Đoạn Đường Chiến Binh
MẸ ƠI! CON SẼ VỀ - Anh Phương Trần Văn Ngà
Bút ký của Anh Phương
Lễ sớm sáng Chúa nhựt 12.5.2019 - Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day) của đất nước Hoa Kỳ, khi Linh Mục Chánh Xứ Họ Đạo Sacramento giảng về Ngày Từ Mẫu, tự nhiên, tôi không cầm được nước mắt cứ chảy tuôn trào ướt cả mắt kiếng, suốt cả buổi lễ còn lại, tôi xúc động mạnh nhớ Mẹ Hiền của tôi muôn vàn kính yêu. Như cuốn phim quay chậm, từ đó tôi không còn nghe Cha giảng thêm gì nữa mà chỉ nghĩ, nhớ đến Mẹ Hiền...
Mẹ tôi là một người đàn bà an phận, chân chất, quê mùa, mộc mạc, đạo đức, luôn vì mọi người... Trên cõi đời này, đối với riêng cá nhân tôi, không có bất cứ một người phụ nữ nào khác cao đẹp hơn Mẹ tôi về những đức tính cao quý của Bà là luôn bố thí giúp đở người nghèo chung quanh từ hồi còn ở nhà quê Bà Bài cho đến lúc tản cư sanh sống tại tỉnh lỵ Châu Đốc. Bà hiền lành, thật thà và luôn dạy con là phải sống đạo đức lương thiện và cố gắng học biết nhiều chữ nghĩa hơn Bà để giúp gia đình và xã hội, luôn sống mình vì mọi người. Đó là chân lý của Bà Mẹ quê - Mẹ kính yêu của tôi. Mẹ tôi giữ trường trai hơn năm mươi năm cho đến ngày Cụ qua đời năm 1981 tại Tây Ninh (từ Châu Đốc tản cư lên Tây Ninh vì quân Khơ Me đỏ pháo kích ác liệt vào Thị Xã Châu Đốc và có thể tấn công chiếm Châu Đốc... khoảng năm 1979. Bà hưởng thọ 83 tuổi (sanh năm 1898 tại Nhà Neo trên bờ kinh Vĩnh Tế - Châu Đốc, cách quê chồng ở Bà Bài hơn sáu cây số).
(Hình: Mẹ tôi trong đạo phục Đạo Cao Đài)
Mẹ ơi! con sẽ về sống với Mẹ suốt quãng đời còn lại của Mẹ!.
Tôi cứ lẩm nhẩm nói thầm trong đầu như những năm tháng ở trong tù khi còn ở trại tù Sơn La khi vào mùa đông, sự lạnh buốt tới tận xương tuỷ, những tù nhân ốm đói rách dù trùm kín mền từ chân tới đầu chỉ chừa một khoảng trống nho nhỏ bằng một cái áo cuốn tròn kê nâng mí mền lên một chút gần mũi miệng để tránh bị ngộp thở. Lúc bấy giờ tôi nhớ Mẹ tôi da diết, nhớ vợ con được xếp thứ hai, Mẹ tôi già mà lại ăn chay trường, sức khỏe chắc chắn không bằng người trẻ. Còn tôi nhớ vợ con khi thiếu ăn, đói và vào thời điểm lao động quá sức, mang vác hàng mấy chục cây vầu hay gánh tranh nặng trĩu về trại, ước gì công việc cực nhọc này giúp cho vợ con thì tốt biết bao, thật trớ trêu nghiệt ngã!.
Câu nói Mẹ ơi! con sẽ về mà tôi nhớ lại, đã thường ấp ủ ray rức suốt những năm tháng tù đày khổ sai. Sức khỏe của mẹ "thân già như chuối chín cây..." nay bỗng trở lại trong đầu tôi, không biết sức khỏe Mẹ ra sao, khi ngồi bó gối trên một chuyến xe hàng từ Phan Thiết chạy vào Sài Gòn của ngày đầu được thả ra khọi trại tù.
Tôi và bốn năm anh em bạn tù vừa được thả ra ban chiều của tháng giêng năm 1985, cận ngày Tết Nguyên Đán. Chúng tôi không để mất thời gian, chỉ còn cách xách giép đi chân đất cho nhanh, không dám đi chậm sợ có cán bộ trại tù "rượt theo", có thể chận lại bắt chúng tôi làm "nghĩa vụ" riêng tư cho họ, một hình thức bóc lột sức lao động của tù cải tạo thêm nữa.
Gần hai tuần, đã có lệnh thả ra trại từ Bộ Nội Vụ, chúng tôi được dồn lại ở riêng để chuyên đốn cây thao lao còn có tên khác là cây bằng lăng, một loại gỗ khá qúy, đặc biệt là đóng ghe tàu, vừa nhẹ, lướt nước tốt và có thể tránh được "hà" bám làm hại ghe tàu. Loại cây gỗ thào lao ở khu Rừng Lá này có nhiều vô số kể. Cái chuyện bốc lột sức lao động này là nhằm gây qũy cho trại, theo lời nói của tên trại trưởng trại Thủ Đức Z30D (tên trại là Thủ Đức mà lại thuộc Hàm Tân - Thuận Hải), đó là kế hoạch trước sau như một, "xâu táo" tù nhân của trại tù này nhằm vơ vét sức lực lao động tù lần cuối làm kinh tế cho túi tham không đáy của cán bộ trại.
Tại Rừng Lá Hàm Tân, ngoài lá buông, một loại lá có màu vàng nhạt rất đẹp để làm nón hay các đồ thủ công mỹ nghệ đẹp mắt, còn có rừng cây thao lao bạt ngàn như vô tận. Khi các tù nhân từ miền Bắc chuyển trại vào khu rừng này đầu năm 1980, xung quanh lán trại tù, những cây thao lao to tổ chảng có khắp nơi. Sau hai năm, tôi ở trại này kể như không còn một cây thao lao lớn hay nhỏ gì nữa ở gần trại. Chẳng những thế, những cây thao lao ở xa trại chừng vài cây số cũng không còn cây to nào nữa, cành lá vung vãi khắp nơi. Thế mới biết "sức mạnh" của tù cải tạo ghê gớm thật. Tôi đã từng ở trại tù Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phú trên đất Bắc, khi mới đến lo cất lán trại để tự mình nhốt mình, xung quanh cây xanh um tùm, chỉ ở chừng vài tháng, sự quang đảng đã về với trại tù. Những rừng vầu (một loại tre, gần giống như cây tầm vông ở miền Nam) như vô tận từ triền núi đến sườn đỉnh núi ở khu vực Mường Cơi - Sơn La. Xung quanh trại không còn một bụi vầu dù lớn hay nhỏ vì bộ đội cộng sản Bắc Việt ra lệnh "tàn sát" hết vầu đem về làm hàng rào trại hàng bốn năm lớp, một con thú nhỏ cũng khó chui qua nếu chúng không biết leo trèo như loài sóc. Còn những cây gỗ khác cũng đốn sạch, thân cây to, tù cưa tại chỗ lấy gỗ dùng đóng tủ bàn, ghế, hòm (rương) cho cán bộ và cành lá được gom mang về trại dùng làm chất đốt.
Mấy anh em chúng tôi vừa đi nhanh như là chạy lúp xúp vì sợ bị cán bộ chận dọc đường "nhờ" tù ở lại một vài ngày làm việc riêng cho gia đình chúng, chuyện này đã xảy ra nhiều lấn rồi, anh em tù truyền miệng nhau. Khi ra khỏi trại là đi nhanh hay chạy được càng tốt để sớm ra quốc lộ 1, xin đi nhờ xe đò hay xe hàng về Sài Gòn.
Khi ra đến ven lộ, trời đã đã bắt đầu tắt nắng, nhá nhem tối, khói lam chiều xa xa đã vươn lên trên khu rừng già trước mặt, cảnh vật chung quanh yên lặng như tờ. Giờ này, không còn xe đò, chúng tôi đành chờ đợi xe hàng để đi nhờ. Hơn 7 giờ tối, chúng tôi thấy có ánh đèn xe từ xa, cả bọn, đứng ra ven lộ vẫy tay xin "quá giang". Chú tài xế còn trẻ rất dễ thương tắp xe vào lề, "bác tài" nói trước, chắc mấy chú mới được thả ra, lên xe cháu chịu chật một chút, cháu sẽ đưa mấy chú về đến bến xe đò miền Đông, từ đó gọi xích lô hay đi taxi về nhà rất thuận tiện. Đó là tấm lòng của người dân từng sống dưới chế độ cũ đối xử vô cùng tốt đẹp với người bị nạn, bị tù, họ có một cử chỉ tiếp nhân xử thế nhân hậu, cao đẹp quá sức tưởng tượng. Chúng tôi rối rít cám ơn, vội leo lên xe như trút được nỗi lo sợ ám ảnh bị bắt xâu làm tạp dịch nữa, mọi người đều vui mừng thoát nạn tù và cũng thoát cảnh bị bắt làm thêm chuyện riêng tư cho cán bộ trại.
Từ bến xe đò Miền Đông đi xích lô về đến nhà ở đầu cầu chữ Y cũng khá xa, mất cả tiếng. Đêm về khuya, nhưng người còn tấp nấp đi chợ đêm mua sắm Tết, khoảng 11 giờ tối 27 tháng chạp âm lịch. Sở dĩ, tôi chọn đi xích lô mà không đi taxi vì giá cao gắp đôi. Lý do khác, đi xích lô, không mui bị che mắt dù chậm, tôi có dịp nhìn ngắm lại cảnh chợ Tết về khuya và những con đường xưa quen thuộc từ Gia Định về Sài Gòn của mười năm về trước. Sài Gòn thân yêu của tôi ngày nay hình như bị thương tích như tôi, bị đập phá lung tung, tên đường thay đổi, diện mạo Sài gòn đổi thay nhiều, và hầu hết di tích tượng đài lịch sử của Sài Gòn biến mất. Còn thân xác của tôi bây giờ không còn sự hiên ngang khí phách của một người chiến sĩ trong thời chiến, chỉ còn thân xác gầy gò như kẻ vô hồn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị bắt lại cầm tù xa vợ con vì còn quản chế tại gia thêm năm năm nữa. May mắn là tôi không bị gởi xác lại đất Bắc khổ nhục, là phúc đức của Tổ Tiên, như phước lớn của Mẹ tôi ăn chay trường và luôn cầu nguyện tôi sớm được thả ra, tôi tin Mẹ tôi còn sống chờ tôi về sum họp.
Sài Gòn bây giờ đã đổi tên, không phải Sài Gòn của tôi năm xưa đầy ắp kỷ niệm nên thơ tuyệt vời khi tôi còn đi học, dạy học và phục vụ trong Quân Đội cho đến ngày cuối cùng mất nước cũng như nghề viết báo làm báo của tôi sẽ không còn đất dụng võ nữa.
Khi xích lô ngừng lại tại dốc cầu chữ Y, nhánh Chánh Hưng, trước quán cà phê quen thuộc, cạnh bên con hẻm dẫn vào nhà tôi. Người mà tôi thấy đầu tiên cũng đã nhận ra tôi, vồn vã nói lớn TT N. về, đến bắt tay tôi chúc mừng ngày mãn hạn tù trở về với gia đình. Đó là nghệ sĩ cải lương Minh Chí, ở cạnh nhà tôi, Minh Chí nổi danh vua Xàng Xê. Nhờ ông nói lớn tên tôi, gia đình tôi hay biết vì đang còn thức, chạy hết ra đường đón ngày trở về "huy hoàng" của một tên tù khổ sai biệt xứ gần tròn mười năm. Nay may mắn còn mạnh khỏe đi đứng vững vàng, không đi xiêu vẹo như nhiều bạn tù khác, trở về đoàn tụ với gia đình.
Khi bước xuống xích lô, tôi nói với anh lái xe, đợi tôi gọi gia đình đem tiền lên trả vì tù đâu có đồng nào trong túi, mãi vui mừng gặp lại anh năm Minh Chí và bà con chòm xóm để chú lái xe xích lô đợi lâu, rất tội nghiệp mà chú như vui lây cũng hòa chung niềm vui của bà con xóm giềng, tôi đề nghị gia đình trả tiền cuốc xe lên gắp đôi.
Khi vào nhà, không thấy có Má tôi vì Bà lúc nào cũng muốn ở gần vợ chồng con cái chúng tôi và nhứt là gặp dâu ngọt, thương Mẹ chồng còn muốn hơn Mẹ ruột. Tôi hỏi liền Má ở đâu, bà xã tôi mới nói Má đã mất ở Tây Ninh, cách đây mấy năm rồi. Tôi chỉ biết ngậm ngùi, lúc bấy giờ tôi không còn nước mắt để khóc cho người Mẹ già yêu quý tôi nhiều nhứt trong gia đình đông con.
Gia đình tôi không biết bao giờ tôi mới được thả ra khỏi nhà tù nên không biết ngày tôi về. Tôi nói đi tắm để trút bỏ lớp bụi đất tù, trong lúc gia đình nấu cho tôi một nồi cháo trắng, ăn với khô nướng cá sặc bổi. Đây là cách ăn của quê tôi khi đêm tối, đúng truyền thống văn hóa ẩm thực của quê hương Bà Bài của tôi khi bất ngờ đãi khách quý chỉ nấu được cơm hoặc cháo ăn với khô nướng. Bữa cháo trắng với khô cá sặc Châu Đốc nướng đầu tiên sau mười năm lao lý, sao ngon quá, còn hơn tôi đi ăn tiệc của nhiều nhà hàng lớn sang trọng năm xưa.
Tôi vui mừng cùng với vợ con cho mãi hơn một giờ khuya mới đi ngủ. Vừa đặt lưng xuống giường quen thuộc năm xưa, nay tấm nệm hình như đã được vá nhiều chỗ giống như thân phận tôi bây giờ, chỗ nào cũng rách cũng hư cần phải nhờ vợ con gia đình ngoại nội tân trang lại cho theo kịp cuộc sống nghèo khổ của xã hội mới đang xếp loại gia đình tôi vào loại người đứng hàng trên chục, hạng chót trong cái xã hội mà tôi phải lê lết sống, phải biết nín thở qua sông... Tôi nghiệp, vợ con sống nheo nhóc sau cú vượt biên ở Đại Ngãi - Sóc Trăng bất thành kể như trắng tay, không còn một tài sản nào còn có thể bán ra tiền nữa. Hơn nữa, bà xã tôi cũng là cựu Thiếu tá Nữ Quân Nhân, đã từng nếm trải mùi tù cải tạo tân khổ hơn ba năm và cũng thêm năm năm quản chế. Chúng tôi có nhiều cái chung, giống nhau, cùng đơn vị Sư Đoàn 21 Bộ Binh, phục vụ ở Quân Đoàn IV khá lâu, đổi về Sài gòn cùng ở trong Trại Lê Văn Duyệt chỉ khác đơn vị, từ cấp bậc Thiếu úy đến Thiếu tá, tôi với bà thăng cấp cùng năm, tôi trước vài tháng. Đi trình diện ở tù cùng ngày cùng chung chỗ - trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Kỳ (tên mới là Lê Hồng Phong), đưa lên Thành Ông Năm (Hóc Môn), nhốt riêng chỉ cách nhau bằng 1 hàng rào kẽm gai...
Càng khuya, tôi lại càng ray rức, bâng khuâng nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác, không dám đụng bà xã nằm cạnh bên cần phải ngủ để sáng thức sớm còn ra chợ trời dành được chỗ buôn bán cũ - khu chợ An Đông, sợ người khác chiếm mất. Đến lúc này, hình bóng Mẹ tôi lại hiển hiện trước mắt, tôi đã khóc vì quá thương Mẹ mất mà tôi còn ở trong tù không biết để chịu tang Mẹ. Tôi cứ tin là Mẹ mình còn sống khỏe mạnh ở Tây Ninh. Khoảng năm 1979, tỉnh lỵ Châu Đốc thường bị pháo kích, quê Bà Bài của tôi, Khơ me đỏ đóng quân cả Sư đoàn. Người ta đồn đoán là quân Khơ Me đỏ sẽ đánh chiếm Châu Đốc cho nên gia đình hai chị tôi ở Tây Ninh tức tốc về Châu Đốc đón Mẹ tôi về ở nhà chị thứ Chín, chị kế, tôi thứ mười. Sau này, viết báo ở hải ngoại, cũng có chút khôi hài, tôi có lấy bút hiệu Năm Voi tức là 5 con voi (voi đực) có 10 cái ngà, đúng thứ mười và tên của tôi - Năm Voi tức là Mười Ngà...
Sáng hôm sau, các con đi học hết, tôi đạp xe đạp đi đến chợ trời khu chợ An Đông, ngồi cạnh bà xã, mới biết khi Mẹ tôi bị lảng trí, quên quên nhớ nhớ, thường bỏ nhà đi lang thang với gương mặt luôn buồn ngơ ngác. Khi chị chín tôi tìm gặp Me, hỏi Má đi đâu. Bà trả lời gọn hơ: tao đi tìm thằng N, nó đi đâu lâu quá không về ăn cơm...Cả một đàn con cháu đông đảo mà Bà chỉ nhớ tên tôi cứ nhắc cứ trông đợi tôi về bên Mẹ. Nghe vợ tôi kể lại, những ngày cuối đời lúc nào Mẹ cũng nói với con cháu tao muốn về ở với thằng N... tôi nghe đến đâu thì nước mắt lại ứa ra đến đó dù cố gắng kềm nén vì chỗ buôn bán đông người.
Từ đó, tôi nguyện trong lòng quyết tâm làm có tiền để tu sửa mộ Mẹ tôi vì khu đất Thánh - nghĩa địa của đạo Cao Đài ở Tây Ninh, nay bỏ hoang phế vì không có người trông nom để trâu bò tha hồ ăn cỏ, phá hư nhiều mồ mã...
Công việc như mọi ngày, tôi lo cơm nước chợ búa, bốn đứa con cũng nếm trải mùi tù vượt biên bị ở lại lớp và bà xã t6i có nhờ người quen vận động với bà Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Thực Hành (Bắc Kỳ 2 nút), chúng mới được tiếp tục học và cũng trớ trêu "con ngụy" chúng lại học giỏi hơn con cán bộ được đề cử giữ nhiệm vụ Trưởng Lớp có cơ hội "chỉ huy" đám con cán bộ từ miền Bắc vào. Cả 3 đứa con gái từ đó sang qua trường trung học Lê Hồng Phong (Pétrus Trương Vĩnh Ký cũ) cũng đều được làm Trưởng Lớp.
Nhiệm vụ chính của tôi lúc này là làm nội trợ. Khi năm mẹ con ra khỏi nhà cũng là lúc tôi chuẩn bị đi mua thức ăn ở chợ Nancy rất gần nhà chỉ cách có cầu Chữ Y, từ đầu bên nây sang đầu bên kia. Tôi cũng ăn diện đàng hoàng dù túi không có nhiều tiền như năm xưa, áo bỏ trong quần đi giày da (may không đem bán), không ăn mặc lượm thượm như cán bộ VC, áo bỏ ra ngoài phất phơ, đi dép lẹp xẹp. Những người muôn năm cũ chế độ Sài Gòn trước 1975, nhận biết rõ ai là VC ai là tù cải tạo mới ra...và có cách cư xử đúng đắn khác nhau. Nhiều tiệm cà phê biết tù cải tạo "mới ra lò" uống cà phê gần chợ Nancy, chủ quán không lấy tiền, kể cả ăn phở ngay trong chợ An Đông, gặp phe ta cũng không lấy tiền. Đó mới biết tình nghĩa của lớp người xưa chân thật lương thiện so với cán bộ mới sau này chỉ biết "vạn sự chỉ ư tiền".
Hàng đêm cứ mãi suy nghĩ vẩn vơ, cứ trông mau sáng để làm nhiệm vụ nội trợ mà cả cuộc đời tôi trước năm 1975 không bao giờ biết rửa chén nấu cơm, lau quét nhà, giặt quần áo... nay biết hết mọi thứ, thay đổi đời từ giới trung lưu "lên" giai cấp vô sản bần cùng "làm chủ xã hội đất nước" như cán bộ VC thường nói nhân dân làm chủ mà, chắc như bắp lép vậy!
Sau tuần đầu quản chế, tôi đến công an phường ký vào sổ điểm danh kiểm soát của họ. Ngày hôm sau, tôi xin vợ tiền mua vé xe đi Tây Ninh cúng mộ Mẹ. Các cháu đưa tôi đến mộ Mẹ, tôi lại xúc động nhiều vì mộ đã bị hư bể nhiều chỗ, rêu mốc...vì gia đình hai bà chị cũng bị cách mạng "đì" và lại quá nghèo phải ăn cháo hay khoai mì trừ cơm. Tôi đốt nhang vái thầm Mẹ phù hộ con bình an, vợ con buôn bán được con sẽ tu sửa lại ngôi mộ Mẹ cho mới đẹp như nhiều mộ gần bên. Về nhà bà chị tôi có làm mâm cơm chay cúng Mẹ, cả gia đình cùng ăn, tôi vội vã bảo một đứa cháu giúp đưa tôi ra bến xe về Sài Gòn. Mới ra tù còn nhát lắm, còn bị quản chế không dám đi xa nhà qua đêm. Dần dần cũng hết nhát, đi về thăm bà con ở Châu Đốc ở được 5 ngày, cuối tuần đến phường công an ký vào sổ là xong được một tuần tuân thủ pháp luật của nhà nước với nền luật pháp cong queo.
Sau Tết Nguyên Đán, các trường tiểu học ở Sài gòn như đồng loạt ra lệnh học sinh tiểu học phải mặc đồng phục áo sơ mi trắng ngắn tay mà các chợ ở Sài Gòn hết sạch. Bà xã tôi gợi ý, các chợ tỉnh có thể còn nhiều loại áo sơ mi trắng này vì chưa có lệnh bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục, mình đi Tây Ninh thăm mộ Má và gia đình 2 chi, đi ra chợ coi xem còn có hàng áo sơ mi trắng này không? Nếu có, mua mang về bán, chắc lời nhiều.
Tôi lại đi Tây Ninh, ngồi trong xe đò, thấy mình quá lẻ loi, hầu hết người đi xe Tây Ninh đều là dân buôn bán - bạn hàng. Đa số là phụ nữ cũng có vài người đàn ông cũng là những tay chuyên buôn bán đồ lậu, hàng chợ trời từ Campuchia tuồng sang ở chợ Gò Dầu, chợ Tây Ninh hay ở nơi nào đó trên đường đi Tây Ninh, đủ mọi thứ hàng "dù" qua các trạm thuế. Món hàng nhiều nhứt là thuốc lá Samit (không biết viết tên thuốc lá này có đúng không?) mà tôi cũng rất thường hút. Tôi cầu nguyện Mẹ linh hiển về phù hộ con mua được nhiều áo sơ mi trắng, bán có lời, con sẽ làm lại mộ Mẹ. Lần này tôi mua hết tiền bà xã đưa, bốn hay năm chục áo sơ mi trắng, tôi mang về nhà, các cháu tôi cuốn tròn thật chặt, bỏ vào một cái túi bàng khá lớn trên có để vài trái đu đủ, khóm... như che mắt phàm phu. Điếc không sợ súng, tôi cứ để bên cạnh chỗ ngồi không có giấu cất như nhiều bạn hàng khác. May mắn, tôi là một trong số hành khách trên xe đò này, là người lớn tuổi nhứt, bác tài nói chú lớn tuổi, không phải xuống xe tại các trạm kiểm soát (hình như từ Tây Ninh về Sài Gòn có đến ba hay bốn trạm kiểm soát). Các bạn hàng qua trạm bị kiểm soát rất kỹ từ túi xách cho đến hàng dấu dưới ghế ngồi. Tôi tỉnh bơ, cái túi xách của tôi họ không đề ý tới, có nơi cán bộ thuế đá nhè nhẹ rồi bỏ đi. Thật tình mà nói, người gian mà thoát nạn, cũng đi buôn đồ bị cấm hay nói cách khác là trốn thuế từ chỗ này sang chỗ khác. Chuyến buôn này, về trúng mánh, áo bán sạch sành sanh trong 2 ngày, lời gần một lời một. Tôi lại đi chuyến hàng nữa, cũng cầu nguyện Mẹ phù hộ vì chuyến hàng trước còn nhát và ít vốn nên chưa đủ tiền xây sửa làm lại mộ bia hoàn toàn mới và có cúng tạ mã nữa. Tôi thầm vái như vậy suốt hành trình đi đến Tây Ninh. Thay vì như hai lần trước đến nhà chị tôi trước, rồi muốn đi đâu, các cháu đạp xe đưa Cậu 10 đi. Lần này, từ bến xe, tôi đi xe lôi đến thẳng chợ hợp tác xã cũ, có bốn năm cửa hàng bán áo sơ mi trắng tôi vét sạch mà vẫn còn dư tiền, mua được khoảng trên 60 cái. Tôi cảm thấy vui khỏe trong người vì mua hết áo sơ mi của hợp tác xã tại Tây Ninh, bỏ vào túi bàng cẩn thận, bèn bước qua một nhà hàng cũng trong hợp tác này, coi bộ hấp dẫn có nhiều món ăn ngon. Lần này, chịu chơi, tôi mua 1 điếu thuốc lá 3 số (555) phì phà cũng nhìn trời hiu quạnh như ai vậy, gọi một chai bia ngon xịn. Không phải như từ ngày ra tù, tôi chỉ dám uống bia "lên cơn" tự biên tự diễn làm hay gọi là sản xuất bằng những xác mía, vỏ khóm... vừa rẻ cũng vừa làm cho đầy bụng, không bị bịnh cũng là may. Ngon hơn nữa, tôi gọi thêm món bò lúc lắc để đưa cay mà món này tôi thích nhứt khi nhậu ở nhà hàng Nam Đô của ông Bầu Ứng trước năm 1975. Tôi nhớ lại, cái cô thường bưng dĩa lúc lắc quen thuộc, với một bộ giò trường túc, tay, mặt trắng hồng trông thấy cũng đã ngon rồi, cô còn nói Ông Bầu nói tặng anh dĩa lúc lắc mỗi lần anh đến nhậu ở đây. Lời nói năm xưa đó còn văng vẳng đâu đây, tôi vái vong hồn ông Bầu, đã về cõi Phật khi Sài Gòn bị chiếm sau vài năm thì ông mất, khách sạn và nhà Nam Đô cũng như nhiều tài sản khác cũng đều cất bước ra đi theo cách miệng hết sạch. Tôi hy vọng vong linh ông cùng bay về nhậu cùng tôi, ông Bầu Ứng ơi!.
Cũng như lần trước, các cháu tôi cũng cuốn gói thật chặt, trên cũng ngụy trang để vài trái xoài, ổi và miếng mít đang ăn dở dang. Tôi lên xe cũng được bác tài dành cho chỗ ngồi trước gần tài xế, qua các trạm lần này tôi ít hồi hợp hơn lần trước vì đây cũng là chuyến buôn chót mặt hàng này. Lần này, áo sơ mi bán hơn một tuần mới hết, cũng lời khá, dư tiền tu sửa làm lại mộ bia mới cho mộ Mẹ tôi.
Nhắc đến Mẹ, tôi nhớ kính yêu nhiều hơn Cha vì Ba tôi rất hào hoa, đẹp trai và chịu chi, xài sang nên ông có thêm phòng nhi chánh thức, có thêm 5 đứa con ở Sóc Trăng, cộng với hệ, dòng chính của tôi có mười một đứa con, sơ sơ mới có 16 người. Không biết có con rơi rớt ở đâu đó nữa không, có Trời mới biết vậy.!
Còn Mẹ, ở nhà chịu cực khổ khi mùa cày bừa sạ lúa và nhứt là mùa cắt gặt lúa có đến mấy chục người đến giúp, Mẹ tôi là "tổng khậu' quán xuyến nấu nướng cho người làm công ăn. Mẹ tôi quá giỏi, đảm đang, thức khuya dậy sớm chỉ biết làm việc quần quật suốt ngày dù có mướn người giúp việc quanh năm. Mẹ tôi cực lắm mà chẳng thấy khi nào Bà cằn nhằn Ba tôi.
Khi rổi rảnh thì Ba tôi còn tổ chức ăn chơi nhậu nhẹt linh đình thường xuyên, còn tổ chức cờ bạc, đá gà như một casino. Ông còn chịu chơi thứ thiệt, không lấy xâu, còn làm bò làm heo đãi ăn "miễn phí" cho thiên hạ. Tôi nghĩ trên đời này khó có một ông điền chủ nào tốt bụng chịu chơi xả láng như Ba tôi. Vì tính khí không giống ai nên Ba tôi có hàng mấy chục con nuôi từ nhiều ngành nghề kể cả công chức, lính mã tà, phú lít hay là sĩ quan Cao Đài khi gia đình tôi chạy giặc, tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc. Vào ở Châu Vi Đạo của Cao Đài, Ba Má tôi mới nhập môn theo đạo Cao Đài từ đó - năm 1947. Châu vi đạo, giống hệt cách tổ bố phòng của một Ấp Chiến Lược dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có khác là Châu Vi Đạo Cao Đài thường có trong tỉnh lỵ hay quận lỵ, không phải ở xa, làng ấp hẻo lánh, hoàn toàn tự túc để giữ gìn an ninh trật tự hay chống cự lại Việt Minh để sinh tồn...
Còn nói về Mẹ tôi, tôi cũng nghĩ trên đời này cũng ít có người bà mẹ nào có sự vị tha, kiên nhẫn, hy sinh vô bờ bến như Bà chỉ biết chịu đựng, cực khổ quanh năm lo đủ mọi thứ cho chồng cho con. Tôi nhớ mãi tới bây giờ, ở quê tôi hể đau ốm bất cứ thứ bịnh gì thì chỉ có uống thuốc Nam, cao đơn, hoàn tán hay rước thầy bắt mạch hốt thuốc - từ quê tôi đi từ sáng sớm bằng xuống hay ghe từ 2 giờ sáng mãi đến 4 giờ chiều mới về đến nhà, nếu hai chuyến đi và về gặp nước ngược mười cây số, có thể về đến nhà tối mịt - mỗi lần đi chợ Châu Đốc là một vấn đề lớn, cần có người trai tráng khỏe mạnh bơi hay chèo ghe xuồng. Một thang thuốc Bắc phải đổ vào đầy nước đúng ba chén, ngập thuốc, nấu lửa liu riu mất cả tiềng hay hơn, thuốc sắc còn lại 8 phân (8/10 của một chén). Thử tưởng tượng, một đứa con nít còn bú sữa mẹ hay vài ba tuổi, thậm chí cả chục tuổi, bà mẹ phải dỗ dành chịu khó, vô cùng kiên nhẫn, bỏ ba bốn giờ mới cho con uống hết chén thuốc đó. Tôi còn nhớ rõ, Mẹ sắc thuốc rót ra chén, đốt một cây nhang vái van ông bà về độ trì cho con mình uống thuốc sớm dứt bịnh, cây nhang để ngang trên chén thuốc, cho đến khi chén thuốc nguội uống được. Tôi sợ uống thuốc Bắc hể trông thấy Mẹ để chén thuốc có cây nhang đang cháy để ngang trên miệng chén là tôi thấy như hết bịnh. Vì cưng con, nhứt là tôi, Mẹ không bao giờ dọa đánh tôi, còn anh chị tôi khi uống thuốc, Mẹ tôi để cây roi kế bên, đứa nào không chịu uống , Bà nhịp roi lên ván gõ răn đe kể cả đánh thiệt để cho con uống thuốc mới mong hết bịnh để Mẹ còn làm việc khác. Đối với tôi, Mẹ kiên nhẫn thuyết phục, "dụ" tôi hết bịnh cho cái này cái nọ hay mua bánh kẹo hoặc hứa với tôi khi hết bịnh, Mẹ làm bánh xèo, bánh khọt cho tôi ăn... Sau giờ cơm chiều, Mẹ tôi lo sắc thuốc, bà còn cho thêm nhiều táo tàu vào siêu sắc thuốc. Trước hết có chất ngọt bớt đắng, cũng như có táo mới dụ được tôi uống thuốc. Ai có sắc thuốc Bắc đều biết, bất cứ thang thuốc trị bịnh gì cũng đều có vài trái táo khô, bịnh nhân cắn một chút táo cho ngọt miệng sau khi uống một ngụm thuốc quá đắng. Một chén thuốc uống đến mấy chục ngụm nếu là con nít, bao nhiêu trái táo mới đủ dụ uống hết thuốc nhanh - thật vô cùng khó khăn - Mẹ phải mất ba bốn tiếng mới cho tôi uống hết thuốc, Bà mệt lã, nhiều khi cùng con ngủ bên chén thuốc, giựt mình thức dậy, Mẹ nói ngon nói ngọt thuyết phục cho tôi xiêu lòng mà tiếp tục uống thuốc. Có một lần, chén thuốc vừa uống được một hai ngụm, Mẹ tôi chạy xuống bếp bận lo củi lửa cho nồi giò heo hầm. Chừng 5 phút Mẹ chạy lên thấy chén thuốc hết sạch, Mẹ khen con ngoan uống thuốc giỏi, nhưng Mẹ không tin con mình có tiến bộ "đột biến" uống thuốc nhanh như vậy, Mẹ bảo tôi nằm ngủ, đắp mền cho tôi xong, Mẹ cũng xuống bếp vài phút, Bà lên chỗ nằm, kế bên cũng có bếp than nhỏ thường đốt để chống lạnh cho tôi. Làm sao tôi ngủ được vì có tịch - gian, lén nhìn thấy Mẹ cạo tro thấy nước uớt sũng Mẹ biết tôi đổ nước thuốc xuống đó. Tôi đã làm việc gian dối, thay vì Mẹ rầy mắng hay đánh vài roi như anh chị chỉ lở làm đổ thuốc đã bị phạt đòn rồi. Mẹ ngồi im, nước mắt ràn rụa nhìn tôi ngủ mà chẳng nói một lời. Bà lụi cụi lo củi lửa nấu thuốc lấy nước nhì, thay vì ngày mai mới nấu uống tiếp. Tôi cảm động thương Mẹ làm sao ngủ được dù trời đã quá khuya. Mẹ đến lay tôi đở ngồi dậy, bảo tôi phải uống hết thuốc mới sắc này để cho hết bịnh, Mẹ thưởng, bây giờ Mẹ thưởng trước 3 trái táo nghe. Tôi riu ríu nghe lời Me, bóp mũi lại uống hai hơi là hết chén thuốc. Mẹ tôi rất vui, xoa đầu và hôn tôi bảo ngủ tiếp - Tình Mẹ bao la như biển trời lai láng...
Mẹ là bà Điền chủ (hay Đại Điền Chủ), có đến hai ba người giúp việc về bếp núc, nấu nướng cơm thức ăn cho mấy chục người vào mùa cày, sạ lúa hay cắt gặt lúa. Lúc nào Mẹ tôi cũng thức sớm hơn người giúp việc một hai tiếng. Sáng sớm chừng 3 giờ, Mẹ đã thức, nhóm lửa, vo gạo ba nồi lớn bắt lên cà ràng ông táo xong xuôi, cơm sôi cạn nước, Bà mới đánh thức mấy người làm lo canh lửa và làm thức ăn. Ba tôi thường nói Mẹ nên để công việc đó cho người làm, Mẹ nói gọi tụi nó thức sớm tội nghiệp vì tuổi trẻ còn ham ngủ và ngủ nhiều. Trên thế gian này có bà điền chủ nào như Mẹ tôi...Con vừa viết vừa rơi nước mắt nhớ Mẹ, Mẹ ơi!.
Qua gần nửa thế kỷ, tôi lại quyết định di dời hài cốt Mẹ tôi về quê, cùng chỗ với Ba tôi ở Nhà Bàn - Châu Đốc, dù quê tôi là ấp Bà Bài, nay không có người ở. Còn ở Nhà Bàn, tôi có bà con họ hàng ruột thịt ở đây rất đông và mồ mã Ba và anh chị tôi cũng đều chôn cất ở đây từ lâu rồi. Gia tộc tôi không quen chết rồi thiêu xác, ngay tôi ở Hoa Kỳ cũng đã có mua đất trước dành cho hậu sự vợ chồng tôi sau này.
Gần mười năm trước, tôi muốn dời hài cốt Mẹ về "trùng phùng" với Ba, nhưng bà chị chín của tôi, không muốn di dời hài cốt Mẹ về Châu Đốc và nói với tôi rằng, Má chôn ở đất Thánh của đạo là rất tốt vì suốt đời Mẹ lo tu tâm dưỡng tánh, hết lòng phục vụ chúng sanh đồng đạo. Chị mình nói vậy rất có lý, tôi đành chịu, mãi cách đây hơn ba năm chị chín tôi qua đời, tôi có về dự lễ tang và được biết khu thánh địa nghĩa trang của đạo Cao Đài đã có lệnh của chánh quyền phá bỏ lấy đất cho tỉnh. Từ đó, tôi lại có ý muốn bốc mộ Mẹ trước khi mọi người có lệnh phải làm việc này ngay. Cho mãi đến mùa hè năm nay, hai cháu ngoại, sanh ở Mỹ cũng muốn du lịch về thăm quê hương Việt Nam, tôi nói với mẹ hai cháu là Ba muốn nhân dịp này bốc mộ Bà Nội luôn đưa về sum họp với ông Nội, ông Cố các cháu. Tất cả gia đình đều đồng ý chọn tháng 6 tới đây, ba ông cháu chúng tôi về Tây Ninh bốc mộ và đưa hài cốt về chôn cất cạnh mộ Ba của tôi.
Với tuổi về chiều, không biết ra đi lúc nào, nay còn đi đứng được lại có hai đứa cháu khỏe mạnh "hộ tống" nữa, tôi rất an tâm về việc di chuyển xa, dù bị suyễn mãn tính, hai chân thường bị sưng, đau lưng nhức mỏi tay chân chỗ nào cũng có, như một chiếc xe quá củ, rệu rã khắp lục phục ngũ tạng, tân trang bằng nhiều thuốc bổ cũng chỉ sống tạm chờ ngày lên đường sau 84 năm gió sương của cuộc đời, với 10 năm lao lý khổ sai và hàng chục năm sống khổ cực vất vả sau khi ra tù.
Vì vậy, việc bức bách của tôi lúc này là lo di dời hài cốt Mẹ tôi về quê hương Châu Đốc để Mẹ trùng phùng với Ba tôi đã qua đời trước năm 1975. Ước nguyện của tôi là bằng mọi cách tôi có bổn phận phải đưa hài cốt Mẹ tôi chôn cạnh Ba tôi. Thực hiện được ước vọng, việc làm to lớn này cuối đời, tôi mới cảm thấy hết ray rức vì bổn phận làm con phải lo mồ yên mả đẹp cho cha mẹ.
Ông Bà mình thường khuyên bảo dạy dỗ con cháu, nhứt là ở nhà quê, rất chân chất mộc mạc, dùng những câu ca dao tục ngữ lục bát bình dân:
Con ơi! học lấy làm đầu
Thờ cha kính mẹ là câu sửa mình.
Như là giọt nước từ trên mái lá chảy xuống, không khi nào nước từ dưới chảy ngược lên, cha mẹ thương yêu chăm sóc con cái vô bờ bến không tính tháng tính ngày, còn con thường chăm sóc cha mẹ già hay đau ốm thường tính tháng tính ngày. Bây giờ còn tính thêm sự tốn kém tiền bạc chửa trị hay chi phí chôn cất...Tôi có quan niệm từ bé cho đến bây giờ, mình có hiếu thảo với Mẹ Cha mới hy vọng con cháu mình noi gương đó mà đáp lại công sanh thành dưỡng dục của mình, vì:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho tròn chữ hiếu mới đành dạ con.@
Sacramento, ngày Hiền Mẫu nhớ mẹ - 12.5.2019
Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
MẸ ƠI! CON SẼ VỀ - Anh Phương Trần Văn Ngà
Bút ký của Anh Phương
Lễ sớm sáng Chúa nhựt 12.5.2019 - Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day) của đất nước Hoa Kỳ, khi Linh Mục Chánh Xứ Họ Đạo Sacramento giảng về Ngày Từ Mẫu, tự nhiên, tôi không cầm được nước mắt cứ chảy tuôn trào ướt cả mắt kiếng, suốt cả buổi lễ còn lại, tôi xúc động mạnh nhớ Mẹ Hiền của tôi muôn vàn kính yêu. Như cuốn phim quay chậm, từ đó tôi không còn nghe Cha giảng thêm gì nữa mà chỉ nghĩ, nhớ đến Mẹ Hiền...
Mẹ tôi là một người đàn bà an phận, chân chất, quê mùa, mộc mạc, đạo đức, luôn vì mọi người... Trên cõi đời này, đối với riêng cá nhân tôi, không có bất cứ một người phụ nữ nào khác cao đẹp hơn Mẹ tôi về những đức tính cao quý của Bà là luôn bố thí giúp đở người nghèo chung quanh từ hồi còn ở nhà quê Bà Bài cho đến lúc tản cư sanh sống tại tỉnh lỵ Châu Đốc. Bà hiền lành, thật thà và luôn dạy con là phải sống đạo đức lương thiện và cố gắng học biết nhiều chữ nghĩa hơn Bà để giúp gia đình và xã hội, luôn sống mình vì mọi người. Đó là chân lý của Bà Mẹ quê - Mẹ kính yêu của tôi. Mẹ tôi giữ trường trai hơn năm mươi năm cho đến ngày Cụ qua đời năm 1981 tại Tây Ninh (từ Châu Đốc tản cư lên Tây Ninh vì quân Khơ Me đỏ pháo kích ác liệt vào Thị Xã Châu Đốc và có thể tấn công chiếm Châu Đốc... khoảng năm 1979. Bà hưởng thọ 83 tuổi (sanh năm 1898 tại Nhà Neo trên bờ kinh Vĩnh Tế - Châu Đốc, cách quê chồng ở Bà Bài hơn sáu cây số).
(Hình: Mẹ tôi trong đạo phục Đạo Cao Đài)
Mẹ ơi! con sẽ về sống với Mẹ suốt quãng đời còn lại của Mẹ!.
Tôi cứ lẩm nhẩm nói thầm trong đầu như những năm tháng ở trong tù khi còn ở trại tù Sơn La khi vào mùa đông, sự lạnh buốt tới tận xương tuỷ, những tù nhân ốm đói rách dù trùm kín mền từ chân tới đầu chỉ chừa một khoảng trống nho nhỏ bằng một cái áo cuốn tròn kê nâng mí mền lên một chút gần mũi miệng để tránh bị ngộp thở. Lúc bấy giờ tôi nhớ Mẹ tôi da diết, nhớ vợ con được xếp thứ hai, Mẹ tôi già mà lại ăn chay trường, sức khỏe chắc chắn không bằng người trẻ. Còn tôi nhớ vợ con khi thiếu ăn, đói và vào thời điểm lao động quá sức, mang vác hàng mấy chục cây vầu hay gánh tranh nặng trĩu về trại, ước gì công việc cực nhọc này giúp cho vợ con thì tốt biết bao, thật trớ trêu nghiệt ngã!.
Câu nói Mẹ ơi! con sẽ về mà tôi nhớ lại, đã thường ấp ủ ray rức suốt những năm tháng tù đày khổ sai. Sức khỏe của mẹ "thân già như chuối chín cây..." nay bỗng trở lại trong đầu tôi, không biết sức khỏe Mẹ ra sao, khi ngồi bó gối trên một chuyến xe hàng từ Phan Thiết chạy vào Sài Gòn của ngày đầu được thả ra khọi trại tù.
Tôi và bốn năm anh em bạn tù vừa được thả ra ban chiều của tháng giêng năm 1985, cận ngày Tết Nguyên Đán. Chúng tôi không để mất thời gian, chỉ còn cách xách giép đi chân đất cho nhanh, không dám đi chậm sợ có cán bộ trại tù "rượt theo", có thể chận lại bắt chúng tôi làm "nghĩa vụ" riêng tư cho họ, một hình thức bóc lột sức lao động của tù cải tạo thêm nữa.
Gần hai tuần, đã có lệnh thả ra trại từ Bộ Nội Vụ, chúng tôi được dồn lại ở riêng để chuyên đốn cây thao lao còn có tên khác là cây bằng lăng, một loại gỗ khá qúy, đặc biệt là đóng ghe tàu, vừa nhẹ, lướt nước tốt và có thể tránh được "hà" bám làm hại ghe tàu. Loại cây gỗ thào lao ở khu Rừng Lá này có nhiều vô số kể. Cái chuyện bốc lột sức lao động này là nhằm gây qũy cho trại, theo lời nói của tên trại trưởng trại Thủ Đức Z30D (tên trại là Thủ Đức mà lại thuộc Hàm Tân - Thuận Hải), đó là kế hoạch trước sau như một, "xâu táo" tù nhân của trại tù này nhằm vơ vét sức lực lao động tù lần cuối làm kinh tế cho túi tham không đáy của cán bộ trại.
Tại Rừng Lá Hàm Tân, ngoài lá buông, một loại lá có màu vàng nhạt rất đẹp để làm nón hay các đồ thủ công mỹ nghệ đẹp mắt, còn có rừng cây thao lao bạt ngàn như vô tận. Khi các tù nhân từ miền Bắc chuyển trại vào khu rừng này đầu năm 1980, xung quanh lán trại tù, những cây thao lao to tổ chảng có khắp nơi. Sau hai năm, tôi ở trại này kể như không còn một cây thao lao lớn hay nhỏ gì nữa ở gần trại. Chẳng những thế, những cây thao lao ở xa trại chừng vài cây số cũng không còn cây to nào nữa, cành lá vung vãi khắp nơi. Thế mới biết "sức mạnh" của tù cải tạo ghê gớm thật. Tôi đã từng ở trại tù Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phú trên đất Bắc, khi mới đến lo cất lán trại để tự mình nhốt mình, xung quanh cây xanh um tùm, chỉ ở chừng vài tháng, sự quang đảng đã về với trại tù. Những rừng vầu (một loại tre, gần giống như cây tầm vông ở miền Nam) như vô tận từ triền núi đến sườn đỉnh núi ở khu vực Mường Cơi - Sơn La. Xung quanh trại không còn một bụi vầu dù lớn hay nhỏ vì bộ đội cộng sản Bắc Việt ra lệnh "tàn sát" hết vầu đem về làm hàng rào trại hàng bốn năm lớp, một con thú nhỏ cũng khó chui qua nếu chúng không biết leo trèo như loài sóc. Còn những cây gỗ khác cũng đốn sạch, thân cây to, tù cưa tại chỗ lấy gỗ dùng đóng tủ bàn, ghế, hòm (rương) cho cán bộ và cành lá được gom mang về trại dùng làm chất đốt.
Mấy anh em chúng tôi vừa đi nhanh như là chạy lúp xúp vì sợ bị cán bộ chận dọc đường "nhờ" tù ở lại một vài ngày làm việc riêng cho gia đình chúng, chuyện này đã xảy ra nhiều lấn rồi, anh em tù truyền miệng nhau. Khi ra khỏi trại là đi nhanh hay chạy được càng tốt để sớm ra quốc lộ 1, xin đi nhờ xe đò hay xe hàng về Sài Gòn.
Khi ra đến ven lộ, trời đã đã bắt đầu tắt nắng, nhá nhem tối, khói lam chiều xa xa đã vươn lên trên khu rừng già trước mặt, cảnh vật chung quanh yên lặng như tờ. Giờ này, không còn xe đò, chúng tôi đành chờ đợi xe hàng để đi nhờ. Hơn 7 giờ tối, chúng tôi thấy có ánh đèn xe từ xa, cả bọn, đứng ra ven lộ vẫy tay xin "quá giang". Chú tài xế còn trẻ rất dễ thương tắp xe vào lề, "bác tài" nói trước, chắc mấy chú mới được thả ra, lên xe cháu chịu chật một chút, cháu sẽ đưa mấy chú về đến bến xe đò miền Đông, từ đó gọi xích lô hay đi taxi về nhà rất thuận tiện. Đó là tấm lòng của người dân từng sống dưới chế độ cũ đối xử vô cùng tốt đẹp với người bị nạn, bị tù, họ có một cử chỉ tiếp nhân xử thế nhân hậu, cao đẹp quá sức tưởng tượng. Chúng tôi rối rít cám ơn, vội leo lên xe như trút được nỗi lo sợ ám ảnh bị bắt xâu làm tạp dịch nữa, mọi người đều vui mừng thoát nạn tù và cũng thoát cảnh bị bắt làm thêm chuyện riêng tư cho cán bộ trại.
Từ bến xe đò Miền Đông đi xích lô về đến nhà ở đầu cầu chữ Y cũng khá xa, mất cả tiếng. Đêm về khuya, nhưng người còn tấp nấp đi chợ đêm mua sắm Tết, khoảng 11 giờ tối 27 tháng chạp âm lịch. Sở dĩ, tôi chọn đi xích lô mà không đi taxi vì giá cao gắp đôi. Lý do khác, đi xích lô, không mui bị che mắt dù chậm, tôi có dịp nhìn ngắm lại cảnh chợ Tết về khuya và những con đường xưa quen thuộc từ Gia Định về Sài Gòn của mười năm về trước. Sài Gòn thân yêu của tôi ngày nay hình như bị thương tích như tôi, bị đập phá lung tung, tên đường thay đổi, diện mạo Sài gòn đổi thay nhiều, và hầu hết di tích tượng đài lịch sử của Sài Gòn biến mất. Còn thân xác của tôi bây giờ không còn sự hiên ngang khí phách của một người chiến sĩ trong thời chiến, chỉ còn thân xác gầy gò như kẻ vô hồn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị bắt lại cầm tù xa vợ con vì còn quản chế tại gia thêm năm năm nữa. May mắn là tôi không bị gởi xác lại đất Bắc khổ nhục, là phúc đức của Tổ Tiên, như phước lớn của Mẹ tôi ăn chay trường và luôn cầu nguyện tôi sớm được thả ra, tôi tin Mẹ tôi còn sống chờ tôi về sum họp.
Sài Gòn bây giờ đã đổi tên, không phải Sài Gòn của tôi năm xưa đầy ắp kỷ niệm nên thơ tuyệt vời khi tôi còn đi học, dạy học và phục vụ trong Quân Đội cho đến ngày cuối cùng mất nước cũng như nghề viết báo làm báo của tôi sẽ không còn đất dụng võ nữa.
Khi xích lô ngừng lại tại dốc cầu chữ Y, nhánh Chánh Hưng, trước quán cà phê quen thuộc, cạnh bên con hẻm dẫn vào nhà tôi. Người mà tôi thấy đầu tiên cũng đã nhận ra tôi, vồn vã nói lớn TT N. về, đến bắt tay tôi chúc mừng ngày mãn hạn tù trở về với gia đình. Đó là nghệ sĩ cải lương Minh Chí, ở cạnh nhà tôi, Minh Chí nổi danh vua Xàng Xê. Nhờ ông nói lớn tên tôi, gia đình tôi hay biết vì đang còn thức, chạy hết ra đường đón ngày trở về "huy hoàng" của một tên tù khổ sai biệt xứ gần tròn mười năm. Nay may mắn còn mạnh khỏe đi đứng vững vàng, không đi xiêu vẹo như nhiều bạn tù khác, trở về đoàn tụ với gia đình.
Khi bước xuống xích lô, tôi nói với anh lái xe, đợi tôi gọi gia đình đem tiền lên trả vì tù đâu có đồng nào trong túi, mãi vui mừng gặp lại anh năm Minh Chí và bà con chòm xóm để chú lái xe xích lô đợi lâu, rất tội nghiệp mà chú như vui lây cũng hòa chung niềm vui của bà con xóm giềng, tôi đề nghị gia đình trả tiền cuốc xe lên gắp đôi.
Khi vào nhà, không thấy có Má tôi vì Bà lúc nào cũng muốn ở gần vợ chồng con cái chúng tôi và nhứt là gặp dâu ngọt, thương Mẹ chồng còn muốn hơn Mẹ ruột. Tôi hỏi liền Má ở đâu, bà xã tôi mới nói Má đã mất ở Tây Ninh, cách đây mấy năm rồi. Tôi chỉ biết ngậm ngùi, lúc bấy giờ tôi không còn nước mắt để khóc cho người Mẹ già yêu quý tôi nhiều nhứt trong gia đình đông con.
Gia đình tôi không biết bao giờ tôi mới được thả ra khỏi nhà tù nên không biết ngày tôi về. Tôi nói đi tắm để trút bỏ lớp bụi đất tù, trong lúc gia đình nấu cho tôi một nồi cháo trắng, ăn với khô nướng cá sặc bổi. Đây là cách ăn của quê tôi khi đêm tối, đúng truyền thống văn hóa ẩm thực của quê hương Bà Bài của tôi khi bất ngờ đãi khách quý chỉ nấu được cơm hoặc cháo ăn với khô nướng. Bữa cháo trắng với khô cá sặc Châu Đốc nướng đầu tiên sau mười năm lao lý, sao ngon quá, còn hơn tôi đi ăn tiệc của nhiều nhà hàng lớn sang trọng năm xưa.
Tôi vui mừng cùng với vợ con cho mãi hơn một giờ khuya mới đi ngủ. Vừa đặt lưng xuống giường quen thuộc năm xưa, nay tấm nệm hình như đã được vá nhiều chỗ giống như thân phận tôi bây giờ, chỗ nào cũng rách cũng hư cần phải nhờ vợ con gia đình ngoại nội tân trang lại cho theo kịp cuộc sống nghèo khổ của xã hội mới đang xếp loại gia đình tôi vào loại người đứng hàng trên chục, hạng chót trong cái xã hội mà tôi phải lê lết sống, phải biết nín thở qua sông... Tôi nghiệp, vợ con sống nheo nhóc sau cú vượt biên ở Đại Ngãi - Sóc Trăng bất thành kể như trắng tay, không còn một tài sản nào còn có thể bán ra tiền nữa. Hơn nữa, bà xã tôi cũng là cựu Thiếu tá Nữ Quân Nhân, đã từng nếm trải mùi tù cải tạo tân khổ hơn ba năm và cũng thêm năm năm quản chế. Chúng tôi có nhiều cái chung, giống nhau, cùng đơn vị Sư Đoàn 21 Bộ Binh, phục vụ ở Quân Đoàn IV khá lâu, đổi về Sài gòn cùng ở trong Trại Lê Văn Duyệt chỉ khác đơn vị, từ cấp bậc Thiếu úy đến Thiếu tá, tôi với bà thăng cấp cùng năm, tôi trước vài tháng. Đi trình diện ở tù cùng ngày cùng chung chỗ - trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Kỳ (tên mới là Lê Hồng Phong), đưa lên Thành Ông Năm (Hóc Môn), nhốt riêng chỉ cách nhau bằng 1 hàng rào kẽm gai...
Càng khuya, tôi lại càng ray rức, bâng khuâng nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác, không dám đụng bà xã nằm cạnh bên cần phải ngủ để sáng thức sớm còn ra chợ trời dành được chỗ buôn bán cũ - khu chợ An Đông, sợ người khác chiếm mất. Đến lúc này, hình bóng Mẹ tôi lại hiển hiện trước mắt, tôi đã khóc vì quá thương Mẹ mất mà tôi còn ở trong tù không biết để chịu tang Mẹ. Tôi cứ tin là Mẹ mình còn sống khỏe mạnh ở Tây Ninh. Khoảng năm 1979, tỉnh lỵ Châu Đốc thường bị pháo kích, quê Bà Bài của tôi, Khơ me đỏ đóng quân cả Sư đoàn. Người ta đồn đoán là quân Khơ Me đỏ sẽ đánh chiếm Châu Đốc cho nên gia đình hai chị tôi ở Tây Ninh tức tốc về Châu Đốc đón Mẹ tôi về ở nhà chị thứ Chín, chị kế, tôi thứ mười. Sau này, viết báo ở hải ngoại, cũng có chút khôi hài, tôi có lấy bút hiệu Năm Voi tức là 5 con voi (voi đực) có 10 cái ngà, đúng thứ mười và tên của tôi - Năm Voi tức là Mười Ngà...
Sáng hôm sau, các con đi học hết, tôi đạp xe đạp đi đến chợ trời khu chợ An Đông, ngồi cạnh bà xã, mới biết khi Mẹ tôi bị lảng trí, quên quên nhớ nhớ, thường bỏ nhà đi lang thang với gương mặt luôn buồn ngơ ngác. Khi chị chín tôi tìm gặp Me, hỏi Má đi đâu. Bà trả lời gọn hơ: tao đi tìm thằng N, nó đi đâu lâu quá không về ăn cơm...Cả một đàn con cháu đông đảo mà Bà chỉ nhớ tên tôi cứ nhắc cứ trông đợi tôi về bên Mẹ. Nghe vợ tôi kể lại, những ngày cuối đời lúc nào Mẹ cũng nói với con cháu tao muốn về ở với thằng N... tôi nghe đến đâu thì nước mắt lại ứa ra đến đó dù cố gắng kềm nén vì chỗ buôn bán đông người.
Từ đó, tôi nguyện trong lòng quyết tâm làm có tiền để tu sửa mộ Mẹ tôi vì khu đất Thánh - nghĩa địa của đạo Cao Đài ở Tây Ninh, nay bỏ hoang phế vì không có người trông nom để trâu bò tha hồ ăn cỏ, phá hư nhiều mồ mã...
Công việc như mọi ngày, tôi lo cơm nước chợ búa, bốn đứa con cũng nếm trải mùi tù vượt biên bị ở lại lớp và bà xã t6i có nhờ người quen vận động với bà Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Thực Hành (Bắc Kỳ 2 nút), chúng mới được tiếp tục học và cũng trớ trêu "con ngụy" chúng lại học giỏi hơn con cán bộ được đề cử giữ nhiệm vụ Trưởng Lớp có cơ hội "chỉ huy" đám con cán bộ từ miền Bắc vào. Cả 3 đứa con gái từ đó sang qua trường trung học Lê Hồng Phong (Pétrus Trương Vĩnh Ký cũ) cũng đều được làm Trưởng Lớp.
Nhiệm vụ chính của tôi lúc này là làm nội trợ. Khi năm mẹ con ra khỏi nhà cũng là lúc tôi chuẩn bị đi mua thức ăn ở chợ Nancy rất gần nhà chỉ cách có cầu Chữ Y, từ đầu bên nây sang đầu bên kia. Tôi cũng ăn diện đàng hoàng dù túi không có nhiều tiền như năm xưa, áo bỏ trong quần đi giày da (may không đem bán), không ăn mặc lượm thượm như cán bộ VC, áo bỏ ra ngoài phất phơ, đi dép lẹp xẹp. Những người muôn năm cũ chế độ Sài Gòn trước 1975, nhận biết rõ ai là VC ai là tù cải tạo mới ra...và có cách cư xử đúng đắn khác nhau. Nhiều tiệm cà phê biết tù cải tạo "mới ra lò" uống cà phê gần chợ Nancy, chủ quán không lấy tiền, kể cả ăn phở ngay trong chợ An Đông, gặp phe ta cũng không lấy tiền. Đó mới biết tình nghĩa của lớp người xưa chân thật lương thiện so với cán bộ mới sau này chỉ biết "vạn sự chỉ ư tiền".
Hàng đêm cứ mãi suy nghĩ vẩn vơ, cứ trông mau sáng để làm nhiệm vụ nội trợ mà cả cuộc đời tôi trước năm 1975 không bao giờ biết rửa chén nấu cơm, lau quét nhà, giặt quần áo... nay biết hết mọi thứ, thay đổi đời từ giới trung lưu "lên" giai cấp vô sản bần cùng "làm chủ xã hội đất nước" như cán bộ VC thường nói nhân dân làm chủ mà, chắc như bắp lép vậy!
Sau tuần đầu quản chế, tôi đến công an phường ký vào sổ điểm danh kiểm soát của họ. Ngày hôm sau, tôi xin vợ tiền mua vé xe đi Tây Ninh cúng mộ Mẹ. Các cháu đưa tôi đến mộ Mẹ, tôi lại xúc động nhiều vì mộ đã bị hư bể nhiều chỗ, rêu mốc...vì gia đình hai bà chị cũng bị cách mạng "đì" và lại quá nghèo phải ăn cháo hay khoai mì trừ cơm. Tôi đốt nhang vái thầm Mẹ phù hộ con bình an, vợ con buôn bán được con sẽ tu sửa lại ngôi mộ Mẹ cho mới đẹp như nhiều mộ gần bên. Về nhà bà chị tôi có làm mâm cơm chay cúng Mẹ, cả gia đình cùng ăn, tôi vội vã bảo một đứa cháu giúp đưa tôi ra bến xe về Sài Gòn. Mới ra tù còn nhát lắm, còn bị quản chế không dám đi xa nhà qua đêm. Dần dần cũng hết nhát, đi về thăm bà con ở Châu Đốc ở được 5 ngày, cuối tuần đến phường công an ký vào sổ là xong được một tuần tuân thủ pháp luật của nhà nước với nền luật pháp cong queo.
Sau Tết Nguyên Đán, các trường tiểu học ở Sài gòn như đồng loạt ra lệnh học sinh tiểu học phải mặc đồng phục áo sơ mi trắng ngắn tay mà các chợ ở Sài Gòn hết sạch. Bà xã tôi gợi ý, các chợ tỉnh có thể còn nhiều loại áo sơ mi trắng này vì chưa có lệnh bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục, mình đi Tây Ninh thăm mộ Má và gia đình 2 chi, đi ra chợ coi xem còn có hàng áo sơ mi trắng này không? Nếu có, mua mang về bán, chắc lời nhiều.
Tôi lại đi Tây Ninh, ngồi trong xe đò, thấy mình quá lẻ loi, hầu hết người đi xe Tây Ninh đều là dân buôn bán - bạn hàng. Đa số là phụ nữ cũng có vài người đàn ông cũng là những tay chuyên buôn bán đồ lậu, hàng chợ trời từ Campuchia tuồng sang ở chợ Gò Dầu, chợ Tây Ninh hay ở nơi nào đó trên đường đi Tây Ninh, đủ mọi thứ hàng "dù" qua các trạm thuế. Món hàng nhiều nhứt là thuốc lá Samit (không biết viết tên thuốc lá này có đúng không?) mà tôi cũng rất thường hút. Tôi cầu nguyện Mẹ linh hiển về phù hộ con mua được nhiều áo sơ mi trắng, bán có lời, con sẽ làm lại mộ Mẹ. Lần này tôi mua hết tiền bà xã đưa, bốn hay năm chục áo sơ mi trắng, tôi mang về nhà, các cháu tôi cuốn tròn thật chặt, bỏ vào một cái túi bàng khá lớn trên có để vài trái đu đủ, khóm... như che mắt phàm phu. Điếc không sợ súng, tôi cứ để bên cạnh chỗ ngồi không có giấu cất như nhiều bạn hàng khác. May mắn, tôi là một trong số hành khách trên xe đò này, là người lớn tuổi nhứt, bác tài nói chú lớn tuổi, không phải xuống xe tại các trạm kiểm soát (hình như từ Tây Ninh về Sài Gòn có đến ba hay bốn trạm kiểm soát). Các bạn hàng qua trạm bị kiểm soát rất kỹ từ túi xách cho đến hàng dấu dưới ghế ngồi. Tôi tỉnh bơ, cái túi xách của tôi họ không đề ý tới, có nơi cán bộ thuế đá nhè nhẹ rồi bỏ đi. Thật tình mà nói, người gian mà thoát nạn, cũng đi buôn đồ bị cấm hay nói cách khác là trốn thuế từ chỗ này sang chỗ khác. Chuyến buôn này, về trúng mánh, áo bán sạch sành sanh trong 2 ngày, lời gần một lời một. Tôi lại đi chuyến hàng nữa, cũng cầu nguyện Mẹ phù hộ vì chuyến hàng trước còn nhát và ít vốn nên chưa đủ tiền xây sửa làm lại mộ bia hoàn toàn mới và có cúng tạ mã nữa. Tôi thầm vái như vậy suốt hành trình đi đến Tây Ninh. Thay vì như hai lần trước đến nhà chị tôi trước, rồi muốn đi đâu, các cháu đạp xe đưa Cậu 10 đi. Lần này, từ bến xe, tôi đi xe lôi đến thẳng chợ hợp tác xã cũ, có bốn năm cửa hàng bán áo sơ mi trắng tôi vét sạch mà vẫn còn dư tiền, mua được khoảng trên 60 cái. Tôi cảm thấy vui khỏe trong người vì mua hết áo sơ mi của hợp tác xã tại Tây Ninh, bỏ vào túi bàng cẩn thận, bèn bước qua một nhà hàng cũng trong hợp tác này, coi bộ hấp dẫn có nhiều món ăn ngon. Lần này, chịu chơi, tôi mua 1 điếu thuốc lá 3 số (555) phì phà cũng nhìn trời hiu quạnh như ai vậy, gọi một chai bia ngon xịn. Không phải như từ ngày ra tù, tôi chỉ dám uống bia "lên cơn" tự biên tự diễn làm hay gọi là sản xuất bằng những xác mía, vỏ khóm... vừa rẻ cũng vừa làm cho đầy bụng, không bị bịnh cũng là may. Ngon hơn nữa, tôi gọi thêm món bò lúc lắc để đưa cay mà món này tôi thích nhứt khi nhậu ở nhà hàng Nam Đô của ông Bầu Ứng trước năm 1975. Tôi nhớ lại, cái cô thường bưng dĩa lúc lắc quen thuộc, với một bộ giò trường túc, tay, mặt trắng hồng trông thấy cũng đã ngon rồi, cô còn nói Ông Bầu nói tặng anh dĩa lúc lắc mỗi lần anh đến nhậu ở đây. Lời nói năm xưa đó còn văng vẳng đâu đây, tôi vái vong hồn ông Bầu, đã về cõi Phật khi Sài Gòn bị chiếm sau vài năm thì ông mất, khách sạn và nhà Nam Đô cũng như nhiều tài sản khác cũng đều cất bước ra đi theo cách miệng hết sạch. Tôi hy vọng vong linh ông cùng bay về nhậu cùng tôi, ông Bầu Ứng ơi!.
Cũng như lần trước, các cháu tôi cũng cuốn gói thật chặt, trên cũng ngụy trang để vài trái xoài, ổi và miếng mít đang ăn dở dang. Tôi lên xe cũng được bác tài dành cho chỗ ngồi trước gần tài xế, qua các trạm lần này tôi ít hồi hợp hơn lần trước vì đây cũng là chuyến buôn chót mặt hàng này. Lần này, áo sơ mi bán hơn một tuần mới hết, cũng lời khá, dư tiền tu sửa làm lại mộ bia mới cho mộ Mẹ tôi.
Nhắc đến Mẹ, tôi nhớ kính yêu nhiều hơn Cha vì Ba tôi rất hào hoa, đẹp trai và chịu chi, xài sang nên ông có thêm phòng nhi chánh thức, có thêm 5 đứa con ở Sóc Trăng, cộng với hệ, dòng chính của tôi có mười một đứa con, sơ sơ mới có 16 người. Không biết có con rơi rớt ở đâu đó nữa không, có Trời mới biết vậy.!
Còn Mẹ, ở nhà chịu cực khổ khi mùa cày bừa sạ lúa và nhứt là mùa cắt gặt lúa có đến mấy chục người đến giúp, Mẹ tôi là "tổng khậu' quán xuyến nấu nướng cho người làm công ăn. Mẹ tôi quá giỏi, đảm đang, thức khuya dậy sớm chỉ biết làm việc quần quật suốt ngày dù có mướn người giúp việc quanh năm. Mẹ tôi cực lắm mà chẳng thấy khi nào Bà cằn nhằn Ba tôi.
Khi rổi rảnh thì Ba tôi còn tổ chức ăn chơi nhậu nhẹt linh đình thường xuyên, còn tổ chức cờ bạc, đá gà như một casino. Ông còn chịu chơi thứ thiệt, không lấy xâu, còn làm bò làm heo đãi ăn "miễn phí" cho thiên hạ. Tôi nghĩ trên đời này khó có một ông điền chủ nào tốt bụng chịu chơi xả láng như Ba tôi. Vì tính khí không giống ai nên Ba tôi có hàng mấy chục con nuôi từ nhiều ngành nghề kể cả công chức, lính mã tà, phú lít hay là sĩ quan Cao Đài khi gia đình tôi chạy giặc, tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc. Vào ở Châu Vi Đạo của Cao Đài, Ba Má tôi mới nhập môn theo đạo Cao Đài từ đó - năm 1947. Châu vi đạo, giống hệt cách tổ bố phòng của một Ấp Chiến Lược dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có khác là Châu Vi Đạo Cao Đài thường có trong tỉnh lỵ hay quận lỵ, không phải ở xa, làng ấp hẻo lánh, hoàn toàn tự túc để giữ gìn an ninh trật tự hay chống cự lại Việt Minh để sinh tồn...
Còn nói về Mẹ tôi, tôi cũng nghĩ trên đời này cũng ít có người bà mẹ nào có sự vị tha, kiên nhẫn, hy sinh vô bờ bến như Bà chỉ biết chịu đựng, cực khổ quanh năm lo đủ mọi thứ cho chồng cho con. Tôi nhớ mãi tới bây giờ, ở quê tôi hể đau ốm bất cứ thứ bịnh gì thì chỉ có uống thuốc Nam, cao đơn, hoàn tán hay rước thầy bắt mạch hốt thuốc - từ quê tôi đi từ sáng sớm bằng xuống hay ghe từ 2 giờ sáng mãi đến 4 giờ chiều mới về đến nhà, nếu hai chuyến đi và về gặp nước ngược mười cây số, có thể về đến nhà tối mịt - mỗi lần đi chợ Châu Đốc là một vấn đề lớn, cần có người trai tráng khỏe mạnh bơi hay chèo ghe xuồng. Một thang thuốc Bắc phải đổ vào đầy nước đúng ba chén, ngập thuốc, nấu lửa liu riu mất cả tiềng hay hơn, thuốc sắc còn lại 8 phân (8/10 của một chén). Thử tưởng tượng, một đứa con nít còn bú sữa mẹ hay vài ba tuổi, thậm chí cả chục tuổi, bà mẹ phải dỗ dành chịu khó, vô cùng kiên nhẫn, bỏ ba bốn giờ mới cho con uống hết chén thuốc đó. Tôi còn nhớ rõ, Mẹ sắc thuốc rót ra chén, đốt một cây nhang vái van ông bà về độ trì cho con mình uống thuốc sớm dứt bịnh, cây nhang để ngang trên chén thuốc, cho đến khi chén thuốc nguội uống được. Tôi sợ uống thuốc Bắc hể trông thấy Mẹ để chén thuốc có cây nhang đang cháy để ngang trên miệng chén là tôi thấy như hết bịnh. Vì cưng con, nhứt là tôi, Mẹ không bao giờ dọa đánh tôi, còn anh chị tôi khi uống thuốc, Mẹ tôi để cây roi kế bên, đứa nào không chịu uống , Bà nhịp roi lên ván gõ răn đe kể cả đánh thiệt để cho con uống thuốc mới mong hết bịnh để Mẹ còn làm việc khác. Đối với tôi, Mẹ kiên nhẫn thuyết phục, "dụ" tôi hết bịnh cho cái này cái nọ hay mua bánh kẹo hoặc hứa với tôi khi hết bịnh, Mẹ làm bánh xèo, bánh khọt cho tôi ăn... Sau giờ cơm chiều, Mẹ tôi lo sắc thuốc, bà còn cho thêm nhiều táo tàu vào siêu sắc thuốc. Trước hết có chất ngọt bớt đắng, cũng như có táo mới dụ được tôi uống thuốc. Ai có sắc thuốc Bắc đều biết, bất cứ thang thuốc trị bịnh gì cũng đều có vài trái táo khô, bịnh nhân cắn một chút táo cho ngọt miệng sau khi uống một ngụm thuốc quá đắng. Một chén thuốc uống đến mấy chục ngụm nếu là con nít, bao nhiêu trái táo mới đủ dụ uống hết thuốc nhanh - thật vô cùng khó khăn - Mẹ phải mất ba bốn tiếng mới cho tôi uống hết thuốc, Bà mệt lã, nhiều khi cùng con ngủ bên chén thuốc, giựt mình thức dậy, Mẹ nói ngon nói ngọt thuyết phục cho tôi xiêu lòng mà tiếp tục uống thuốc. Có một lần, chén thuốc vừa uống được một hai ngụm, Mẹ tôi chạy xuống bếp bận lo củi lửa cho nồi giò heo hầm. Chừng 5 phút Mẹ chạy lên thấy chén thuốc hết sạch, Mẹ khen con ngoan uống thuốc giỏi, nhưng Mẹ không tin con mình có tiến bộ "đột biến" uống thuốc nhanh như vậy, Mẹ bảo tôi nằm ngủ, đắp mền cho tôi xong, Mẹ cũng xuống bếp vài phút, Bà lên chỗ nằm, kế bên cũng có bếp than nhỏ thường đốt để chống lạnh cho tôi. Làm sao tôi ngủ được vì có tịch - gian, lén nhìn thấy Mẹ cạo tro thấy nước uớt sũng Mẹ biết tôi đổ nước thuốc xuống đó. Tôi đã làm việc gian dối, thay vì Mẹ rầy mắng hay đánh vài roi như anh chị chỉ lở làm đổ thuốc đã bị phạt đòn rồi. Mẹ ngồi im, nước mắt ràn rụa nhìn tôi ngủ mà chẳng nói một lời. Bà lụi cụi lo củi lửa nấu thuốc lấy nước nhì, thay vì ngày mai mới nấu uống tiếp. Tôi cảm động thương Mẹ làm sao ngủ được dù trời đã quá khuya. Mẹ đến lay tôi đở ngồi dậy, bảo tôi phải uống hết thuốc mới sắc này để cho hết bịnh, Mẹ thưởng, bây giờ Mẹ thưởng trước 3 trái táo nghe. Tôi riu ríu nghe lời Me, bóp mũi lại uống hai hơi là hết chén thuốc. Mẹ tôi rất vui, xoa đầu và hôn tôi bảo ngủ tiếp - Tình Mẹ bao la như biển trời lai láng...
Mẹ là bà Điền chủ (hay Đại Điền Chủ), có đến hai ba người giúp việc về bếp núc, nấu nướng cơm thức ăn cho mấy chục người vào mùa cày, sạ lúa hay cắt gặt lúa. Lúc nào Mẹ tôi cũng thức sớm hơn người giúp việc một hai tiếng. Sáng sớm chừng 3 giờ, Mẹ đã thức, nhóm lửa, vo gạo ba nồi lớn bắt lên cà ràng ông táo xong xuôi, cơm sôi cạn nước, Bà mới đánh thức mấy người làm lo canh lửa và làm thức ăn. Ba tôi thường nói Mẹ nên để công việc đó cho người làm, Mẹ nói gọi tụi nó thức sớm tội nghiệp vì tuổi trẻ còn ham ngủ và ngủ nhiều. Trên thế gian này có bà điền chủ nào như Mẹ tôi...Con vừa viết vừa rơi nước mắt nhớ Mẹ, Mẹ ơi!.
Qua gần nửa thế kỷ, tôi lại quyết định di dời hài cốt Mẹ tôi về quê, cùng chỗ với Ba tôi ở Nhà Bàn - Châu Đốc, dù quê tôi là ấp Bà Bài, nay không có người ở. Còn ở Nhà Bàn, tôi có bà con họ hàng ruột thịt ở đây rất đông và mồ mã Ba và anh chị tôi cũng đều chôn cất ở đây từ lâu rồi. Gia tộc tôi không quen chết rồi thiêu xác, ngay tôi ở Hoa Kỳ cũng đã có mua đất trước dành cho hậu sự vợ chồng tôi sau này.
Gần mười năm trước, tôi muốn dời hài cốt Mẹ về "trùng phùng" với Ba, nhưng bà chị chín của tôi, không muốn di dời hài cốt Mẹ về Châu Đốc và nói với tôi rằng, Má chôn ở đất Thánh của đạo là rất tốt vì suốt đời Mẹ lo tu tâm dưỡng tánh, hết lòng phục vụ chúng sanh đồng đạo. Chị mình nói vậy rất có lý, tôi đành chịu, mãi cách đây hơn ba năm chị chín tôi qua đời, tôi có về dự lễ tang và được biết khu thánh địa nghĩa trang của đạo Cao Đài đã có lệnh của chánh quyền phá bỏ lấy đất cho tỉnh. Từ đó, tôi lại có ý muốn bốc mộ Mẹ trước khi mọi người có lệnh phải làm việc này ngay. Cho mãi đến mùa hè năm nay, hai cháu ngoại, sanh ở Mỹ cũng muốn du lịch về thăm quê hương Việt Nam, tôi nói với mẹ hai cháu là Ba muốn nhân dịp này bốc mộ Bà Nội luôn đưa về sum họp với ông Nội, ông Cố các cháu. Tất cả gia đình đều đồng ý chọn tháng 6 tới đây, ba ông cháu chúng tôi về Tây Ninh bốc mộ và đưa hài cốt về chôn cất cạnh mộ Ba của tôi.
Với tuổi về chiều, không biết ra đi lúc nào, nay còn đi đứng được lại có hai đứa cháu khỏe mạnh "hộ tống" nữa, tôi rất an tâm về việc di chuyển xa, dù bị suyễn mãn tính, hai chân thường bị sưng, đau lưng nhức mỏi tay chân chỗ nào cũng có, như một chiếc xe quá củ, rệu rã khắp lục phục ngũ tạng, tân trang bằng nhiều thuốc bổ cũng chỉ sống tạm chờ ngày lên đường sau 84 năm gió sương của cuộc đời, với 10 năm lao lý khổ sai và hàng chục năm sống khổ cực vất vả sau khi ra tù.
Vì vậy, việc bức bách của tôi lúc này là lo di dời hài cốt Mẹ tôi về quê hương Châu Đốc để Mẹ trùng phùng với Ba tôi đã qua đời trước năm 1975. Ước nguyện của tôi là bằng mọi cách tôi có bổn phận phải đưa hài cốt Mẹ tôi chôn cạnh Ba tôi. Thực hiện được ước vọng, việc làm to lớn này cuối đời, tôi mới cảm thấy hết ray rức vì bổn phận làm con phải lo mồ yên mả đẹp cho cha mẹ.
Ông Bà mình thường khuyên bảo dạy dỗ con cháu, nhứt là ở nhà quê, rất chân chất mộc mạc, dùng những câu ca dao tục ngữ lục bát bình dân:
Con ơi! học lấy làm đầu
Thờ cha kính mẹ là câu sửa mình.
Như là giọt nước từ trên mái lá chảy xuống, không khi nào nước từ dưới chảy ngược lên, cha mẹ thương yêu chăm sóc con cái vô bờ bến không tính tháng tính ngày, còn con thường chăm sóc cha mẹ già hay đau ốm thường tính tháng tính ngày. Bây giờ còn tính thêm sự tốn kém tiền bạc chửa trị hay chi phí chôn cất...Tôi có quan niệm từ bé cho đến bây giờ, mình có hiếu thảo với Mẹ Cha mới hy vọng con cháu mình noi gương đó mà đáp lại công sanh thành dưỡng dục của mình, vì:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho tròn chữ hiếu mới đành dạ con.@
Sacramento, ngày Hiền Mẫu nhớ mẹ - 12.5.2019
Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)