Tham Khảo
Malaysia: Cửa ngõ hiếm hoi kết nối Triều Tiên với thế giới
Ông Kim Jong Nam được cho là đã chuyển đến trú ẩn ở Malaysia kể từ năm 2012. Ảnh: FMT.
Trong số những đồng minh và đối tác của Mỹ, Malaysia là một trong những nước hiếm hoi có quan hệ ngoại giao và kinh tế đáng kể với Triều Tiên. Mối quan hệ này chính thức bắt đầu từ giữa năm 1973. Nhiều người cho biết nhờ sự hỗ trợ trực tiếp của cố chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) mà Malaysia có thể bắt đầu những cuộc đối thoại ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1974.
Tuy nhiên, mãi đến năm 2003 hai nước mới bắt đầu xây dựng đại sứ quán ở Bình Nhưỡng và tại Kuala Lumpur. 10 năm sau, nhà lãnh đạo Kim Jong Un được Đại học Help của Malaysia trao bằng tiến sĩ danh dự về kinh tế.
Cùng với Singapore và Trung Quốc, Malaysia cũng là nơi hỗ trợ những cuộc họp kín giữa Mỹ và Triều Tiên. Hồi tháng 10/2016, một nhóm cựu quan chức ngoại giao từ Washington và quan chức từ Bình Nhưỡng đã bí mật gặp gỡ tại Kuala Lumpur sau khi Triều Tiên tiến hành hàng loạt vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân.
Chú trọng hợp tác làm ăn
Những hợp tác ngoại giao và kinh tế cho phép công dân của đất nước bị cô lập có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài qua những chuyến bay thẳng và việc hạn chế đi lại được nới lỏng hơn…
Đường bay trực tiếp giữa Malaysia và Triều Tiên được thiết lập từ năm 2011 do hãng hàng không Air Koryo của Triều Tiên khai thác. Tuy nhiên, nó buộc phải tạm ngưng vào giữa năm 2014 sau khi Hội đồng Bảo an áp đặt cấm vận.
Công dân Malaysia không cần xin thị thực để đến Triều Tiên, dù việc thăm thú đất nước này vẫn có những hạn chế.
Trong khi đó, khoảng 300 người Triều Tiên đang làm việc tại Malaysia theo sự tuyển dụng từ một tập đoàn khai thác mỏ.
“Bình Nhưỡng tương đối tạo điều kiện để người dân Triều Tiên đến làm ăn ở Malaysia từ nhiều năm qua. Đất nước Đông Nam Á này trở thành điểm đến phổ biến để đầu tư của Triều Tiên”, ông Christopher Green, nghiên cứu viên Đại học Leiden, nói với Wall Street Journal.
Nhà nước Triều Tiên cũng mở một nhà hàng Pyongyang Koryo ngay ở thủ đô Kuala Lumpur. Tất cả nữ tiếp viên đều được điều động từ quê nhà sang đây.
Về thương mại, Malaysia là một trong những đối tác quan trọng của Triều Tiên và các giá trị hợp tác ngày càng tăng. Hàng hóa chủ yếu mà Triều Tiên mua từ Malaysia là cao su, dầu cao và các mặt hàng tiêu dùng; trong khi Malaysia nhập khẩu sắt và thép từ Triều Tiên.
Sự cố về cái chết của ông Kim Jong Nam
Ngày 14/2, báo chí Hàn Quốc và Malaysia đưa tin việc ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bị phát hiện đã chết ở sân bay tại Kuala Lumpur. Chính phủ Triều Tiên chưa lên tiếng chính thức về thông tin này, dù phó thủ tướng Malaysia nói đại sứ quán Triều Tiên đã xác nhận vụ việc.
Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, Kang Chol, đứng bên phòng bảo quản
thi thể tại Bệnh viện Đa khoa Kuala Lumpur đêm 15/2. Ảnh: LA Times.
|
Trong những năm qua, ông Kim Jong Nam thường xuất hiện tại Kuala Lumpur làm dấy lên những tin đồn rằng ông đã chuyển đến Malaysia từ năm 2012. Các nhà quan sát nói việc ông chọn đất nước này là nơi trú ẩn là điều dễ hiểu vì Malaysia là một trong số ít nước hiếm hoi có quan hệ thân thiện với Triều Tiên.
Theo báo The Sun (Malaysia), Thứ trưởng Nội vụ Malaysia Datuk Seri Wan Junaidi Tuanku Jaafar vào tháng 11/2014 từng khẳng định chính phủ nước này không bận tâm về việc tiếp nhận công dân từ các quốc gia có hệ tư tưởng khác biệt, “miễn là họ có giấy phép lao động hợp pháp, đến đây để làm việc và không truyền bá tư tưởng của quốc gia họ”.
Cũng chính vì vậy mà Malaysia là một trong những trọng tâm hoạt động của cơ quan tình báo Triều Tiên, nhằm theo dõi những hoạt động của công dân nước này.
Hiện Bình Nhưỡng đã yêu cầu Malaysia không được tiến hành xét nghiệm tử thi ông Kim Jong Nam và đề nghị trao trả thi thể. Phó thủ tướng Malaysia khẳng định chỉ có thể sẽ trả lại sau khi hoàn tất quá trình điều tra và các thủ tục y học.
Một số nhà quan sát cho rằng cái chết của ông Kim Jong Nam sẽ không gây ra biến động lớn trong quan hệ Malaysia – Triều Tiên. “Hiện vẫn chưa thể nói chính xác điều gì trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ chính phủ Malaysia sẽ cho phép sự cố này leo thang và trở thành một rắc rối ngoại giao”, Wan Saiful Wan Jan, chủ tịch Viện Các vấn đề dân chủ và Kinh tế, nói.
( Đất Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Malaysia: Cửa ngõ hiếm hoi kết nối Triều Tiên với thế giới
Ông Kim Jong Nam được cho là đã chuyển đến trú ẩn ở Malaysia kể từ năm 2012. Ảnh: FMT.
Trong số những đồng minh và đối tác của Mỹ, Malaysia là một trong những nước hiếm hoi có quan hệ ngoại giao và kinh tế đáng kể với Triều Tiên. Mối quan hệ này chính thức bắt đầu từ giữa năm 1973. Nhiều người cho biết nhờ sự hỗ trợ trực tiếp của cố chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) mà Malaysia có thể bắt đầu những cuộc đối thoại ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1974.
Tuy nhiên, mãi đến năm 2003 hai nước mới bắt đầu xây dựng đại sứ quán ở Bình Nhưỡng và tại Kuala Lumpur. 10 năm sau, nhà lãnh đạo Kim Jong Un được Đại học Help của Malaysia trao bằng tiến sĩ danh dự về kinh tế.
Cùng với Singapore và Trung Quốc, Malaysia cũng là nơi hỗ trợ những cuộc họp kín giữa Mỹ và Triều Tiên. Hồi tháng 10/2016, một nhóm cựu quan chức ngoại giao từ Washington và quan chức từ Bình Nhưỡng đã bí mật gặp gỡ tại Kuala Lumpur sau khi Triều Tiên tiến hành hàng loạt vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân.
Chú trọng hợp tác làm ăn
Những hợp tác ngoại giao và kinh tế cho phép công dân của đất nước bị cô lập có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài qua những chuyến bay thẳng và việc hạn chế đi lại được nới lỏng hơn…
Đường bay trực tiếp giữa Malaysia và Triều Tiên được thiết lập từ năm 2011 do hãng hàng không Air Koryo của Triều Tiên khai thác. Tuy nhiên, nó buộc phải tạm ngưng vào giữa năm 2014 sau khi Hội đồng Bảo an áp đặt cấm vận.
Công dân Malaysia không cần xin thị thực để đến Triều Tiên, dù việc thăm thú đất nước này vẫn có những hạn chế.
Trong khi đó, khoảng 300 người Triều Tiên đang làm việc tại Malaysia theo sự tuyển dụng từ một tập đoàn khai thác mỏ.
“Bình Nhưỡng tương đối tạo điều kiện để người dân Triều Tiên đến làm ăn ở Malaysia từ nhiều năm qua. Đất nước Đông Nam Á này trở thành điểm đến phổ biến để đầu tư của Triều Tiên”, ông Christopher Green, nghiên cứu viên Đại học Leiden, nói với Wall Street Journal.
Nhà nước Triều Tiên cũng mở một nhà hàng Pyongyang Koryo ngay ở thủ đô Kuala Lumpur. Tất cả nữ tiếp viên đều được điều động từ quê nhà sang đây.
Về thương mại, Malaysia là một trong những đối tác quan trọng của Triều Tiên và các giá trị hợp tác ngày càng tăng. Hàng hóa chủ yếu mà Triều Tiên mua từ Malaysia là cao su, dầu cao và các mặt hàng tiêu dùng; trong khi Malaysia nhập khẩu sắt và thép từ Triều Tiên.
Sự cố về cái chết của ông Kim Jong Nam
Ngày 14/2, báo chí Hàn Quốc và Malaysia đưa tin việc ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bị phát hiện đã chết ở sân bay tại Kuala Lumpur. Chính phủ Triều Tiên chưa lên tiếng chính thức về thông tin này, dù phó thủ tướng Malaysia nói đại sứ quán Triều Tiên đã xác nhận vụ việc.
Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, Kang Chol, đứng bên phòng bảo quản
thi thể tại Bệnh viện Đa khoa Kuala Lumpur đêm 15/2. Ảnh: LA Times.
|
Trong những năm qua, ông Kim Jong Nam thường xuất hiện tại Kuala Lumpur làm dấy lên những tin đồn rằng ông đã chuyển đến Malaysia từ năm 2012. Các nhà quan sát nói việc ông chọn đất nước này là nơi trú ẩn là điều dễ hiểu vì Malaysia là một trong số ít nước hiếm hoi có quan hệ thân thiện với Triều Tiên.
Theo báo The Sun (Malaysia), Thứ trưởng Nội vụ Malaysia Datuk Seri Wan Junaidi Tuanku Jaafar vào tháng 11/2014 từng khẳng định chính phủ nước này không bận tâm về việc tiếp nhận công dân từ các quốc gia có hệ tư tưởng khác biệt, “miễn là họ có giấy phép lao động hợp pháp, đến đây để làm việc và không truyền bá tư tưởng của quốc gia họ”.
Cũng chính vì vậy mà Malaysia là một trong những trọng tâm hoạt động của cơ quan tình báo Triều Tiên, nhằm theo dõi những hoạt động của công dân nước này.
Hiện Bình Nhưỡng đã yêu cầu Malaysia không được tiến hành xét nghiệm tử thi ông Kim Jong Nam và đề nghị trao trả thi thể. Phó thủ tướng Malaysia khẳng định chỉ có thể sẽ trả lại sau khi hoàn tất quá trình điều tra và các thủ tục y học.
Một số nhà quan sát cho rằng cái chết của ông Kim Jong Nam sẽ không gây ra biến động lớn trong quan hệ Malaysia – Triều Tiên. “Hiện vẫn chưa thể nói chính xác điều gì trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ chính phủ Malaysia sẽ cho phép sự cố này leo thang và trở thành một rắc rối ngoại giao”, Wan Saiful Wan Jan, chủ tịch Viện Các vấn đề dân chủ và Kinh tế, nói.
( Đất Việt )