Mỗi Ngày Một Chuyện
MỘT TRỜI TÂM SỰ - CAO MỴ NHÂN
MỘT TRỜI TÂM SỰ - CAO MỴ NHÂN
Bà bạn từ thời Trung học ở Saigon, làm thư ký ở một sở Mỹ trước 30-4-1975, đã
di tản ngay từ những chuyến hải hành đầu tiên thủa đó.
Không có ai thân quen ở Hoa kỳ, nên gia đình thu nhỏ của bà gồm chỉ có ông
bà, chưa có con, chứng tỏ năm đó bà còn trẻ lắm...
Tất nhiên đại gia đình bên bà và bên chồng không ai đi cùng chuyến, chứ có thì
tôi đã kể vanh vách chuyện khác, thật "Tám" hết sức.
"Tám" là cà kê dê ngỗng đấy. Nhưng đừng hỏi thêm cà kê dê ngỗng là
gì, kiểu quý vị ngồi truy tầm ông bành tổ là ai, thì miên man quá.
Ông bà ấy lập nghiệp ở một bang trung bắc Mỹ, nơi mà hợp chủng đầu tiên đặt cho
chữ Indiana gì đó, khiến, ai có lòng với thổ dân, đều cảm thấy như có "một
trời tâm sự".
Sau đó thì ông bà sinh hạ được một cậu ấm.Gia đình bé nhỏ đã đông hơn, là 3
người rồi.
Ông vốn là một sĩ quan Không Quân VNCH, nên cứ thèm bay nhẩy quá, còn bà xuất
thân dược khoa, đến USA, bà học nghề nuôi hoa kiểng.
Cậu ấm duy nhất của ông bà sống ở miền đồi ấp nắng ủ mưa, cũng đã lớn lên theo
hành trình di dân bất tận, cậu ta chỉ xài được English, mặc dầu nhà có 3 người,
mà bố mẹ thường nói tiếng Việt trong gia đình êm ả.
Cậu tốt nghiệp kỹ sư cơ khí gì đó, xin được việc nơi hãng máy bay Boeing, gần
phi trường LAX, vùng tôi đang ở.
Bạn xưa thì tìm đến nhau, chúng tôi đã biết ý nghĩa "tha hưởng ngộ cố
tri".
Một hôm bà và tôi đang..."tám" về người Âu Lạc ở Huê kỳ, bỗng bà thản
nhiên nói:
Mỵ à, bà sướng lắm, vì có 2 con trai ở cạnh, mà cùng biết nể nang vợ, vợ lại VN
nữa chứ.
Tôi ngạc nhiên hết sức, vì đã 4 thập niên ở Hoa Kỳ, bà còn giữ được
một đặc tính của quê hương xa vời về điều gọi là đàn ông sợ vợ. Tôi
mỉm cười, bà tiếp luôn:
Là vì ở Mỹ này, sợ vợ thì gia đình mới hạnh phúc. Là vì đàn ông, con trai ở đây
không sợ vợ, vợ nó sẽ tìm đến Cảnh sát và Luật sư.
Chưa kịp hỏi tại sao, bà... tám luôn:
Nếu các cậu la mắng, đánh vợ thì a lê vô đồn Cảnh Sát, nếu cả 2 có chuyện
này kia, kia nọ thì quý Luật Sư sẽ trình bày cho biết học thuyết nam nữ
bình quyền, anh là gì, thế nào, mà đòi hơn tôi hả?
Còn tình cảm, tình yêu, tình nghĩa tao khang thì sao?
Bà cười tươi như hoa kiểng của bà:
Tôi đố bà hỏi 2 dâu bà xem "tào khang" là gì, làm gì có thì giờ mà
chú thích, dẫn giải, bởi vì các thứ tình bà vừa nói đó, không phải là cứu
cánh nữa.
Thế rồi cậu ấm của bà cưới 1 cô Đại Hàn, cậu nói cô ấy Châu Á giống VN, có dáng
dấp VN. Ông bà lặng thinh.
Sau đó có 2 cháu nội, đồng thời gia đình riêng của cậu ấm dọn nhà tới gần nhà
bố mẹ vợ, để bà ngoại chăm sóc và đưa đi học ở 1 vườn trẻ Korea.
Bà cười khanh khách khoe với tôi:
"Gớm bây giờ 2 đứa đó nói tiếng Hàn cứ líu lo ấy bà ạ, lo gì, nếu mai mốt
chúng lớn, chúng muốn học tiếng Việt thì mấy hồi, tụi trẻ chúng hay đi tìm
nguồn gốc lắm đó bà ơi..."
Thành nhà cậu con trai bà bây giờ nói 2 sinh ngữ Mỹ Hàn thôi, bởi cậu con trai
bà không nói tiếng VN lưu loát được như ông bà.
Tôi chăm chú ngó xem bà có buồn bã gì không, nhưng không, hoàn toàn không thấy
bà ưu tư, mà còn có vẻ hồn nhiên, vui vẻ lắm.
Chu choa, thì có gì mà phải ưu tư chứ, đã qua tới Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là bất
cứ ai muốn sống hùng, sống mạnh, sống yên ổn, lạc quan... Thì:
Phải biết chấp nhận một lý lịch mới, bắt đầu ghi chép một gia phả mới, kể từ
kiếp đời này, ngõ hầu mới xây dựng được một dòng họ "brain new", mới
có thể phát triển mọi mặt chứ.
Bà với tôi cùng nghĩ ngay tức khắc: "Quả đất này nhỏ như trái cam..."
thật vậy, không còn gì để phải gọi là cách trở quan san nữa...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MỘT TRỜI TÂM SỰ - CAO MỴ NHÂN
MỘT TRỜI TÂM SỰ - CAO MỴ NHÂN
Bà bạn từ thời Trung học ở Saigon, làm thư ký ở một sở Mỹ trước 30-4-1975, đã
di tản ngay từ những chuyến hải hành đầu tiên thủa đó.
Không có ai thân quen ở Hoa kỳ, nên gia đình thu nhỏ của bà gồm chỉ có ông
bà, chưa có con, chứng tỏ năm đó bà còn trẻ lắm...
Tất nhiên đại gia đình bên bà và bên chồng không ai đi cùng chuyến, chứ có thì
tôi đã kể vanh vách chuyện khác, thật "Tám" hết sức.
"Tám" là cà kê dê ngỗng đấy. Nhưng đừng hỏi thêm cà kê dê ngỗng là
gì, kiểu quý vị ngồi truy tầm ông bành tổ là ai, thì miên man quá.
Ông bà ấy lập nghiệp ở một bang trung bắc Mỹ, nơi mà hợp chủng đầu tiên đặt cho
chữ Indiana gì đó, khiến, ai có lòng với thổ dân, đều cảm thấy như có "một
trời tâm sự".
Sau đó thì ông bà sinh hạ được một cậu ấm.Gia đình bé nhỏ đã đông hơn, là 3
người rồi.
Ông vốn là một sĩ quan Không Quân VNCH, nên cứ thèm bay nhẩy quá, còn bà xuất
thân dược khoa, đến USA, bà học nghề nuôi hoa kiểng.
Cậu ấm duy nhất của ông bà sống ở miền đồi ấp nắng ủ mưa, cũng đã lớn lên theo
hành trình di dân bất tận, cậu ta chỉ xài được English, mặc dầu nhà có 3 người,
mà bố mẹ thường nói tiếng Việt trong gia đình êm ả.
Cậu tốt nghiệp kỹ sư cơ khí gì đó, xin được việc nơi hãng máy bay Boeing, gần
phi trường LAX, vùng tôi đang ở.
Bạn xưa thì tìm đến nhau, chúng tôi đã biết ý nghĩa "tha hưởng ngộ cố
tri".
Một hôm bà và tôi đang..."tám" về người Âu Lạc ở Huê kỳ, bỗng bà thản
nhiên nói:
Mỵ à, bà sướng lắm, vì có 2 con trai ở cạnh, mà cùng biết nể nang vợ, vợ lại VN
nữa chứ.
Tôi ngạc nhiên hết sức, vì đã 4 thập niên ở Hoa Kỳ, bà còn giữ được
một đặc tính của quê hương xa vời về điều gọi là đàn ông sợ vợ. Tôi
mỉm cười, bà tiếp luôn:
Là vì ở Mỹ này, sợ vợ thì gia đình mới hạnh phúc. Là vì đàn ông, con trai ở đây
không sợ vợ, vợ nó sẽ tìm đến Cảnh sát và Luật sư.
Chưa kịp hỏi tại sao, bà... tám luôn:
Nếu các cậu la mắng, đánh vợ thì a lê vô đồn Cảnh Sát, nếu cả 2 có chuyện
này kia, kia nọ thì quý Luật Sư sẽ trình bày cho biết học thuyết nam nữ
bình quyền, anh là gì, thế nào, mà đòi hơn tôi hả?
Còn tình cảm, tình yêu, tình nghĩa tao khang thì sao?
Bà cười tươi như hoa kiểng của bà:
Tôi đố bà hỏi 2 dâu bà xem "tào khang" là gì, làm gì có thì giờ mà
chú thích, dẫn giải, bởi vì các thứ tình bà vừa nói đó, không phải là cứu
cánh nữa.
Thế rồi cậu ấm của bà cưới 1 cô Đại Hàn, cậu nói cô ấy Châu Á giống VN, có dáng
dấp VN. Ông bà lặng thinh.
Sau đó có 2 cháu nội, đồng thời gia đình riêng của cậu ấm dọn nhà tới gần nhà
bố mẹ vợ, để bà ngoại chăm sóc và đưa đi học ở 1 vườn trẻ Korea.
Bà cười khanh khách khoe với tôi:
"Gớm bây giờ 2 đứa đó nói tiếng Hàn cứ líu lo ấy bà ạ, lo gì, nếu mai mốt
chúng lớn, chúng muốn học tiếng Việt thì mấy hồi, tụi trẻ chúng hay đi tìm
nguồn gốc lắm đó bà ơi..."
Thành nhà cậu con trai bà bây giờ nói 2 sinh ngữ Mỹ Hàn thôi, bởi cậu con trai
bà không nói tiếng VN lưu loát được như ông bà.
Tôi chăm chú ngó xem bà có buồn bã gì không, nhưng không, hoàn toàn không thấy
bà ưu tư, mà còn có vẻ hồn nhiên, vui vẻ lắm.
Chu choa, thì có gì mà phải ưu tư chứ, đã qua tới Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là bất
cứ ai muốn sống hùng, sống mạnh, sống yên ổn, lạc quan... Thì:
Phải biết chấp nhận một lý lịch mới, bắt đầu ghi chép một gia phả mới, kể từ
kiếp đời này, ngõ hầu mới xây dựng được một dòng họ "brain new", mới
có thể phát triển mọi mặt chứ.
Bà với tôi cùng nghĩ ngay tức khắc: "Quả đất này nhỏ như trái cam..."
thật vậy, không còn gì để phải gọi là cách trở quan san nữa...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)