu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều ca sĩ trình diễn, nhà sản xuất chương trình lại tìm kiếm các ca khúc xưa. Sự bùng nổ của các chương trình boléro hiện nay là một minh chứng.”

Càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.

Một cuộc cách mạng văn hóa ở Việt Nam?

Trả lời câu hỏi rằng liệu đây có phải là khởi đầu cho một ‘cuộc Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết:

“Tôi nghĩ là khó trong thời điểm này lắm. Ngày xưa thì có những vụ án như ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay thời kỳ văn hóa của Trung Cộng. Đối với tình hình hiện nay thì khác biệt rồi: đó là truyền thông Internet. Trước đây hoàn toàn không có. Nhà nước có thể dùng quy định hành chánh để đàn áp, cấm đoán, nhưng người dân có một kênh riêng để phổ biến. Hơn nữa, hàng ngày người ta đi hát dạo trên đường phố vào buổi tối. Họ hát những bài nhà cầm quyền không cho phổ biến. Nhưng họ vẫn hát, vẫn ca, vẫn trình diễn trên đường phố. Tôi nghĩ rằng nếu nói có một vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay một cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ giống như Trung Cộng thì khó xảy ra lắm.”

Phải chăng chính quyền Việt Nam đang lo lắng vì không ngăn được những giá trị văn hóa trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn nay bùng phát trở lại miền Nam và nhiều nơi khác, khởi đầu bằng âm nhạc? Ông Nguyễn Bắc Truyển cho VOA biết rằng “càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.”

( VOA )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm