Nhân Vật
MỘT NỖI BỒN CHỒN KHÁC CỦA PUTIN
Việc giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế Nga mà còn làm hỏng kế hoạch 10 năm hiện đại hóa quân đội của Vladimir Putin,
MỘT NỖI BỒN CHỒN KHÁC CỦA PUTIN
Việc giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế Nga mà còn làm hỏng kế hoạch 10 năm hiện đại hóa quân đội của Vladimir Putin, được thiết kế với ngân sách khổng lồ 600-700 tỉ USD trong 10 năm (thời hạn cuối là 2020), với mục tiêu thay đổi 70% thiết bị quân sự. Giữa tháng 10-2014, Viện Duma đã bàn đến việc cắt giảm ngân sách quốc phòng lần đầu tiên kể từ 1998, bởi giá dầu hạ (Financial Times 15-10-2014) trong khi tình hình thời điểm đó còn chưa tệ như hiện tại. Mới hôm thứ sáu 12-12, Quốc hội Mỹ đã đấm thêm một cú bồi xây xẩm bằng việc thông qua “Đạo luật tự do Ukraine 2014” với nội dung không chỉ cho phép Chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine mà còn cấm vận Rosoboronexport, công ty nhà nước Nga phụ trách xuất khẩu vũ khí.
Chấn chỉnh và hiện đại hóa quân đội là một trong những mục tiêu lớn nhất của Putin. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga chi từ 3,3%-4,1% GDP mỗi năm cho quốc phòng kể khi Putin lên nắm quyền năm 2000. Năm 2013, Nga tăng chi tiêu quốc phòng 4,8%, lên gần 88 tỉ USD, lần đầu tiên nhiều hơn Mỹ kể từ 2003, xét về tỉ trọng GDP. Đầu năm nay, ngân sách quốc phòng dự kiến thậm chí tăng 18,4% (Jane’s Defence 3-4-2014).
Một trong những mục tiêu của kế hoạch 10 năm là dành nửa ngân sách cho việc đóng mới tàu chiến. Nếu suôn sẻ, quân đội Nga năm 2020 là quân đội có khả năng tác chiến thường trực, được hỗ trợ với 2.300 xe tăng còn thơm mùi sơn, khoảng 1.200 trực thăng và máy bay, 50 tàu chiến bóc tem, 28 tàu ngầm cáu cạnh, 100 vệ tinh mới hoàn toàn (National Interest 12-11-2014). Chỉ trong 18 tháng tính đến 11-2014, Nga đã thực hiện các cuộc tập trận với qui mô chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh. Và ngoài việc chi 89 tỉ USD cho chương trình chấn chỉnh công nghiệp quốc phòng, Nga còn đặt mua hai tàu chiến Mistral của Pháp với giá 1,6 tỉ USD; và hợp tác hãng Đức Rheinmetall Denfence xây trung tâm huấn luyện Mulino 132 triệu USD gần Nizhny Novgorod trên bờ Volga. Đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoygu khoe: lần đầu tiên, cơ số đạn cho pháo binh và xe tăng tập trận được phép tăng! “Quân đội các nước bắn 160 viên/năm/đội. Chúng tôi sẽ tăng ít nhất 5 lần” (Washington Post 10-3-2014).
Việc hiện đại hóa quân đội trở thành nỗi bức xúc thường trực của Putin kể từ cuộc chiến Georgia vào tháng 8-2008. Cuộc chiến kéo dài chỉ 5 ngày nhưng làm lộ ra một quân đội Nga kém cỏi gần như toàn diện, từ hệ thống điều khiển chỉ huy, phần cứng thiết bị quân sự, vũ khí đến tình báo. “Cuộc chiến Georgia được xem là cuộc chiến cuối cùng của thế kỷ 20 đối với quân đội Nga; hiểu theo nghĩa họ dùng kỹ thuật và thiết bị của thế kỷ trước” – bình luận của Roger N. McDermott, chuyên gia quân sự thuộc Tổ chức Jamestown vào năm 2009 (National Interest, nđd).
Ít ai ngờ con gấu Nga lại suy nhược đến vậy. Trong một cuộc đột kích, tướng tư lệnh Quân đoàn 58 Anatoly Khrulyev đã bị thương nặng; và trong một nỗ lực do thám, máy bay Tupolev Tu-22M Backfire đã bị pháo thủ của một quân đội được tin là yếu hơn nhiều lần bắn hạ. Tổng cộng, Nga mất bốn máy bay trong đó có ba chiến đấu cơ Sukhoi Su-25. Chưa hết, sĩ quan Nga phải dùng điện thoại di động để liên lạc vì hệ thống truyền tin bị hỏng. Còn nữa, xe tăng họ không có kính nhìn đêm (Christian Science Monitor 10-10-2008). Trong khi đó, xe tăng T-72 và máy bay Su-25 của địch quân Georgia, vốn là hàng nhập từ Liên Xô, đã được nâng cấp với hệ thống quan sát ban đêm (Times of London 29-8-2008).
Thật ra thì, như trường hợp đối với kinh tế Nga, việc giá dầu giảm chỉ làm nặng thêm tính nghiêm trọng của vấn đề khi nói đến kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga, vốn dĩ bản thân nó đang ủ nhiều yếu tố nghiêm trọng. Tham nhũng là một điển hình. Tháng 5-2011, chánh công tố quân đội Nga cho biết, 1/5 chi tiêu quốc phòng Nga mỗi năm đã bị đánh cắp (Reuters 27-2-2014). Hơn nữa, như Nikolas K. Gvosdev (giáo sư Đại học Naval War, Mỹ) viết trên National Interest (nđd), quân đội Nga thật ra không có kịch bản và lộ trình rõ ràng cho kế hoạch hiện đại hóa. Công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa thoát khỏi cung cách làm việc bao cấp và quan liêu. Các sự cố thiết kế, khiến đơn hàng 37 chiếc Su-35 vốn bị hoãn hai năm, nay vẫn chưa được khắc phục cho đến sau năm 2016. Loạt sự cố tên lửa (đặc biệt tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm) đã khiến việc hoàn thành tàu chiến thế hệ mới bị gián đoạn. Nhìn chung, vấn đề chất lượng là điều mà người ta quan tâm nhất khi nói đến thiết bị quân sự Nga.
Không phải tự nhiên mà Nga mua hàng nước ngoài, như trường hợp hai chiếc Mistral của Pháp (vẫn chưa giao và bị ách do luật cấm vận). Chính sách cấm vận thật sự đang gây ảnh hưởng nặng đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội 10 năm của Putin. Mới đây, hãng Pháp Thales Alenia Space đã hoãn thương vụ chế tạo vệ tinh quân sự cho Nga (Reuters 9-12-2014). Cần biết, Thales Alenia quan hệ với Nga từ năm 1994 khi họ tham gia chương trình nâng cấp hệ thống điện tử hàng không cho chiến đấu cơ Su-27 (ngoài ra, còn loạt hợp tác trong dự án chế tạo trực thăng Ka-52; máy bay huấn luyện MiG-AT; chiến đấu cơ Su-30, xe tăng T-90; máy bay thương mại Sukhoi Superjet 100 – theo Jane’s Defence Weekly trong bài báo tháng 7-2014).
Câu chuyện Nga cho thấy thêm một điều: một nền công nghiệp xuất khẩu vũ khí hốt bạc không có nghĩa là nó có thể tạo ra được một quân đội hùng mạnh cho chính nó.
…….
Kamov Ka-52 – một sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu từ hãng Pháp Thales Alenia Space (military-today.com)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153068011634796
Việc giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế Nga mà còn làm hỏng kế hoạch 10 năm hiện đại hóa quân đội của Vladimir Putin, được thiết kế với ngân sách khổng lồ 600-700 tỉ USD trong 10 năm (thời hạn cuối là 2020), với mục tiêu thay đổi 70% thiết bị quân sự. Giữa tháng 10-2014, Viện Duma đã bàn đến việc cắt giảm ngân sách quốc phòng lần đầu tiên kể từ 1998, bởi giá dầu hạ (Financial Times 15-10-2014) trong khi tình hình thời điểm đó còn chưa tệ như hiện tại. Mới hôm thứ sáu 12-12, Quốc hội Mỹ đã đấm thêm một cú bồi xây xẩm bằng việc thông qua “Đạo luật tự do Ukraine 2014” với nội dung không chỉ cho phép Chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine mà còn cấm vận Rosoboronexport, công ty nhà nước Nga phụ trách xuất khẩu vũ khí.
Chấn chỉnh và hiện đại hóa quân đội là một trong những mục tiêu lớn nhất của Putin. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga chi từ 3,3%-4,1% GDP mỗi năm cho quốc phòng kể khi Putin lên nắm quyền năm 2000. Năm 2013, Nga tăng chi tiêu quốc phòng 4,8%, lên gần 88 tỉ USD, lần đầu tiên nhiều hơn Mỹ kể từ 2003, xét về tỉ trọng GDP. Đầu năm nay, ngân sách quốc phòng dự kiến thậm chí tăng 18,4% (Jane’s Defence 3-4-2014).
Một trong những mục tiêu của kế hoạch 10 năm là dành nửa ngân sách cho việc đóng mới tàu chiến. Nếu suôn sẻ, quân đội Nga năm 2020 là quân đội có khả năng tác chiến thường trực, được hỗ trợ với 2.300 xe tăng còn thơm mùi sơn, khoảng 1.200 trực thăng và máy bay, 50 tàu chiến bóc tem, 28 tàu ngầm cáu cạnh, 100 vệ tinh mới hoàn toàn (National Interest 12-11-2014). Chỉ trong 18 tháng tính đến 11-2014, Nga đã thực hiện các cuộc tập trận với qui mô chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh. Và ngoài việc chi 89 tỉ USD cho chương trình chấn chỉnh công nghiệp quốc phòng, Nga còn đặt mua hai tàu chiến Mistral của Pháp với giá 1,6 tỉ USD; và hợp tác hãng Đức Rheinmetall Denfence xây trung tâm huấn luyện Mulino 132 triệu USD gần Nizhny Novgorod trên bờ Volga. Đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoygu khoe: lần đầu tiên, cơ số đạn cho pháo binh và xe tăng tập trận được phép tăng! “Quân đội các nước bắn 160 viên/năm/đội. Chúng tôi sẽ tăng ít nhất 5 lần” (Washington Post 10-3-2014).
Việc hiện đại hóa quân đội trở thành nỗi bức xúc thường trực của Putin kể từ cuộc chiến Georgia vào tháng 8-2008. Cuộc chiến kéo dài chỉ 5 ngày nhưng làm lộ ra một quân đội Nga kém cỏi gần như toàn diện, từ hệ thống điều khiển chỉ huy, phần cứng thiết bị quân sự, vũ khí đến tình báo. “Cuộc chiến Georgia được xem là cuộc chiến cuối cùng của thế kỷ 20 đối với quân đội Nga; hiểu theo nghĩa họ dùng kỹ thuật và thiết bị của thế kỷ trước” – bình luận của Roger N. McDermott, chuyên gia quân sự thuộc Tổ chức Jamestown vào năm 2009 (National Interest, nđd).
Ít ai ngờ con gấu Nga lại suy nhược đến vậy. Trong một cuộc đột kích, tướng tư lệnh Quân đoàn 58 Anatoly Khrulyev đã bị thương nặng; và trong một nỗ lực do thám, máy bay Tupolev Tu-22M Backfire đã bị pháo thủ của một quân đội được tin là yếu hơn nhiều lần bắn hạ. Tổng cộng, Nga mất bốn máy bay trong đó có ba chiến đấu cơ Sukhoi Su-25. Chưa hết, sĩ quan Nga phải dùng điện thoại di động để liên lạc vì hệ thống truyền tin bị hỏng. Còn nữa, xe tăng họ không có kính nhìn đêm (Christian Science Monitor 10-10-2008). Trong khi đó, xe tăng T-72 và máy bay Su-25 của địch quân Georgia, vốn là hàng nhập từ Liên Xô, đã được nâng cấp với hệ thống quan sát ban đêm (Times of London 29-8-2008).
Thật ra thì, như trường hợp đối với kinh tế Nga, việc giá dầu giảm chỉ làm nặng thêm tính nghiêm trọng của vấn đề khi nói đến kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga, vốn dĩ bản thân nó đang ủ nhiều yếu tố nghiêm trọng. Tham nhũng là một điển hình. Tháng 5-2011, chánh công tố quân đội Nga cho biết, 1/5 chi tiêu quốc phòng Nga mỗi năm đã bị đánh cắp (Reuters 27-2-2014). Hơn nữa, như Nikolas K. Gvosdev (giáo sư Đại học Naval War, Mỹ) viết trên National Interest (nđd), quân đội Nga thật ra không có kịch bản và lộ trình rõ ràng cho kế hoạch hiện đại hóa. Công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa thoát khỏi cung cách làm việc bao cấp và quan liêu. Các sự cố thiết kế, khiến đơn hàng 37 chiếc Su-35 vốn bị hoãn hai năm, nay vẫn chưa được khắc phục cho đến sau năm 2016. Loạt sự cố tên lửa (đặc biệt tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm) đã khiến việc hoàn thành tàu chiến thế hệ mới bị gián đoạn. Nhìn chung, vấn đề chất lượng là điều mà người ta quan tâm nhất khi nói đến thiết bị quân sự Nga.
Không phải tự nhiên mà Nga mua hàng nước ngoài, như trường hợp hai chiếc Mistral của Pháp (vẫn chưa giao và bị ách do luật cấm vận). Chính sách cấm vận thật sự đang gây ảnh hưởng nặng đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội 10 năm của Putin. Mới đây, hãng Pháp Thales Alenia Space đã hoãn thương vụ chế tạo vệ tinh quân sự cho Nga (Reuters 9-12-2014). Cần biết, Thales Alenia quan hệ với Nga từ năm 1994 khi họ tham gia chương trình nâng cấp hệ thống điện tử hàng không cho chiến đấu cơ Su-27 (ngoài ra, còn loạt hợp tác trong dự án chế tạo trực thăng Ka-52; máy bay huấn luyện MiG-AT; chiến đấu cơ Su-30, xe tăng T-90; máy bay thương mại Sukhoi Superjet 100 – theo Jane’s Defence Weekly trong bài báo tháng 7-2014).
Câu chuyện Nga cho thấy thêm một điều: một nền công nghiệp xuất khẩu vũ khí hốt bạc không có nghĩa là nó có thể tạo ra được một quân đội hùng mạnh cho chính nó.
…….
Kamov Ka-52 – một sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu từ hãng Pháp Thales Alenia Space (military-today.com)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153068011634796
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
MỘT NỖI BỒN CHỒN KHÁC CỦA PUTIN
Việc giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế Nga mà còn làm hỏng kế hoạch 10 năm hiện đại hóa quân đội của Vladimir Putin,
MỘT NỖI BỒN CHỒN KHÁC CỦA PUTIN
Việc giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế Nga mà còn làm hỏng kế hoạch 10 năm hiện đại hóa quân đội của Vladimir Putin, được thiết kế với ngân sách khổng lồ 600-700 tỉ USD trong 10 năm (thời hạn cuối là 2020), với mục tiêu thay đổi 70% thiết bị quân sự. Giữa tháng 10-2014, Viện Duma đã bàn đến việc cắt giảm ngân sách quốc phòng lần đầu tiên kể từ 1998, bởi giá dầu hạ (Financial Times 15-10-2014) trong khi tình hình thời điểm đó còn chưa tệ như hiện tại. Mới hôm thứ sáu 12-12, Quốc hội Mỹ đã đấm thêm một cú bồi xây xẩm bằng việc thông qua “Đạo luật tự do Ukraine 2014” với nội dung không chỉ cho phép Chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine mà còn cấm vận Rosoboronexport, công ty nhà nước Nga phụ trách xuất khẩu vũ khí.
Chấn chỉnh và hiện đại hóa quân đội là một trong những mục tiêu lớn nhất của Putin. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga chi từ 3,3%-4,1% GDP mỗi năm cho quốc phòng kể khi Putin lên nắm quyền năm 2000. Năm 2013, Nga tăng chi tiêu quốc phòng 4,8%, lên gần 88 tỉ USD, lần đầu tiên nhiều hơn Mỹ kể từ 2003, xét về tỉ trọng GDP. Đầu năm nay, ngân sách quốc phòng dự kiến thậm chí tăng 18,4% (Jane’s Defence 3-4-2014).
Một trong những mục tiêu của kế hoạch 10 năm là dành nửa ngân sách cho việc đóng mới tàu chiến. Nếu suôn sẻ, quân đội Nga năm 2020 là quân đội có khả năng tác chiến thường trực, được hỗ trợ với 2.300 xe tăng còn thơm mùi sơn, khoảng 1.200 trực thăng và máy bay, 50 tàu chiến bóc tem, 28 tàu ngầm cáu cạnh, 100 vệ tinh mới hoàn toàn (National Interest 12-11-2014). Chỉ trong 18 tháng tính đến 11-2014, Nga đã thực hiện các cuộc tập trận với qui mô chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh. Và ngoài việc chi 89 tỉ USD cho chương trình chấn chỉnh công nghiệp quốc phòng, Nga còn đặt mua hai tàu chiến Mistral của Pháp với giá 1,6 tỉ USD; và hợp tác hãng Đức Rheinmetall Denfence xây trung tâm huấn luyện Mulino 132 triệu USD gần Nizhny Novgorod trên bờ Volga. Đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoygu khoe: lần đầu tiên, cơ số đạn cho pháo binh và xe tăng tập trận được phép tăng! “Quân đội các nước bắn 160 viên/năm/đội. Chúng tôi sẽ tăng ít nhất 5 lần” (Washington Post 10-3-2014).
Việc hiện đại hóa quân đội trở thành nỗi bức xúc thường trực của Putin kể từ cuộc chiến Georgia vào tháng 8-2008. Cuộc chiến kéo dài chỉ 5 ngày nhưng làm lộ ra một quân đội Nga kém cỏi gần như toàn diện, từ hệ thống điều khiển chỉ huy, phần cứng thiết bị quân sự, vũ khí đến tình báo. “Cuộc chiến Georgia được xem là cuộc chiến cuối cùng của thế kỷ 20 đối với quân đội Nga; hiểu theo nghĩa họ dùng kỹ thuật và thiết bị của thế kỷ trước” – bình luận của Roger N. McDermott, chuyên gia quân sự thuộc Tổ chức Jamestown vào năm 2009 (National Interest, nđd).
Ít ai ngờ con gấu Nga lại suy nhược đến vậy. Trong một cuộc đột kích, tướng tư lệnh Quân đoàn 58 Anatoly Khrulyev đã bị thương nặng; và trong một nỗ lực do thám, máy bay Tupolev Tu-22M Backfire đã bị pháo thủ của một quân đội được tin là yếu hơn nhiều lần bắn hạ. Tổng cộng, Nga mất bốn máy bay trong đó có ba chiến đấu cơ Sukhoi Su-25. Chưa hết, sĩ quan Nga phải dùng điện thoại di động để liên lạc vì hệ thống truyền tin bị hỏng. Còn nữa, xe tăng họ không có kính nhìn đêm (Christian Science Monitor 10-10-2008). Trong khi đó, xe tăng T-72 và máy bay Su-25 của địch quân Georgia, vốn là hàng nhập từ Liên Xô, đã được nâng cấp với hệ thống quan sát ban đêm (Times of London 29-8-2008).
Thật ra thì, như trường hợp đối với kinh tế Nga, việc giá dầu giảm chỉ làm nặng thêm tính nghiêm trọng của vấn đề khi nói đến kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga, vốn dĩ bản thân nó đang ủ nhiều yếu tố nghiêm trọng. Tham nhũng là một điển hình. Tháng 5-2011, chánh công tố quân đội Nga cho biết, 1/5 chi tiêu quốc phòng Nga mỗi năm đã bị đánh cắp (Reuters 27-2-2014). Hơn nữa, như Nikolas K. Gvosdev (giáo sư Đại học Naval War, Mỹ) viết trên National Interest (nđd), quân đội Nga thật ra không có kịch bản và lộ trình rõ ràng cho kế hoạch hiện đại hóa. Công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa thoát khỏi cung cách làm việc bao cấp và quan liêu. Các sự cố thiết kế, khiến đơn hàng 37 chiếc Su-35 vốn bị hoãn hai năm, nay vẫn chưa được khắc phục cho đến sau năm 2016. Loạt sự cố tên lửa (đặc biệt tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm) đã khiến việc hoàn thành tàu chiến thế hệ mới bị gián đoạn. Nhìn chung, vấn đề chất lượng là điều mà người ta quan tâm nhất khi nói đến thiết bị quân sự Nga.
Không phải tự nhiên mà Nga mua hàng nước ngoài, như trường hợp hai chiếc Mistral của Pháp (vẫn chưa giao và bị ách do luật cấm vận). Chính sách cấm vận thật sự đang gây ảnh hưởng nặng đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội 10 năm của Putin. Mới đây, hãng Pháp Thales Alenia Space đã hoãn thương vụ chế tạo vệ tinh quân sự cho Nga (Reuters 9-12-2014). Cần biết, Thales Alenia quan hệ với Nga từ năm 1994 khi họ tham gia chương trình nâng cấp hệ thống điện tử hàng không cho chiến đấu cơ Su-27 (ngoài ra, còn loạt hợp tác trong dự án chế tạo trực thăng Ka-52; máy bay huấn luyện MiG-AT; chiến đấu cơ Su-30, xe tăng T-90; máy bay thương mại Sukhoi Superjet 100 – theo Jane’s Defence Weekly trong bài báo tháng 7-2014).
Câu chuyện Nga cho thấy thêm một điều: một nền công nghiệp xuất khẩu vũ khí hốt bạc không có nghĩa là nó có thể tạo ra được một quân đội hùng mạnh cho chính nó.
…….
Kamov Ka-52 – một sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu từ hãng Pháp Thales Alenia Space (military-today.com)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153068011634796
Việc giá dầu giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế Nga mà còn làm hỏng kế hoạch 10 năm hiện đại hóa quân đội của Vladimir Putin, được thiết kế với ngân sách khổng lồ 600-700 tỉ USD trong 10 năm (thời hạn cuối là 2020), với mục tiêu thay đổi 70% thiết bị quân sự. Giữa tháng 10-2014, Viện Duma đã bàn đến việc cắt giảm ngân sách quốc phòng lần đầu tiên kể từ 1998, bởi giá dầu hạ (Financial Times 15-10-2014) trong khi tình hình thời điểm đó còn chưa tệ như hiện tại. Mới hôm thứ sáu 12-12, Quốc hội Mỹ đã đấm thêm một cú bồi xây xẩm bằng việc thông qua “Đạo luật tự do Ukraine 2014” với nội dung không chỉ cho phép Chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine mà còn cấm vận Rosoboronexport, công ty nhà nước Nga phụ trách xuất khẩu vũ khí.
Chấn chỉnh và hiện đại hóa quân đội là một trong những mục tiêu lớn nhất của Putin. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga chi từ 3,3%-4,1% GDP mỗi năm cho quốc phòng kể khi Putin lên nắm quyền năm 2000. Năm 2013, Nga tăng chi tiêu quốc phòng 4,8%, lên gần 88 tỉ USD, lần đầu tiên nhiều hơn Mỹ kể từ 2003, xét về tỉ trọng GDP. Đầu năm nay, ngân sách quốc phòng dự kiến thậm chí tăng 18,4% (Jane’s Defence 3-4-2014).
Một trong những mục tiêu của kế hoạch 10 năm là dành nửa ngân sách cho việc đóng mới tàu chiến. Nếu suôn sẻ, quân đội Nga năm 2020 là quân đội có khả năng tác chiến thường trực, được hỗ trợ với 2.300 xe tăng còn thơm mùi sơn, khoảng 1.200 trực thăng và máy bay, 50 tàu chiến bóc tem, 28 tàu ngầm cáu cạnh, 100 vệ tinh mới hoàn toàn (National Interest 12-11-2014). Chỉ trong 18 tháng tính đến 11-2014, Nga đã thực hiện các cuộc tập trận với qui mô chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh. Và ngoài việc chi 89 tỉ USD cho chương trình chấn chỉnh công nghiệp quốc phòng, Nga còn đặt mua hai tàu chiến Mistral của Pháp với giá 1,6 tỉ USD; và hợp tác hãng Đức Rheinmetall Denfence xây trung tâm huấn luyện Mulino 132 triệu USD gần Nizhny Novgorod trên bờ Volga. Đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Sergey Shoygu khoe: lần đầu tiên, cơ số đạn cho pháo binh và xe tăng tập trận được phép tăng! “Quân đội các nước bắn 160 viên/năm/đội. Chúng tôi sẽ tăng ít nhất 5 lần” (Washington Post 10-3-2014).
Việc hiện đại hóa quân đội trở thành nỗi bức xúc thường trực của Putin kể từ cuộc chiến Georgia vào tháng 8-2008. Cuộc chiến kéo dài chỉ 5 ngày nhưng làm lộ ra một quân đội Nga kém cỏi gần như toàn diện, từ hệ thống điều khiển chỉ huy, phần cứng thiết bị quân sự, vũ khí đến tình báo. “Cuộc chiến Georgia được xem là cuộc chiến cuối cùng của thế kỷ 20 đối với quân đội Nga; hiểu theo nghĩa họ dùng kỹ thuật và thiết bị của thế kỷ trước” – bình luận của Roger N. McDermott, chuyên gia quân sự thuộc Tổ chức Jamestown vào năm 2009 (National Interest, nđd).
Ít ai ngờ con gấu Nga lại suy nhược đến vậy. Trong một cuộc đột kích, tướng tư lệnh Quân đoàn 58 Anatoly Khrulyev đã bị thương nặng; và trong một nỗ lực do thám, máy bay Tupolev Tu-22M Backfire đã bị pháo thủ của một quân đội được tin là yếu hơn nhiều lần bắn hạ. Tổng cộng, Nga mất bốn máy bay trong đó có ba chiến đấu cơ Sukhoi Su-25. Chưa hết, sĩ quan Nga phải dùng điện thoại di động để liên lạc vì hệ thống truyền tin bị hỏng. Còn nữa, xe tăng họ không có kính nhìn đêm (Christian Science Monitor 10-10-2008). Trong khi đó, xe tăng T-72 và máy bay Su-25 của địch quân Georgia, vốn là hàng nhập từ Liên Xô, đã được nâng cấp với hệ thống quan sát ban đêm (Times of London 29-8-2008).
Thật ra thì, như trường hợp đối với kinh tế Nga, việc giá dầu giảm chỉ làm nặng thêm tính nghiêm trọng của vấn đề khi nói đến kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga, vốn dĩ bản thân nó đang ủ nhiều yếu tố nghiêm trọng. Tham nhũng là một điển hình. Tháng 5-2011, chánh công tố quân đội Nga cho biết, 1/5 chi tiêu quốc phòng Nga mỗi năm đã bị đánh cắp (Reuters 27-2-2014). Hơn nữa, như Nikolas K. Gvosdev (giáo sư Đại học Naval War, Mỹ) viết trên National Interest (nđd), quân đội Nga thật ra không có kịch bản và lộ trình rõ ràng cho kế hoạch hiện đại hóa. Công nghiệp quốc phòng Nga vẫn chưa thoát khỏi cung cách làm việc bao cấp và quan liêu. Các sự cố thiết kế, khiến đơn hàng 37 chiếc Su-35 vốn bị hoãn hai năm, nay vẫn chưa được khắc phục cho đến sau năm 2016. Loạt sự cố tên lửa (đặc biệt tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm) đã khiến việc hoàn thành tàu chiến thế hệ mới bị gián đoạn. Nhìn chung, vấn đề chất lượng là điều mà người ta quan tâm nhất khi nói đến thiết bị quân sự Nga.
Không phải tự nhiên mà Nga mua hàng nước ngoài, như trường hợp hai chiếc Mistral của Pháp (vẫn chưa giao và bị ách do luật cấm vận). Chính sách cấm vận thật sự đang gây ảnh hưởng nặng đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội 10 năm của Putin. Mới đây, hãng Pháp Thales Alenia Space đã hoãn thương vụ chế tạo vệ tinh quân sự cho Nga (Reuters 9-12-2014). Cần biết, Thales Alenia quan hệ với Nga từ năm 1994 khi họ tham gia chương trình nâng cấp hệ thống điện tử hàng không cho chiến đấu cơ Su-27 (ngoài ra, còn loạt hợp tác trong dự án chế tạo trực thăng Ka-52; máy bay huấn luyện MiG-AT; chiến đấu cơ Su-30, xe tăng T-90; máy bay thương mại Sukhoi Superjet 100 – theo Jane’s Defence Weekly trong bài báo tháng 7-2014).
Câu chuyện Nga cho thấy thêm một điều: một nền công nghiệp xuất khẩu vũ khí hốt bạc không có nghĩa là nó có thể tạo ra được một quân đội hùng mạnh cho chính nó.
…….
Kamov Ka-52 – một sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu từ hãng Pháp Thales Alenia Space (military-today.com)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153068011634796