Văn Học & Nghệ Thuật
MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ VAI TRÒ CỦA VẦN TRONG THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ
( HNPD )Để có thể hội nhập và thích ứng với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng mỗi con người đương đại phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong xã hội.
Lan Man Về Cái Tôi
làm thơ
không phải lấm lét nhìn trước, ngó sau
nỗi lo sợ theo vào
cả trong giấc ngủ
giật thót mình nghe tiếng chó sủa
ban đêm (3)
ánh mắt van lơn
bàn tay níu giữ
khiến đã biết bao lần
dòng thơ đang băng băng tuôn chảy
phải khựng lại
luồn lách qua hướng khác
tay cầm bút viết
tay nắm dao quơ
đuổi, giết bằng sạch những hồn ma, bóng quỷ
truyền thống, khuôn phép lễ giáo, thước đo giá trị
của người đời)
Nó không có gì. Chỉ là một sự chờ đợi lặng lẽ
Thế thôi.
Tất cả đều hướng về nó, như hướng về ý nghĩa cốt tuỷ của chính mình
Tất cả đi về hướng nó. Nó chờ.
Nó chờ một con kiến, nó chờ một con voi.
Nó chờ một hạt bụi, nó chờ một đoàn quân.
bởi có đường
đường ít
chè không đủ ngọt
không ngon
đường nhiều
ngọt lợ
ăn gắt cổ.
ngoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,
các thứ khoai
(thứ nào nấu với thứ nào
liều lượng bao nhiêu thì hợp)
còn phải biết
nêm đường cho vừa ngọt
nhưng đã là chè thì phải có đường
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc bằng cách nào đó
giúp chè có vị ngọt)
Tác phẩm tiêu biểu:
Jean Paul Sartre: La Nausée (Buồn Nôn)
Albert Camus: L’Étranger (Kẻ Xa Lạ)
4/ Nguyên văn 2 câu thơ là:
(Có bản viết “bậc” thay vì “đợt”)
Lan Man Về Cái Tôi
Để có thể hội
nhập và thích ứng với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng mỗi con người đương đại
phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong xã hội. Xã hội càng
văn minh số lượng nguyên tắc càng nhiều. Sau khi vào đời một thời gian (dài ngắn
tùy hoàn cảnh riêng) trong mỗi thân xác con người có 2 cái tôi cùng chung sống
nhưng luôn đấu đá lẫn nhau để đòi quyền làm chủ thân xác đó: cái tôi đích thực
và cái tôi hội nhập với cuộc đời – tôi tạm gọi là “cái tôi văn hóa”. Tuổi đời
càng cao cái tôi văn hóa càng mạnh, càng rõ nét và cái tôi đích thực càng yếu
kém, mờ nhạt. Đến một lúc nào đó cái tôi văn hóa sẽ “đè bẹp” cái tôi đích thực
để độc quyền chiếm hữu cái thân xác kia. Lúc ấy, nói như Jean Paul Sartre (1) thì
con người là một “kẻ vong thân” (đánh mất chính mình). Còn nói như Albert Camus
(1) thì con người đích thực đã bất lực - để một “kẻ xa lạ” đến chiếm hữu thân
xác mình.
Hai Trường Hợp “Đánh Mất Cái Tôi”
1/ Tại
các nước dân chủ tự do: Con người dạy bảo nhau tạo phong cách lịch thiệp
trong giao tiếp, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh để hội nhập vào dòng phát
triển của nhân loại. Lâu dần cái tôi văn hóa sẽ che khuất cái tôi đích thực. Con
người chỉ còn là một “cỗ máy” do lý trí điều khiển. Mọi suy nghĩ, hành động đều
là phản ứng (có điều kiện) của “cỗ máy” trước hoàn cảnh xã hội. Đây là nỗi băn
khoăn, lo ngại của các triết gia phương tây về thân phận con người.
2/ Tại
các nước độc tài chuyên chế: Cái tôi đích thực bị một cổ 2 tròng, vừa bị
“cái tôi văn hóa” chèn ép, vừa bị nỗi sợ cường quyền ám ảnh nên nhiều lúc phải
hóa trang thành một cái tôi khác mà tôi xin phép gọi là “cái tôi teo chim”. (Tôi hoàn toàn không có ý “xách mé” gì những người
làm công tác văn học ở trong nước mà chỉ muốn nhắc tới một thực tế không được
vui về hoàn cảnh của nhà văn, nhà thơ Việt Nam trong đó có nhiều người tôi rất
kính trọng và quý mến).
Giữa cái tôi
văn hóa và cái tôi teo chim thì cái tôi teo chim mạnh hơn, có uy thế hơn nhiều.
Nghĩ đến chết chóc, tù đày, gia đình bị tước đoạt mọi phương tiện, nguồn sống,
ngòi bút của thi sĩ đôi lúc phải cong lại hoặc vừa viết lại vừa phải “lách”.
Trong các tác phẩm của Nguyễn Khải cái tôi teo chim đã che khuất cái tôi văn hóa
nên ông nhà văn của chúng ta vào cuối đời đã phải la toáng lên “Đi Tìm Cái Tôi
Đã Mất” và phải chờ đến đúng ngày sau khi xác thân mình đã nằm dưới huyệt vợ
con mới được chuyển cái thông điệp thương tâm ấy đến mọi người. Thông điệp
trong Bánh Vẽ của Chế Lan Viên mạnh hơn, triệt để hơn, nên thời gian chờ đợi
lâu hơn - chết rồi cũng chưa yên tâm - phải sau mấy lần “giỗ” mới được xì ra
ngoài. Nói như nhà thơ Nguyễn Khôi là “kiểu để hạ cánh an toàn một cách chắc chắn
đã”.
Lý
Trí: Kẻ Thù Của Thi Sĩ Trong Lúc Làm Thơ
Thi sĩ làm thơ trong lúc tỉnh táo quá thì những điều viết ra
sẽ được cân nhắc, suy hơn, tính thiệt kỹ càng. Đó sẽ là những vần thơ phải đạo được “đạo diễn” bởi “cỗ máy biết
suy nghĩ” - “cái tôi văn hóa”. Nếu thi
sĩ có kỹ thuật thơ cao cường – ngôn từ trong sáng, thế trận chữ nghĩa chặt chẽ,
hiệu quả - thì thơ vẫn có cảm xúc, vẫn có thể “hay” nhưng không có Hồn.
Khi thi sĩ thật cao hứng, lên cơn điên vì yêu, hận (giận),
vui sướng, buồn bã, ghen ghét, ham muốn … cảm xúc sẽ sôi lên phủ mờ lý trí,
“cái tôi đích thực” sẽ vùng dậy đẩy “cái tôi văn hóa” (và “cái tôi teo chim”, nếu
có) vào bóng tối để dành quyền “đạo diễn” bài thơ của mình. Thi phẩm viết ra
trong tâm cảnh ấy sẽ chẳng màng đến chính kiến, lập trường, truyền thống, đạo đức,
lễ giáo, thước đo giá trị của người đời … mà chỉ là những gì tuôn trào ra ngòi
bút bởi “cơn điên” của thi sĩ đang thôi thúc trong lòng. Lúc ấy kỹ thuật thơ vẫn
mang dáng dấp đẳng cấp của thi sĩ nhưng lời thơ, tứ thơ – không còn bị chi phối
bởi cái tôi văn hóa - sẽ là tâm tình chân thật của “cái tôi đích thực”. Nếu thi
sĩ chọn được thể thơ thích hợp, tứ thơ sẽ chảy thành dòng, cảm xúc ở tầng 3 (2)
sẽ lớn mạnh, bài thơ sẽ có hồn. thông điệp của thi sĩ sẽ đi vào lòng độc giả một
cách dễ dàng.
Khi trạng thái cao hứng, “lên cơn” của thi sĩ “xẹp” xuống, cảm
xúc nguội dần, lý trí sẽ xuất hiện, lời thơ ít nhiều cũng sẽ ẩn chứa sự “khôn
mgoan, khéo léo”, sẽ bớt chân thật, câu thơ sẽ nhạt, hồn thơ sẽ lặng lẽ ra đi.
Một
Chút Trải Nghiệm Cá Nhân
Tôi
đang sống trên nước Mỹ
đất
nước tự dolàm thơ
không phải lấm lét nhìn trước, ngó sau
nỗi lo sợ theo vào
cả trong giấc ngủ
giật thót mình nghe tiếng chó sủa
ban đêm (3)
Nhưng
sao trước mặt vẫn chập chờn
những
bóng ma quá khứánh mắt van lơn
bàn tay níu giữ
khiến đã biết bao lần
dòng thơ đang băng băng tuôn chảy
phải khựng lại
luồn lách qua hướng khác
Để
có thể hết lòng hết dạ
trọn tình trọn nghĩa
với Nàng Thơ
tôi
trọn tình trọn nghĩa
với Nàng Thơ
tay cầm bút viết
tay nắm dao quơ
đuổi, giết bằng sạch những hồn ma, bóng quỷ
truyền thống, khuôn phép lễ giáo, thước đo giá trị
của người đời)
Trên
trang thơ của mình
tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi.
(Yêu
Thơ Nên Phải Hết Lòng Với Thơ, PĐN, phamnhibinhtho.blogspot.com)tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi.
Thú thật,
tôi đã nhiều lần bị cái tôi văn hóa bất ngờ xuất hiện che lấp trang thơ đang viết
dở của mình. Đó là lúc hết hứng, cơn điên đã “xẹp”. Lúc ấy nói:
Trên trang thơ của mình
tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi
thì rất dễ nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Muốn viết tiếp bài thơ khi cơn điên đã “xẹp” mà không phản bội nhịp đập của chính trái tim mình là một điều không thể được. Chỉ có cách vứt bài thơ vào sọt rác hay chờ đợi một cơn điên khác – mà điều sau này cũng rất khó xảy ra.
Tôi cũng đã
gặp những bài thơ “nửa điên nửa tỉnh” - đoạn đầu khá nhiều cảm xúc, đoạn sau
khô khan, nhạt nhẽo, đọc chán phèo. Đó là trường hợp tác giả hết hứng nhưng “tiếc
của giời” cố viết cho xong bài thơ. tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi
thì rất dễ nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Muốn viết tiếp bài thơ khi cơn điên đã “xẹp” mà không phản bội nhịp đập của chính trái tim mình là một điều không thể được. Chỉ có cách vứt bài thơ vào sọt rác hay chờ đợi một cơn điên khác – mà điều sau này cũng rất khó xảy ra.
Tại
Sao Thơ Nên Là Món Ăn Nhẹ Dễ Tiêu?
Một lần chạy xe Honda (2 bánh) từ Cầu Rào đến phi trường Cát
Bi (Hải Phòng) tôi gặp một tấm bảng chỉ đường kích thước khoảng 30 x 40 cm trên
viết đến chục hàng chữ đầy cả tấm bảng. Xe dừng lại (vì đèn đỏ) ở cách bảng 20
mét, tôi muốn đọc để biết tấm bảng chỉ dẫn điều gì cũng chỉ “chữ được chữ mất”.
Còn nếu đang lái xe trên đường thì có thể nói “tấm bảng ấy có cũng như không”.
Ở Mỹ tôi có người bạn làm ở ngành giao thông (Department of
Transportation) của tiểu bang Texas. Nhiệm vụ của anh bao gồm cả việc thiết lập
và bảo trì những bảng chỉ đường trên các trục lộ giao thông. Anh cho biết tất cả
những bảng chỉ đường hoặc cắm bên vệ đường hoặc treo băng ngang xa lộ - từ kích
thước tấm bảng cho đến cỡ kiểu chữ và các ký hiệu bằng hình, màu sắc - đều được
nghiên cứu kỹ lưỡng để người lái xe liếc qua là có thể tiếp nhận thông tin một
cách nhanh chóng để kịp thời ứng xử với tình huống được cảnh báo ở phía trước. Sau
khi đường được nâng cấp – có thể nâng tốc độ của phương tiện di chuyển (thí dụ
từ 45 lên 60 dặm/giờ) – thì những bảng cảnh báo phải cắm lùi lại để người lái
xe (với tốc độ mới) có đủ thời gian tiếp nhận thông tin và chuẩn bị ứng phó với
tình huống mà bảng chỉ đường đã cảnh báo.
Với thơ cũng vậy. Đọc thơ là thả hồn mình theo dòng chảy của
tứ thơ để cảm nhận tâm tình của tác giả. Mỗi câu thơ, trong chức năng truyền
thông, còn là tấm bảng chỉ đường dẫn dắt độc giả đi một đoạn trên lộ trình của
bài thơ. Nếu dòng chảy của tứ thơ nhanh mà câu thơ lại khó tiêu - giống như bảng
chỉ đường khó đọc, khó hiểu - độc giả hoặc là chạy quá (và đi lạc) hoặc phải tạm
ngừng, đọc đi đọc lại để hiểu ý tác giả. Cuối cùng dù có hiểu được chăng nữa
thì cũng mất hứng, tiến trình thưởng thức thơ không được suôn sẻ, ảnh hưởng đến
mức độ thành công của bài thơ.
Sau đây là một số đoạn thơ từ Dễ đến Khó Tiêu (chỉ là những
thí dụ tượng trưng):
1/ Thi hóa
thân thành họa:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Đây là loại thơ
dễ tiêu nhất vì ngôn ngữ đã tan biến, hóa thân vào trong tranh, đi thẳng vào
tâm hồn độc giả. Lý trí thất nghiệp.
2/ Thi trung
hữu họa: Trong thơ có tranh.
Áo nàng
vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím...
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím...
Chữ nghĩa có tranh minh họa nên dễ cảm nhận, lý trí có kiểm soát nhưng
ít khi can thiệp.
2/ Show, Not
Tell: Đưa ra dữ kiện để độc giả tự “suy ra” và cảm nhận tâm trạng.
Nhà
giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền
cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền, lại thôi.
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền, lại thôi.
Độc giả “bắt”
được, hiểu được những dữ kiện tương đối dễ dàng nên có thể thả hồn theo dòng chảy
của tứ thơ. Đến câu cuối, tùy độ nhạy bén của tâm hồn, độc giả có thể hiểu được
ẩn ý của tác giả từ sau vài giây đến vài phút. Lúc ấy cảm giác thích thú sẽ
tăng lên gấp bội.
4/ Thơ không
vần, khêu gợi óc tò mò của độc giả:
Nó không hình không sắc
Tuyệt không có tiếng có lờiNó không có gì. Chỉ là một sự chờ đợi lặng lẽ
Thế thôi.
Nó là sự chờ đợi từ vô thuỷ đến vô chung
Ai nấy lần lượt đến với nó, không ai gặp nóTất cả đều hướng về nó, như hướng về ý nghĩa cốt tuỷ của chính mình
Tất cả đi về hướng nó. Nó chờ.
Nó chờ một con kiến, nó chờ một con voi.
Nó chờ một hạt bụi, nó chờ một đoàn quân.
(Sự Chờ Đợi, Võ
Phiến, tienve.org)
Đây
là đoạn thơ tác giả viết bằng cái đầu, nặng
chất trí tuệ, thiếu cảm xúc. Độc giả muốn hiểu tứ thơ cũng phải căng óc
ra mà đọc. Giữa người viết và người đọc không có "chỗ" để tâm hồn giao
cảm.
5/ Ý tứ mù mịt,
khó hiểu:
Trên sông Tiền Đường bình lặng, Thúy
Kiều ngồi ở đầu thuyền gởi khúc hồng nhan bạc mệnh vào thiên cổ. Nàng đã vứt
vào sọt rác những con cu thối và trở về. Trong ánh sáng khai nguyên của các thần
linh, âm hộ nàng trong suốt. Và reo vui. Không phải vì trái tim nàng đã được
lau chùi bằng nước mắt và tóc. Không phải vì sự đền đáp của hư vô… (Và Bởi Vì Âm Hộ Nàng Trong Suốt,
Nguyễn Viện, tienve.org)
Nguyễn Viện
là một nhà thơ thành danh trong việc làm mới thơ trên trang tienve.org. Nhưng với
tôi, bài thơ của ông quá khác biệt với những gì tôi gọi là Thơ.
Nếu đưa ngôn từ có tính học thuật, hàn lâm, triết lý (nặng
chất trí tuệ) vào thơ để chuyển tải một ý tưởng cao siêu, một trạng thái tâm lý
phức tạp nào đó thì người đọc sẽ “chậm tiêu”, khó cảm và sẽ tạo cơ hội cho lý
trí xen vào gây rắc rối cho tiến trình thẩm thấu thơ. Lúc ấy chức năng truyền
thông của bài thơ, nếu may mắn lắm cũng chỉ thành công một nửa - độc giả có thể hiểu (nếu uyên bác hoặc đọc kỹ)
nhưng khó cảm được tứ thơ và bài thơ
bị coi là thất bại. Nói như thế không có nghĩa không thể dùng thơ để diễn tả một
ý tưởng cao siêu. Ý tưởng cao siêu nên là cái đích cuối cùng, còn ngôn ngữ, lời
thơ dẫn độc giả đi đến cái đích ấy nên đơn giản, dễ hiểu và dễ cảm.
Vai
Trò Của Vần (Hoặc Nhịp Điệu) Trong Thơ
Với thi sĩ,
vần giúp xâu kết những ý tưởng, sự kiện, những mảnh tâm tình khiến bài thơ liền
mạch, nhất khí. Trong bài thơ có vần (ngoại trừ thể thơ mới trường thiên từng
đoạn 4 câu) cảm xúc tuôn chảy thành dòng, lớn mạnh nhanh chóng nhờ sóng sau dồn
sóng trước. Khi thi sĩ đang cao hứng, “lên cơn”, dòng cảm xúc liền mạch, trôi
nhanh đó giúp tứ thơ tuôn trào, không có “thời gian chết” để lý trí xuất hiện,
tạo cơ hội cho hồn thơ hình thành.
Với độc giả,
vần là thuốc dẫn, là thứ “dầu bôi trơn” giúp thông điệp của bài thơ theo dòng cảm
xúc trôi nhanh vào hồn. Nhờ thứ “dầu bôi trơn” ấy ông (bà) ta “cảm” được tâm
tình của thi sĩ một cách dễ dàng hơn, (có thể) không phải trải qua tiến trình suy
nghĩ, tránh được (hoặc giảm thiểu) sự chen vào can thiệp của lý trí để cuối
cùng có thể bắt gặp hồn thơ (nếu có).
Nhưng vần là
con dao hai lưỡi; nếu vần quá đậm thì bài thơ sẽ mắc phải “hội chứng nhàm chán
vần” đọc rất “ầu ơ”, dễ ngán.
Chè Đường
Tôi
thích chè
chè
ngọt bởi có đường
đường ít
chè không đủ ngọt
không ngon
đường nhiều
ngọt lợ
ăn gắt cổ.
Nấu
chè ngon do đó,
cũng
cần có tàingoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,
các thứ khoai
(thứ nào nấu với thứ nào
liều lượng bao nhiêu thì hợp)
còn phải biết
nêm đường cho vừa ngọt
Chè có món có thể nêm đường kha khá
có món ít đường một chút cũng không saonhưng đã là chè thì phải có đường
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc bằng cách nào đó
giúp chè có vị ngọt)
thì chè sẽ không còn là chè nữa
mà thành món khác.
(Phạm Đức Nhì)mà thành món khác.
Vâng! Đúng vậy.
Nếu không có vần (vị ngọt của thơ ca) thì Thơ sẽ không còn là Thơ nữa mà thành
Thứ Khác.
Kết Luận
Đối với bạn
đọc yêu thơ, tôi có một tin vui muốn chia sẻ với các bạn. Nếu có một giây phút
nào đó trong đời, bạn đọc hoặc nghe được một bài thơ có hồn và chính bạn cũng cảm
được cái hồn của bài thơ đó, thì chính giây phút đó bạn là một trong số rất ít
người may mắn trên thế giới; bạn đang được giao tiếp với đồng loại của mình bằng
“ngôn ngữ của loài người”, từ con người đích thực chứ không phải từ những cỗ
máy di động mà suy nghĩ, lời nói hay cung cách giao tiếp chỉ là phản ứng có điều
kiện trước hoàn cảnh xã hội. Như thế không phải là điều vô cùng sung sướng hay
sao? Và thi sĩ sáng tác bài thơ có hồn đó đã ban ơn cho nhân loại, cho người
yêu thơ cơ hội được đọc, nghe tiếng người từ con người đích thực. Tôi xin phép
được mượn 2 câu ca dao nói về Phúc, Nghiệp của đạo Phật (tôi sửa lại câu thứ 2)
để nói đến cái phúc của thi sĩ khi cống hiến cho đời một bài thơ như thế:
Dù xây chín
đợt phù đồ
Không bằng
viết được Bài Thơ Có Hồn. (4)
Và để đạt được
cái Phúc lớn lao ấy Vần (vị ngọt của thơ ca) đã đóng góp một phần công sức không
nhỏ.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
Blog
phamnhibinhtho.blogspot.com
Chú Thích:
1/ Đều là đại
diện của Chủ Nghĩa Hiện Sinh Tác phẩm tiêu biểu:
Jean Paul Sartre: La Nausée (Buồn Nôn)
Albert Camus: L’Étranger (Kẻ Xa Lạ)
2/Ba tầng cảm
xúc
a/ Tầng 1: Do câu chữ
b/ Tầng 2: Do thế trận của tứ thơ
c/ Tầng 3: Do trạng thái cao hứng, “nổi điên” của thi sĩ. Đây chính là Hồn Thơ (nằm ngoài chữ nghĩa)
3/ Vâng,
chính tôi (PĐN) cũng đã từng làm thơ (ở VN) khi cái tôi văn hóa và cái tôi teo
chim cùng chiếm hữu thân xác mình. a/ Tầng 1: Do câu chữ
b/ Tầng 2: Do thế trận của tứ thơ
c/ Tầng 3: Do trạng thái cao hứng, “nổi điên” của thi sĩ. Đây chính là Hồn Thơ (nằm ngoài chữ nghĩa)
4/ Nguyên văn 2 câu thơ là:
Dù xây chin
đợt phù đồ
Không bằng
làm phúc cứu cho một người. (Có bản viết “bậc” thay vì “đợt”)
Bàn ra tán vào (0)
MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ VAI TRÒ CỦA VẦN TRONG THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ
( HNPD )Để có thể hội nhập và thích ứng với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng mỗi con người đương đại phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong xã hội.
Lan Man Về Cái Tôi
Để có thể hội
nhập và thích ứng với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng mỗi con người đương đại
phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong xã hội. Xã hội càng
văn minh số lượng nguyên tắc càng nhiều. Sau khi vào đời một thời gian (dài ngắn
tùy hoàn cảnh riêng) trong mỗi thân xác con người có 2 cái tôi cùng chung sống
nhưng luôn đấu đá lẫn nhau để đòi quyền làm chủ thân xác đó: cái tôi đích thực
và cái tôi hội nhập với cuộc đời – tôi tạm gọi là “cái tôi văn hóa”. Tuổi đời
càng cao cái tôi văn hóa càng mạnh, càng rõ nét và cái tôi đích thực càng yếu
kém, mờ nhạt. Đến một lúc nào đó cái tôi văn hóa sẽ “đè bẹp” cái tôi đích thực
để độc quyền chiếm hữu cái thân xác kia. Lúc ấy, nói như Jean Paul Sartre (1) thì
con người là một “kẻ vong thân” (đánh mất chính mình). Còn nói như Albert Camus
(1) thì con người đích thực đã bất lực - để một “kẻ xa lạ” đến chiếm hữu thân
xác mình.
Hai Trường Hợp “Đánh Mất Cái Tôi”
1/ Tại
các nước dân chủ tự do: Con người dạy bảo nhau tạo phong cách lịch thiệp
trong giao tiếp, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh để hội nhập vào dòng phát
triển của nhân loại. Lâu dần cái tôi văn hóa sẽ che khuất cái tôi đích thực. Con
người chỉ còn là một “cỗ máy” do lý trí điều khiển. Mọi suy nghĩ, hành động đều
là phản ứng (có điều kiện) của “cỗ máy” trước hoàn cảnh xã hội. Đây là nỗi băn
khoăn, lo ngại của các triết gia phương tây về thân phận con người.
2/ Tại
các nước độc tài chuyên chế: Cái tôi đích thực bị một cổ 2 tròng, vừa bị
“cái tôi văn hóa” chèn ép, vừa bị nỗi sợ cường quyền ám ảnh nên nhiều lúc phải
hóa trang thành một cái tôi khác mà tôi xin phép gọi là “cái tôi teo chim”. (Tôi hoàn toàn không có ý “xách mé” gì những người
làm công tác văn học ở trong nước mà chỉ muốn nhắc tới một thực tế không được
vui về hoàn cảnh của nhà văn, nhà thơ Việt Nam trong đó có nhiều người tôi rất
kính trọng và quý mến).
Giữa cái tôi
văn hóa và cái tôi teo chim thì cái tôi teo chim mạnh hơn, có uy thế hơn nhiều.
Nghĩ đến chết chóc, tù đày, gia đình bị tước đoạt mọi phương tiện, nguồn sống,
ngòi bút của thi sĩ đôi lúc phải cong lại hoặc vừa viết lại vừa phải “lách”.
Trong các tác phẩm của Nguyễn Khải cái tôi teo chim đã che khuất cái tôi văn hóa
nên ông nhà văn của chúng ta vào cuối đời đã phải la toáng lên “Đi Tìm Cái Tôi
Đã Mất” và phải chờ đến đúng ngày sau khi xác thân mình đã nằm dưới huyệt vợ
con mới được chuyển cái thông điệp thương tâm ấy đến mọi người. Thông điệp
trong Bánh Vẽ của Chế Lan Viên mạnh hơn, triệt để hơn, nên thời gian chờ đợi
lâu hơn - chết rồi cũng chưa yên tâm - phải sau mấy lần “giỗ” mới được xì ra
ngoài. Nói như nhà thơ Nguyễn Khôi là “kiểu để hạ cánh an toàn một cách chắc chắn
đã”.
Lý
Trí: Kẻ Thù Của Thi Sĩ Trong Lúc Làm Thơ
Thi sĩ làm thơ trong lúc tỉnh táo quá thì những điều viết ra
sẽ được cân nhắc, suy hơn, tính thiệt kỹ càng. Đó sẽ là những vần thơ phải đạo được “đạo diễn” bởi “cỗ máy biết
suy nghĩ” - “cái tôi văn hóa”. Nếu thi
sĩ có kỹ thuật thơ cao cường – ngôn từ trong sáng, thế trận chữ nghĩa chặt chẽ,
hiệu quả - thì thơ vẫn có cảm xúc, vẫn có thể “hay” nhưng không có Hồn.
Khi thi sĩ thật cao hứng, lên cơn điên vì yêu, hận (giận),
vui sướng, buồn bã, ghen ghét, ham muốn … cảm xúc sẽ sôi lên phủ mờ lý trí,
“cái tôi đích thực” sẽ vùng dậy đẩy “cái tôi văn hóa” (và “cái tôi teo chim”, nếu
có) vào bóng tối để dành quyền “đạo diễn” bài thơ của mình. Thi phẩm viết ra
trong tâm cảnh ấy sẽ chẳng màng đến chính kiến, lập trường, truyền thống, đạo đức,
lễ giáo, thước đo giá trị của người đời … mà chỉ là những gì tuôn trào ra ngòi
bút bởi “cơn điên” của thi sĩ đang thôi thúc trong lòng. Lúc ấy kỹ thuật thơ vẫn
mang dáng dấp đẳng cấp của thi sĩ nhưng lời thơ, tứ thơ – không còn bị chi phối
bởi cái tôi văn hóa - sẽ là tâm tình chân thật của “cái tôi đích thực”. Nếu thi
sĩ chọn được thể thơ thích hợp, tứ thơ sẽ chảy thành dòng, cảm xúc ở tầng 3 (2)
sẽ lớn mạnh, bài thơ sẽ có hồn. thông điệp của thi sĩ sẽ đi vào lòng độc giả một
cách dễ dàng.
Khi trạng thái cao hứng, “lên cơn” của thi sĩ “xẹp” xuống, cảm
xúc nguội dần, lý trí sẽ xuất hiện, lời thơ ít nhiều cũng sẽ ẩn chứa sự “khôn
mgoan, khéo léo”, sẽ bớt chân thật, câu thơ sẽ nhạt, hồn thơ sẽ lặng lẽ ra đi.
Một
Chút Trải Nghiệm Cá Nhân
Tôi
đang sống trên nước Mỹ
đất
nước tự dolàm thơ
không phải lấm lét nhìn trước, ngó sau
nỗi lo sợ theo vào
cả trong giấc ngủ
giật thót mình nghe tiếng chó sủa
ban đêm (3)
Nhưng
sao trước mặt vẫn chập chờn
những
bóng ma quá khứánh mắt van lơn
bàn tay níu giữ
khiến đã biết bao lần
dòng thơ đang băng băng tuôn chảy
phải khựng lại
luồn lách qua hướng khác
Để
có thể hết lòng hết dạ
trọn tình trọn nghĩa
với Nàng Thơ
tôi
trọn tình trọn nghĩa
với Nàng Thơ
tay cầm bút viết
tay nắm dao quơ
đuổi, giết bằng sạch những hồn ma, bóng quỷ
truyền thống, khuôn phép lễ giáo, thước đo giá trị
của người đời)
Trên
trang thơ của mình
tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi.
(Yêu
Thơ Nên Phải Hết Lòng Với Thơ, PĐN, phamnhibinhtho.blogspot.com)tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi.
Thú thật,
tôi đã nhiều lần bị cái tôi văn hóa bất ngờ xuất hiện che lấp trang thơ đang viết
dở của mình. Đó là lúc hết hứng, cơn điên đã “xẹp”. Lúc ấy nói:
Trên trang thơ của mình
tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi
thì rất dễ nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Muốn viết tiếp bài thơ khi cơn điên đã “xẹp” mà không phản bội nhịp đập của chính trái tim mình là một điều không thể được. Chỉ có cách vứt bài thơ vào sọt rác hay chờ đợi một cơn điên khác – mà điều sau này cũng rất khó xảy ra.
Tôi cũng đã
gặp những bài thơ “nửa điên nửa tỉnh” - đoạn đầu khá nhiều cảm xúc, đoạn sau
khô khan, nhạt nhẽo, đọc chán phèo. Đó là trường hợp tác giả hết hứng nhưng “tiếc
của giời” cố viết cho xong bài thơ. tôi chỉ trung thành
với nhịp đập
của chính trái tim tôi
thì rất dễ nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Muốn viết tiếp bài thơ khi cơn điên đã “xẹp” mà không phản bội nhịp đập của chính trái tim mình là một điều không thể được. Chỉ có cách vứt bài thơ vào sọt rác hay chờ đợi một cơn điên khác – mà điều sau này cũng rất khó xảy ra.
Tại
Sao Thơ Nên Là Món Ăn Nhẹ Dễ Tiêu?
Một lần chạy xe Honda (2 bánh) từ Cầu Rào đến phi trường Cát
Bi (Hải Phòng) tôi gặp một tấm bảng chỉ đường kích thước khoảng 30 x 40 cm trên
viết đến chục hàng chữ đầy cả tấm bảng. Xe dừng lại (vì đèn đỏ) ở cách bảng 20
mét, tôi muốn đọc để biết tấm bảng chỉ dẫn điều gì cũng chỉ “chữ được chữ mất”.
Còn nếu đang lái xe trên đường thì có thể nói “tấm bảng ấy có cũng như không”.
Ở Mỹ tôi có người bạn làm ở ngành giao thông (Department of
Transportation) của tiểu bang Texas. Nhiệm vụ của anh bao gồm cả việc thiết lập
và bảo trì những bảng chỉ đường trên các trục lộ giao thông. Anh cho biết tất cả
những bảng chỉ đường hoặc cắm bên vệ đường hoặc treo băng ngang xa lộ - từ kích
thước tấm bảng cho đến cỡ kiểu chữ và các ký hiệu bằng hình, màu sắc - đều được
nghiên cứu kỹ lưỡng để người lái xe liếc qua là có thể tiếp nhận thông tin một
cách nhanh chóng để kịp thời ứng xử với tình huống được cảnh báo ở phía trước. Sau
khi đường được nâng cấp – có thể nâng tốc độ của phương tiện di chuyển (thí dụ
từ 45 lên 60 dặm/giờ) – thì những bảng cảnh báo phải cắm lùi lại để người lái
xe (với tốc độ mới) có đủ thời gian tiếp nhận thông tin và chuẩn bị ứng phó với
tình huống mà bảng chỉ đường đã cảnh báo.
Với thơ cũng vậy. Đọc thơ là thả hồn mình theo dòng chảy của
tứ thơ để cảm nhận tâm tình của tác giả. Mỗi câu thơ, trong chức năng truyền
thông, còn là tấm bảng chỉ đường dẫn dắt độc giả đi một đoạn trên lộ trình của
bài thơ. Nếu dòng chảy của tứ thơ nhanh mà câu thơ lại khó tiêu - giống như bảng
chỉ đường khó đọc, khó hiểu - độc giả hoặc là chạy quá (và đi lạc) hoặc phải tạm
ngừng, đọc đi đọc lại để hiểu ý tác giả. Cuối cùng dù có hiểu được chăng nữa
thì cũng mất hứng, tiến trình thưởng thức thơ không được suôn sẻ, ảnh hưởng đến
mức độ thành công của bài thơ.
Sau đây là một số đoạn thơ từ Dễ đến Khó Tiêu (chỉ là những
thí dụ tượng trưng):
1/ Thi hóa
thân thành họa:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Đây là loại thơ
dễ tiêu nhất vì ngôn ngữ đã tan biến, hóa thân vào trong tranh, đi thẳng vào
tâm hồn độc giả. Lý trí thất nghiệp.
2/ Thi trung
hữu họa: Trong thơ có tranh.
Áo nàng
vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím...
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím...
Chữ nghĩa có tranh minh họa nên dễ cảm nhận, lý trí có kiểm soát nhưng
ít khi can thiệp.
2/ Show, Not
Tell: Đưa ra dữ kiện để độc giả tự “suy ra” và cảm nhận tâm trạng.
Nhà
giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền
cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền, lại thôi.
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền, lại thôi.
Độc giả “bắt”
được, hiểu được những dữ kiện tương đối dễ dàng nên có thể thả hồn theo dòng chảy
của tứ thơ. Đến câu cuối, tùy độ nhạy bén của tâm hồn, độc giả có thể hiểu được
ẩn ý của tác giả từ sau vài giây đến vài phút. Lúc ấy cảm giác thích thú sẽ
tăng lên gấp bội.
4/ Thơ không
vần, khêu gợi óc tò mò của độc giả:
Nó không hình không sắc
Tuyệt không có tiếng có lờiNó không có gì. Chỉ là một sự chờ đợi lặng lẽ
Thế thôi.
Nó là sự chờ đợi từ vô thuỷ đến vô chung
Ai nấy lần lượt đến với nó, không ai gặp nóTất cả đều hướng về nó, như hướng về ý nghĩa cốt tuỷ của chính mình
Tất cả đi về hướng nó. Nó chờ.
Nó chờ một con kiến, nó chờ một con voi.
Nó chờ một hạt bụi, nó chờ một đoàn quân.
(Sự Chờ Đợi, Võ
Phiến, tienve.org)
Đây
là đoạn thơ tác giả viết bằng cái đầu, nặng
chất trí tuệ, thiếu cảm xúc. Độc giả muốn hiểu tứ thơ cũng phải căng óc
ra mà đọc. Giữa người viết và người đọc không có "chỗ" để tâm hồn giao
cảm.
5/ Ý tứ mù mịt,
khó hiểu:
Trên sông Tiền Đường bình lặng, Thúy
Kiều ngồi ở đầu thuyền gởi khúc hồng nhan bạc mệnh vào thiên cổ. Nàng đã vứt
vào sọt rác những con cu thối và trở về. Trong ánh sáng khai nguyên của các thần
linh, âm hộ nàng trong suốt. Và reo vui. Không phải vì trái tim nàng đã được
lau chùi bằng nước mắt và tóc. Không phải vì sự đền đáp của hư vô… (Và Bởi Vì Âm Hộ Nàng Trong Suốt,
Nguyễn Viện, tienve.org)
Nguyễn Viện
là một nhà thơ thành danh trong việc làm mới thơ trên trang tienve.org. Nhưng với
tôi, bài thơ của ông quá khác biệt với những gì tôi gọi là Thơ.
Nếu đưa ngôn từ có tính học thuật, hàn lâm, triết lý (nặng
chất trí tuệ) vào thơ để chuyển tải một ý tưởng cao siêu, một trạng thái tâm lý
phức tạp nào đó thì người đọc sẽ “chậm tiêu”, khó cảm và sẽ tạo cơ hội cho lý
trí xen vào gây rắc rối cho tiến trình thẩm thấu thơ. Lúc ấy chức năng truyền
thông của bài thơ, nếu may mắn lắm cũng chỉ thành công một nửa - độc giả có thể hiểu (nếu uyên bác hoặc đọc kỹ)
nhưng khó cảm được tứ thơ và bài thơ
bị coi là thất bại. Nói như thế không có nghĩa không thể dùng thơ để diễn tả một
ý tưởng cao siêu. Ý tưởng cao siêu nên là cái đích cuối cùng, còn ngôn ngữ, lời
thơ dẫn độc giả đi đến cái đích ấy nên đơn giản, dễ hiểu và dễ cảm.
Vai
Trò Của Vần (Hoặc Nhịp Điệu) Trong Thơ
Với thi sĩ,
vần giúp xâu kết những ý tưởng, sự kiện, những mảnh tâm tình khiến bài thơ liền
mạch, nhất khí. Trong bài thơ có vần (ngoại trừ thể thơ mới trường thiên từng
đoạn 4 câu) cảm xúc tuôn chảy thành dòng, lớn mạnh nhanh chóng nhờ sóng sau dồn
sóng trước. Khi thi sĩ đang cao hứng, “lên cơn”, dòng cảm xúc liền mạch, trôi
nhanh đó giúp tứ thơ tuôn trào, không có “thời gian chết” để lý trí xuất hiện,
tạo cơ hội cho hồn thơ hình thành.
Với độc giả,
vần là thuốc dẫn, là thứ “dầu bôi trơn” giúp thông điệp của bài thơ theo dòng cảm
xúc trôi nhanh vào hồn. Nhờ thứ “dầu bôi trơn” ấy ông (bà) ta “cảm” được tâm
tình của thi sĩ một cách dễ dàng hơn, (có thể) không phải trải qua tiến trình suy
nghĩ, tránh được (hoặc giảm thiểu) sự chen vào can thiệp của lý trí để cuối
cùng có thể bắt gặp hồn thơ (nếu có).
Nhưng vần là
con dao hai lưỡi; nếu vần quá đậm thì bài thơ sẽ mắc phải “hội chứng nhàm chán
vần” đọc rất “ầu ơ”, dễ ngán.
Chè Đường
Tôi
thích chè
chè
ngọt bởi có đường
đường ít
chè không đủ ngọt
không ngon
đường nhiều
ngọt lợ
ăn gắt cổ.
Nấu
chè ngon do đó,
cũng
cần có tàingoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,
các thứ khoai
(thứ nào nấu với thứ nào
liều lượng bao nhiêu thì hợp)
còn phải biết
nêm đường cho vừa ngọt
Chè có món có thể nêm đường kha khá
có món ít đường một chút cũng không saonhưng đã là chè thì phải có đường
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc bằng cách nào đó
giúp chè có vị ngọt)
thì chè sẽ không còn là chè nữa
mà thành món khác.
(Phạm Đức Nhì)mà thành món khác.
Vâng! Đúng vậy.
Nếu không có vần (vị ngọt của thơ ca) thì Thơ sẽ không còn là Thơ nữa mà thành
Thứ Khác.
Kết Luận
Đối với bạn
đọc yêu thơ, tôi có một tin vui muốn chia sẻ với các bạn. Nếu có một giây phút
nào đó trong đời, bạn đọc hoặc nghe được một bài thơ có hồn và chính bạn cũng cảm
được cái hồn của bài thơ đó, thì chính giây phút đó bạn là một trong số rất ít
người may mắn trên thế giới; bạn đang được giao tiếp với đồng loại của mình bằng
“ngôn ngữ của loài người”, từ con người đích thực chứ không phải từ những cỗ
máy di động mà suy nghĩ, lời nói hay cung cách giao tiếp chỉ là phản ứng có điều
kiện trước hoàn cảnh xã hội. Như thế không phải là điều vô cùng sung sướng hay
sao? Và thi sĩ sáng tác bài thơ có hồn đó đã ban ơn cho nhân loại, cho người
yêu thơ cơ hội được đọc, nghe tiếng người từ con người đích thực. Tôi xin phép
được mượn 2 câu ca dao nói về Phúc, Nghiệp của đạo Phật (tôi sửa lại câu thứ 2)
để nói đến cái phúc của thi sĩ khi cống hiến cho đời một bài thơ như thế:
Dù xây chín
đợt phù đồ
Không bằng
viết được Bài Thơ Có Hồn. (4)
Và để đạt được
cái Phúc lớn lao ấy Vần (vị ngọt của thơ ca) đã đóng góp một phần công sức không
nhỏ.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
Blog
phamnhibinhtho.blogspot.com
Chú Thích:
1/ Đều là đại
diện của Chủ Nghĩa Hiện Sinh Tác phẩm tiêu biểu:
Jean Paul Sartre: La Nausée (Buồn Nôn)
Albert Camus: L’Étranger (Kẻ Xa Lạ)
2/Ba tầng cảm
xúc
a/ Tầng 1: Do câu chữ
b/ Tầng 2: Do thế trận của tứ thơ
c/ Tầng 3: Do trạng thái cao hứng, “nổi điên” của thi sĩ. Đây chính là Hồn Thơ (nằm ngoài chữ nghĩa)
3/ Vâng,
chính tôi (PĐN) cũng đã từng làm thơ (ở VN) khi cái tôi văn hóa và cái tôi teo
chim cùng chiếm hữu thân xác mình. a/ Tầng 1: Do câu chữ
b/ Tầng 2: Do thế trận của tứ thơ
c/ Tầng 3: Do trạng thái cao hứng, “nổi điên” của thi sĩ. Đây chính là Hồn Thơ (nằm ngoài chữ nghĩa)
4/ Nguyên văn 2 câu thơ là:
Dù xây chin
đợt phù đồ
Không bằng
làm phúc cứu cho một người. (Có bản viết “bậc” thay vì “đợt”)