Di Sản Hồ Chí Minh

Mặc Lâm - Báo chí hải ngoại: Ngôi đền không có tín đồ

Ngôi đền báo chí của người Việt nếu có chỉ là một túp lều tranh so với các đền đài của Tây phương. Thần linh trong ngôi đền ấy chỉ là những ông bình vôi chõng chơ nằm lăn lóc dưới đất không ai tu bổ nâng niu.
Ngôi đền báo chí của người Việt nếu có chỉ là một túp lều tranh so với các đền đài của Tây phương. Thần linh trong ngôi đền ấy chỉ là những ông bình vôi chõng chơ nằm lăn lóc dưới đất không ai tu bổ nâng niu. Không hề có tín đồ nào vào khấn vái đã đành nhưng đến một tiếng chuông hàng ngày cũng không xuất hiện.

Gần bốn triệu người xuống đường tuần hành biểu tình ở Paris và vùng phụ cận vì tự do báo chí bị giết hại cho chúng ta nghĩ gì?

Người Pháp và hàng chục nguyên thủ các quốc gia EU và Tây phương đã cho khủng bố Hồi giáo thấy sự phản ứng của họ: Tự do báo chí là bất khả xâm phạm. Sợ hãi bạo lực và khủng bố có giới hạn và khi đã hết giới hạn của nó thì tiếng nói của gần 4 triệu con người ấy hôm nay là tiếng gầm của lương tri nhân loại.


Al Qaeda và hồi giáo cực đoan đánh bom nơi này nơi khác gây chết chóc cho nhân loại với hàng tá lý do nhưng lý do mà chúng dễ gây căm phẫn trong lòng những kẻ cuồng si nhất vẫn là báng bổ tiên tri Mohamed của người Hồi giáo.

Ngay sau sự việc bi thảm xảy ra không ít người cho rằng tờ Charlie Hebdo đã đi quá xa trong quyền tự do báo chí của người cầm bút và cũng không ít người từng có vấn đề với báo chí đã hả hê tự cho mình cái cảm giác thắng lợi tinh thần và lầm bầm chúc dữ cho một nền tự do mà họ không bao giờ muốn: Tự do báo chí.

Người Việt trên khắp thế giới đã nhìn biến cố này với nhiều tâm tình khác nhau tùy thuộc vào nơi họ cư trú và sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên một cách tổng quát có lẽ người Việt không xúc động vì cái quyền tự do báo chí bị chà đạp mà xúc động trong hầu hết trái tim của người xa xứ là sự dã man của bọn thủ ác cùng cái chết của những con người cầm bút trong tư thế tuyệt vọng khi bị chúng chĩa súng vào mình.

Sự ra đi tìm tự do với máu và nước mắt khiến tín hiệu của sự tàn ác làm người tị nạn nhanh chóng cảm nhận hơn là các khái niệm trừu tượng về tự do báo chí. Bao nhiêu năm qua, tự do báo chí đối với chúng ta là một cụm từ vừa quen vừa lạ. Chưa ai thấy rằng nếu cái tự do ấy bị đánh cắp, bị chà đạp hay bị lạm dụng thì con người sẽ bị tác động đến thế nào và sự tác động ấy có rõ rệt như tại Paris hiện nay hay không.

Kinh nghiệm về tự do báo chí của Việt Nam đã nhiều lần không khác gì Paris và trong những lần đó dư luận chưa tỏ ra thật sự đau cái đau tự do báo chí bị bức tử mà chỉ xót xa cho vết thương hay cái chết của nạn nhân. Dù sao thì cái đau đó là cái đau của đồng loại không phải là nỗi đau của chính mình khi ý thức bị tước mất tự do, vì vậy ngọn lửa bùng lên chống lại cái ác chưa đủ mạnh để cả dân tộc thấy tự do báo chí là cần thiết và quan trọng đến mức nào đối với một nền dân chủ thật sự.

Tờ Charlie Hebdo tuy không nổi tiếng như các tờ báo danh giá khác của Pháp nhưng nó có độc giả riêng của mình và trong mỗi số báo nó chấp nhận đối diện những vấn đề muôn thuở của xã hội hay con người. Về xã hội nó mang những thói hư tật xấu của người Pháp ra mổ xẻ, về con người nó soi mói từng sợi tóc của các chính trị gia, những kẻ đạo đức giả và hàng tá khuôn mặt nổi tiếng khắp thế giới để độc giả của nó biết được những góc tối mà nó phát hiện. Độc giả có thể tin hay không tin điều nó nói nhưng họ có cơ hội thấy rằng không có vùng cấm nào cho một tờ báo tại Paris.
Ngay cả đó là khu vực tự do tôn giáo.

Nhưng cái tôn giáo mà Charlie vạch ra không phải là thứ tôn giáo chuẩn mực, hướng thiện, ngược lại là thứ tôn giáo dung dưỡng và hô hào giết người với mục tiêu hài lòng Mohamed do các giáo chủ bất nhân của Hồi giáo cực đoan hướng dẫn cho những thành phần cuồng tín. Charlie vẽ hình ảnh của Mohamed dung tục và tham lam vô độ. Những hình ảnh đó dĩ nhiên gây căm phẫn cho bọn khủng bố đội lốt Hồi giáo nhưng điều đáng ngạc nhiên là không ít người lại cho rằng đụng tới tôn giáo là điều cấm kỵ ở tại bất cứ quốc gia nào. Trong trường hợp này sự cấm kỵ trở thành khôi hài và tự do báo chí bị ném đá một cách đáng ngạc nhiên.

Báo chí Việt Nam tuy phôi thai nhưng người viết trào phúng và vẽ biếm họa không hề thiếu. Từ trong thời gian chiến tranh đã có Chu Tử, Thương Sinh, Thần Đăng, Tư Trời Biển, Kiều Phong, Hiếu Chân, Tiểu Nguyên Tử, Sức Mấy, Tú Xe, Tú Kếu, Tú Rua... những cây bút sắc bén ấy đã không ngần ngại bất cứ lãnh vực nào, viết ra mặt trái của chế độ, kể cả chế độ cộng sản cùng những gương mặt lem luốc của chính quyền miền Nam lúc ấy.

Đối với cộng sản, cái giá phải trả cho người cầm bút là sinh mạng của chính người ký giả. Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị bắn tử thương ngay trước nhà ông vào trưa ngày 30 tháng 12 năm 1965. Chỉ vài tháng sau, vào ngày 16 tháng 4 năm 1966 Chu Tử lúc ấy đang làm chủ nhiệm tờ báo Sống cũng bị bắn nhưng rất may cho ông không chết. Sau này báo chí trong nước công khai cho biết hung thủ của cả hai vụ là Huỳnh Văn Long, một cán bộ nằm vùng của Mặt trận giải phóng miền Nam.
Chiến tranh chống chế cho hành động bắn ký giả của cộng sản miền Bắc nhưng là sự chống chế khiên cưỡng, vì chiến tranh không cho phép bắn vào báo chí, ngay cả báo chí của kẻ thù. Đây không phải là luật hay công ước quốc tế nhưng là luật bất thành văn của con người trong xã hội văn minh. Tiếc thay người cộng sản cũng như bọn khủng bố thời nay không có được sự văn minh tối thiểu để biết rằng báo chí không phải là nơi có thể dùng súng đạn để bịt miệng sự thật.

Chiến tranh là vậy, nhưng khi hết chiến tranh người ta vẫn tiếp tục dùng những lời ngụy biện để tiếp tục bắn ký giả. Trường hợp điển hình nhất là ký giả Lê Triết tức Tú Rua, người giữ mục “Ngày lại ngày” của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, chuyên viết châm chọc bất cứ ai mà ông cho rằng có biểu hiện bất chính hay có hành động gây hại tới xã hội, cộng đồng.

Đêm 22 tháng 9 năm 1990 Nhà báo Lê Triết bị bắn chết trong khi ông và vợ đậu xe trước nhà ông tại ngoại ô Bailey Crossroads, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Cái chết của ông được báo chí Mỹ theo dõi sát xao nhưng không tìm ra được manh mối nào vì cộng đồng Việt Nam không hợp tác để truy tìm thủ phạm. Người Việt cảm xúc vì ông là đồng hương nhưng không ít người lắc đầu tiếc rẻ cho rằng giá mà ông đừng viết cay độc và mạnh mẽ như vậy thì không đến nỗi mang tới cái chết. Một sự lắc đầu tiếc rẻ thoang thoảng yếu tố bào chữa cho kẻ sát nhân.

Quan trọng hơn, những cái lắc đầu tội nghiệp ấy đã góp phần cổ võ cho sự triệt tiêu tự do báo chí khi muốn tự do ấy đi theo và nằm trong sự phải đạo chứ hoàn toàn không xét theo yếu tố luật pháp.

Hoa Kỳ là nước có nền tự do báo chí nhất thế giới nhưng nó cũng có nền luật pháp công minh đủ khả năng bảo vệ cho bất cứ công dân nào bị báo chí mạ lỵ, vu khống hay cố tình xuyên tạc, làm nhục trước công luận qua phương tiện truyền thông. Tự do báo chí chưa bao giờ vượt ra khỏi giới hạn luật pháp của chính đất nước cổ vũ và bảo vệ nó.

“Ao thả vịt” của Chu Tử bị cộng sản bắn bỏ, “Ngày lại ngày” của Tú Rua bị chính nền tự do báo chí của người Việt tỵ nạn ám sát. Ám sát vì im lặng trong sợ hãi. Vì khái niệm phải đạo trong báo chí và nhất là vì báo chí không phải là chuyện của mình.

Ngôi đền báo chí của người Việt nếu có chỉ là một túp lều tranh so với các đền đài của Tây phương. Thần linh trong ngôi đền ấy chỉ là những ông  bình vôi chõng chơ nằm lăn lóc dưới đất không ai tu bổ nâng niu. Không hề có tín đồ nào vào khấn vái đã đành nhưng đến một tiếng chuông hàng ngày cũng không xuất hiện.

Sân chơi báo chí không khác gì các sân chơi khác, nó cũng cần trọng tài là luật pháp cũng như đấu thủ hai đội. Một là tờ báo và bên kia đối thủ là đề tài, mục tiêu, nhân vật mà tờ báo ấy khai thác. Khán giả là độc giả toàn quyền thích hay không thích đội này hay đội kia nhưng khi tòa báo bị phe bên kia hạ sát mà không phản ứng hay phản ứng chiếu lệ thì còn tờ báo nào dám tiên phong như “Ao thả vịt” hay “Ngày lại ngày”?

Báo chí thiếu phê phán là một nền báo chí phải đạo. Cái nền báo chí hiện thực phải đạo ấy đã đầy rẫy tại Việt Nam rồi, liệu chúng ta có cần một nền báo chí rập khuôn như vậy tại phần đất mà chúng ta từng bỏ cả máu và nước mắt để tìm cho bằng được?

Mặc Lâm

(Sống Magazine)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mặc Lâm - Báo chí hải ngoại: Ngôi đền không có tín đồ

Ngôi đền báo chí của người Việt nếu có chỉ là một túp lều tranh so với các đền đài của Tây phương. Thần linh trong ngôi đền ấy chỉ là những ông bình vôi chõng chơ nằm lăn lóc dưới đất không ai tu bổ nâng niu.
Ngôi đền báo chí của người Việt nếu có chỉ là một túp lều tranh so với các đền đài của Tây phương. Thần linh trong ngôi đền ấy chỉ là những ông bình vôi chõng chơ nằm lăn lóc dưới đất không ai tu bổ nâng niu. Không hề có tín đồ nào vào khấn vái đã đành nhưng đến một tiếng chuông hàng ngày cũng không xuất hiện.

Gần bốn triệu người xuống đường tuần hành biểu tình ở Paris và vùng phụ cận vì tự do báo chí bị giết hại cho chúng ta nghĩ gì?

Người Pháp và hàng chục nguyên thủ các quốc gia EU và Tây phương đã cho khủng bố Hồi giáo thấy sự phản ứng của họ: Tự do báo chí là bất khả xâm phạm. Sợ hãi bạo lực và khủng bố có giới hạn và khi đã hết giới hạn của nó thì tiếng nói của gần 4 triệu con người ấy hôm nay là tiếng gầm của lương tri nhân loại.


Al Qaeda và hồi giáo cực đoan đánh bom nơi này nơi khác gây chết chóc cho nhân loại với hàng tá lý do nhưng lý do mà chúng dễ gây căm phẫn trong lòng những kẻ cuồng si nhất vẫn là báng bổ tiên tri Mohamed của người Hồi giáo.

Ngay sau sự việc bi thảm xảy ra không ít người cho rằng tờ Charlie Hebdo đã đi quá xa trong quyền tự do báo chí của người cầm bút và cũng không ít người từng có vấn đề với báo chí đã hả hê tự cho mình cái cảm giác thắng lợi tinh thần và lầm bầm chúc dữ cho một nền tự do mà họ không bao giờ muốn: Tự do báo chí.

Người Việt trên khắp thế giới đã nhìn biến cố này với nhiều tâm tình khác nhau tùy thuộc vào nơi họ cư trú và sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên một cách tổng quát có lẽ người Việt không xúc động vì cái quyền tự do báo chí bị chà đạp mà xúc động trong hầu hết trái tim của người xa xứ là sự dã man của bọn thủ ác cùng cái chết của những con người cầm bút trong tư thế tuyệt vọng khi bị chúng chĩa súng vào mình.

Sự ra đi tìm tự do với máu và nước mắt khiến tín hiệu của sự tàn ác làm người tị nạn nhanh chóng cảm nhận hơn là các khái niệm trừu tượng về tự do báo chí. Bao nhiêu năm qua, tự do báo chí đối với chúng ta là một cụm từ vừa quen vừa lạ. Chưa ai thấy rằng nếu cái tự do ấy bị đánh cắp, bị chà đạp hay bị lạm dụng thì con người sẽ bị tác động đến thế nào và sự tác động ấy có rõ rệt như tại Paris hiện nay hay không.

Kinh nghiệm về tự do báo chí của Việt Nam đã nhiều lần không khác gì Paris và trong những lần đó dư luận chưa tỏ ra thật sự đau cái đau tự do báo chí bị bức tử mà chỉ xót xa cho vết thương hay cái chết của nạn nhân. Dù sao thì cái đau đó là cái đau của đồng loại không phải là nỗi đau của chính mình khi ý thức bị tước mất tự do, vì vậy ngọn lửa bùng lên chống lại cái ác chưa đủ mạnh để cả dân tộc thấy tự do báo chí là cần thiết và quan trọng đến mức nào đối với một nền dân chủ thật sự.

Tờ Charlie Hebdo tuy không nổi tiếng như các tờ báo danh giá khác của Pháp nhưng nó có độc giả riêng của mình và trong mỗi số báo nó chấp nhận đối diện những vấn đề muôn thuở của xã hội hay con người. Về xã hội nó mang những thói hư tật xấu của người Pháp ra mổ xẻ, về con người nó soi mói từng sợi tóc của các chính trị gia, những kẻ đạo đức giả và hàng tá khuôn mặt nổi tiếng khắp thế giới để độc giả của nó biết được những góc tối mà nó phát hiện. Độc giả có thể tin hay không tin điều nó nói nhưng họ có cơ hội thấy rằng không có vùng cấm nào cho một tờ báo tại Paris.
Ngay cả đó là khu vực tự do tôn giáo.

Nhưng cái tôn giáo mà Charlie vạch ra không phải là thứ tôn giáo chuẩn mực, hướng thiện, ngược lại là thứ tôn giáo dung dưỡng và hô hào giết người với mục tiêu hài lòng Mohamed do các giáo chủ bất nhân của Hồi giáo cực đoan hướng dẫn cho những thành phần cuồng tín. Charlie vẽ hình ảnh của Mohamed dung tục và tham lam vô độ. Những hình ảnh đó dĩ nhiên gây căm phẫn cho bọn khủng bố đội lốt Hồi giáo nhưng điều đáng ngạc nhiên là không ít người lại cho rằng đụng tới tôn giáo là điều cấm kỵ ở tại bất cứ quốc gia nào. Trong trường hợp này sự cấm kỵ trở thành khôi hài và tự do báo chí bị ném đá một cách đáng ngạc nhiên.

Báo chí Việt Nam tuy phôi thai nhưng người viết trào phúng và vẽ biếm họa không hề thiếu. Từ trong thời gian chiến tranh đã có Chu Tử, Thương Sinh, Thần Đăng, Tư Trời Biển, Kiều Phong, Hiếu Chân, Tiểu Nguyên Tử, Sức Mấy, Tú Xe, Tú Kếu, Tú Rua... những cây bút sắc bén ấy đã không ngần ngại bất cứ lãnh vực nào, viết ra mặt trái của chế độ, kể cả chế độ cộng sản cùng những gương mặt lem luốc của chính quyền miền Nam lúc ấy.

Đối với cộng sản, cái giá phải trả cho người cầm bút là sinh mạng của chính người ký giả. Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị bắn tử thương ngay trước nhà ông vào trưa ngày 30 tháng 12 năm 1965. Chỉ vài tháng sau, vào ngày 16 tháng 4 năm 1966 Chu Tử lúc ấy đang làm chủ nhiệm tờ báo Sống cũng bị bắn nhưng rất may cho ông không chết. Sau này báo chí trong nước công khai cho biết hung thủ của cả hai vụ là Huỳnh Văn Long, một cán bộ nằm vùng của Mặt trận giải phóng miền Nam.
Chiến tranh chống chế cho hành động bắn ký giả của cộng sản miền Bắc nhưng là sự chống chế khiên cưỡng, vì chiến tranh không cho phép bắn vào báo chí, ngay cả báo chí của kẻ thù. Đây không phải là luật hay công ước quốc tế nhưng là luật bất thành văn của con người trong xã hội văn minh. Tiếc thay người cộng sản cũng như bọn khủng bố thời nay không có được sự văn minh tối thiểu để biết rằng báo chí không phải là nơi có thể dùng súng đạn để bịt miệng sự thật.

Chiến tranh là vậy, nhưng khi hết chiến tranh người ta vẫn tiếp tục dùng những lời ngụy biện để tiếp tục bắn ký giả. Trường hợp điển hình nhất là ký giả Lê Triết tức Tú Rua, người giữ mục “Ngày lại ngày” của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, chuyên viết châm chọc bất cứ ai mà ông cho rằng có biểu hiện bất chính hay có hành động gây hại tới xã hội, cộng đồng.

Đêm 22 tháng 9 năm 1990 Nhà báo Lê Triết bị bắn chết trong khi ông và vợ đậu xe trước nhà ông tại ngoại ô Bailey Crossroads, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Cái chết của ông được báo chí Mỹ theo dõi sát xao nhưng không tìm ra được manh mối nào vì cộng đồng Việt Nam không hợp tác để truy tìm thủ phạm. Người Việt cảm xúc vì ông là đồng hương nhưng không ít người lắc đầu tiếc rẻ cho rằng giá mà ông đừng viết cay độc và mạnh mẽ như vậy thì không đến nỗi mang tới cái chết. Một sự lắc đầu tiếc rẻ thoang thoảng yếu tố bào chữa cho kẻ sát nhân.

Quan trọng hơn, những cái lắc đầu tội nghiệp ấy đã góp phần cổ võ cho sự triệt tiêu tự do báo chí khi muốn tự do ấy đi theo và nằm trong sự phải đạo chứ hoàn toàn không xét theo yếu tố luật pháp.

Hoa Kỳ là nước có nền tự do báo chí nhất thế giới nhưng nó cũng có nền luật pháp công minh đủ khả năng bảo vệ cho bất cứ công dân nào bị báo chí mạ lỵ, vu khống hay cố tình xuyên tạc, làm nhục trước công luận qua phương tiện truyền thông. Tự do báo chí chưa bao giờ vượt ra khỏi giới hạn luật pháp của chính đất nước cổ vũ và bảo vệ nó.

“Ao thả vịt” của Chu Tử bị cộng sản bắn bỏ, “Ngày lại ngày” của Tú Rua bị chính nền tự do báo chí của người Việt tỵ nạn ám sát. Ám sát vì im lặng trong sợ hãi. Vì khái niệm phải đạo trong báo chí và nhất là vì báo chí không phải là chuyện của mình.

Ngôi đền báo chí của người Việt nếu có chỉ là một túp lều tranh so với các đền đài của Tây phương. Thần linh trong ngôi đền ấy chỉ là những ông  bình vôi chõng chơ nằm lăn lóc dưới đất không ai tu bổ nâng niu. Không hề có tín đồ nào vào khấn vái đã đành nhưng đến một tiếng chuông hàng ngày cũng không xuất hiện.

Sân chơi báo chí không khác gì các sân chơi khác, nó cũng cần trọng tài là luật pháp cũng như đấu thủ hai đội. Một là tờ báo và bên kia đối thủ là đề tài, mục tiêu, nhân vật mà tờ báo ấy khai thác. Khán giả là độc giả toàn quyền thích hay không thích đội này hay đội kia nhưng khi tòa báo bị phe bên kia hạ sát mà không phản ứng hay phản ứng chiếu lệ thì còn tờ báo nào dám tiên phong như “Ao thả vịt” hay “Ngày lại ngày”?

Báo chí thiếu phê phán là một nền báo chí phải đạo. Cái nền báo chí hiện thực phải đạo ấy đã đầy rẫy tại Việt Nam rồi, liệu chúng ta có cần một nền báo chí rập khuôn như vậy tại phần đất mà chúng ta từng bỏ cả máu và nước mắt để tìm cho bằng được?

Mặc Lâm

(Sống Magazine)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm