TIN CỘNG ĐỒNG
Mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng ở Hải Ngoại. Tại Sao Không?
Vấn đề nào cũng có hai măt. Việc mặc quân phục cho đúng quân cách cũng không được áp dụng triệt để ngay trước năm 1975, huống hồ gì tại hải ngoại
Mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng ở Hải Ngoại. Tại Sao Không?
Thưa bác Hoạch:
Vấn đề nào cũng có hai măt. Việc mặc quân phục cho đúng quân cách cũng không được áp dụng triệt để ngay trước năm 1975, huống hồ gì tại hải ngoại, khi những người lính không còn trong sự ràng buộc của quân phong, quân kỷ. Tính phô trương và ưa lố lăng của quý ông lính ba gai lại trỗi dậy thì dù cho ông tướng nào phê phán thì cũng như muối bỏ biển. Nói cho cùng việc sử dụng quân phục phải thận trọng, nhất là với những người lính sau khi thua trận, họ vẫn có những kỷ niệm hào hùng trong cuộc chiến bảo vệ tự do. Trên mặt trận tư tưởng họ vẫn còn đang chiến đấu. Họ mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng cũng là một sắc thái văn hóa mà các cộng đồng khác không có.
Và đó cũng là điều mà Việt Cộng rất là tức tối và gai mắt, guồng máy tuyên truyền của họ, bọn nằm vùng, và có cả mấy ông trốn quân dịch ngày đêm nhọc nhằn rủa sả mà cũng vô ích.
Công việc tế nhị này cần được giao cho các hội CQN địa phương, các hội viên lấy tình cảm đồng đội nhắc nhở nhau giữ đúng quân cách, tác phong khi sử dụng quân phục, ngoài ra không có một quyền lực nào khiến một quân đội đã rã ngũ trở thành một quân đội chính quy có kỷ luật.
Ngay cả mấy cựu chiến binh Hoa Kỳ khi sử dụng quân phục đi diễn hành còn bê bối hơn cả các cụ lính già Việt gốc Mẽo nữa mờ.
Hải
QUÂN PHỤC VÀ TƯ CÁCH
Trực Ngôn
Tình cờ, tôi nhận được một email có kèm video về lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực được các hội đoàn Quân đội tổ chức ngày 21 tháng 6, 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ ở Houston. Trong hàng quan khách tham dự, thấy có cựu Đại Tá Trương Như Phùng và một vị mặc lễ phục trắng đeo cấp hiệu Chuẩn Tướng. Vị này được giới thiệu là Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn của ngành Cảnh Sát, và dự lễ với tư cách chủ toạ!
Rất nhiều thư gửi đến hỏi ý kiến: “Tại sao một cuộc lễ của Quân Đội mà lại do một ông Cảnh Sát làm Chủ Toạ. Bộ Houston không có vị niên trưởng nào thâm niên xứng đáng hay sao ?”. Quý vị gửi thư còn hỏi thêm về cách ăn mặc của ông Tướng Cảnh Sát này là đúng hay sai.
Chúng tôi xin trước hết minh định rằng:
1.- Ngành Cảnh Sát là một ngành bán quân sự. Khi còn là Tổng Nha Cảnh Sát, nó trực thuộc Bộ Nội Vụ. Sau khi cải danh là Bộ Tư Lệnh CSQG, thì không rõ có còn thuộc Bộ Nội Vụ hay thuộc trực tiếp Phủ Thủ Tướng. Nhưng CSQG không hề trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Vì thế, CSQG và Quân Lực VNCH là hai ngành riêng biệt, có quy chế, sắc phục khác nhau. Vì nhu cầu sinh hoạt, Cảnh Sát và Quân Đội có thể chung nhau trong một hội đoàn Cựu Chiến Sĩ. Nhưng không thể là Hội Cựu Quân Nhân, hay cựu Chiến Sĩ Quân Lực VNCH.
2.- Sắc phục Cảnh Sát hoàn toàn khác quân phục QLVNCH.
- Nếu ông TST là Tướng Cảnh Sát, ông phải đội nón két có bọc vải màu xám, và có gắn huy hiệu Cảnh Sát. Đàng này, ông TST đội chiếc nón kết cấp Tướng của của Quân Lực Hoa Kỳ với các hoa văn hình lá Olive thêu bằng kim tuyến trên vành nón và quanh đai nón (khác với nón của cấp Tướng VNCH có các kim tuyến hình hoa mai trên vành nón và trên chiếc ribbon ở đai nón. Xem trong ảnh Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu để thấy sự khác nhau.)
- Vai áo phải mang phù hiệu Cảnh Sát, cấp hiệu phải có nền màu xanh lá cây. Đàng này ông mang phù hiệu trường Bộ Binh Thủ Đức, và ngôi sao Chuẩn tướng trên nền nỉ đen của QLVNCH. Trên cầu vai cấp tướng, viền kim tuyến có chiều ngang lớn hơn cái viền trên cầu vai ông TST nhiều. Được biết ông TST có học khoá 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng khi còn Chuẩn Úy, nhờ có bắng Cử Nhân Luật Khoa và từng làm Thẩm Phán, ông đã chuyển sang ngành Cảnh Sát để làm Quận Trưởng CS. Sau đó, ông lên cấp tướng theo hệ thống của CSQG.
-. Trên vai trái, ông đeo một dây biểu chương màu đỏ là màu Bảo Quốc Huân Chương, là loại dây cao cấp mà chỉ có một số đơn vị ưu tú của Quân Lực VNCH được ân thưởng. Ông lại đeo sai cách. Ngành Cảnh Sát, dù có đánh giặc giỏi như Dù, Biệt Động, thì cũng không thể được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội đến 6 lần và nhận dây màu đỏ được!
- Trên ngực ông đeo đến 6 hàng huy chương. Tuy không rõ nét, nhưng lờ mờ chúng tôi cũng nhận ra các loại huy chương quân đội. Chẳng biết ông cựu Chuẩn Úy (trước khi sang Cảnh Sát) đã ra trận, chiến đấu tài ba, can đảm thế nào mà có nhiều huy chương như thế ?
Nói chung, trên bộ quân phục ông Tướng Cảnh Sát này chỉ thấy cái phù hiệu cảnh sát hình tròn trên túi áo bên phải. Còn ngoài ra thì hầm bà lằng cái thì của quân lực Mỹ, cái thì của quân lực VNCH
Tại Hoa Kỳ tình trạng ăn mặc lố lăng, sai quy cách như thế này đã lan ra hầu hết các nơi. Các vị bây giờ thích diện quân phục cả lúc đi ăn tiệc, nghe nhạc (như thấy trong hàng ghế khán gỉả các lần thu hình băng Video Asia, Paris By Night…). Có vị đeo những thứ mà họ không được ban thưởng, không có trong QLVNCH (như các phù hiệu của Hoa Kỳ). Có một Trung Úy từng làm Hội Trưởng Hội CQN một thành phố S. ở Tiểu Bang T. đã tự ý may thêm hai vòng ribbon vàng trên ống tay áo worsted 4 túi, là quân phục dạo phố mùa hè! Trong vài buổi lễ hay đại hội ở H. (Tiểu Bang T.) mà độ nóng lên tới 110 độ F, chúng tôi thấy có cả một số mặc quân phục dạo phố mùa đông (loại vải dày màu olive) , trong khi đó, thì có vị lại mặc bộ tiểu lễ mùa hè. Nhiều vị tóc tai dài như tài tử, có vị dùng cà vạt dân sự, có vị đi giày thể thao… khi mặc quân phục. Có vị chỉ mặc một phần trên, nhưng cũng đeo đủ cấp hiệu, phù hiệu. Có vị may luôn phù hiệu của Mỹ cho đầy áo (như phù hiệu MIA). Có vị tự thêu hay vẽ phù hiệu đơn vị mà màu sắc và kích thước không đúng. Có một vị phục vụ văn phòng một Bộ Tư Lệnh tại Sài Gòn từ ngày ra trường, nhưng cũng tự phong Thiếu Tá cái gọi là Lực Lượng Tình Nguyện Lục Quân Hoa Kỳ (mà dư luận châm biếm là “Lính Nhà Đòn”), đeo lên mấy hàng huy chương trong đó có đủ Anh Dũng BT, Chiến Thương BT; có lúc đội chiếc nón Jockey có gắn cánh bay phi hành. Theo lời ông DHD ở DC, vị này còn đeo luôn bằng dù của Mỹ ! Thậm chí ông này còn đặt in tem phổ biến cho bạn bè. Chúng tôi có thấy xuất hiện tem này trên trang điện báo Vietland.
Cũng nhắc thêm về Lễ Truy Điệu: Ngày trước. trong phần Truy Điệu, người ta chỉ xướng lên ngắn gọn “Sau đây là Lễ Truy Điệu các Chiến Sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc” Ngày nay, nhiều nơi chế thêm ra cho dài. Họ đọc đến hơn nửa trang: nào là Tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước, các chiến sĩ QLVNCH…, các đồng bào bị chết trong Tết Mậu Thân, bị sát hại trong Mùa Hẻ đỏ lửa, bị chết trên đường vượt biên, các anh em chết trong trại tù, các cựu quân nhân chết trên đất khách quê người, vân vân và vân vân. Có vị vì không hiểu ý nghĩa chữ Truy Điệu, còn nói cương thêm, “để tưởng nhớ những nhà đấu tranh dân chủ đang bị tù đày… để tưởng nhớ những chiến sĩ Việt Mỹ đang chiến đấu trên chiến trường Iraq, Afghanistan…” Có nghĩa là họ truy điệu cho những người còn sống luôn.
Người viết bài còn có thắc mắc, tại sao ngày nay các hội đoàn Cựu Quân Nhân lại bao gồm Cảnh Sát mà trên nguyên tăc không trực thuộc Bộ Quốc Phòng hay Bộ Tổng Tham Mưu ? Nếu vì tình đoàn kết và muốn sinh hoạt đông đảo, thì nên dùng danh xưng Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH (bỏ hai chữ Quân Lực), như thế có thể bao gồm bất cứ thành phần nào từng đứng chung chiến tuyến một cách chính danh.
Bốn mươi năm sau ngày mất miền Nam, QLVNCH tuy không hiện hữu như một đơn vị, nhưng tinh thần QLVNCH vẫn còn sống mãi. Những người quân nhân nay tuy già, nhưng vẫn nuôi dưỡng cái tinh thần đó. Chúng ta mặc lại bộ quân phục để gợi hình ảnh oai hùng xưa, hay để đóng góp vào các cuộc lễ hội của các Cộng Đồng địa phương, hay tham gia diễn hành trong những ngày kỷ niệm quân đội, ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ…Nhưng chúng ta không nên lạm dụng bộ Quân Phục trong những dịp không có tính cách nghi lễ. Và cũng phải biểu lộ sự tôn trọng bằng cách mặc đúng cách, đeo đúng cách những gì mà bản thân mình đã nhận được một cách chính thức từ Quân Đội. Xin đừng cho rằng bây giờ không còn giấy tờ gì nữa để bị đòi chứng minh lôi thôi. Chúng ta còn có nhiều bạn cùng đơn vị rải rác đây đó. Sự tiếm mạo cấp hiệu, huy hiệu, huy chương thế nào cũng có người phanh phui ra. Khi đó, còn gì xấu hổ cho bằng !
Chúng tôi thiết tha mong mỏi quý chiến hữu, vì danh dự chung của QLVNCH, mà mạnh dạn lên tiếng. Chúng ta không ngại mất lòng vì dám nói lên sự thật. Kẻ thù chúng ta là bọn Việt Cộng không từ cơ hội nào mà không lợi dụng để bêu rếu nếu chúng ta để cho tình trạng như thế ....
Mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng ở Hải Ngoại. Tại Sao Không?
Thưa bác Hoạch:
Vấn đề nào cũng có hai măt. Việc mặc quân phục cho đúng quân cách cũng không được áp dụng triệt để ngay trước năm 1975, huống hồ gì tại hải ngoại, khi những người lính không còn trong sự ràng buộc của quân phong, quân kỷ. Tính phô trương và ưa lố lăng của quý ông lính ba gai lại trỗi dậy thì dù cho ông tướng nào phê phán thì cũng như muối bỏ biển. Nói cho cùng việc sử dụng quân phục phải thận trọng, nhất là với những người lính sau khi thua trận, họ vẫn có những kỷ niệm hào hùng trong cuộc chiến bảo vệ tự do. Trên mặt trận tư tưởng họ vẫn còn đang chiến đấu. Họ mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng cũng là một sắc thái văn hóa mà các cộng đồng khác không có.
Và đó cũng là điều mà Việt Cộng rất là tức tối và gai mắt, guồng máy tuyên truyền của họ, bọn nằm vùng, và có cả mấy ông trốn quân dịch ngày đêm nhọc nhằn rủa sả mà cũng vô ích.
Công việc tế nhị này cần được giao cho các hội CQN địa phương, các hội viên lấy tình cảm đồng đội nhắc nhở nhau giữ đúng quân cách, tác phong khi sử dụng quân phục, ngoài ra không có một quyền lực nào khiến một quân đội đã rã ngũ trở thành một quân đội chính quy có kỷ luật.
Ngay cả mấy cựu chiến binh Hoa Kỳ khi sử dụng quân phục đi diễn hành còn bê bối hơn cả các cụ lính già Việt gốc Mẽo nữa mờ.
Hải
QUÂN PHỤC VÀ TƯ CÁCH
Trực Ngôn
Tình cờ, tôi nhận được một email có kèm video về lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực được các hội đoàn Quân đội tổ chức ngày 21 tháng 6, 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ ở Houston. Trong hàng quan khách tham dự, thấy có cựu Đại Tá Trương Như Phùng và một vị mặc lễ phục trắng đeo cấp hiệu Chuẩn Tướng. Vị này được giới thiệu là Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn của ngành Cảnh Sát, và dự lễ với tư cách chủ toạ!
Rất nhiều thư gửi đến hỏi ý kiến: “Tại sao một cuộc lễ của Quân Đội mà lại do một ông Cảnh Sát làm Chủ Toạ. Bộ Houston không có vị niên trưởng nào thâm niên xứng đáng hay sao ?”. Quý vị gửi thư còn hỏi thêm về cách ăn mặc của ông Tướng Cảnh Sát này là đúng hay sai.
Chúng tôi xin trước hết minh định rằng:
1.- Ngành Cảnh Sát là một ngành bán quân sự. Khi còn là Tổng Nha Cảnh Sát, nó trực thuộc Bộ Nội Vụ. Sau khi cải danh là Bộ Tư Lệnh CSQG, thì không rõ có còn thuộc Bộ Nội Vụ hay thuộc trực tiếp Phủ Thủ Tướng. Nhưng CSQG không hề trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Vì thế, CSQG và Quân Lực VNCH là hai ngành riêng biệt, có quy chế, sắc phục khác nhau. Vì nhu cầu sinh hoạt, Cảnh Sát và Quân Đội có thể chung nhau trong một hội đoàn Cựu Chiến Sĩ. Nhưng không thể là Hội Cựu Quân Nhân, hay cựu Chiến Sĩ Quân Lực VNCH.
2.- Sắc phục Cảnh Sát hoàn toàn khác quân phục QLVNCH.
- Nếu ông TST là Tướng Cảnh Sát, ông phải đội nón két có bọc vải màu xám, và có gắn huy hiệu Cảnh Sát. Đàng này, ông TST đội chiếc nón kết cấp Tướng của của Quân Lực Hoa Kỳ với các hoa văn hình lá Olive thêu bằng kim tuyến trên vành nón và quanh đai nón (khác với nón của cấp Tướng VNCH có các kim tuyến hình hoa mai trên vành nón và trên chiếc ribbon ở đai nón. Xem trong ảnh Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu để thấy sự khác nhau.)
- Vai áo phải mang phù hiệu Cảnh Sát, cấp hiệu phải có nền màu xanh lá cây. Đàng này ông mang phù hiệu trường Bộ Binh Thủ Đức, và ngôi sao Chuẩn tướng trên nền nỉ đen của QLVNCH. Trên cầu vai cấp tướng, viền kim tuyến có chiều ngang lớn hơn cái viền trên cầu vai ông TST nhiều. Được biết ông TST có học khoá 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng khi còn Chuẩn Úy, nhờ có bắng Cử Nhân Luật Khoa và từng làm Thẩm Phán, ông đã chuyển sang ngành Cảnh Sát để làm Quận Trưởng CS. Sau đó, ông lên cấp tướng theo hệ thống của CSQG.
-. Trên vai trái, ông đeo một dây biểu chương màu đỏ là màu Bảo Quốc Huân Chương, là loại dây cao cấp mà chỉ có một số đơn vị ưu tú của Quân Lực VNCH được ân thưởng. Ông lại đeo sai cách. Ngành Cảnh Sát, dù có đánh giặc giỏi như Dù, Biệt Động, thì cũng không thể được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội đến 6 lần và nhận dây màu đỏ được!
- Trên ngực ông đeo đến 6 hàng huy chương. Tuy không rõ nét, nhưng lờ mờ chúng tôi cũng nhận ra các loại huy chương quân đội. Chẳng biết ông cựu Chuẩn Úy (trước khi sang Cảnh Sát) đã ra trận, chiến đấu tài ba, can đảm thế nào mà có nhiều huy chương như thế ?
Nói chung, trên bộ quân phục ông Tướng Cảnh Sát này chỉ thấy cái phù hiệu cảnh sát hình tròn trên túi áo bên phải. Còn ngoài ra thì hầm bà lằng cái thì của quân lực Mỹ, cái thì của quân lực VNCH
Tại Hoa Kỳ tình trạng ăn mặc lố lăng, sai quy cách như thế này đã lan ra hầu hết các nơi. Các vị bây giờ thích diện quân phục cả lúc đi ăn tiệc, nghe nhạc (như thấy trong hàng ghế khán gỉả các lần thu hình băng Video Asia, Paris By Night…). Có vị đeo những thứ mà họ không được ban thưởng, không có trong QLVNCH (như các phù hiệu của Hoa Kỳ). Có một Trung Úy từng làm Hội Trưởng Hội CQN một thành phố S. ở Tiểu Bang T. đã tự ý may thêm hai vòng ribbon vàng trên ống tay áo worsted 4 túi, là quân phục dạo phố mùa hè! Trong vài buổi lễ hay đại hội ở H. (Tiểu Bang T.) mà độ nóng lên tới 110 độ F, chúng tôi thấy có cả một số mặc quân phục dạo phố mùa đông (loại vải dày màu olive) , trong khi đó, thì có vị lại mặc bộ tiểu lễ mùa hè. Nhiều vị tóc tai dài như tài tử, có vị dùng cà vạt dân sự, có vị đi giày thể thao… khi mặc quân phục. Có vị chỉ mặc một phần trên, nhưng cũng đeo đủ cấp hiệu, phù hiệu. Có vị may luôn phù hiệu của Mỹ cho đầy áo (như phù hiệu MIA). Có vị tự thêu hay vẽ phù hiệu đơn vị mà màu sắc và kích thước không đúng. Có một vị phục vụ văn phòng một Bộ Tư Lệnh tại Sài Gòn từ ngày ra trường, nhưng cũng tự phong Thiếu Tá cái gọi là Lực Lượng Tình Nguyện Lục Quân Hoa Kỳ (mà dư luận châm biếm là “Lính Nhà Đòn”), đeo lên mấy hàng huy chương trong đó có đủ Anh Dũng BT, Chiến Thương BT; có lúc đội chiếc nón Jockey có gắn cánh bay phi hành. Theo lời ông DHD ở DC, vị này còn đeo luôn bằng dù của Mỹ ! Thậm chí ông này còn đặt in tem phổ biến cho bạn bè. Chúng tôi có thấy xuất hiện tem này trên trang điện báo Vietland.
Cũng nhắc thêm về Lễ Truy Điệu: Ngày trước. trong phần Truy Điệu, người ta chỉ xướng lên ngắn gọn “Sau đây là Lễ Truy Điệu các Chiến Sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc” Ngày nay, nhiều nơi chế thêm ra cho dài. Họ đọc đến hơn nửa trang: nào là Tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước, các chiến sĩ QLVNCH…, các đồng bào bị chết trong Tết Mậu Thân, bị sát hại trong Mùa Hẻ đỏ lửa, bị chết trên đường vượt biên, các anh em chết trong trại tù, các cựu quân nhân chết trên đất khách quê người, vân vân và vân vân. Có vị vì không hiểu ý nghĩa chữ Truy Điệu, còn nói cương thêm, “để tưởng nhớ những nhà đấu tranh dân chủ đang bị tù đày… để tưởng nhớ những chiến sĩ Việt Mỹ đang chiến đấu trên chiến trường Iraq, Afghanistan…” Có nghĩa là họ truy điệu cho những người còn sống luôn.
Người viết bài còn có thắc mắc, tại sao ngày nay các hội đoàn Cựu Quân Nhân lại bao gồm Cảnh Sát mà trên nguyên tăc không trực thuộc Bộ Quốc Phòng hay Bộ Tổng Tham Mưu ? Nếu vì tình đoàn kết và muốn sinh hoạt đông đảo, thì nên dùng danh xưng Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH (bỏ hai chữ Quân Lực), như thế có thể bao gồm bất cứ thành phần nào từng đứng chung chiến tuyến một cách chính danh.
Bốn mươi năm sau ngày mất miền Nam, QLVNCH tuy không hiện hữu như một đơn vị, nhưng tinh thần QLVNCH vẫn còn sống mãi. Những người quân nhân nay tuy già, nhưng vẫn nuôi dưỡng cái tinh thần đó. Chúng ta mặc lại bộ quân phục để gợi hình ảnh oai hùng xưa, hay để đóng góp vào các cuộc lễ hội của các Cộng Đồng địa phương, hay tham gia diễn hành trong những ngày kỷ niệm quân đội, ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ…Nhưng chúng ta không nên lạm dụng bộ Quân Phục trong những dịp không có tính cách nghi lễ. Và cũng phải biểu lộ sự tôn trọng bằng cách mặc đúng cách, đeo đúng cách những gì mà bản thân mình đã nhận được một cách chính thức từ Quân Đội. Xin đừng cho rằng bây giờ không còn giấy tờ gì nữa để bị đòi chứng minh lôi thôi. Chúng ta còn có nhiều bạn cùng đơn vị rải rác đây đó. Sự tiếm mạo cấp hiệu, huy hiệu, huy chương thế nào cũng có người phanh phui ra. Khi đó, còn gì xấu hổ cho bằng !
Chúng tôi thiết tha mong mỏi quý chiến hữu, vì danh dự chung của QLVNCH, mà mạnh dạn lên tiếng. Chúng ta không ngại mất lòng vì dám nói lên sự thật. Kẻ thù chúng ta là bọn Việt Cộng không từ cơ hội nào mà không lợi dụng để bêu rếu nếu chúng ta để cho tình trạng như thế ....
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng ở Hải Ngoại. Tại Sao Không?
Vấn đề nào cũng có hai măt. Việc mặc quân phục cho đúng quân cách cũng không được áp dụng triệt để ngay trước năm 1975, huống hồ gì tại hải ngoại
Mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng ở Hải Ngoại. Tại Sao Không?
Thưa bác Hoạch:
Vấn đề nào cũng có hai măt. Việc mặc quân phục cho đúng quân cách cũng không được áp dụng triệt để ngay trước năm 1975, huống hồ gì tại hải ngoại, khi những người lính không còn trong sự ràng buộc của quân phong, quân kỷ. Tính phô trương và ưa lố lăng của quý ông lính ba gai lại trỗi dậy thì dù cho ông tướng nào phê phán thì cũng như muối bỏ biển. Nói cho cùng việc sử dụng quân phục phải thận trọng, nhất là với những người lính sau khi thua trận, họ vẫn có những kỷ niệm hào hùng trong cuộc chiến bảo vệ tự do. Trên mặt trận tư tưởng họ vẫn còn đang chiến đấu. Họ mặc quân phục trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và tôn vinh lá cờ Vàng cũng là một sắc thái văn hóa mà các cộng đồng khác không có.
Và đó cũng là điều mà Việt Cộng rất là tức tối và gai mắt, guồng máy tuyên truyền của họ, bọn nằm vùng, và có cả mấy ông trốn quân dịch ngày đêm nhọc nhằn rủa sả mà cũng vô ích.
Công việc tế nhị này cần được giao cho các hội CQN địa phương, các hội viên lấy tình cảm đồng đội nhắc nhở nhau giữ đúng quân cách, tác phong khi sử dụng quân phục, ngoài ra không có một quyền lực nào khiến một quân đội đã rã ngũ trở thành một quân đội chính quy có kỷ luật.
Ngay cả mấy cựu chiến binh Hoa Kỳ khi sử dụng quân phục đi diễn hành còn bê bối hơn cả các cụ lính già Việt gốc Mẽo nữa mờ.
Hải
QUÂN PHỤC VÀ TƯ CÁCH
Trực Ngôn
Tình cờ, tôi nhận được một email có kèm video về lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực được các hội đoàn Quân đội tổ chức ngày 21 tháng 6, 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ ở Houston. Trong hàng quan khách tham dự, thấy có cựu Đại Tá Trương Như Phùng và một vị mặc lễ phục trắng đeo cấp hiệu Chuẩn Tướng. Vị này được giới thiệu là Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn của ngành Cảnh Sát, và dự lễ với tư cách chủ toạ!
Rất nhiều thư gửi đến hỏi ý kiến: “Tại sao một cuộc lễ của Quân Đội mà lại do một ông Cảnh Sát làm Chủ Toạ. Bộ Houston không có vị niên trưởng nào thâm niên xứng đáng hay sao ?”. Quý vị gửi thư còn hỏi thêm về cách ăn mặc của ông Tướng Cảnh Sát này là đúng hay sai.
Chúng tôi xin trước hết minh định rằng:
1.- Ngành Cảnh Sát là một ngành bán quân sự. Khi còn là Tổng Nha Cảnh Sát, nó trực thuộc Bộ Nội Vụ. Sau khi cải danh là Bộ Tư Lệnh CSQG, thì không rõ có còn thuộc Bộ Nội Vụ hay thuộc trực tiếp Phủ Thủ Tướng. Nhưng CSQG không hề trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Vì thế, CSQG và Quân Lực VNCH là hai ngành riêng biệt, có quy chế, sắc phục khác nhau. Vì nhu cầu sinh hoạt, Cảnh Sát và Quân Đội có thể chung nhau trong một hội đoàn Cựu Chiến Sĩ. Nhưng không thể là Hội Cựu Quân Nhân, hay cựu Chiến Sĩ Quân Lực VNCH.
2.- Sắc phục Cảnh Sát hoàn toàn khác quân phục QLVNCH.
- Nếu ông TST là Tướng Cảnh Sát, ông phải đội nón két có bọc vải màu xám, và có gắn huy hiệu Cảnh Sát. Đàng này, ông TST đội chiếc nón kết cấp Tướng của của Quân Lực Hoa Kỳ với các hoa văn hình lá Olive thêu bằng kim tuyến trên vành nón và quanh đai nón (khác với nón của cấp Tướng VNCH có các kim tuyến hình hoa mai trên vành nón và trên chiếc ribbon ở đai nón. Xem trong ảnh Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu để thấy sự khác nhau.)
- Vai áo phải mang phù hiệu Cảnh Sát, cấp hiệu phải có nền màu xanh lá cây. Đàng này ông mang phù hiệu trường Bộ Binh Thủ Đức, và ngôi sao Chuẩn tướng trên nền nỉ đen của QLVNCH. Trên cầu vai cấp tướng, viền kim tuyến có chiều ngang lớn hơn cái viền trên cầu vai ông TST nhiều. Được biết ông TST có học khoá 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhưng khi còn Chuẩn Úy, nhờ có bắng Cử Nhân Luật Khoa và từng làm Thẩm Phán, ông đã chuyển sang ngành Cảnh Sát để làm Quận Trưởng CS. Sau đó, ông lên cấp tướng theo hệ thống của CSQG.
-. Trên vai trái, ông đeo một dây biểu chương màu đỏ là màu Bảo Quốc Huân Chương, là loại dây cao cấp mà chỉ có một số đơn vị ưu tú của Quân Lực VNCH được ân thưởng. Ông lại đeo sai cách. Ngành Cảnh Sát, dù có đánh giặc giỏi như Dù, Biệt Động, thì cũng không thể được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội đến 6 lần và nhận dây màu đỏ được!
- Trên ngực ông đeo đến 6 hàng huy chương. Tuy không rõ nét, nhưng lờ mờ chúng tôi cũng nhận ra các loại huy chương quân đội. Chẳng biết ông cựu Chuẩn Úy (trước khi sang Cảnh Sát) đã ra trận, chiến đấu tài ba, can đảm thế nào mà có nhiều huy chương như thế ?
Nói chung, trên bộ quân phục ông Tướng Cảnh Sát này chỉ thấy cái phù hiệu cảnh sát hình tròn trên túi áo bên phải. Còn ngoài ra thì hầm bà lằng cái thì của quân lực Mỹ, cái thì của quân lực VNCH
Tại Hoa Kỳ tình trạng ăn mặc lố lăng, sai quy cách như thế này đã lan ra hầu hết các nơi. Các vị bây giờ thích diện quân phục cả lúc đi ăn tiệc, nghe nhạc (như thấy trong hàng ghế khán gỉả các lần thu hình băng Video Asia, Paris By Night…). Có vị đeo những thứ mà họ không được ban thưởng, không có trong QLVNCH (như các phù hiệu của Hoa Kỳ). Có một Trung Úy từng làm Hội Trưởng Hội CQN một thành phố S. ở Tiểu Bang T. đã tự ý may thêm hai vòng ribbon vàng trên ống tay áo worsted 4 túi, là quân phục dạo phố mùa hè! Trong vài buổi lễ hay đại hội ở H. (Tiểu Bang T.) mà độ nóng lên tới 110 độ F, chúng tôi thấy có cả một số mặc quân phục dạo phố mùa đông (loại vải dày màu olive) , trong khi đó, thì có vị lại mặc bộ tiểu lễ mùa hè. Nhiều vị tóc tai dài như tài tử, có vị dùng cà vạt dân sự, có vị đi giày thể thao… khi mặc quân phục. Có vị chỉ mặc một phần trên, nhưng cũng đeo đủ cấp hiệu, phù hiệu. Có vị may luôn phù hiệu của Mỹ cho đầy áo (như phù hiệu MIA). Có vị tự thêu hay vẽ phù hiệu đơn vị mà màu sắc và kích thước không đúng. Có một vị phục vụ văn phòng một Bộ Tư Lệnh tại Sài Gòn từ ngày ra trường, nhưng cũng tự phong Thiếu Tá cái gọi là Lực Lượng Tình Nguyện Lục Quân Hoa Kỳ (mà dư luận châm biếm là “Lính Nhà Đòn”), đeo lên mấy hàng huy chương trong đó có đủ Anh Dũng BT, Chiến Thương BT; có lúc đội chiếc nón Jockey có gắn cánh bay phi hành. Theo lời ông DHD ở DC, vị này còn đeo luôn bằng dù của Mỹ ! Thậm chí ông này còn đặt in tem phổ biến cho bạn bè. Chúng tôi có thấy xuất hiện tem này trên trang điện báo Vietland.
Cũng nhắc thêm về Lễ Truy Điệu: Ngày trước. trong phần Truy Điệu, người ta chỉ xướng lên ngắn gọn “Sau đây là Lễ Truy Điệu các Chiến Sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc” Ngày nay, nhiều nơi chế thêm ra cho dài. Họ đọc đến hơn nửa trang: nào là Tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước, các chiến sĩ QLVNCH…, các đồng bào bị chết trong Tết Mậu Thân, bị sát hại trong Mùa Hẻ đỏ lửa, bị chết trên đường vượt biên, các anh em chết trong trại tù, các cựu quân nhân chết trên đất khách quê người, vân vân và vân vân. Có vị vì không hiểu ý nghĩa chữ Truy Điệu, còn nói cương thêm, “để tưởng nhớ những nhà đấu tranh dân chủ đang bị tù đày… để tưởng nhớ những chiến sĩ Việt Mỹ đang chiến đấu trên chiến trường Iraq, Afghanistan…” Có nghĩa là họ truy điệu cho những người còn sống luôn.
Người viết bài còn có thắc mắc, tại sao ngày nay các hội đoàn Cựu Quân Nhân lại bao gồm Cảnh Sát mà trên nguyên tăc không trực thuộc Bộ Quốc Phòng hay Bộ Tổng Tham Mưu ? Nếu vì tình đoàn kết và muốn sinh hoạt đông đảo, thì nên dùng danh xưng Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH (bỏ hai chữ Quân Lực), như thế có thể bao gồm bất cứ thành phần nào từng đứng chung chiến tuyến một cách chính danh.
Bốn mươi năm sau ngày mất miền Nam, QLVNCH tuy không hiện hữu như một đơn vị, nhưng tinh thần QLVNCH vẫn còn sống mãi. Những người quân nhân nay tuy già, nhưng vẫn nuôi dưỡng cái tinh thần đó. Chúng ta mặc lại bộ quân phục để gợi hình ảnh oai hùng xưa, hay để đóng góp vào các cuộc lễ hội của các Cộng Đồng địa phương, hay tham gia diễn hành trong những ngày kỷ niệm quân đội, ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ…Nhưng chúng ta không nên lạm dụng bộ Quân Phục trong những dịp không có tính cách nghi lễ. Và cũng phải biểu lộ sự tôn trọng bằng cách mặc đúng cách, đeo đúng cách những gì mà bản thân mình đã nhận được một cách chính thức từ Quân Đội. Xin đừng cho rằng bây giờ không còn giấy tờ gì nữa để bị đòi chứng minh lôi thôi. Chúng ta còn có nhiều bạn cùng đơn vị rải rác đây đó. Sự tiếm mạo cấp hiệu, huy hiệu, huy chương thế nào cũng có người phanh phui ra. Khi đó, còn gì xấu hổ cho bằng !
Chúng tôi thiết tha mong mỏi quý chiến hữu, vì danh dự chung của QLVNCH, mà mạnh dạn lên tiếng. Chúng ta không ngại mất lòng vì dám nói lên sự thật. Kẻ thù chúng ta là bọn Việt Cộng không từ cơ hội nào mà không lợi dụng để bêu rếu nếu chúng ta để cho tình trạng như thế ....