Kinh Đời
MÙ LOÀ VÀ QUÈ QUẶT
27-10-2016
Tác giả bài viết này đang thực sự bất ổn về tư duy và nhận thức, trừ khi nơi nó tồn tại đó là ở một đất nước với trạng thái hoàn toàn ngược lại.
Ai cho họ đứng trên đôi chân của mình khi “chúng ăn không từ và cũng chẳng chừa thứ gì của dân? Đoàn người từ thiện vừa đi khỏi thôn đã có thằng đến cướp đi để chia đều cho nhiều người khác nhân danh sự nhân đạo một cách bỉ ổi và bất lương?
Người tàn tật, khuyết hẳn đôi chân, chúng còn ăn chặn và giành giật để chiếm đoạt những khẩu phần của những người yếu thế và khốn khổ ấy bằng sự lưu manh và lành lặn của mình.
Những cân gạo mốc hỗ trợ những người dân đói, chúng mới buông tha để cho nó đến tay những người mà trót làm nạn nhân của đời sống khắc nghiệt dồn ập lên đầu họ.
Nếu đã so sánh với Nhật Bản với sự kiện thảm hoạ kép (không có nhân tai), thì quả thực tác giả bài này đã bị mù loà về trí tâm, vì ở đó, hai thực thể quyền lực hành xử hoàn toàn khác nhau, nơi cúi đầu xin lỗi và từ chức, nơi tìm cách hoà hoãn và đòi hỏi sự khoan hồng cho kẻ thủ ác. Và với cái gốc chính trị, xã hội gần như trái ngược, một quốc gia ở đỉnh cao, một đất nước đang chìm trong những khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt.
Tác giả bài này có là đảng viên không? Vì ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Karl Mark đã nói, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm bẵm cho bộ lông của mình.
Ở nơi này, đôi chân ngập trong bùn lầy, đứng lên, thiết diện nhỏ thì lực bề mặt lớn, lại càng dần chìm xuống nhanh và sâu hơn.
Chiếc phao nào sẽ cứu họ khi đang chơi vơi giữa biển khơi dữ dội? Formosa còn được khoan dung với 500 triệu đô la và chỉ bồi thường trong 06 tháng cho các ngư dân, còn số khác nằm ngoài cuộc sinh tồn tiếp theo. Vậy ai cho họ đứng trên đôi chân của mình? Hay sẵn sàng bẻ ngoặt đôi tay gầy mòn còn lại của họ trong khi đôi chân bị buộc chì?
Lựa chọn để được sống đàng hoàng làm một con người đã khó, vậy mà tác giả bài viết này (bút danh Mạnh Thường), lại cố ý đẩy những người khốn cùng phải tự đứng trên đôi chân run lẩy bẩy vì đói ăn và kiệt quệ sức lực mà chủ yếu là do những hành động tàn phá, hành vi bất lương của nhiều những kẻ vô nhân, khốn nạn dồn đẩy lại.
Đôi chân ấy, là đôi chân gì? Đi trên sỏi đá và đi qua những nhục nhằn trong cơn đói khát cuối cùng? Và trong cuộc sống thường ngày, với lòng tự trọng và liêm sỷ, sự nhạy cảm với đồng tiền, những người tàn tật thường đặt lên trên trái tim mạnh mẽ rất dễ bị tổn thương để tìm kiếm và mưu sinh cho cuộc đời của chính mình. Mà ngay cả khi không có đôi chân, họ còn không cần vịn vào người khác.
Nhưng bên cạnh những bất hạnh đó, lại sẵn có những kẻ, chúng muốn đẩy những người khốn cùng đến cảnh và trở thành những kẻ trộm cướp như Jean Valjean (!).
Trừ khi, tác giả muốn chứng kiến cảnh 2 triệu người chết đói như năm Ất dậu 1945, hoặc trở thành những kẻ bóc lột để biến nó trở thành một cuộc cách mạng trong cơn cùng quẫn của những người dân?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
MÙ LOÀ VÀ QUÈ QUẶT
27-10-2016
Tác giả bài viết này đang thực sự bất ổn về tư duy và nhận thức, trừ khi nơi nó tồn tại đó là ở một đất nước với trạng thái hoàn toàn ngược lại.
Ai cho họ đứng trên đôi chân của mình khi “chúng ăn không từ và cũng chẳng chừa thứ gì của dân? Đoàn người từ thiện vừa đi khỏi thôn đã có thằng đến cướp đi để chia đều cho nhiều người khác nhân danh sự nhân đạo một cách bỉ ổi và bất lương?
Người tàn tật, khuyết hẳn đôi chân, chúng còn ăn chặn và giành giật để chiếm đoạt những khẩu phần của những người yếu thế và khốn khổ ấy bằng sự lưu manh và lành lặn của mình.
Những cân gạo mốc hỗ trợ những người dân đói, chúng mới buông tha để cho nó đến tay những người mà trót làm nạn nhân của đời sống khắc nghiệt dồn ập lên đầu họ.
Nếu đã so sánh với Nhật Bản với sự kiện thảm hoạ kép (không có nhân tai), thì quả thực tác giả bài này đã bị mù loà về trí tâm, vì ở đó, hai thực thể quyền lực hành xử hoàn toàn khác nhau, nơi cúi đầu xin lỗi và từ chức, nơi tìm cách hoà hoãn và đòi hỏi sự khoan hồng cho kẻ thủ ác. Và với cái gốc chính trị, xã hội gần như trái ngược, một quốc gia ở đỉnh cao, một đất nước đang chìm trong những khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt.
Tác giả bài này có là đảng viên không? Vì ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Karl Mark đã nói, chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm bẵm cho bộ lông của mình.
Ở nơi này, đôi chân ngập trong bùn lầy, đứng lên, thiết diện nhỏ thì lực bề mặt lớn, lại càng dần chìm xuống nhanh và sâu hơn.
Chiếc phao nào sẽ cứu họ khi đang chơi vơi giữa biển khơi dữ dội? Formosa còn được khoan dung với 500 triệu đô la và chỉ bồi thường trong 06 tháng cho các ngư dân, còn số khác nằm ngoài cuộc sinh tồn tiếp theo. Vậy ai cho họ đứng trên đôi chân của mình? Hay sẵn sàng bẻ ngoặt đôi tay gầy mòn còn lại của họ trong khi đôi chân bị buộc chì?
Lựa chọn để được sống đàng hoàng làm một con người đã khó, vậy mà tác giả bài viết này (bút danh Mạnh Thường), lại cố ý đẩy những người khốn cùng phải tự đứng trên đôi chân run lẩy bẩy vì đói ăn và kiệt quệ sức lực mà chủ yếu là do những hành động tàn phá, hành vi bất lương của nhiều những kẻ vô nhân, khốn nạn dồn đẩy lại.
Đôi chân ấy, là đôi chân gì? Đi trên sỏi đá và đi qua những nhục nhằn trong cơn đói khát cuối cùng? Và trong cuộc sống thường ngày, với lòng tự trọng và liêm sỷ, sự nhạy cảm với đồng tiền, những người tàn tật thường đặt lên trên trái tim mạnh mẽ rất dễ bị tổn thương để tìm kiếm và mưu sinh cho cuộc đời của chính mình. Mà ngay cả khi không có đôi chân, họ còn không cần vịn vào người khác.
Nhưng bên cạnh những bất hạnh đó, lại sẵn có những kẻ, chúng muốn đẩy những người khốn cùng đến cảnh và trở thành những kẻ trộm cướp như Jean Valjean (!).
Trừ khi, tác giả muốn chứng kiến cảnh 2 triệu người chết đói như năm Ất dậu 1945, hoặc trở thành những kẻ bóc lột để biến nó trở thành một cuộc cách mạng trong cơn cùng quẫn của những người dân?