Nhân Vật

MARTIN LUTHER KING, JR. LÀ AI

Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ ra đời vào ngày 4 thnág 7 năm 1776 và cũng là một quốc gia duy nhất trên thế giới có sự chung sống của hàng chục triệu dân của rất nhiều chủng tộc

Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ ra đời vào ngày 4 thnág 7 năm 1776 và cũng là một quốc gia duy nhất trên thế giới có sự chung sống của hàng chục triệu dân của rất nhiều chủng tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, nạn kỳ thị da màu và đối xử bất bình là những vết thương xã hội trầm trọng rỉ máu lâu dài khắp nơi trên đất nước Mỹ.


MARTIN LUTHER KING, JR. LÀ AI
By William Hoàng
*
Phong trào tranh đấu cho dân quyền của mục sư Luther King nổ ra như là một tiếng sét đánh thẳng vào tâm điểm của nhóm bảo thủ đầy quyền lực.
Tuy nhiên, ông thực sự dần dần đã đi lệch quá xa khỏi mục đích ban đầu (chống kỳ thị và đối xử bất bình đẳng đối với ngườ da đen) khi ông mở rộng sự chống đối ra nhiều phía khiến càng ngày ông càng có nhiều kẻ thù hơn là những người bênh cực ông. Điển hình là khi ông tỏ thái độ thân Cộng, ca ngợi Hà Nội (cải cách ruộng đất), buội tội Hoa Kỳ giết hàng triệu người Việt, hầu hết là trẻ con, thì một số báo chí không còn ủng hộ ông nữa. Chẳng hạn, như báo Time và The Washington Post đã gọi bài diễn văn của King là “lời vu khống có tính mị dân nghe như bài nói của Đài Hà Nội” (demogagic slander that sounds like a script for Radio Hanoi). Nhưng Luther King là ai?
Luther King là Một Nhà Tranh Đấu Nhiệt Thành Nhất cho Dân Quyền
Ông sinh ngày 15 tháng Một, 1929 ở Atlanta, Georgia. Cha là Mục Sư Martin Luther King, Sr. và mẹ là bà Alberta Williams King. Ông hát trong ban hợp ca của nhà thờ trong phim Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind) và theo học Morehouse College lúc 15 tuổi. Ông nhẩy lớp 9 và 12, và không tốt nghiệp.
Năm 1948, ông tốt nghiệp bằng B.A. tại Morehouse về môn xã hội (sociology). Ông nhập trường Crozer Theological Seminary ở Chester, Pennsylvania và tốt nghiệp với bằng B.D. vào năm 1951. Năm 1951, ông học tiến sĩ ngành thần học (systematic theology) ở Boston University và lãnh bằng Tiến Sĩ (Ph.D.) vào tháng 5.1955.
Luther King, Jr. là một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào dân quyền Hoa Kỳ. Những nỗ lực của ông dẫn tới cuộc Diễn Hành năm 1963 ở Washington, DC, nơi đây ông đọc một bài diễn văn nổi tiếng “I have a Dream”.
Năm 1964, King là người trẻ tuổi nhất được tặng giải Nobel về Hòa Bình cho nỗ lực nhằm chấm dứt nạn phân biệt và kỳ thị chủng tộc.
Năm 1965, ngày 25 tháng 3, ông tổ chức một cuộc diễn hành nữa được gọi là “Black Power” (Quyền Lực Đen): trên thềm của toà nhà quốc hội Montgomery, ông đọc bài diễn văn được người ta gọi là “How Long, Not Long” (Bao Lâu, Không Bao Lâu).
Ông bị ám sát ngày 4 tháng 4, 1968 ở Memphis, Tennessee, lúc đó ông mới được 39 tuổi.
Sau khi qua đời, năm 1977, ông được nhiều truy tặng như Huy Chương Tự Do của Tổng Thống do Tổng Thống Jimmy Carter trao. Năm 2004, ông được Huy chương Vàng của Quốc Hội. Năm 1986, Tổng Thống ấn định một Ngày Nghỉ Toàn Quốc: “Martin Luther King Day”. Hiện nay đang lập kế hoạch xây đài tưởng niệm Martin Luther King Memorial.
Hoạt Động Dân Quyền
Những quyền hạn hay quyền lợi của con người như quyền tự do bầu cử, phát biểu; quyền riêng tư, quyền tư hữu, v.v. hãy còn ít nhiều bị lạm dụng hoặc hạn chế ở nhiều nơi trên thế giới kể cả ở Hoa Kỳ và vì vậy qua nhiều thập kỷ vẫn thường xuyên xuất hiện những nhà tranh đấu cho dân quyền. Luther King là một biểu tượng chính cho phong trào dân quyền nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị và phân biệt da màu.
Năm 1953, mới 24 tuổi, King trở thành mục sư của Dexter Avenue Baptist Church ở Montgomery, Alabama. Vào ngày 1 tháng 12 năm đó, bà da đen Rosa Park bị bắt vì từ chối áp dụng các điều luật Jim Crow (Jim Crow laws) đòi hỏi người da đen phải nhường chỗ ngồi trên xe bus cho người da trắng. Sự kiện này lập tức tạo một cuộc xuống đường tẩy chay xe bus. Cuộc tẩy chay do viên chủ tịch của Montgomery NAACP (National Association for the Avancement of Colored People), cũng là một hội viên của Brotherhood of Sleeping Car Porters, lập kế hoạch và dẫn đầu là mục sư King. Nhắc lại một chuyện là vào tháng 3, 1955, Claudette Colvin, một nữ sinh da đen 15 tuổi cũng bị bắt như thế nhưng lần đó King chưa dính líu vào.
Cuộc tẩy chay kéo dài 381 ngày và tình trạng căng thẳng đến nỗi nhà của King bị đặt bom và ông bị bắt trong lúc vận động. Cuối cùng Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ phải ra phán quyết cấm kỳ thị trên tất cả các phương tiện chuyên chở công cộng.
Năm 1957, King thành lập Hội “Southern Christian Leadership Conference” (SCLC), tức Hội Lãnh Đạo Tín Đồ Miền Nam, nhằm mục đích tăng cường tinh thần và quyền lực cho các nhà thờ người da đen trong các cuộc phản kháng bất bạo động ủng hộ cải cách dân quyền. King là người nhiệt thành với tôn chỉ bất bạo động của Nhà Đấu Tranh Mohandas Mahatma Gandhi ở Ấn Độ.
Năm 1959, ông viết cuốn The Measure of a Man (Thước Đo Con Người), trong đó có một bài “What is Man?” (Con Người là Gì?), qua đó, ông cố gắng phác họa cấu trúc tốt đẹp của xã hội về kinh tế, xã hội, và chính trị. Để làm hứng khởi cho chủ trương bất bạo động, năm 1959, ông đi Ấn Độ thăm gia đình Gandhi với sự hỗ trợ của nhóm Quaker, của American Friebds Service Commitee (AFSC), và của National Association for the Advancement of Colored People (NAACP). Chuyến đi này tác động sâu sa đến niềm tin và sự gắn bó của King vào cuộc đấu tranh cho dân quyền. Trong bài diễn văn truyền đi trên làn sóng điện vào chiều cuối cùng của ông ở Ấn Độ, ông nói:
Từ khi ở Ấn Độ, tôi càng tin tưởng hơn bao giờ hết rằng phương thức đối kháng bất bạo động là vũ khí hữu hiệu nhất của những người bị áp bức đấu tranh cho công bằng và nhân cách. Trong một ý nghĩa thực tế, Thánh Gandhi là hiện thân của một số những nguyên tắc tổng quát liên quan đến cấu trúc luân lý của vũ trụ, và những nguyên tắc này thì không thể tránh khỏi như là định luật lực hấp dẫn.
Năm 1961, FBI bắt đầu ghi âm vì e rằng Cộng Sản xâm nhập Phong Trào Dân Quyền. Nhưng khi không thấy có chứng cớ nào, FBI đã dùng những chi tiết tình cờ mà họ đã thâu trên băng trong hơn sáu năm để buộc King phải rời bỏ vị trí lãnh đạo hàng đầu. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi đã khuyến cáo Luther King lánh xa nhà hoạt động dân quyền da đen, Bayard Rustin, cố vấn chính của mục sư King, vì Rustin đã có những hành động đồng tình luyến ái công khai, ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ (domoctatic socialism), và liên hệ với Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ.
King đã nhận định đúng rằng phong trào phản kháng bất bạo động và có tổ chức chống lại hệ thống kỳ thị ở miền Nam được cho phép bởi đạo luật “Jim Crow Laws” sẽ được giới truyền thông bao che rộng lớn nhằm ủng hộ các cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng và quyền đi bầu của người da đen. Quả vậy, các bài tường thuật của báo chí và của truyền hình về những cảnh người da đen miền Nam bị kỳ thị và bị mất nhân vị cũng như những cảnh bạo hành và quấy nhiễu đối với các công nhân da đen đã tạo một làn sóng công phẫn to lớn khiến cho Phong Trào Dân Quyền trở thành những đề tài nóng bỏng nhất vào đầu thập niên 1960.
King tổ chức và lãnh đạo các cuộc diễn hành cho quyền của người da đen: đi bầu, chống kỳ thị, quyền làm việc, và những quyền căn bản khác. Hầu hết những quyền này đã trở thành luật qua những đạo luật như Quyền Công Dân 1964 (Civil Rights Act of 1964) và Quyền Bầu Cử (Voting Rights Act of 1965).
King đã áp dụng những nguyên tắc phản kháng bất bạo động một cách có hiệu quả bằng cách khôn ngoan chọn lựa phương pháp và địa điểm. Đôi khi cũng có xẩy ra bạo động trong vài cuộc đối đầu. Cũng có vài nơi, King và tổ chức SCLC không đạt được kết qủa như ở Albany và Geogia vào năm 1961, và 1962; ở Florida năm 1964.
Về những hoạt động về dân quyền, mục sư King còn tiến xa hơn khi ông, trong nhiều trưòng hợp, bày tỏ quan điểm là người Mỹ da đen cũng như là các sắc dân khác phải nên được bồi thường vì những lỗi lầm lịch sử mà họ gánh chịu. Nói chuyện với nhóm Alex Harley năm 1965, ông nói rằng chỉ ban cho người da đen sự bình đẳng không thôi có thể sẽ không thực tế lấp đầy hố ngăn cách giữa người da trắng và da đen. Ông nói ông không mưu tìm một sự bồi hoàn lương bổng cho sự nô lệ, đó là điều không thể làm được, nhưng ông đề nghị một chương trình bồi thường 50 ngàn tỉ đô la qua 10 năm cho tất cả những nhóm bị thiệt thòi.
Cuộc Diễn Hành Ngày 28 Tháng 8 năm 1963 ở Washington cho Việc Làm và Tự Do
Đây là một cuộc diễn hành quy mô và vĩ đại với chủ đề “Cho Việc Làm và Tự Do” đã thu hút hàng trăm ngàn người tham dự tạo một khí thế chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ nhằm đánh thức lương tâm con người trước sự nghèo khó và sự nhẫn nhục của hàng triệu người bị phân biệt đối xử và không có công ăn việc làm.
Cuộc diễn hành này được thành lập bởi các lãnh đạo của sáu tổ chức nhân quyền tự gọi là “Sáu Bự” (Big Six). Các tổ chức khác nằm trong Sáu Bự là Roy Wilkins; NAACP; Whitney Young, Jr.; Urban League; A. Philip Randolph; Brotherhood of Sleeping Car Porters; John Lewis, SNCC; và James Farmer of the Congress of Racial Equality (CORE). Mục sư King là lãnh đạo đại diện cho Hội Tín Đồ Miền Nam (SCLC). Trong lúc này, Tổng Thống Kennedy mới đầu ông chống cuộc diễn hành vì ông lo ngại rằng cuộc diễn hành có thể làm trở ngại cho việc thông qua đạo luật nhân quyền, nhưng các lãnh đạo tổ chức diễn hành thì cho rằng cuộc diễn hành chắc chắn thuận lợi.
Cuộc diễn hành khởi thủy được quan niệm như là một biến cố nhằm bi kịch hóa tình trạng vô vọng của những người da đen ở Miền Nam và là cơ hội công khai cho các nhà tổ chức bày tỏ những quan tâm và những sự than phiền thẳng với nhà cầm quyền lực ở thủ đô. Tuy nhiên cuộc diễn hành đó bị một số những nhà hoạt động nhân quyền đánh gía thấp. Chẳng hạn, Malcom X gọi đó là “The Farce on Washington” – “Trò hề ở Washington” - và những hội viên của Nation of Islam (Cộng Đồng Hồi Giáo) tham dự cuộc diễn hành đã phải chịu một căng thẳng tạm thời vì chủ trương phân biệt tôn giáo của họ.
Tóm lại, cuộc diễn hành đòi hỏi: (1) chấm dứt nạn kỳ thị ở học đường. (2) Hữu hiệu hóa đạo luật dân quyền kể cả luật cấm phân biệt chủng tộc trong việc làm; bảo vệ những người hoạt động dân quyền không bị cảnh sát đối xử tàn bạo. (3) Mức lương tối thiểu cho công nhân là $2. (4) Quận Columbia (District of Columbia) được tự trị hành chánh và được quản trị bởi một ủy ban của Quốc Hội.
Mặc dầu có nhiều căng thẳng, cuộc diễn hành thành công vang dội. Hơn 250 ngàn người các sắc dân khác nhau đã tham dự trải dài từ những bậc thềm của Lincoln Memorial vào tới National Mall và bao quanh bờ hồ. Đó là một cuộc tụ tập đông đảo nhất những người phản đối trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nổi bật nhất có lẽ là bài diễn văn “I Have a Dream” của Tiến Sĩ King tuy giản dị nhưng rất cảm động được phát thanh đi từ trước thềm Đài Kỷ Niệm Lincoln khiến ông trở nên nổi tiếng. Ngày 28 tháng 8 năm 1963, bản đó đã truyền tia điện cho đám đông và được coi như là một bài diễn văn hùng biện nhất cùng sánh với bài “Gettysburg Address” của TT Abraham Lincoln. Tiến Sĩ King nói về một giấc mơ, đó là giấc mơ rất bình thường nhưng rất đẹp và đầy cảm động của những con người bị khinh rẻ, bị hạn chế vì bị kỳ thị màu da. Ông mơ sẽ có một ngày những điều bất công đó sẽ không còn. Ông hùng hồn lên tiếng: “Bất kể những khổ đau và tủi nhục hiện có hôm nay, tôi vẫn ấp ủ một giấc mơ, môt giấc mơ mà cội nguồn phát xuất từ Giấc Mơ của Người Mỹ”.
Rồi, mục sư King tiếp tục bày tỏ rằng ông mơ một ngày nào đó trên đất nước Hoa Kỳ của ông, mọi người sinh ra đều đưọc bình đẳng; rằng con cái của những người từng là nô lệ và của những người chủ nô cũ sẽ ngồi vào cùng một bàn với nhau như anh em ruột; rằng cái sa mạc nóng của bất công và áp bức sẽ biến thành ốc đảo của công lý và tự do; rằng con cái của mình có ngày được lớn lên trong một quốc gia mà chúng sẽ không bị đánh gíá bởi màu da mà chỉ bởi tính tình thôi; và rằng một ngày nào đó ông sẽ được nhìn thấy trẻ em trắng và đen nắm tay nhau đi trên đường phố như những anh em của nhau.
Cùng với giấc mơ to tát và chính đáng đó, ông thiết tha kêu gọi những người đồng chủng tộc da mầu của mình cùng đứng lên hợp tác với nhau, cùng cầu nguyện, cùng đấu tranh, cùng vô tù, và cùng quyết tâm vùng dậy dành lại sự tự do cho chủng tộc mình, với một niềm tin vô biên rằng sự tư do đó cuối cùng rồi sẽ phải đến.
Để kết thúc cho bài diễn văn lịch sử đó, Tiến sĩ Martin Luther King Jr. kêu gào, "Hãy để tiếng chuông tự do vang dội trên khắp đất đai, sông núi, thành phố, làng mạc quê hương tôi... Tự do sẽ tới! Tự do sẽ tới! Cám ơn Thượng Đế đầy quyền năng, chúng ta cuối cùng rồi sẽ được tự do!" ("Free at last! Free at last! Thank God Almighty, we are free at last!").
Một người Việt, ông Nguyễn Quân, nhân ngày kỷ niệm tưởng nhớ mục sư King, đã có một bài viết trên tờ Việt Báo năm ngoái (2007) bày tỏ cảm nghĩ của ông về mục sư King và đồng thời ông Nguyễn Quân cũng nói lên điều mơ ước của ông mà cũng có thể là của đồng bào tị nạn đối với quê hương. Ông viết như sau:
Ngày xưa khi còn mài đũng quần ở đại học Mỹ, tôi nhớ một giáo sư môn lịch sử Hoa Kỳ có lần nói rằng, "Lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố trọng đại trong xã hội loài người, cái gì đã xảy ra, sẽ xảy ra lần nữa, chỉ có khác là nơi chốn và thời gian mà thôi..." Thế thì theo tôi, cái biến cố trọng đại nhất thế kỷ hai mươi của lịch sử loài người, là sự tan rã mục nát bất thình lình của Liên Bang Sô Viết, mà rồi kéo theo sự sụp hoàn toàn các chế độ Cộng Sản ở Đông Âu như tại Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan... Và sau đây là giấc mơ của tôi...
Tôi ước mơ rằng một ngày nào đó không xa, cái biến cố lịch sử "tan rã và sụp đổ" của Cộng Sản ở Nga và Đông Âu năm xưa sẽ được lập lại một cách chính xác trên quê hương tôi... Rằng một sự "tan rã và sụp đổ" của đảng và chính quyền Cộng Sản Tầu láng giềng sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam ngay tức khắc!
Tôi cũng ước mơ rằng rồi có một ngày, một hậu duệ "chóp bu" trong đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, cỡ Gobachev của Liên Bang Sô Viết năm xưa, khi đã nắm hết quyền bính trong tay, chợt tỉnh ngộ, rồi quyết định từ bỏ theo đuổi con đường Cộng Sản Chủ Nghĩa vô nhân, tàn bạo... bằng cách giải tán lập tức Đảng và nhà nước Cộng Sản, để chấm dứt ngay những khổ đau và tủi nhục đang có ngày hôm nay của dân tộc đồng bào tôi trong nước...
Cuối cùng, tôi xin mượn câu nói của Tiến sĩ King để nhắn nhủ tới đồng bào ruột thịt tôi tại quê nhà, "Tư do sẽ tới! Tư do sẽ tới! Cám ơn Thượng Đế đầy quyền năng, đồng bào tôi cuối cùng rồi sẽ đưoc tự do!"
Xin hãy cầu nguyện cùng tôi, cho giấc mơ của tôi được đến sớm hơn, vì tôi đang khao khát được nhìn thấy nó đến ngay ngày mai, trước khi tôi nhắm mắt lìa bỏ cõi đời này...
Quá Trình Phong Trào Dân Quyền ở Miền Nam
Năm 1965, King và SCLC (Hội Lãnh Đạo Tín Đồ Miền Nam) toan tính tổ chức một cuộc hành trình từ Selma tới tòa quốc hội tiểu bang Montgomery vào 25 Tháng Ba, 1965. Toan tính đầu tiên cho cuộc Hành Trình vào Mồng 7 Tháng Ba bị thất bại vì tình trạng náo loạn và cảnh sát bạo hành đối với người biểu tình. Ngày đó được gọi là Ngày Chủ Nhật Đẫm máu (Bloody Sunday), tuy nhiên hôm đó ông King không có mặt bởi vì, sau khi hội kiến với Tổng Thống Lyndon B. Johnson, King cố gắng hoãn cuộc hành trình đến Mồng 8 Tháng Ba, nhưng cuộc hành trình vẫn cứ diễn ra ngược với ý muốn của King. Cuốn phim được chiếu rộng rãi trên các Đài truyền hình đã tạo công phẫn khắp nước. Cuối cùng cuộc Hành Trình Ngày 25 Tháng Ba đã diễn ra và được mệnh danh là “Quyền Lực Đen” (Black Power). Trên bậc thềm của toà quốc hội tiểu bang, King đọc bài diễn văn được người ta gọi là “Bao Lâu, Không Bao Lâu” (How Long, Not Long).
Năm 1966, sau vài thành công ở Miền Nam, King và các tổ chức dân quyền khác cố gắng mở rộng phong trào dân quyền qua Miền Bắc, khởi đầu với Chicago nhưng không thành công. King và các đồng minh trở về Miền Nam, để lại Jesse Jackson, một thầy dòng có tài diễn thuyết và tổ chức, đảm nhiệm phong trào. Jackson đã thành công trong các cuộc vận động tẩy chay các cửa hàng từ chối mướn người da đen. Các nỗ lực của Jackson đã tạo nền tảng cho các chương trình cơ hội đồng đều (equality opportunity programs) khởi sự vào thập niên 1970.
Mục Sư King với Cuộc Chiến Việt Nam
Từ năm 1965, King bắt đầu bày tỏ những nghi ngờ của ông đối với vai trò của Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến Việt Nam. Trong một cuộc xuất hiện vào ngày 4 tháng Tư, 1967 tại New York City Riverside Church – đúng một năm trước ngày ông bị ám sát – mục sư King đọc bài diễn văn Beyond Vietnam: A Time to Break Silence (Bên Kia Việt Nam: Đến Lúc Phá Vỡ Im Lặng). Qua bài diễn văn này, King mạnh mẽ lên án vai trò của Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến VN là “chiếm VN làm một thuộc địa của Mỹ” (to occupy Vietnam as an American colony) và gọi chính quyền Hoa Kỳ là “nhà cung ứng bạo động lớn nhất trên thế giới ngày nay” (the greatest purveyor of violence in the world today). Ông quên rằng đã từ lâu ông bị thù ghét bởi nhiều người da trắng Miền Nam phân biệt chủng tộc và bài diễn văn này đã làm cho giới truyền thông quay lại chống ông. Báo Time gọi bài diễn văn đó là “bài vu khống có tính cách mị dân nghe kêu như một kịch bản cho Đài Hà Nội” (demogogic slander that sounded like a script for Radio Hanoi); tờ Washington Post thì tuyên bố rằng King đã “làm giảm tính hữu ích cho chính nghĩa của ông, cho đất nước của ông, và cho dân chúng của ông” ( diminished his usefulness to his cause, his country, his people).
King đã đọc Marx khi còn đi học ở Morehouse. Nhưng trong khi ông phản đối “chủ nghĩa tư bản truyền thống (traditional capitalism) thì ông cũng từ chối Chủ Nghĩa Cộng Sản bởi vì “lối duy vật biện chứng” của người cộng sản, vì họ chối bỏ tôn giáo; họ đề cao “tính tương đối của đạo đức” (eyhical relativity); và họ theo đuổi “chủ nghĩa toàn trị chính trị” (political totalitarianism). Rồi từ Việt Nam với qua South Africa (Nam Phi), và qua Latin America (Mỹ Châu Latin), mục sư King đưa ra nhận định: “Hoa Kỳ đang ở về phía sai của cuộc cách mạng thế giới” (US was on the wrong side of a world revolution). Những lời tuyên bố của King lúc này có lẽ đã đi qúa xa và có thể dùng làm những giải thích cho câu hỏi tạo sao ông đã bị ám sát.
Luther King Bị Ám Sát Như Thế nào
Vào tháng Ba 1968, King đi Memphis, Tennessee để hỗ trợ cho những công nhân cầu đường da đen họ đang đình công kể từ 12 tháng Ba để đòi tăng lương và đối xử tốt hơn. Trường hợp cụ thể: công nhân da đen không được trả lương khi họ được cho về nhà vì thời tiết xấu, trong khi công nhân da trắng thì vẫn được trả lương.
Ngày mồng 3 tháng Tư, King trở lại Memphis và đọc diễn văn “I’ve been to the Mountaintop” (Tôi đã đến Mountaintop) tại Mason Church (Nhà Thờ Mason). Máy bay của King tới Memphis đã bị trễ vì có báo động đe dọa đặt bom. Trong đoạn kết của bài diễn văn cuối cùng của sự nghiệp đời ông, khi đề cập tới đe dọa đặt bom, ông nói:
Và rồi tôi đã tới Memphis. Và vài người đã nói tới các lời đe dọa, hay nói về những sự đe dọa đã qua rồi. Cái gì sẽ xẩy đến với tôi từ vài trong số những người anh en da trắng bệnh hoạn của chúng ta? Vâng, tôi không biết cái gì sẽ xẩy ra bây giờ. Chúng ta đã có một vài khó khăn trong những ngày trước mắt (Amen). Nhưng, điều đó bây giờ không quan trọng gì đối với tôi. Bởi vì tôi đã ở trên đỉnh núi rồi. Và tôi không cần để ý. Giống như bất cứ người nào, tôi muốn sống lâu. Trường thọ là tốt. Nhưng bây giờ thì tôi không quan ngại về điều này. Tôi chỉ muốn làm theo ý Chúa. Và Chúa đã cho phép tôi lên tới đỉnh núi rồi. Và tôi đã nhìn qua đỉnh núi. Và tôi đã nhìn thấy miền Đất Hứa và tôi có thể không được phép đến đó cùng bạn. Nhưng tôi muốn bạn đêm nay biết rằng chúng ta, là một dân tộc thôi, sẽ đi tới Miền Đất Hứa. Và, đêm nay, tôi thật là sung sướng. Tôi không lo lắng gì cả. Tôi không sợ bất cứ ai. Mắt tôi đã nhìn thấy vừng sáng của Chúa đến.
Tiến sĩ King đặt phòng 306 ở Loraine Motel do Walter Bailey làm chủ ở Memphis. Cha Ralph Abernathy, bạn thân và là đồng sự của King có mặt lúc King bị ám sát, đã thề rằng King và bạn hữu đã ngụ trong phòng 306, Loraine Motel nhiều lần và phòng này được gọi là căn phòng của King và Abernathy.
Trong khi đứng ở ban công tầng hai của nhà trọ, King bị bắn vào lúc 6:01 chiều ngày 4 tháng Tư, 1968. Các bạn trong phòng nghe tiếng súng chạy ra ban công thì thấy King nằm trên đất. Bác sĩ tuyên bố King chết tại nhà thương St Joseph lúc 7:05 chiều. Cuộc ám sát tạo ra một cuộc hỗn loạn trên 60 thành phố. Năm sau, T.T. Lyndon B. Johnson tuyên bố một ngày tưởng niệm cho sự ra đi của một nhà lãnh đạo dân quyền.
Khoảng 300 ngàn người tham dự tang lễ. Phó Tổng Thống Humphrey thay mặt T.T. Johnson dự tang lễ vì T.T. Johnson e ngại có thể bị phản đối khi tham dự tang lễ. Theo lời yêu cầu của King trong bài giảng cuối cùng của ông vào ngày 4 tháng Hai 1968 tại Ebenezer Church rằng trong tang lễ ông xin đừng nói tới tặng thưởng hay vinh dự gì, mà chỉ nói rằng ông đã cố gắng “cho kẻ đói được no” (feed the hungry); “cho kẻ rách có quần áo mặc” (chothe the naked); “ông là có lý trong vấn đề chiến tranh [Việt nam] (be right on the [Vietnam] war question); và “yêu và phục vụ nhân loại” (love and serve humanity). Cũng theo yêu cầu của King, Mahalia Jackson đã ca bài hát King ưa chuộng: “Take My Hand, Precious Lord” lúc cử hành tang lễ. Theo tiết lộ của nhà viết tiểu sử Taylor Branch, cuộc giải phẫu thi thể cho biết là mặc dầu King mới có 39 tuổi nhưng ông lại có trái tim của một người cỡ tuổi 60.
Thủ Phạm là Ai
Hai tháng sau khi King bị ám sát, một nghi can đào thoát là James Earl Ray bị bắt tại London Heathrow Airport trong khi cố gắng ra khỏi Anh Quốc bằng một thông hành giả mang tên Ramond George Sneyd. Ray lập tức được dẫn độ về Tennessee và bị kết án sát nhân khi thú nhận vụ ám sát ngày 10 tháng Ba, 1969, mặc dầu ông ta đã rút lại lời thú nhận 3 ngày sau khi khai.
Theo lời cố vấn của viên luật sư Percy Foreman, Ray đã chấp nhận khai có tội để tránh bị buộc tội và như vậy rất có thể là bị án tử hình. Sau đó, Ray bị tuyên án 99 năm tù.
Ray bỏ luật sư Foreman và khiếu nại là khi ở Montreal, Canada, Ray đã gặp một người với bí danh “Raoul” là kẻ đã dính líu vào vụ ám sát chứ không phải ông ta và xác nhận là ông ta (Ray) không trực tiếp bắn King.
Vào ngày 10 tháng 6, 1977, ít lâu sau khi Ray ra chứng trước Ủy Ban Thuyển Chọn Hạ Viện về Ám Sát, ông khẳng địng rằng ông ta không bắn King. Sau đó, Ray và sáu bị can khác đã đào thoát khỏi trại giam ở Petros, Tennessee. Nhưng, họ bị bắt lại ngày 13 tháng 6.
Ray là ai? Ray có thực sự là thủ phạm không? Ray đã hành động một mình hay cho một tổ chức nào? Lý lịch của Ray cho biết Ray là một tên trộm cướp nhưng không có tiền án bạo động có vũ khí. Trường hợp của Ray cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng. Hiện nay ngôi mộ của King và vợ ông được đặt trong khu đất của King Center.
Năm 1997, Dexter King, con trai của King, hội kiến với Ray và công bố ủng hộ nỗ lực của Ray xin tòa tái thẩm.
Năm 1999, góa phụ Coretta Scott King thắng vụ án chống Loyd Jowers và những đồng lõa khác chưa rõ tên tuổi. Jowers cho rằng ông ta đã nhận $100 ngàn đô la để dàn dựng vụ ám sát King. Bồi thẩm đòan gồm 6 vị da trắng và 6 vị da đen đã cho rằng Jowers có tội và rằng “các cơ quan chính quyền là những đương sự” của vụ ám sát. Tuy nhiên, nhà viết hồi ký của King là ông David Garrow, ông này không dồng ý với luật sư gia đình của King cho rằng chính quyền đã giết King.
Năm 2000, Bộ Tư Pháp (Department of Justice) hoàn tất hồ sơ về vụ Jowers và không tìm thấy chứng cớ để buộc tội đồng lõa.
Ngày 6 tháng 4, 2002, báo New Yorl Times tường thuật rằng một giáo sĩ nhà thờ, Ngài Ronald Denton Wilson, nhìn nhận rằng cha của ông, Henry Clay Wilson, chứ không phải là Ray, đã ám sát King. Ronald Wilson nói: “Đây không phải là vấn đề chủng tộc; cha ông ta nghĩ là Luther King có dính líu tới Cộng Sản, và ông ta muốn diệt trừ King.”
King và FBI
King thực sự có những liên hệ với Cộng Sản mà FBI đã phải quan tâm.
Theo chỉ thị viết tay của Chưởng Lý Robert F Kennedy, các cơ quan FBI bắt đầu theo dõi King và tổ chức SCLC từ 1961. FBI đặc biệt theo rõi viên luật sư tín cẩn nhất của King là Stanley Levison ở New York City. FBI phát hiện là Levison đã có dính líu với Đảng Cộng Sản Mỹ. Báo cáo được gửi tới Chưởng Lý Robert F. Kennedy và Tổng Thống John F. Kennedy. Cả hai đã cố gắng thuyết phục King lánh xa Livison nhưng không có kết qủa. Về phần King, ông ta phủ nhận những liên hệ của ông ta với Cộng Sản. Tuy nhiên, giám đốc FBI, James Edgar Hoover, đã gọi King là “tên nói dối nổi tiếng nhất trong nước” (the most nototious liar in the country).
Qua bên kia đường đối diện với Lorraine Motel (nơi King trú ngụ khi bị ám sát) là một trạm cứu hỏa bỏ trống. Cạnh trạm là căn nhà có phòng cho thuê mà James Earl Ray (kẻ tình nghi ám sát King) đang mướn. FBI được chỉ định quan sát King trong lúc King xuất hiện trên ban công ở tầng hai của Lorraine Motel vào cuối ngày hôm đó. Ngay sau khi tiếng súng nổ, tất cả sáu nhân viên chạy ùa ra khỏi trạm và là những người đầu tiên tiếp cứu King. Sự có mặt của những nhân viên này dẫn tới suy luận là FBI có dính líu vào vụ ám sát King.
Kết Luận
Luther King là một nhà hoạt động xã hội chính trị rất hăng say. Mục tiêu chính và là mục tiêu ban đầu của ông là tranh đấu dân quyền cho người da đen đặc biệt là người da đen ở Miền Nam. Ông tuyên bố áp dụng chính sách bất bạo động của Gandhi nhưng tầm mức hoạt động của phong trào dân quyền của ông thực tế không giống như hoạt động của Gandhi vì ông đã đụng chạm tới nhiều người, đặc biệt là nhiều nhóm quyền lực lớn ở Hoa Kỳ trong khi Gandhi chỉ đương đầu với một nhóm chính quyền đại diện cho Anh Quốc. Hơn nữa King lại đi qua xa khỏi những mục tiêu ban đầu – đòi hỏi công bằng đối xử và công ăn việc làm cho người da đen - bằng cách chỉ trích thẳng thừng chính sách của chính phủ và đưa ra những chính kiến đậm màu sắc chủ thuyết cộng sản mà đa số các nhà tư bản Mỹ đã từ lâu coi như là không thực tiễn và đã vất bỏ vào thùng rác. Sự kiện này khiến King trở thành mục tiêu của nhiều hăm dọa. Chẳng hạn, một bức thư nặc danh gửi cho King đúng trước khi ông nhận giải Nobel Hòa Bình viết: “… Công chúng Hoa Kỳ, các tổ chức tôn giáo họ đang giúp đỡ - Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, và Do Thái biết mi đã hoạt động cho cái gì - một con thú độc ác. Những người khác đã hộ trợ mi cũng là những con thú như vậy. Mi phải bị chấm dứt. King, chỉ còn có một điều để mi làm. Mi biết điều đó. Mi có đúng 34 ngày để làm điều đó. Mi hết rồi. Chỉ có một cón đường thoát cho mi. Mi nên thực hiện trước khi con người dơ dáy gian dối của mi bị loại ra khỏi đất nước”. Lá thư này thường được giải thích như là lời kêu gọi King tự vẫn, mặc dầu William Sullivan lý luận rằng nó có thể là chỉ muốn “thuyết phục King từ bỏ SCLC (Hội Lãnh Đạo Tín Đồ Miền Nam).”
Tóm lại, dù Luther King bị ám sát do một cá nhân hay do âm mưu của một tổ chức, cuộc đấu tranh cho dân quyền cho người da đen trước sau vẫn là giấc mơ chính của ông hằng ấp ủ và ông đã chết vì giấc mơ đó đã nở ra quá sớm trước khi nó trở thành sự thật. Ông tỏ ra biết trước tính mạng ông đang bị de dọa. Nhưng dường như đã có một lực gì trong ông thúc đẩy khiến ông tiếp tục tiến bước và chấp nhận mọi hiểm nguy. Ông đã nói: “Tôi không sợ bất cứ ai. Mắt tôi đã nhìn thấy vừng sáng của Chúa đang đến với tôi.”
Hơn 100 năm sau, ngày 14 tháng 4 1865, Tổng Thống Abraham Lincohn bị ám sát cũng vì ông tranh đấu cho người nô lệ da đen được giải phóng. Kẻ ám sát ông là John Wilkes Booth đào tẩu qua sông Potomac nhưng mười ngày sau đó đã bị vây bắt nhưng hắn không chịu đầu hàng. Hắn bị trúng một viên đạn gần chỗ trúng của viên đạn hắn bắn TT Lincohn. Trong lúc hấp hối, tên sát nhân nói: “Hãy nói với mẹ tôi rằng điều tôi đã làm là tôi làm cho lợi ích cho xứ sở.” (Tell my mother that what I did, Idid for the good of our country). Rõ ràng là tự do có giá của nó và phải trả gía mới có tự do.
Ước Mơ của Mục Sư Luther King Thành Sự Thật
Đúng như lời kêu gọi của ông, điều mơ của Mục Sư Tiến sĩ King - mà cũng là chân lý của loài người văn minh - cuối cùng đã thành sự thực! Ngày nay nhờ tinh thần tranh đấu cao qúy phát khởi từ ông, nhiều đạo luật đã được ban hành triệt để cấm các hành động phân biệt da màu và bảo đảm công bằng đối xử đối với công nhân. Hiện đã có hàng trăm ngàn viên chức chính phủ là người da mầu, trong số đó có nhiều người là nhà lập pháp, quan tòa, bộ trưởng, thống đốc, chưa kể số các thị trưởng, và cảnh sát trưởng địa phương. Mặt khác, các chủng tộc khác sinh sống tại Hoa Kỳ như người Tầu, Đại Hàn, Nhật, Việt Nam, Phi, Ấn, và Mễ đã không còn bị phân biệt và bị đối xử tệ nữa.
Những Tưởng Thưởng trước và sau khi Martin Luther King, Jr. Qua Đời
Ngoài Giải Thưởng Hòa Bình năm 1964, Uỷ Ban Do Thái Hoa Kỳ (American Jewish Committeee) năm 1965 trao tặng King Huy Chương Tự Do Hoa Kỳ (American Liberties Medallion) cho “sự thăng tiến đặc biệt của King về những nguyên tắc của tự do và nhân quyền”. Mục sư King đã phát biểu khi nhận những huy chương này như sau: “Tự do là một điều. Bạn sẽ có nó tất cả hoặc là bạn chẳng được tự do” (Freedom is one thing. You have it all or you are not free).
Năm 1965 King được tặng Tưởng Thưởng Pacem in Terris Award (Bằng Khen Hòa Bình trên Thế Giới) của Giáo Hoàng La Mã.
Năm 2006, hơn 730 thành phố ở Mỹ, đã có những đường phố mang tên King. Tên Quận King (King District) ở Washington được tái tặng để vinh danh King vào năm 1986 và đã đổi biểu tượng thành một bức hình bộ mặt của ông vào năm 2007. Trung tâm chính quyền thành phố ở Harrisburg, Pennsylvania, là tòa thị sảnh duy nhất ở Hoa Kỳ được đặt tên để vinh danh ông.
Năm 1966, Liên Hiệp Hội Đời Cha Mẹ Có Kế Hoạch của Hoa Kỳ (Planned Parenhood Federation of America) trao Tưởng Thưởng Magaret Sanger cho King vì “cuộc chống đối can đảm của ông chống lại sự cuồng tín và sự cống hiến suốt đời của ông cho sự thăng tiến công bằng xã hội và phẩm gía con người”.
Năm 1968, sau khi King đã qua đời, Chính quyền Jamaica tặng King Tưởng Thưởng The Marcus Garvey Prize for Human Rights.
Năm 1971, King được tưởng thưởng Grammy Award vì Từ Ngữ Hay Nhất trong bài diễn văn của ông “Why I Oppose the War in Vietnam” (Tại Sao Tôi Chống Cuộc Chiến ở VN).
Năm 1977, Tổng Thống Jimmy Carter trao Tưởng Thưởng President Medal Freedom cho cố mục sư King.
Theo cuộc thăm dò của Gallup, Luther King là nhân vật được hâm mộ đứng hàng thứ nhì trong thế kỷ thứ 20.
King được chọn là Nhân Vật Vĩ Đại Nhất đứng hàng thứ ba theo cuộc thi do Discovery và AOL tiến hành.
( Binh Hoang chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

MARTIN LUTHER KING, JR. LÀ AI

Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ ra đời vào ngày 4 thnág 7 năm 1776 và cũng là một quốc gia duy nhất trên thế giới có sự chung sống của hàng chục triệu dân của rất nhiều chủng tộc

Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ ra đời vào ngày 4 thnág 7 năm 1776 và cũng là một quốc gia duy nhất trên thế giới có sự chung sống của hàng chục triệu dân của rất nhiều chủng tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, nạn kỳ thị da màu và đối xử bất bình là những vết thương xã hội trầm trọng rỉ máu lâu dài khắp nơi trên đất nước Mỹ.


MARTIN LUTHER KING, JR. LÀ AI
By William Hoàng
*
Phong trào tranh đấu cho dân quyền của mục sư Luther King nổ ra như là một tiếng sét đánh thẳng vào tâm điểm của nhóm bảo thủ đầy quyền lực.
Tuy nhiên, ông thực sự dần dần đã đi lệch quá xa khỏi mục đích ban đầu (chống kỳ thị và đối xử bất bình đẳng đối với ngườ da đen) khi ông mở rộng sự chống đối ra nhiều phía khiến càng ngày ông càng có nhiều kẻ thù hơn là những người bênh cực ông. Điển hình là khi ông tỏ thái độ thân Cộng, ca ngợi Hà Nội (cải cách ruộng đất), buội tội Hoa Kỳ giết hàng triệu người Việt, hầu hết là trẻ con, thì một số báo chí không còn ủng hộ ông nữa. Chẳng hạn, như báo Time và The Washington Post đã gọi bài diễn văn của King là “lời vu khống có tính mị dân nghe như bài nói của Đài Hà Nội” (demogagic slander that sounds like a script for Radio Hanoi). Nhưng Luther King là ai?
Luther King là Một Nhà Tranh Đấu Nhiệt Thành Nhất cho Dân Quyền
Ông sinh ngày 15 tháng Một, 1929 ở Atlanta, Georgia. Cha là Mục Sư Martin Luther King, Sr. và mẹ là bà Alberta Williams King. Ông hát trong ban hợp ca của nhà thờ trong phim Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind) và theo học Morehouse College lúc 15 tuổi. Ông nhẩy lớp 9 và 12, và không tốt nghiệp.
Năm 1948, ông tốt nghiệp bằng B.A. tại Morehouse về môn xã hội (sociology). Ông nhập trường Crozer Theological Seminary ở Chester, Pennsylvania và tốt nghiệp với bằng B.D. vào năm 1951. Năm 1951, ông học tiến sĩ ngành thần học (systematic theology) ở Boston University và lãnh bằng Tiến Sĩ (Ph.D.) vào tháng 5.1955.
Luther King, Jr. là một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào dân quyền Hoa Kỳ. Những nỗ lực của ông dẫn tới cuộc Diễn Hành năm 1963 ở Washington, DC, nơi đây ông đọc một bài diễn văn nổi tiếng “I have a Dream”.
Năm 1964, King là người trẻ tuổi nhất được tặng giải Nobel về Hòa Bình cho nỗ lực nhằm chấm dứt nạn phân biệt và kỳ thị chủng tộc.
Năm 1965, ngày 25 tháng 3, ông tổ chức một cuộc diễn hành nữa được gọi là “Black Power” (Quyền Lực Đen): trên thềm của toà nhà quốc hội Montgomery, ông đọc bài diễn văn được người ta gọi là “How Long, Not Long” (Bao Lâu, Không Bao Lâu).
Ông bị ám sát ngày 4 tháng 4, 1968 ở Memphis, Tennessee, lúc đó ông mới được 39 tuổi.
Sau khi qua đời, năm 1977, ông được nhiều truy tặng như Huy Chương Tự Do của Tổng Thống do Tổng Thống Jimmy Carter trao. Năm 2004, ông được Huy chương Vàng của Quốc Hội. Năm 1986, Tổng Thống ấn định một Ngày Nghỉ Toàn Quốc: “Martin Luther King Day”. Hiện nay đang lập kế hoạch xây đài tưởng niệm Martin Luther King Memorial.
Hoạt Động Dân Quyền
Những quyền hạn hay quyền lợi của con người như quyền tự do bầu cử, phát biểu; quyền riêng tư, quyền tư hữu, v.v. hãy còn ít nhiều bị lạm dụng hoặc hạn chế ở nhiều nơi trên thế giới kể cả ở Hoa Kỳ và vì vậy qua nhiều thập kỷ vẫn thường xuyên xuất hiện những nhà tranh đấu cho dân quyền. Luther King là một biểu tượng chính cho phong trào dân quyền nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị và phân biệt da màu.
Năm 1953, mới 24 tuổi, King trở thành mục sư của Dexter Avenue Baptist Church ở Montgomery, Alabama. Vào ngày 1 tháng 12 năm đó, bà da đen Rosa Park bị bắt vì từ chối áp dụng các điều luật Jim Crow (Jim Crow laws) đòi hỏi người da đen phải nhường chỗ ngồi trên xe bus cho người da trắng. Sự kiện này lập tức tạo một cuộc xuống đường tẩy chay xe bus. Cuộc tẩy chay do viên chủ tịch của Montgomery NAACP (National Association for the Avancement of Colored People), cũng là một hội viên của Brotherhood of Sleeping Car Porters, lập kế hoạch và dẫn đầu là mục sư King. Nhắc lại một chuyện là vào tháng 3, 1955, Claudette Colvin, một nữ sinh da đen 15 tuổi cũng bị bắt như thế nhưng lần đó King chưa dính líu vào.
Cuộc tẩy chay kéo dài 381 ngày và tình trạng căng thẳng đến nỗi nhà của King bị đặt bom và ông bị bắt trong lúc vận động. Cuối cùng Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ phải ra phán quyết cấm kỳ thị trên tất cả các phương tiện chuyên chở công cộng.
Năm 1957, King thành lập Hội “Southern Christian Leadership Conference” (SCLC), tức Hội Lãnh Đạo Tín Đồ Miền Nam, nhằm mục đích tăng cường tinh thần và quyền lực cho các nhà thờ người da đen trong các cuộc phản kháng bất bạo động ủng hộ cải cách dân quyền. King là người nhiệt thành với tôn chỉ bất bạo động của Nhà Đấu Tranh Mohandas Mahatma Gandhi ở Ấn Độ.
Năm 1959, ông viết cuốn The Measure of a Man (Thước Đo Con Người), trong đó có một bài “What is Man?” (Con Người là Gì?), qua đó, ông cố gắng phác họa cấu trúc tốt đẹp của xã hội về kinh tế, xã hội, và chính trị. Để làm hứng khởi cho chủ trương bất bạo động, năm 1959, ông đi Ấn Độ thăm gia đình Gandhi với sự hỗ trợ của nhóm Quaker, của American Friebds Service Commitee (AFSC), và của National Association for the Advancement of Colored People (NAACP). Chuyến đi này tác động sâu sa đến niềm tin và sự gắn bó của King vào cuộc đấu tranh cho dân quyền. Trong bài diễn văn truyền đi trên làn sóng điện vào chiều cuối cùng của ông ở Ấn Độ, ông nói:
Từ khi ở Ấn Độ, tôi càng tin tưởng hơn bao giờ hết rằng phương thức đối kháng bất bạo động là vũ khí hữu hiệu nhất của những người bị áp bức đấu tranh cho công bằng và nhân cách. Trong một ý nghĩa thực tế, Thánh Gandhi là hiện thân của một số những nguyên tắc tổng quát liên quan đến cấu trúc luân lý của vũ trụ, và những nguyên tắc này thì không thể tránh khỏi như là định luật lực hấp dẫn.
Năm 1961, FBI bắt đầu ghi âm vì e rằng Cộng Sản xâm nhập Phong Trào Dân Quyền. Nhưng khi không thấy có chứng cớ nào, FBI đã dùng những chi tiết tình cờ mà họ đã thâu trên băng trong hơn sáu năm để buộc King phải rời bỏ vị trí lãnh đạo hàng đầu. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi đã khuyến cáo Luther King lánh xa nhà hoạt động dân quyền da đen, Bayard Rustin, cố vấn chính của mục sư King, vì Rustin đã có những hành động đồng tình luyến ái công khai, ủng hộ chủ nghĩa xã hội dân chủ (domoctatic socialism), và liên hệ với Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ.
King đã nhận định đúng rằng phong trào phản kháng bất bạo động và có tổ chức chống lại hệ thống kỳ thị ở miền Nam được cho phép bởi đạo luật “Jim Crow Laws” sẽ được giới truyền thông bao che rộng lớn nhằm ủng hộ các cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng và quyền đi bầu của người da đen. Quả vậy, các bài tường thuật của báo chí và của truyền hình về những cảnh người da đen miền Nam bị kỳ thị và bị mất nhân vị cũng như những cảnh bạo hành và quấy nhiễu đối với các công nhân da đen đã tạo một làn sóng công phẫn to lớn khiến cho Phong Trào Dân Quyền trở thành những đề tài nóng bỏng nhất vào đầu thập niên 1960.
King tổ chức và lãnh đạo các cuộc diễn hành cho quyền của người da đen: đi bầu, chống kỳ thị, quyền làm việc, và những quyền căn bản khác. Hầu hết những quyền này đã trở thành luật qua những đạo luật như Quyền Công Dân 1964 (Civil Rights Act of 1964) và Quyền Bầu Cử (Voting Rights Act of 1965).
King đã áp dụng những nguyên tắc phản kháng bất bạo động một cách có hiệu quả bằng cách khôn ngoan chọn lựa phương pháp và địa điểm. Đôi khi cũng có xẩy ra bạo động trong vài cuộc đối đầu. Cũng có vài nơi, King và tổ chức SCLC không đạt được kết qủa như ở Albany và Geogia vào năm 1961, và 1962; ở Florida năm 1964.
Về những hoạt động về dân quyền, mục sư King còn tiến xa hơn khi ông, trong nhiều trưòng hợp, bày tỏ quan điểm là người Mỹ da đen cũng như là các sắc dân khác phải nên được bồi thường vì những lỗi lầm lịch sử mà họ gánh chịu. Nói chuyện với nhóm Alex Harley năm 1965, ông nói rằng chỉ ban cho người da đen sự bình đẳng không thôi có thể sẽ không thực tế lấp đầy hố ngăn cách giữa người da trắng và da đen. Ông nói ông không mưu tìm một sự bồi hoàn lương bổng cho sự nô lệ, đó là điều không thể làm được, nhưng ông đề nghị một chương trình bồi thường 50 ngàn tỉ đô la qua 10 năm cho tất cả những nhóm bị thiệt thòi.
Cuộc Diễn Hành Ngày 28 Tháng 8 năm 1963 ở Washington cho Việc Làm và Tự Do
Đây là một cuộc diễn hành quy mô và vĩ đại với chủ đề “Cho Việc Làm và Tự Do” đã thu hút hàng trăm ngàn người tham dự tạo một khí thế chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ nhằm đánh thức lương tâm con người trước sự nghèo khó và sự nhẫn nhục của hàng triệu người bị phân biệt đối xử và không có công ăn việc làm.
Cuộc diễn hành này được thành lập bởi các lãnh đạo của sáu tổ chức nhân quyền tự gọi là “Sáu Bự” (Big Six). Các tổ chức khác nằm trong Sáu Bự là Roy Wilkins; NAACP; Whitney Young, Jr.; Urban League; A. Philip Randolph; Brotherhood of Sleeping Car Porters; John Lewis, SNCC; và James Farmer of the Congress of Racial Equality (CORE). Mục sư King là lãnh đạo đại diện cho Hội Tín Đồ Miền Nam (SCLC). Trong lúc này, Tổng Thống Kennedy mới đầu ông chống cuộc diễn hành vì ông lo ngại rằng cuộc diễn hành có thể làm trở ngại cho việc thông qua đạo luật nhân quyền, nhưng các lãnh đạo tổ chức diễn hành thì cho rằng cuộc diễn hành chắc chắn thuận lợi.
Cuộc diễn hành khởi thủy được quan niệm như là một biến cố nhằm bi kịch hóa tình trạng vô vọng của những người da đen ở Miền Nam và là cơ hội công khai cho các nhà tổ chức bày tỏ những quan tâm và những sự than phiền thẳng với nhà cầm quyền lực ở thủ đô. Tuy nhiên cuộc diễn hành đó bị một số những nhà hoạt động nhân quyền đánh gía thấp. Chẳng hạn, Malcom X gọi đó là “The Farce on Washington” – “Trò hề ở Washington” - và những hội viên của Nation of Islam (Cộng Đồng Hồi Giáo) tham dự cuộc diễn hành đã phải chịu một căng thẳng tạm thời vì chủ trương phân biệt tôn giáo của họ.
Tóm lại, cuộc diễn hành đòi hỏi: (1) chấm dứt nạn kỳ thị ở học đường. (2) Hữu hiệu hóa đạo luật dân quyền kể cả luật cấm phân biệt chủng tộc trong việc làm; bảo vệ những người hoạt động dân quyền không bị cảnh sát đối xử tàn bạo. (3) Mức lương tối thiểu cho công nhân là $2. (4) Quận Columbia (District of Columbia) được tự trị hành chánh và được quản trị bởi một ủy ban của Quốc Hội.
Mặc dầu có nhiều căng thẳng, cuộc diễn hành thành công vang dội. Hơn 250 ngàn người các sắc dân khác nhau đã tham dự trải dài từ những bậc thềm của Lincoln Memorial vào tới National Mall và bao quanh bờ hồ. Đó là một cuộc tụ tập đông đảo nhất những người phản đối trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nổi bật nhất có lẽ là bài diễn văn “I Have a Dream” của Tiến Sĩ King tuy giản dị nhưng rất cảm động được phát thanh đi từ trước thềm Đài Kỷ Niệm Lincoln khiến ông trở nên nổi tiếng. Ngày 28 tháng 8 năm 1963, bản đó đã truyền tia điện cho đám đông và được coi như là một bài diễn văn hùng biện nhất cùng sánh với bài “Gettysburg Address” của TT Abraham Lincoln. Tiến Sĩ King nói về một giấc mơ, đó là giấc mơ rất bình thường nhưng rất đẹp và đầy cảm động của những con người bị khinh rẻ, bị hạn chế vì bị kỳ thị màu da. Ông mơ sẽ có một ngày những điều bất công đó sẽ không còn. Ông hùng hồn lên tiếng: “Bất kể những khổ đau và tủi nhục hiện có hôm nay, tôi vẫn ấp ủ một giấc mơ, môt giấc mơ mà cội nguồn phát xuất từ Giấc Mơ của Người Mỹ”.
Rồi, mục sư King tiếp tục bày tỏ rằng ông mơ một ngày nào đó trên đất nước Hoa Kỳ của ông, mọi người sinh ra đều đưọc bình đẳng; rằng con cái của những người từng là nô lệ và của những người chủ nô cũ sẽ ngồi vào cùng một bàn với nhau như anh em ruột; rằng cái sa mạc nóng của bất công và áp bức sẽ biến thành ốc đảo của công lý và tự do; rằng con cái của mình có ngày được lớn lên trong một quốc gia mà chúng sẽ không bị đánh gíá bởi màu da mà chỉ bởi tính tình thôi; và rằng một ngày nào đó ông sẽ được nhìn thấy trẻ em trắng và đen nắm tay nhau đi trên đường phố như những anh em của nhau.
Cùng với giấc mơ to tát và chính đáng đó, ông thiết tha kêu gọi những người đồng chủng tộc da mầu của mình cùng đứng lên hợp tác với nhau, cùng cầu nguyện, cùng đấu tranh, cùng vô tù, và cùng quyết tâm vùng dậy dành lại sự tự do cho chủng tộc mình, với một niềm tin vô biên rằng sự tư do đó cuối cùng rồi sẽ phải đến.
Để kết thúc cho bài diễn văn lịch sử đó, Tiến sĩ Martin Luther King Jr. kêu gào, "Hãy để tiếng chuông tự do vang dội trên khắp đất đai, sông núi, thành phố, làng mạc quê hương tôi... Tự do sẽ tới! Tự do sẽ tới! Cám ơn Thượng Đế đầy quyền năng, chúng ta cuối cùng rồi sẽ được tự do!" ("Free at last! Free at last! Thank God Almighty, we are free at last!").
Một người Việt, ông Nguyễn Quân, nhân ngày kỷ niệm tưởng nhớ mục sư King, đã có một bài viết trên tờ Việt Báo năm ngoái (2007) bày tỏ cảm nghĩ của ông về mục sư King và đồng thời ông Nguyễn Quân cũng nói lên điều mơ ước của ông mà cũng có thể là của đồng bào tị nạn đối với quê hương. Ông viết như sau:
Ngày xưa khi còn mài đũng quần ở đại học Mỹ, tôi nhớ một giáo sư môn lịch sử Hoa Kỳ có lần nói rằng, "Lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố trọng đại trong xã hội loài người, cái gì đã xảy ra, sẽ xảy ra lần nữa, chỉ có khác là nơi chốn và thời gian mà thôi..." Thế thì theo tôi, cái biến cố trọng đại nhất thế kỷ hai mươi của lịch sử loài người, là sự tan rã mục nát bất thình lình của Liên Bang Sô Viết, mà rồi kéo theo sự sụp hoàn toàn các chế độ Cộng Sản ở Đông Âu như tại Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan... Và sau đây là giấc mơ của tôi...
Tôi ước mơ rằng một ngày nào đó không xa, cái biến cố lịch sử "tan rã và sụp đổ" của Cộng Sản ở Nga và Đông Âu năm xưa sẽ được lập lại một cách chính xác trên quê hương tôi... Rằng một sự "tan rã và sụp đổ" của đảng và chính quyền Cộng Sản Tầu láng giềng sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam ngay tức khắc!
Tôi cũng ước mơ rằng rồi có một ngày, một hậu duệ "chóp bu" trong đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, cỡ Gobachev của Liên Bang Sô Viết năm xưa, khi đã nắm hết quyền bính trong tay, chợt tỉnh ngộ, rồi quyết định từ bỏ theo đuổi con đường Cộng Sản Chủ Nghĩa vô nhân, tàn bạo... bằng cách giải tán lập tức Đảng và nhà nước Cộng Sản, để chấm dứt ngay những khổ đau và tủi nhục đang có ngày hôm nay của dân tộc đồng bào tôi trong nước...
Cuối cùng, tôi xin mượn câu nói của Tiến sĩ King để nhắn nhủ tới đồng bào ruột thịt tôi tại quê nhà, "Tư do sẽ tới! Tư do sẽ tới! Cám ơn Thượng Đế đầy quyền năng, đồng bào tôi cuối cùng rồi sẽ đưoc tự do!"
Xin hãy cầu nguyện cùng tôi, cho giấc mơ của tôi được đến sớm hơn, vì tôi đang khao khát được nhìn thấy nó đến ngay ngày mai, trước khi tôi nhắm mắt lìa bỏ cõi đời này...
Quá Trình Phong Trào Dân Quyền ở Miền Nam
Năm 1965, King và SCLC (Hội Lãnh Đạo Tín Đồ Miền Nam) toan tính tổ chức một cuộc hành trình từ Selma tới tòa quốc hội tiểu bang Montgomery vào 25 Tháng Ba, 1965. Toan tính đầu tiên cho cuộc Hành Trình vào Mồng 7 Tháng Ba bị thất bại vì tình trạng náo loạn và cảnh sát bạo hành đối với người biểu tình. Ngày đó được gọi là Ngày Chủ Nhật Đẫm máu (Bloody Sunday), tuy nhiên hôm đó ông King không có mặt bởi vì, sau khi hội kiến với Tổng Thống Lyndon B. Johnson, King cố gắng hoãn cuộc hành trình đến Mồng 8 Tháng Ba, nhưng cuộc hành trình vẫn cứ diễn ra ngược với ý muốn của King. Cuốn phim được chiếu rộng rãi trên các Đài truyền hình đã tạo công phẫn khắp nước. Cuối cùng cuộc Hành Trình Ngày 25 Tháng Ba đã diễn ra và được mệnh danh là “Quyền Lực Đen” (Black Power). Trên bậc thềm của toà quốc hội tiểu bang, King đọc bài diễn văn được người ta gọi là “Bao Lâu, Không Bao Lâu” (How Long, Not Long).
Năm 1966, sau vài thành công ở Miền Nam, King và các tổ chức dân quyền khác cố gắng mở rộng phong trào dân quyền qua Miền Bắc, khởi đầu với Chicago nhưng không thành công. King và các đồng minh trở về Miền Nam, để lại Jesse Jackson, một thầy dòng có tài diễn thuyết và tổ chức, đảm nhiệm phong trào. Jackson đã thành công trong các cuộc vận động tẩy chay các cửa hàng từ chối mướn người da đen. Các nỗ lực của Jackson đã tạo nền tảng cho các chương trình cơ hội đồng đều (equality opportunity programs) khởi sự vào thập niên 1970.
Mục Sư King với Cuộc Chiến Việt Nam
Từ năm 1965, King bắt đầu bày tỏ những nghi ngờ của ông đối với vai trò của Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến Việt Nam. Trong một cuộc xuất hiện vào ngày 4 tháng Tư, 1967 tại New York City Riverside Church – đúng một năm trước ngày ông bị ám sát – mục sư King đọc bài diễn văn Beyond Vietnam: A Time to Break Silence (Bên Kia Việt Nam: Đến Lúc Phá Vỡ Im Lặng). Qua bài diễn văn này, King mạnh mẽ lên án vai trò của Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến VN là “chiếm VN làm một thuộc địa của Mỹ” (to occupy Vietnam as an American colony) và gọi chính quyền Hoa Kỳ là “nhà cung ứng bạo động lớn nhất trên thế giới ngày nay” (the greatest purveyor of violence in the world today). Ông quên rằng đã từ lâu ông bị thù ghét bởi nhiều người da trắng Miền Nam phân biệt chủng tộc và bài diễn văn này đã làm cho giới truyền thông quay lại chống ông. Báo Time gọi bài diễn văn đó là “bài vu khống có tính cách mị dân nghe kêu như một kịch bản cho Đài Hà Nội” (demogogic slander that sounded like a script for Radio Hanoi); tờ Washington Post thì tuyên bố rằng King đã “làm giảm tính hữu ích cho chính nghĩa của ông, cho đất nước của ông, và cho dân chúng của ông” ( diminished his usefulness to his cause, his country, his people).
King đã đọc Marx khi còn đi học ở Morehouse. Nhưng trong khi ông phản đối “chủ nghĩa tư bản truyền thống (traditional capitalism) thì ông cũng từ chối Chủ Nghĩa Cộng Sản bởi vì “lối duy vật biện chứng” của người cộng sản, vì họ chối bỏ tôn giáo; họ đề cao “tính tương đối của đạo đức” (eyhical relativity); và họ theo đuổi “chủ nghĩa toàn trị chính trị” (political totalitarianism). Rồi từ Việt Nam với qua South Africa (Nam Phi), và qua Latin America (Mỹ Châu Latin), mục sư King đưa ra nhận định: “Hoa Kỳ đang ở về phía sai của cuộc cách mạng thế giới” (US was on the wrong side of a world revolution). Những lời tuyên bố của King lúc này có lẽ đã đi qúa xa và có thể dùng làm những giải thích cho câu hỏi tạo sao ông đã bị ám sát.
Luther King Bị Ám Sát Như Thế nào
Vào tháng Ba 1968, King đi Memphis, Tennessee để hỗ trợ cho những công nhân cầu đường da đen họ đang đình công kể từ 12 tháng Ba để đòi tăng lương và đối xử tốt hơn. Trường hợp cụ thể: công nhân da đen không được trả lương khi họ được cho về nhà vì thời tiết xấu, trong khi công nhân da trắng thì vẫn được trả lương.
Ngày mồng 3 tháng Tư, King trở lại Memphis và đọc diễn văn “I’ve been to the Mountaintop” (Tôi đã đến Mountaintop) tại Mason Church (Nhà Thờ Mason). Máy bay của King tới Memphis đã bị trễ vì có báo động đe dọa đặt bom. Trong đoạn kết của bài diễn văn cuối cùng của sự nghiệp đời ông, khi đề cập tới đe dọa đặt bom, ông nói:
Và rồi tôi đã tới Memphis. Và vài người đã nói tới các lời đe dọa, hay nói về những sự đe dọa đã qua rồi. Cái gì sẽ xẩy đến với tôi từ vài trong số những người anh en da trắng bệnh hoạn của chúng ta? Vâng, tôi không biết cái gì sẽ xẩy ra bây giờ. Chúng ta đã có một vài khó khăn trong những ngày trước mắt (Amen). Nhưng, điều đó bây giờ không quan trọng gì đối với tôi. Bởi vì tôi đã ở trên đỉnh núi rồi. Và tôi không cần để ý. Giống như bất cứ người nào, tôi muốn sống lâu. Trường thọ là tốt. Nhưng bây giờ thì tôi không quan ngại về điều này. Tôi chỉ muốn làm theo ý Chúa. Và Chúa đã cho phép tôi lên tới đỉnh núi rồi. Và tôi đã nhìn qua đỉnh núi. Và tôi đã nhìn thấy miền Đất Hứa và tôi có thể không được phép đến đó cùng bạn. Nhưng tôi muốn bạn đêm nay biết rằng chúng ta, là một dân tộc thôi, sẽ đi tới Miền Đất Hứa. Và, đêm nay, tôi thật là sung sướng. Tôi không lo lắng gì cả. Tôi không sợ bất cứ ai. Mắt tôi đã nhìn thấy vừng sáng của Chúa đến.
Tiến sĩ King đặt phòng 306 ở Loraine Motel do Walter Bailey làm chủ ở Memphis. Cha Ralph Abernathy, bạn thân và là đồng sự của King có mặt lúc King bị ám sát, đã thề rằng King và bạn hữu đã ngụ trong phòng 306, Loraine Motel nhiều lần và phòng này được gọi là căn phòng của King và Abernathy.
Trong khi đứng ở ban công tầng hai của nhà trọ, King bị bắn vào lúc 6:01 chiều ngày 4 tháng Tư, 1968. Các bạn trong phòng nghe tiếng súng chạy ra ban công thì thấy King nằm trên đất. Bác sĩ tuyên bố King chết tại nhà thương St Joseph lúc 7:05 chiều. Cuộc ám sát tạo ra một cuộc hỗn loạn trên 60 thành phố. Năm sau, T.T. Lyndon B. Johnson tuyên bố một ngày tưởng niệm cho sự ra đi của một nhà lãnh đạo dân quyền.
Khoảng 300 ngàn người tham dự tang lễ. Phó Tổng Thống Humphrey thay mặt T.T. Johnson dự tang lễ vì T.T. Johnson e ngại có thể bị phản đối khi tham dự tang lễ. Theo lời yêu cầu của King trong bài giảng cuối cùng của ông vào ngày 4 tháng Hai 1968 tại Ebenezer Church rằng trong tang lễ ông xin đừng nói tới tặng thưởng hay vinh dự gì, mà chỉ nói rằng ông đã cố gắng “cho kẻ đói được no” (feed the hungry); “cho kẻ rách có quần áo mặc” (chothe the naked); “ông là có lý trong vấn đề chiến tranh [Việt nam] (be right on the [Vietnam] war question); và “yêu và phục vụ nhân loại” (love and serve humanity). Cũng theo yêu cầu của King, Mahalia Jackson đã ca bài hát King ưa chuộng: “Take My Hand, Precious Lord” lúc cử hành tang lễ. Theo tiết lộ của nhà viết tiểu sử Taylor Branch, cuộc giải phẫu thi thể cho biết là mặc dầu King mới có 39 tuổi nhưng ông lại có trái tim của một người cỡ tuổi 60.
Thủ Phạm là Ai
Hai tháng sau khi King bị ám sát, một nghi can đào thoát là James Earl Ray bị bắt tại London Heathrow Airport trong khi cố gắng ra khỏi Anh Quốc bằng một thông hành giả mang tên Ramond George Sneyd. Ray lập tức được dẫn độ về Tennessee và bị kết án sát nhân khi thú nhận vụ ám sát ngày 10 tháng Ba, 1969, mặc dầu ông ta đã rút lại lời thú nhận 3 ngày sau khi khai.
Theo lời cố vấn của viên luật sư Percy Foreman, Ray đã chấp nhận khai có tội để tránh bị buộc tội và như vậy rất có thể là bị án tử hình. Sau đó, Ray bị tuyên án 99 năm tù.
Ray bỏ luật sư Foreman và khiếu nại là khi ở Montreal, Canada, Ray đã gặp một người với bí danh “Raoul” là kẻ đã dính líu vào vụ ám sát chứ không phải ông ta và xác nhận là ông ta (Ray) không trực tiếp bắn King.
Vào ngày 10 tháng 6, 1977, ít lâu sau khi Ray ra chứng trước Ủy Ban Thuyển Chọn Hạ Viện về Ám Sát, ông khẳng địng rằng ông ta không bắn King. Sau đó, Ray và sáu bị can khác đã đào thoát khỏi trại giam ở Petros, Tennessee. Nhưng, họ bị bắt lại ngày 13 tháng 6.
Ray là ai? Ray có thực sự là thủ phạm không? Ray đã hành động một mình hay cho một tổ chức nào? Lý lịch của Ray cho biết Ray là một tên trộm cướp nhưng không có tiền án bạo động có vũ khí. Trường hợp của Ray cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng. Hiện nay ngôi mộ của King và vợ ông được đặt trong khu đất của King Center.
Năm 1997, Dexter King, con trai của King, hội kiến với Ray và công bố ủng hộ nỗ lực của Ray xin tòa tái thẩm.
Năm 1999, góa phụ Coretta Scott King thắng vụ án chống Loyd Jowers và những đồng lõa khác chưa rõ tên tuổi. Jowers cho rằng ông ta đã nhận $100 ngàn đô la để dàn dựng vụ ám sát King. Bồi thẩm đòan gồm 6 vị da trắng và 6 vị da đen đã cho rằng Jowers có tội và rằng “các cơ quan chính quyền là những đương sự” của vụ ám sát. Tuy nhiên, nhà viết hồi ký của King là ông David Garrow, ông này không dồng ý với luật sư gia đình của King cho rằng chính quyền đã giết King.
Năm 2000, Bộ Tư Pháp (Department of Justice) hoàn tất hồ sơ về vụ Jowers và không tìm thấy chứng cớ để buộc tội đồng lõa.
Ngày 6 tháng 4, 2002, báo New Yorl Times tường thuật rằng một giáo sĩ nhà thờ, Ngài Ronald Denton Wilson, nhìn nhận rằng cha của ông, Henry Clay Wilson, chứ không phải là Ray, đã ám sát King. Ronald Wilson nói: “Đây không phải là vấn đề chủng tộc; cha ông ta nghĩ là Luther King có dính líu tới Cộng Sản, và ông ta muốn diệt trừ King.”
King và FBI
King thực sự có những liên hệ với Cộng Sản mà FBI đã phải quan tâm.
Theo chỉ thị viết tay của Chưởng Lý Robert F Kennedy, các cơ quan FBI bắt đầu theo dõi King và tổ chức SCLC từ 1961. FBI đặc biệt theo rõi viên luật sư tín cẩn nhất của King là Stanley Levison ở New York City. FBI phát hiện là Levison đã có dính líu với Đảng Cộng Sản Mỹ. Báo cáo được gửi tới Chưởng Lý Robert F. Kennedy và Tổng Thống John F. Kennedy. Cả hai đã cố gắng thuyết phục King lánh xa Livison nhưng không có kết qủa. Về phần King, ông ta phủ nhận những liên hệ của ông ta với Cộng Sản. Tuy nhiên, giám đốc FBI, James Edgar Hoover, đã gọi King là “tên nói dối nổi tiếng nhất trong nước” (the most nototious liar in the country).
Qua bên kia đường đối diện với Lorraine Motel (nơi King trú ngụ khi bị ám sát) là một trạm cứu hỏa bỏ trống. Cạnh trạm là căn nhà có phòng cho thuê mà James Earl Ray (kẻ tình nghi ám sát King) đang mướn. FBI được chỉ định quan sát King trong lúc King xuất hiện trên ban công ở tầng hai của Lorraine Motel vào cuối ngày hôm đó. Ngay sau khi tiếng súng nổ, tất cả sáu nhân viên chạy ùa ra khỏi trạm và là những người đầu tiên tiếp cứu King. Sự có mặt của những nhân viên này dẫn tới suy luận là FBI có dính líu vào vụ ám sát King.
Kết Luận
Luther King là một nhà hoạt động xã hội chính trị rất hăng say. Mục tiêu chính và là mục tiêu ban đầu của ông là tranh đấu dân quyền cho người da đen đặc biệt là người da đen ở Miền Nam. Ông tuyên bố áp dụng chính sách bất bạo động của Gandhi nhưng tầm mức hoạt động của phong trào dân quyền của ông thực tế không giống như hoạt động của Gandhi vì ông đã đụng chạm tới nhiều người, đặc biệt là nhiều nhóm quyền lực lớn ở Hoa Kỳ trong khi Gandhi chỉ đương đầu với một nhóm chính quyền đại diện cho Anh Quốc. Hơn nữa King lại đi qua xa khỏi những mục tiêu ban đầu – đòi hỏi công bằng đối xử và công ăn việc làm cho người da đen - bằng cách chỉ trích thẳng thừng chính sách của chính phủ và đưa ra những chính kiến đậm màu sắc chủ thuyết cộng sản mà đa số các nhà tư bản Mỹ đã từ lâu coi như là không thực tiễn và đã vất bỏ vào thùng rác. Sự kiện này khiến King trở thành mục tiêu của nhiều hăm dọa. Chẳng hạn, một bức thư nặc danh gửi cho King đúng trước khi ông nhận giải Nobel Hòa Bình viết: “… Công chúng Hoa Kỳ, các tổ chức tôn giáo họ đang giúp đỡ - Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, và Do Thái biết mi đã hoạt động cho cái gì - một con thú độc ác. Những người khác đã hộ trợ mi cũng là những con thú như vậy. Mi phải bị chấm dứt. King, chỉ còn có một điều để mi làm. Mi biết điều đó. Mi có đúng 34 ngày để làm điều đó. Mi hết rồi. Chỉ có một cón đường thoát cho mi. Mi nên thực hiện trước khi con người dơ dáy gian dối của mi bị loại ra khỏi đất nước”. Lá thư này thường được giải thích như là lời kêu gọi King tự vẫn, mặc dầu William Sullivan lý luận rằng nó có thể là chỉ muốn “thuyết phục King từ bỏ SCLC (Hội Lãnh Đạo Tín Đồ Miền Nam).”
Tóm lại, dù Luther King bị ám sát do một cá nhân hay do âm mưu của một tổ chức, cuộc đấu tranh cho dân quyền cho người da đen trước sau vẫn là giấc mơ chính của ông hằng ấp ủ và ông đã chết vì giấc mơ đó đã nở ra quá sớm trước khi nó trở thành sự thật. Ông tỏ ra biết trước tính mạng ông đang bị de dọa. Nhưng dường như đã có một lực gì trong ông thúc đẩy khiến ông tiếp tục tiến bước và chấp nhận mọi hiểm nguy. Ông đã nói: “Tôi không sợ bất cứ ai. Mắt tôi đã nhìn thấy vừng sáng của Chúa đang đến với tôi.”
Hơn 100 năm sau, ngày 14 tháng 4 1865, Tổng Thống Abraham Lincohn bị ám sát cũng vì ông tranh đấu cho người nô lệ da đen được giải phóng. Kẻ ám sát ông là John Wilkes Booth đào tẩu qua sông Potomac nhưng mười ngày sau đó đã bị vây bắt nhưng hắn không chịu đầu hàng. Hắn bị trúng một viên đạn gần chỗ trúng của viên đạn hắn bắn TT Lincohn. Trong lúc hấp hối, tên sát nhân nói: “Hãy nói với mẹ tôi rằng điều tôi đã làm là tôi làm cho lợi ích cho xứ sở.” (Tell my mother that what I did, Idid for the good of our country). Rõ ràng là tự do có giá của nó và phải trả gía mới có tự do.
Ước Mơ của Mục Sư Luther King Thành Sự Thật
Đúng như lời kêu gọi của ông, điều mơ của Mục Sư Tiến sĩ King - mà cũng là chân lý của loài người văn minh - cuối cùng đã thành sự thực! Ngày nay nhờ tinh thần tranh đấu cao qúy phát khởi từ ông, nhiều đạo luật đã được ban hành triệt để cấm các hành động phân biệt da màu và bảo đảm công bằng đối xử đối với công nhân. Hiện đã có hàng trăm ngàn viên chức chính phủ là người da mầu, trong số đó có nhiều người là nhà lập pháp, quan tòa, bộ trưởng, thống đốc, chưa kể số các thị trưởng, và cảnh sát trưởng địa phương. Mặt khác, các chủng tộc khác sinh sống tại Hoa Kỳ như người Tầu, Đại Hàn, Nhật, Việt Nam, Phi, Ấn, và Mễ đã không còn bị phân biệt và bị đối xử tệ nữa.
Những Tưởng Thưởng trước và sau khi Martin Luther King, Jr. Qua Đời
Ngoài Giải Thưởng Hòa Bình năm 1964, Uỷ Ban Do Thái Hoa Kỳ (American Jewish Committeee) năm 1965 trao tặng King Huy Chương Tự Do Hoa Kỳ (American Liberties Medallion) cho “sự thăng tiến đặc biệt của King về những nguyên tắc của tự do và nhân quyền”. Mục sư King đã phát biểu khi nhận những huy chương này như sau: “Tự do là một điều. Bạn sẽ có nó tất cả hoặc là bạn chẳng được tự do” (Freedom is one thing. You have it all or you are not free).
Năm 1965 King được tặng Tưởng Thưởng Pacem in Terris Award (Bằng Khen Hòa Bình trên Thế Giới) của Giáo Hoàng La Mã.
Năm 2006, hơn 730 thành phố ở Mỹ, đã có những đường phố mang tên King. Tên Quận King (King District) ở Washington được tái tặng để vinh danh King vào năm 1986 và đã đổi biểu tượng thành một bức hình bộ mặt của ông vào năm 2007. Trung tâm chính quyền thành phố ở Harrisburg, Pennsylvania, là tòa thị sảnh duy nhất ở Hoa Kỳ được đặt tên để vinh danh ông.
Năm 1966, Liên Hiệp Hội Đời Cha Mẹ Có Kế Hoạch của Hoa Kỳ (Planned Parenhood Federation of America) trao Tưởng Thưởng Magaret Sanger cho King vì “cuộc chống đối can đảm của ông chống lại sự cuồng tín và sự cống hiến suốt đời của ông cho sự thăng tiến công bằng xã hội và phẩm gía con người”.
Năm 1968, sau khi King đã qua đời, Chính quyền Jamaica tặng King Tưởng Thưởng The Marcus Garvey Prize for Human Rights.
Năm 1971, King được tưởng thưởng Grammy Award vì Từ Ngữ Hay Nhất trong bài diễn văn của ông “Why I Oppose the War in Vietnam” (Tại Sao Tôi Chống Cuộc Chiến ở VN).
Năm 1977, Tổng Thống Jimmy Carter trao Tưởng Thưởng President Medal Freedom cho cố mục sư King.
Theo cuộc thăm dò của Gallup, Luther King là nhân vật được hâm mộ đứng hàng thứ nhì trong thế kỷ thứ 20.
King được chọn là Nhân Vật Vĩ Đại Nhất đứng hàng thứ ba theo cuộc thi do Discovery và AOL tiến hành.
( Binh Hoang chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm