Sức khỏe và đời sống
Mất ngủ có phải là một bệnh dịch ngày càng gia tăng hay không?
Thiếu ngủ không phải chỉ là một vấn đề tại các quốc gia phát triển. Tình trạng này cũng tệ hại không kém tại các quốc gia đang phát triển.
Các nhà khảo cứu tại Trường Y khoa của Đại học Warwick ở Anh Quốc đã thực hiện cuộc khảo cứu này. Bác sĩ Saverio Stranges là tác giả chủ nhiệm:
“Mục đích của chúng tôi là xem xét những dữ liệu hiện có của tám nước khác nhau ở Châu Phi và Châu Á. Chúng tôi đã ước tính về tỷ lệ những người tự báo cáo bị chứng mất ngủ trong dân chúng tại tám nước khác nhau. Và chúng tôi cũng tìm cách khảo sát mối tương quan giữa tình trạng mất ngủ nơi dân chúng các nước này.
Cuộc khảo cứu này được thực hiện tại Ghana, Tanzania, Nam Phi, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia và một khu vực thành thị của Kenya. Cuộc khảo cứu khảo sát 150 triệu người trưởng thành tại các nước đang phát triển đang gặp bệnh mất ngủ.
“Có những bằng chứng sinh học hỗ trợ cho quan niệm cho rằng, mất ngủ chẳng hạn, có thể làm suy yếu các chức năng quan trọng của cơ thể, trong đó có những đáp ứng phục hồi thần kinh, như sự thèm ăn chẳng hạn. Và cũng có một ảnh hưởng trên hệ thống miễn nhiễm, có thể thật sự giải thích mối liên hệ giữa ngủ với việc xảy ra nhiều chứng bệnh mãn tính.”
Ông nói rằng bệnh mất ngủ cũng liên quan tới các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng kém. Theo ông, một số người có thể ngủ quá nhiều, nhất là những người già, khiến họ dễ bị nhiễm bệnh.
“Tại các nước Phương Tây, có tin tưởng chung là một xã hội hoạt động 24 giờ đang đẩy người ta vào khuynh hướng mất ngủ. Sự tiếp cận với Internet có phần chắc là một đóng góp quan trọng vào chứng mất ngủ tại các nước Phương Tây. Tình trạng này làm tăng tỷ lệ người bị trầm cảm và gặp rối loạn về âu lo.”
Cuộc khảo cứu tìm thấy tại các quốc gia đang phát triển trầm cảm và lo âu cũng là những yếu tố quan trọng của bệnh mất ngủ. Nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới về chuyện này.
Bangladesh, Nam Phi, và Việt Nam có mức độ mất ngủ cực cao:
“Mất ngủ đang trở thành một vấn đề y tế công cộng ít nhất là tại các nước này. Và thật ra một trong những phát hiện thú vị chúng tôi có trong cuộc khảo cứu này là sự khác nhau trong tỷ lệ mất ngủ nơi dân chúng các nước. Thí dụ, chúng tôi tìm thấy rằng hơn 40 phần trăm người Bangladesh có thể đã gặp mất ngủ, và một lần nữa, tỷ lệ của nữ giới cao hơn nam giới."
Mặt khác, Ấn Độ và Indonesia báo cáo mức độ mất ngủ tương đối thấp hơn.
Ông Stranges cảnh báo rằng mất ngủ có thể cộng thêm vào gánh nặng bệnh tật tại các nước đang phát triển.
“Rõ ràng rằng đây là những nước còn phải đối diện với vấn đề bệnh lây lan và tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh cao nơi trẻ em và sản phụ. Đồng thời, có sự gia tăng tỷ lệ bệnh mãn tính trong dân chúng các nước này”
Ông nói không có giải pháp đơn giản cho bệnh mất ngủ, vốn có thể liên quan tới ảnh hưởng của tình trạng nghèo đói.
Cuộc khảo cứu này gợi ý rằng mất ngủ nên được thêm vào khi thẩm định tình hình sức khỏe nói chung của một quốc gia.
Cuộc khảo cứu cũng nói rằng, thay đổi cách sống phải được xét tới, trước khi dùng thuốc do bác sĩ kê toa.
Mất ngủ có phải là một bệnh dịch ngày càng gia tăng hay không?
Thiếu ngủ không phải chỉ là một vấn đề tại các quốc gia phát triển. Tình trạng này cũng tệ hại không kém tại các quốc gia đang phát triển.
Các nhà khảo cứu tại Trường Y khoa của Đại học Warwick ở Anh Quốc đã thực hiện cuộc khảo cứu này. Bác sĩ Saverio Stranges là tác giả chủ nhiệm:
“Mục đích của chúng tôi là xem xét những dữ liệu hiện có của tám nước khác nhau ở Châu Phi và Châu Á. Chúng tôi đã ước tính về tỷ lệ những người tự báo cáo bị chứng mất ngủ trong dân chúng tại tám nước khác nhau. Và chúng tôi cũng tìm cách khảo sát mối tương quan giữa tình trạng mất ngủ nơi dân chúng các nước này.
Cuộc khảo cứu này được thực hiện tại Ghana, Tanzania, Nam Phi, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia và một khu vực thành thị của Kenya. Cuộc khảo cứu khảo sát 150 triệu người trưởng thành tại các nước đang phát triển đang gặp bệnh mất ngủ.
“Có những bằng chứng sinh học hỗ trợ cho quan niệm cho rằng, mất ngủ chẳng hạn, có thể làm suy yếu các chức năng quan trọng của cơ thể, trong đó có những đáp ứng phục hồi thần kinh, như sự thèm ăn chẳng hạn. Và cũng có một ảnh hưởng trên hệ thống miễn nhiễm, có thể thật sự giải thích mối liên hệ giữa ngủ với việc xảy ra nhiều chứng bệnh mãn tính.”
Ông nói rằng bệnh mất ngủ cũng liên quan tới các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng kém. Theo ông, một số người có thể ngủ quá nhiều, nhất là những người già, khiến họ dễ bị nhiễm bệnh.
“Tại các nước Phương Tây, có tin tưởng chung là một xã hội hoạt động 24 giờ đang đẩy người ta vào khuynh hướng mất ngủ. Sự tiếp cận với Internet có phần chắc là một đóng góp quan trọng vào chứng mất ngủ tại các nước Phương Tây. Tình trạng này làm tăng tỷ lệ người bị trầm cảm và gặp rối loạn về âu lo.”
Cuộc khảo cứu tìm thấy tại các quốc gia đang phát triển trầm cảm và lo âu cũng là những yếu tố quan trọng của bệnh mất ngủ. Nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới về chuyện này.
Bangladesh, Nam Phi, và Việt Nam có mức độ mất ngủ cực cao:
“Mất ngủ đang trở thành một vấn đề y tế công cộng ít nhất là tại các nước này. Và thật ra một trong những phát hiện thú vị chúng tôi có trong cuộc khảo cứu này là sự khác nhau trong tỷ lệ mất ngủ nơi dân chúng các nước. Thí dụ, chúng tôi tìm thấy rằng hơn 40 phần trăm người Bangladesh có thể đã gặp mất ngủ, và một lần nữa, tỷ lệ của nữ giới cao hơn nam giới."
Mặt khác, Ấn Độ và Indonesia báo cáo mức độ mất ngủ tương đối thấp hơn.
Ông Stranges cảnh báo rằng mất ngủ có thể cộng thêm vào gánh nặng bệnh tật tại các nước đang phát triển.
“Rõ ràng rằng đây là những nước còn phải đối diện với vấn đề bệnh lây lan và tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh cao nơi trẻ em và sản phụ. Đồng thời, có sự gia tăng tỷ lệ bệnh mãn tính trong dân chúng các nước này”
Ông nói không có giải pháp đơn giản cho bệnh mất ngủ, vốn có thể liên quan tới ảnh hưởng của tình trạng nghèo đói.
Cuộc khảo cứu này gợi ý rằng mất ngủ nên được thêm vào khi thẩm định tình hình sức khỏe nói chung của một quốc gia.
Cuộc khảo cứu cũng nói rằng, thay đổi cách sống phải được xét tới, trước khi dùng thuốc do bác sĩ kê toa.