Văn Học & Nghệ Thuật
MỘT KỊCH BẢN THƠ “XẠO” - PHẠM ĐỨC NHÌ
Kịch Bản Thơ
Có một số bài thơ ngắn, đơn giản, bày tỏ một “mảnh nhỏ” tâm trạng của tác giả trước một khung cảnh, một tình huống nào đó của cuộc sống. Nhưng cũng có những bài thơ dài hơn, bề thế hơn, nói về một “nỗi lòng” phức tạp hơn, nhiều tình tiết hơn. Lúc ấy, bài thơ sẽ như một vở kịch đời và thi sĩ sẽ vừa là biên kịch vừa là đạo diễn, diễn viên … tất tật.
Vì là thơ nên tác giả sẽ dồn hết sự chú ý vào cảm xúc, những xao động của tâm hồn trước cảnh đời. Cảm xúc muốn có cơ hội phát triển, lớn mạnh cần nương theo dòng chảy của tứ thơ. Và tứ thơ muốn chảy đúng hướng cần phải dựa vào kịch bản của bài thơ.
Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật. Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện.
Nhưng không phải lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là một người làm thơ, thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy. Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ, nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được.
Nhưng đôi khi có những kịch bản bị xê dịch quá nhiều, đi đến chỗ không hợp tình, hợp lý. Độc giả sẽ cho rằng thi sĩ “xạo”, và bài thơ thất bại.
Xin mời độc giả đọc bài thơ Tình Yêu Không Lời của Phạm Trung Dũng sau đây.
TÌNH YÊU KHÔNG LỜI
Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái nhành tim tím sang nhà em chơi
Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu...
Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi
Lặng yên... Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ.
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê - bến lú - thuyền tình
Đã trao thì cháy hết mình vẫn trao.
Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng... Lẽ nào, người ơi?
Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy, em ngồi lặng im.
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm.
Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ.
Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi.
(Phạm Trung Dũng)
Thật Hay Xạo?
Lần theo tứ thơ tôi đoán khoảng thời gian từ lúc cô gái đến thuê trọ cạnh nhà chàng trai cho đến khi có cuộc ân ái giữa hai người, ít nhất cũng phải mấy tháng (mấy mùa cây khế trổ hoa) và chàng trai hái hoa sang nhà thăm cô, ngồi uống trà với cô cũng vài ba lần. Thử hỏi từng ấy thời gian, từng ấy cơ hội tiếp xúc mà chàng trai không nhận ra cô gái câm điếc thì thật lạ lùng.
Rồi còn bà con lối xóm khác, ra vào trông thấy nhau hàng ngày, mà hàng mấy tháng trời, không ai nhận ra cái tật câm điếc của cô gái thì quả là “lạ hết chỗ nói”. Phải chờ đến khi hai người “tò tí” xong, đọc mẩu giấy nàng đưa, chàng trai mới biết được sự tình và ôm cô gái mà bàng hoàng thương cảm, thì thật không thể nào tin nổi.
Khi nhận ra chi tiết chính trong kịch bản của bài thơ không phải chỉ “không hợp tình hợp lý” mà còn xạo một cách trắng trợn, cảm xúc có được qua việc đọc thơ chỉ là thứ cảm xúc giả tạo, độc giả cảm thấy bẽ bàng vì bị xúc phạm. Bài thơ thất bại một cách ê chề.
Kết Luận:
Gặp bài thơ như thế mà dám cầm bút viết lời bình thì cô giáo Diên Hồng Dương (trường Cao Đẳng Sư Phạm Tây Ninh) quả là vô cùng can đảm. Người chuyển bài thơ và lời bình có đoạn giới thiệu rất bay bướm:
Nhiều người nói: “Phê bình nghệ thuật là cây Tầm Gửi sống nhờ cây Sáng Tạo. Tôi không nghĩ vậy. Theo tôi, phê bình nhiều lúc như gió nâng tác phẩm bay lên.”
Trường hợp Tình Yêu Không Lời thì khác. Bài thơ không những không bay lên mà còn kéo người bình thơ xuống hố.
Phạm Đức Nhì
Phụ Lục:
LỜI YÊU TRONG "TÌNH YÊU KHÔNG LỜI"
Lần đầu tiên đọc thơ anh, tôi may mắn gặp ngay đề tài mình thích. Đề tài này ít
người viết, ấy vậy mà vẫn rất thơ trong cõi thiếu thơ.
"Tình yêu không lời” của nhà thơ Phạm Trung Dũng là một khúc hát đồng quê,
gợi hương nồng nàn, tim tím màu hoa khế của một mối tình hy hữu. Ngay nhan đề “
Tình yêu không lời” đã có sức gợi, kích thích sự tò mò, khám phá của người đọc
về một nét mới, cách nhìn mới trong thơ tình: Khoảng lặng ngôn ngữ tình yêu
giữa trùng trùng những lời nói có cánh, những ồn ào, sến sẩm khi đôi lứa bày tỏ
cảm xúc trái tim trong những cung bậc âm thanh thơ nhạc.
Giao thoa với tự sự, bài thơ kể lại một kỷ niệm đẹp - mối tình trong sáng và
thuần khiết của một chàng trai với cô hàng xóm dễ thương. Nàng ấy xuất hiện với
nét đẹp của một cô gái không lời. Chính cái không lời, e ấp ban đầu là sức hút
kỳ lạ đưa hai tâm hồn nên thơ tiếp cận, hữu duyên.
Câu chuyện thơ vào đề gợi nhớ môtip mở đầu của bài thơ " Cô hàng xóm"
của Nguyễn Bính: " Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mồng tơi
xanh rờn". Nhưng ở đây hoàn cảnh khác, không gian khác, và cách xưng hô
cũng khác, chỉ có cái hồn chung thú vị là dư ba ngọt ngào ngàn đời trong cách
phối thanh của luật thơ lục bát:
" Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái chùm tim tím sang nhà em chơi"
Em và tôi, tuy gần mà xa. Không gian đâu có ngăn cách vậy mà trong "
tôi" có cảm nhận giữa hai người là hai thế giới. Em chân quê, quen thuộc
với hương mộc mạc của đồng nội ướp trong hơi thở của gió làm " tôi"
ngất ngây. Nhưng em thu mình lại trong một khoảnh trời. Và "tôi " chỉ
cảm nhận được em qua hơi thở xa xôi, mang máng, mát lành như cơn gió chợt đến,
chợt đi... rất mơ hồ ! Câu thơ " Hương đồng gió thở khoảnh trời cách
xa" là câu thơ đẹp và lạ, minh chứng cho nguồn thơ lục bát của tác giả dồi
dào. Đồng thời cho thấy thể thơ lục bát tuy cổ điển, nhưng vẫn mênh mông khoảng
trời sáng tạo cho nhiều cung bậc cảm xúc của người đương đại.
Thơ Phạm Trung Dũng rất cô đọng. Chỉ mới đọc khổ đầu, độc giả đã có thể mở ra
trong suy tưởng những hình ảnh, những ý tình sâu sắc. Tình yêu là chuyện muôn
đời nhưng nói về tình yêu, mỗi nhà thơ có điểm tựa riêng. Phạm Trung Dũng chọn
điểm tựa mộc mạc, chân quê, gắn với mạch nguồn của dân tộc nhưng hồn thơ sắc
sảo và hiện đại. Hình ảnh cây khế mấy mùa trổ hoa và "hái chùm tim
tím" làm cớ sang chơi nhà nàng vừa cụ thể nhưng vừa có ý nghĩa biểu tượng.
Nó không chỉ gợi nhắc, khái quát tâm lý mà dân gian đúc kết: " giả đò mua
khế bán chanh...", mà còn cho thấy thời gian "em" đến thuê trọ
vẫn chưa quá lâu: "Chanh chua thì khế cũng chua/ Chanh chỉ một mùa, khế có
cả ba". Tâm lý của tình yêu thường bắt đầu bằng sự rụt rè. Tác giả cũng
không ngoại lệ. Anh đã tạo một lực nén cho câu thơ và sức nén đó khiến người
đọc thấy thú vị khi tiếp cận thơ Phạm Trung Dũng.
Bài thơ dẫn người
đọc đi vào câu chuyện một cách tự nhiên, lời kể liền mạch theo cấu trúc lục
bát:
" Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im.
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu.”
Những từ : " hào phóng", " thông thái" hoàn toàn là ngôn
ngữ thành thị kết hợp với những cụm từ bình dị "pha trà rót nước",
"nằm im trong đầu" rất hài hòa, có chút ngộ nghĩnh, phóng túng trong
cách diễn đạt. Thế mà hay, cái hay của một hồn thơ không câu nệ, cũng không cần
màu mè trang nhã để thi vị hóa tình yêu. Bản chất tình yêu vốn đẹp. Và trong
tình yêu, con người càng chân thật thì càng đẹp bởi cái đẹp là sự gắn kết hài
hoà của Chân- thiện - mỹ. Điều thú vị chính là: trong cách diễn đạt tự nhiên
vẫn tồn tại những ánh trăng lung linh huyền ảo, ẩn sâu nhiều điều không lời.
Người đọc rất thích lối ví von: " hồn tôi như mảnh trăng chìm". Hình
tượng "mảnh trăng chìm " đẹp mong manh và tạo cảm giác " chới
với" khi đắm mình trong biển tình. Còn hơn bị sét đánh. Nó khiến trái tim
hoảng loạn đến nỗi mất luôn ngôn ngữ, mất sự thông thái. Và có lẽ chính sự im
lặng đã tạo nên mối đồng cảm cho tình yêu của em? Câu chuyện tình dễ thương cứ
hút người đọc. Và tiếp tục hấp dẫn cho đến khi tình huống bất ngờ xẩy ra trong
không gian đặc nén, mọi việc tưởng như bế tắc:
"Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi"
Hành động quá bất ngờ. Không chỉ nhân vật "anh" trong bài thơ, mà
người đọc cũng thấy vậy. Cái tình cảm bùng lên như lửa rơm ấy liệu có bền được
không? Sẽ dẫn đến đâu? Người con gái ấy sao hành động khác lạ vậy? Tình yêu và
tình dục đôi khi rất khó phân biệt ranh giới. Nó vừa bản năng vừa lý trí; vừa
thánh thiện vừa hoang dại. Tác giả đã mô tả khéo léo quy luật phát triển tâm lý
cái phần "người" và phần "con" trong những câu thơ tiếp:
"Lặng yên. Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê - bến lú - thuyền tình
Đã trao dẫu cháy hết mình vẫn trao".
Thơ mà cứ như tiểu thuyết! Rất hấp dẫn trong lối kể, cách tả. Tác giả dắt người
đọc đi vào chuyện tình bằng những rung động hồn nhiên, chân thực và cuốn hút
mạnh. Nếu cách đây một thế kỷ mà viết như vậy thế nào cũng bị người đời đóng
cho con dấu: " Dâm thư". Nhưng đến thời điểm này mà kể chuyện yêu chỉ
như vậy thì quá trong sáng, tế nhị. Cách diễn đạt đẹp, vừa cổ điển, vừa hiện
đại. Tác giả không tả những hình ảnh cụ thể mang vẻ đẹp nhục cảm của em mà
người đọc cảm nhận em rất đẹp trong bài thơ rất đời, rất người qua các hình ảnh
gợi rất sâu: " làn môi khóa chặt làn môi", " bồng bềnh...",
"sông mê- bến lú- thuyền tình", " cháy hết mình"... Dường
như ở đây có một chút " lạc trôi" trên sông mê, bến lú mất rồi...
Tôi thích câu : “ Đã trao dẫu cháy hết mình vẫn trao" bởi nó mang ngữ điệu
của một tính cách quyết liệt. Tình yêu thật sự là cháy bỏng, đam mê, trao dâng
và bất chấp, dẫu biết thuyền tình chông chênh, đầy trắc trở trên bến lú sông mê
nhưng nếu không cháy, không phiêu hết mình, có lẽ đó chỉ là nửa vời, sống không
thật lòng với chính mình và với người yêu. Có thể bản năng con người khi yêu
phải vậy, nhưng không hẳn, ai sống trong bản năng cũng biết cháy đúng nghĩa.
Nhận phần “cháy” cho mình, quả là yêu đương thật mãnh liệt!
Sau cơn mưa tình ái, một khoảng lặng vô thanh xuất hiện. Cái nhu cầu được trao
đổi bằng ngôn từ để sẻ chia, gắn kết trở nên hết sức cần thiết. Thế mà, chờ đợi
mãi, em vẫn im lặng. Im lặng đến khó hiểu:
"Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng... Lẽ nào, người ơi?"
Hai chữ "người ơi" chưa hẳn đã là trách móc, hờn dỗi. Nhưng khao khát
đợi chờ được nghe, được xác tín thì đã rõ. Thật bất ngờ:
"Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy em ngồi lặng im
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm".
Bốn câu thơ chỉ 28 chữ mà chứa bao tâm trạng, cảm xúc như những đợt sóng ngầm
trong tâm hồn hai trái tim yêu. Nó dẫn dắt người đọc từ cực này sang cực khác.
Chưa kịp hiểu vì sao "em" khóc, lại phải đặt câu hỏi trong mẩu giấy
ấy nàng viết gì mà chàng trai buồn đến vậy? Chẳng lẽ không có tình yêu? Chàng
trai vừa khát khao được nghe "em" nói đến cháy lòng, đã chuyển sang
khẳng định: "Lời vô nghĩa hết!". Sự diễn biến tâm lý mang đầy kịch
tính: Thắt - mở, mở - thắt, được đẩy lên tới cao trào trước một sự thật nghiệt
ngã, bất ngờ:
"Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ".
"Tình yêu không lời" đã được lý giải, nhưng không dừng lại ở nhục cảm
tầm thường. Hai câu vĩ thanh mới là điểm nhấn, thông điệp chính của bài thơ,
giống như tiếng đàn Thạch Sanh vang lên hóa giải sự ngăn cách giữa tình yêu của
người không lời và người nói được mà phải nghẹn lời bằng hai câu thơ đẹp và đằm
sâu:
"Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi".
Hình ảnh “Trần nhà cánh nhện buông tơ” vừa ước lệ, tượng trưng vừa phác họa một
bức tranh tả thực của không gian tĩnh lặng. Cảm xúc tình yêu dâng lên tuyệt
đỉnh trong giờ phút giao hoan là nước mắt. Tôi yêu những giọt nước mắt hạnh
phúc của sự cho và nhận. Động từ "ghì" được tác giả sử dụng đúng chỗ,
đúng thời điểm, vì vậy nó có sức lan toả, truyền cảm, tạo nên điểm sáng mang
tính hài hoà, đồng điệu giữa tình yêu và lòng nhân ái.
Bằng chất liệu lục bát, ngôn từ giản dị mà tinh tế, "Tình yêu không
lời" của nhà thơ Phạm Trung Dũng đã gửi đến người đọc một thông điệp đầy
tính nhân văn, mở cho ta một góc nhìn sâu trong cuộc sống. Giữa vô vàn những
cuộc tình có hương hoa sắc lá, có tiếng chim mê đắm của vườn xuân thánh thót,
ta vẫn bắt gặp những tình yêu lạ và đẹp. Trong cái lặng thầm của thế giới không
lời là cả một bầu trời vô ngôn đầy ắp thương yêu.
Diên Hồng Dương
Bàn ra tán vào (0)
MỘT KỊCH BẢN THƠ “XẠO” - PHẠM ĐỨC NHÌ
Kịch Bản Thơ
Có một số bài thơ ngắn, đơn giản, bày tỏ một “mảnh nhỏ” tâm trạng của tác giả trước một khung cảnh, một tình huống nào đó của cuộc sống. Nhưng cũng có những bài thơ dài hơn, bề thế hơn, nói về một “nỗi lòng” phức tạp hơn, nhiều tình tiết hơn. Lúc ấy, bài thơ sẽ như một vở kịch đời và thi sĩ sẽ vừa là biên kịch vừa là đạo diễn, diễn viên … tất tật.
Vì là thơ nên tác giả sẽ dồn hết sự chú ý vào cảm xúc, những xao động của tâm hồn trước cảnh đời. Cảm xúc muốn có cơ hội phát triển, lớn mạnh cần nương theo dòng chảy của tứ thơ. Và tứ thơ muốn chảy đúng hướng cần phải dựa vào kịch bản của bài thơ.
Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật. Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện.
Nhưng không phải lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là một người làm thơ, thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy. Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ, nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được.
Nhưng đôi khi có những kịch bản bị xê dịch quá nhiều, đi đến chỗ không hợp tình, hợp lý. Độc giả sẽ cho rằng thi sĩ “xạo”, và bài thơ thất bại.
Xin mời độc giả đọc bài thơ Tình Yêu Không Lời của Phạm Trung Dũng sau đây.
TÌNH YÊU KHÔNG LỜI
Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái nhành tim tím sang nhà em chơi
Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu...
Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi
Lặng yên... Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ.
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê - bến lú - thuyền tình
Đã trao thì cháy hết mình vẫn trao.
Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng... Lẽ nào, người ơi?
Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy, em ngồi lặng im.
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm.
Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ.
Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi.
(Phạm Trung Dũng)
Thật Hay Xạo?
Lần theo tứ thơ tôi đoán khoảng thời gian từ lúc cô gái đến thuê trọ cạnh nhà chàng trai cho đến khi có cuộc ân ái giữa hai người, ít nhất cũng phải mấy tháng (mấy mùa cây khế trổ hoa) và chàng trai hái hoa sang nhà thăm cô, ngồi uống trà với cô cũng vài ba lần. Thử hỏi từng ấy thời gian, từng ấy cơ hội tiếp xúc mà chàng trai không nhận ra cô gái câm điếc thì thật lạ lùng.
Rồi còn bà con lối xóm khác, ra vào trông thấy nhau hàng ngày, mà hàng mấy tháng trời, không ai nhận ra cái tật câm điếc của cô gái thì quả là “lạ hết chỗ nói”. Phải chờ đến khi hai người “tò tí” xong, đọc mẩu giấy nàng đưa, chàng trai mới biết được sự tình và ôm cô gái mà bàng hoàng thương cảm, thì thật không thể nào tin nổi.
Khi nhận ra chi tiết chính trong kịch bản của bài thơ không phải chỉ “không hợp tình hợp lý” mà còn xạo một cách trắng trợn, cảm xúc có được qua việc đọc thơ chỉ là thứ cảm xúc giả tạo, độc giả cảm thấy bẽ bàng vì bị xúc phạm. Bài thơ thất bại một cách ê chề.
Kết Luận:
Gặp bài thơ như thế mà dám cầm bút viết lời bình thì cô giáo Diên Hồng Dương (trường Cao Đẳng Sư Phạm Tây Ninh) quả là vô cùng can đảm. Người chuyển bài thơ và lời bình có đoạn giới thiệu rất bay bướm:
Nhiều người nói: “Phê bình nghệ thuật là cây Tầm Gửi sống nhờ cây Sáng Tạo. Tôi không nghĩ vậy. Theo tôi, phê bình nhiều lúc như gió nâng tác phẩm bay lên.”
Trường hợp Tình Yêu Không Lời thì khác. Bài thơ không những không bay lên mà còn kéo người bình thơ xuống hố.
Phạm Đức Nhì
Phụ Lục:
LỜI YÊU TRONG "TÌNH YÊU KHÔNG LỜI"
Lần đầu tiên đọc thơ anh, tôi may mắn gặp ngay đề tài mình thích. Đề tài này ít
người viết, ấy vậy mà vẫn rất thơ trong cõi thiếu thơ.
"Tình yêu không lời” của nhà thơ Phạm Trung Dũng là một khúc hát đồng quê,
gợi hương nồng nàn, tim tím màu hoa khế của một mối tình hy hữu. Ngay nhan đề “
Tình yêu không lời” đã có sức gợi, kích thích sự tò mò, khám phá của người đọc
về một nét mới, cách nhìn mới trong thơ tình: Khoảng lặng ngôn ngữ tình yêu
giữa trùng trùng những lời nói có cánh, những ồn ào, sến sẩm khi đôi lứa bày tỏ
cảm xúc trái tim trong những cung bậc âm thanh thơ nhạc.
Giao thoa với tự sự, bài thơ kể lại một kỷ niệm đẹp - mối tình trong sáng và
thuần khiết của một chàng trai với cô hàng xóm dễ thương. Nàng ấy xuất hiện với
nét đẹp của một cô gái không lời. Chính cái không lời, e ấp ban đầu là sức hút
kỳ lạ đưa hai tâm hồn nên thơ tiếp cận, hữu duyên.
Câu chuyện thơ vào đề gợi nhớ môtip mở đầu của bài thơ " Cô hàng xóm"
của Nguyễn Bính: " Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mồng tơi
xanh rờn". Nhưng ở đây hoàn cảnh khác, không gian khác, và cách xưng hô
cũng khác, chỉ có cái hồn chung thú vị là dư ba ngọt ngào ngàn đời trong cách
phối thanh của luật thơ lục bát:
" Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái chùm tim tím sang nhà em chơi"
Em và tôi, tuy gần mà xa. Không gian đâu có ngăn cách vậy mà trong "
tôi" có cảm nhận giữa hai người là hai thế giới. Em chân quê, quen thuộc
với hương mộc mạc của đồng nội ướp trong hơi thở của gió làm " tôi"
ngất ngây. Nhưng em thu mình lại trong một khoảnh trời. Và "tôi " chỉ
cảm nhận được em qua hơi thở xa xôi, mang máng, mát lành như cơn gió chợt đến,
chợt đi... rất mơ hồ ! Câu thơ " Hương đồng gió thở khoảnh trời cách
xa" là câu thơ đẹp và lạ, minh chứng cho nguồn thơ lục bát của tác giả dồi
dào. Đồng thời cho thấy thể thơ lục bát tuy cổ điển, nhưng vẫn mênh mông khoảng
trời sáng tạo cho nhiều cung bậc cảm xúc của người đương đại.
Thơ Phạm Trung Dũng rất cô đọng. Chỉ mới đọc khổ đầu, độc giả đã có thể mở ra
trong suy tưởng những hình ảnh, những ý tình sâu sắc. Tình yêu là chuyện muôn
đời nhưng nói về tình yêu, mỗi nhà thơ có điểm tựa riêng. Phạm Trung Dũng chọn
điểm tựa mộc mạc, chân quê, gắn với mạch nguồn của dân tộc nhưng hồn thơ sắc
sảo và hiện đại. Hình ảnh cây khế mấy mùa trổ hoa và "hái chùm tim
tím" làm cớ sang chơi nhà nàng vừa cụ thể nhưng vừa có ý nghĩa biểu tượng.
Nó không chỉ gợi nhắc, khái quát tâm lý mà dân gian đúc kết: " giả đò mua
khế bán chanh...", mà còn cho thấy thời gian "em" đến thuê trọ
vẫn chưa quá lâu: "Chanh chua thì khế cũng chua/ Chanh chỉ một mùa, khế có
cả ba". Tâm lý của tình yêu thường bắt đầu bằng sự rụt rè. Tác giả cũng
không ngoại lệ. Anh đã tạo một lực nén cho câu thơ và sức nén đó khiến người
đọc thấy thú vị khi tiếp cận thơ Phạm Trung Dũng.
Bài thơ dẫn người
đọc đi vào câu chuyện một cách tự nhiên, lời kể liền mạch theo cấu trúc lục
bát:
" Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im.
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu.”
Những từ : " hào phóng", " thông thái" hoàn toàn là ngôn
ngữ thành thị kết hợp với những cụm từ bình dị "pha trà rót nước",
"nằm im trong đầu" rất hài hòa, có chút ngộ nghĩnh, phóng túng trong
cách diễn đạt. Thế mà hay, cái hay của một hồn thơ không câu nệ, cũng không cần
màu mè trang nhã để thi vị hóa tình yêu. Bản chất tình yêu vốn đẹp. Và trong
tình yêu, con người càng chân thật thì càng đẹp bởi cái đẹp là sự gắn kết hài
hoà của Chân- thiện - mỹ. Điều thú vị chính là: trong cách diễn đạt tự nhiên
vẫn tồn tại những ánh trăng lung linh huyền ảo, ẩn sâu nhiều điều không lời.
Người đọc rất thích lối ví von: " hồn tôi như mảnh trăng chìm". Hình
tượng "mảnh trăng chìm " đẹp mong manh và tạo cảm giác " chới
với" khi đắm mình trong biển tình. Còn hơn bị sét đánh. Nó khiến trái tim
hoảng loạn đến nỗi mất luôn ngôn ngữ, mất sự thông thái. Và có lẽ chính sự im
lặng đã tạo nên mối đồng cảm cho tình yêu của em? Câu chuyện tình dễ thương cứ
hút người đọc. Và tiếp tục hấp dẫn cho đến khi tình huống bất ngờ xẩy ra trong
không gian đặc nén, mọi việc tưởng như bế tắc:
"Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi"
Hành động quá bất ngờ. Không chỉ nhân vật "anh" trong bài thơ, mà
người đọc cũng thấy vậy. Cái tình cảm bùng lên như lửa rơm ấy liệu có bền được
không? Sẽ dẫn đến đâu? Người con gái ấy sao hành động khác lạ vậy? Tình yêu và
tình dục đôi khi rất khó phân biệt ranh giới. Nó vừa bản năng vừa lý trí; vừa
thánh thiện vừa hoang dại. Tác giả đã mô tả khéo léo quy luật phát triển tâm lý
cái phần "người" và phần "con" trong những câu thơ tiếp:
"Lặng yên. Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê - bến lú - thuyền tình
Đã trao dẫu cháy hết mình vẫn trao".
Thơ mà cứ như tiểu thuyết! Rất hấp dẫn trong lối kể, cách tả. Tác giả dắt người
đọc đi vào chuyện tình bằng những rung động hồn nhiên, chân thực và cuốn hút
mạnh. Nếu cách đây một thế kỷ mà viết như vậy thế nào cũng bị người đời đóng
cho con dấu: " Dâm thư". Nhưng đến thời điểm này mà kể chuyện yêu chỉ
như vậy thì quá trong sáng, tế nhị. Cách diễn đạt đẹp, vừa cổ điển, vừa hiện
đại. Tác giả không tả những hình ảnh cụ thể mang vẻ đẹp nhục cảm của em mà
người đọc cảm nhận em rất đẹp trong bài thơ rất đời, rất người qua các hình ảnh
gợi rất sâu: " làn môi khóa chặt làn môi", " bồng bềnh...",
"sông mê- bến lú- thuyền tình", " cháy hết mình"... Dường
như ở đây có một chút " lạc trôi" trên sông mê, bến lú mất rồi...
Tôi thích câu : “ Đã trao dẫu cháy hết mình vẫn trao" bởi nó mang ngữ điệu
của một tính cách quyết liệt. Tình yêu thật sự là cháy bỏng, đam mê, trao dâng
và bất chấp, dẫu biết thuyền tình chông chênh, đầy trắc trở trên bến lú sông mê
nhưng nếu không cháy, không phiêu hết mình, có lẽ đó chỉ là nửa vời, sống không
thật lòng với chính mình và với người yêu. Có thể bản năng con người khi yêu
phải vậy, nhưng không hẳn, ai sống trong bản năng cũng biết cháy đúng nghĩa.
Nhận phần “cháy” cho mình, quả là yêu đương thật mãnh liệt!
Sau cơn mưa tình ái, một khoảng lặng vô thanh xuất hiện. Cái nhu cầu được trao
đổi bằng ngôn từ để sẻ chia, gắn kết trở nên hết sức cần thiết. Thế mà, chờ đợi
mãi, em vẫn im lặng. Im lặng đến khó hiểu:
"Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng... Lẽ nào, người ơi?"
Hai chữ "người ơi" chưa hẳn đã là trách móc, hờn dỗi. Nhưng khao khát
đợi chờ được nghe, được xác tín thì đã rõ. Thật bất ngờ:
"Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy em ngồi lặng im
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm".
Bốn câu thơ chỉ 28 chữ mà chứa bao tâm trạng, cảm xúc như những đợt sóng ngầm
trong tâm hồn hai trái tim yêu. Nó dẫn dắt người đọc từ cực này sang cực khác.
Chưa kịp hiểu vì sao "em" khóc, lại phải đặt câu hỏi trong mẩu giấy
ấy nàng viết gì mà chàng trai buồn đến vậy? Chẳng lẽ không có tình yêu? Chàng
trai vừa khát khao được nghe "em" nói đến cháy lòng, đã chuyển sang
khẳng định: "Lời vô nghĩa hết!". Sự diễn biến tâm lý mang đầy kịch
tính: Thắt - mở, mở - thắt, được đẩy lên tới cao trào trước một sự thật nghiệt
ngã, bất ngờ:
"Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ".
"Tình yêu không lời" đã được lý giải, nhưng không dừng lại ở nhục cảm
tầm thường. Hai câu vĩ thanh mới là điểm nhấn, thông điệp chính của bài thơ,
giống như tiếng đàn Thạch Sanh vang lên hóa giải sự ngăn cách giữa tình yêu của
người không lời và người nói được mà phải nghẹn lời bằng hai câu thơ đẹp và đằm
sâu:
"Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi".
Hình ảnh “Trần nhà cánh nhện buông tơ” vừa ước lệ, tượng trưng vừa phác họa một
bức tranh tả thực của không gian tĩnh lặng. Cảm xúc tình yêu dâng lên tuyệt
đỉnh trong giờ phút giao hoan là nước mắt. Tôi yêu những giọt nước mắt hạnh
phúc của sự cho và nhận. Động từ "ghì" được tác giả sử dụng đúng chỗ,
đúng thời điểm, vì vậy nó có sức lan toả, truyền cảm, tạo nên điểm sáng mang
tính hài hoà, đồng điệu giữa tình yêu và lòng nhân ái.
Bằng chất liệu lục bát, ngôn từ giản dị mà tinh tế, "Tình yêu không
lời" của nhà thơ Phạm Trung Dũng đã gửi đến người đọc một thông điệp đầy
tính nhân văn, mở cho ta một góc nhìn sâu trong cuộc sống. Giữa vô vàn những
cuộc tình có hương hoa sắc lá, có tiếng chim mê đắm của vườn xuân thánh thót,
ta vẫn bắt gặp những tình yêu lạ và đẹp. Trong cái lặng thầm của thế giới không
lời là cả một bầu trời vô ngôn đầy ắp thương yêu.
Diên Hồng Dương