Kinh Đời
Mặt trận Trọng – Thanh lan rộng ( Bài đã post )
Thạch Đạt Lang
15-9-2016
Ít ngày trước tôi có viết một bài nói về cuộc chiến tranh giữa Trọng – Thanh với lời tiên đoán là mặt trận này dù đang ác liệt, sẽ lắng xuống dần trong vài ngày tới. Tuy nhiên, do ước lượng tình thế không đúng, tôi đã đoán trật lất. Cuộc chiến tranh giữa Trọng và Thanh, mấy ngày qua chẳng những không giảm cường độ mà còn có chiều hướng dữ dội, khốc liệt hơn với sự tham dự của nhiều tay bắn sẻ như Kami, Nguyễn An Dân…
Phe Trịnh Xuân Thanh vẫn nã đạn 130 ly đều đặn vào thành trì Cả Trọng với nhịp bắn hàng ngàn quả mỗi ngày, cao điểm lên 3.000 trong hai ngày. Cả Trọng, với bản tính ngậm miệng ăn tiền, chui xuống hầm trú ẩn bằng bê tông xây dưới lòng đất sâu 60m ra lệnh phản pháo tự do, trúng ai người đó chịu. Ban lãnh đạo ĐCS dù núp trong “bâng-cơ” (bunker) cũng có vài người bị tiếng nổ quá lớn – không biết do đạn của Trịnh Xuân Thanh hay của chính phe mình – như Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Vũ Huy Hoàng… chưa có thương tích nhưng cũng ù tai, nhức đầu, ngạt thở…, tuy ngoài mặt còn làm tỉnh nhưng trong bụng đã đánh lô-tô.
Mặc dù chưa có dấu hiệu gì là thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu…, Trịnh Xuân Thanh cũng vừa cho Gió bắn, vừa gửi một văn bản chính thức (cực kỳ lâm ly, bi đát, đẫm mồ hôi, nước mắt) cho bộ chính trị ĐCSVN vào ngày 11.09.2016, đề nghị đình chiến và đàm phán với sự hiện diện của ủy ban kiểm soát đình chiến. Thành phần nhân sự của ủy ban kiểm soát đình chiến do Thanh đề nghị. Nếu văn bản này được chấp thuận, đồng ý, Thanh sẽ ngưng pháo vào thành trì của tổng Trọng để đi tới đàm phán.
Lời kêu gọi tái lập hòa bình trong nội bộ đảng này (tất nhiên) không được BCT cũng như tổng Trọng phúc đáp. Ai đời một thằng tép riu, ranh con – tuổi đời cũng như tuổi đảng không nhiều bằng những năm tháng nuốt nhục, luồn lọt, bưng bô, chè lá, điếu đóm, nâng bi các anh Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh… để leo lên chức vụ tổng bí thư – lại đòi ngồi ngang hàng nói chuyện với mình, đời nào Trọng chịu đựng được thái độ hỗn láo, mất dạy đó. Đến Ba Ếch mà Trọng còn đá một cú giò lái, văng tuốt về quê… đuổi gà, giặt quần cho vợ, ráng làm người tử tế, nữa là hạng ruồi muỗi như Thanh.
Trong lúc Trọng đang còn điên đầu tìm cách phản pháo, đập chết Xuân Thanh thì dịp may đưa tới, hai tay bắn sẻ khá nổi tiếng trên diễn đàn mạng là Kami và Nguyễn An Dân xuất hiện, chấm được vị trí đặt pháo của Thanh, liền chơi luôn mấy phát CKC khiến xạ thủ Gió bị trúng đạn té nhào. Nhưng cũng may Gió có mặc áo chống đạn như Xuân Thanh nên không bị thương tích gì, chỉ bị sức đập của đầu đạn làm cho rêm ngực, khó thở.
Kami cũng như Nguyễn An Dân là hai xạ thủ bắn sẻ có nhiều kinh nghiệm, biết nghe tiếng nổ để định hướng, chấm tọa độ nên tìm đến nơi đặt pháo, bất ngờ ra tay, tưởng Gió tiêu tùng. Hạ được Gió, Xuân Thanh sẽ mất đi xạ thủ ưu tú (XTƯT) khó tìm người thay thế, những người khác như Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ… chỉ là xạ thủ nhân dân (XTND) thua XTƯT xa lắc, nhưng còn súng, còn đạn thì còn có thể tiếp tục chiến tranh, miễn kiếm ra nhân sự.
Nhưng người định không qua trời định, Gió trúng đạn nhưng vẫn bình yên, hơn nữa cũng không phải loại gà mờ hay gà nuốt dây thung nên đang tìm cách bắn trả. Ngoài ra, khi Kami, Nguyễn An Dân chơi trò bắn sẻ Buôn Gió, khiến mặt trận Trọng – Thanh sôi động, khốc liệt hơn thì đồng thời cũng lôi kéo theo sự tham chiến của các tay bắn sẻ khác vốn là “Fan” của Gió như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Thành… Đây cũng là những tay súng thiện xạ, dầy dạn kinh nghiệm chiến trường, lại can đảm, không sợ chết, không sợ thương tích. Thế là lập tức, Huỳnh Ngọc Chênh cùng Phạm Thành bắn trả, nhắm hướng Kami, Nguyễn An Dân chơi liền mấy viên CheyTac M200 để Gió có thời gian lấy lại tinh thần.
Cùng lúc đó, thêm một luât sư ở Canada, ông Vũ Đức Khanh tiếp tế thêm đạn cho Trịnh Xuân Thanh bằng gợi ý qua một thư ngỏ, đề nghị Thanh tổ chức họp báo tại Canada, công khai hết mọi việc. Ông Khanh cũng cam kết bảo mật tối đa cho Thanh trong tiến trình tổ chức họp báo, cũng như xin tị nạn.
Ta bắn người thì người bắn ta, có gì là lạ? Thế nhưng, quan sát trận chiến mịt mù khói lửa trong lòng đảng Mafia đỏ VN này, đồng thời chịu khó suy nghĩ, đặt câu hỏi: Ai là người hưởng lợi nhiều nhất khi trận chiến chấm dứt, có thắng bại rõ ràng giữa tổng Trọng và phe “kháng chiến” của Trịnh Xuân Thanh? Thử đặt ra những kịch bản để tìm “đáp án” cho những ngày sắp tới.
Kịch bản 1: Phe Trịnh Xuân Thanh thắng, chắc chắn sẽ có một cuộc thanh trừng lẫn thanh toán nhau một cách sâu rộng diễn ra giữa những người đồng chí, đồng sàng nhưng dị mộng. Tổng Trọng sẽ phải từ bỏ giấc mộng tiếp tục làm tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ, trở về trường đảng trung ương, với bằng tiến sĩ, lại biết lý luận, sẽ dạy lý luận chính trị Mác-Lê cho các… học sinh mẫu giáo.
Những kẻ núp sau cánh gà, điểu khiển, giật dây con cờ Trịnh Xuân Thanh, Người Buôn Gió… sẽ xuất hiện, chính thức nắm lấy quyền hành, tổ chức lại cơ cấu, nội bộ đảng. Trịnh Xuân Thanh sẽ trở về VN, phục hồi đảng tịch, chức vụ… Người Buôn Gió trở nên nổi tiếng cả nước, được ca tụng, khen thưởng, đón tiếp như một anh hùng, dám chơi dám chịu, đã cứu được sự đổ vỡ toàn diện của đảng CSVN, được tự do đi về VN, loạt phóng sự “Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần” sẽ được in ấn, xuất bản trong nước, có thể trở thành sách giáo khoa hoặc dùng làm tuyển tập huấn luyện đảng viên.
Kịch bản 2: Phe tổng Trọng thắng, sau khi một toán đặc nhiệm của tình báo CSVN ra hải ngoại, tìm bắt được Trịnh Xuân Thanh, dẫn độ về nước hoặc tổng Trọng đồng ý đàm phán, cho BCT tổ chức xét xử công khai Thanh với tất cả những điều kiện như Thanh yêu cầu. Tuy nhiên, khi Thanh vừa xuất hiện hay về đến VN, tổng Trọng sẽ cho “úp sọt” bắt giữ Thanh luôn, không xét xử công khai như đã hứa. Lúc đó báo chí lề phải, ban tuyên giáo sẽ mở hết công suất để kết tội Thanh. Phần Buôn Gió, đường về quê sẽ xa lắc lê thê, (bởi) trót nghe theo lời u mê… có biết đâu niềm tin đã nằm trong thiên tai…
Trong quá khứ CSVN đã bội tín không phải một lần với một người, môt tổ chức, môt công ty, một quốc gia mà luôn luôn bội tín với tất cả những hiệp định, hiệp ước ký kết, từ hiệp định Genève, hiệp định Paris, đến những công ước quốc tế chống tra tấn, bảo vệ nhân quyền…, hoặc những cam kết, hợp đồng đã ký với chính phủ Đức về việc hồi hương 60.000 khách thợ ở Đông Đức cũ… Với quốc tế, đảng CSVN còn coi các hiệp định, công ước, hợp đồng như mớ giấy lộn thì lời hứa, cam kết với Thanh có nghĩa lý gì?
Tóm được Thanh rồi, cả Trọng sẽ an tâm, ăn ngon, ngủ yên, mạnh dạn xúc tiến những kế hoạch đã sắp sẵn trong đầu. Chiến dịch “Đã hổ, diệt ruồi” sẽ được tiến hành mạnh mẽ và cẩn trọng hơn. Những con ruồi, lẫn hổ nằm trong danh sách cần phải dứt nọc hay lọt vào tầm ngắm của tổng Trọng sẽ không còn đường chạy thoát như Trịnh Xuân Thanh nữa. Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng… có thể sẽ bị sờ gáy trong tương lai gần. Những kẻ ngo ngoe, ngắm nghía cái ghế tổng bí thư của Trọng như Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh… sẽ bị bụp trước không còn đất sống.
Kịch bản 3: Tổng Trọng bỏ qua mặt trận Xuân Thanh – mặc cho Gió bắn phá tổng hành dinh – ra lệnh tiếp tục khai triển chiến dịch, đánh vào các mục tiêu khác. Khi đó các đảng viên trung ương và BCT sẽ tìm cách móc nối, liên kết để loại trừ, tiêu diệt lẫn nhau, đảng viên trung cấp hoặc cỡ tép riu hoảng hốt, không ai đoán được số phận mình ra sao vì tên nào cũng có tội hối lộ, tham nhũng, bòn rút của công và không biết ai sẽ thắng. Họ sẽ tìm cách, một là chuồn khỏi nước như Thanh (nếu có thể), hai là tập họp nhau lại làm đảo chính. Cách nào thì đảng CS cũng sụm bà chè. Xác suất để xẩy ra kịch bản này rất nhỏ, khoảng chừng 2-3%, nhưng không có gì là không thể xẩy ra trong tình trạng rệu rã hiện nay của đảng.
Trong 3 kịch bản này, hai kịch bản đầu sẽ không đem đến bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc, đất nước, xã hội VN. Chỉ có kịch bản thứ ba là (có thể) có lợi cho dân tộc, đem đến những sự thay đổi lớn lao cho đất nước. Dùng chữ có thể trong mở, đóng ngoặc đơn là khi đảng CS bị tan vỡ, sụp đổ, nếu các tổ chức xã hội dân sự, các hội đoàn, bắt tay lại được với nhau và nếu công an, cảnh sát, quân đội quay trở về với dân, sẵn sàng chống trả lại sự can thiệp của Trung Cộng, giữ gìn an ninh của tổ quốc.
Hy vọng lắm thay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Mặt trận Trọng – Thanh lan rộng ( Bài đã post )
Thạch Đạt Lang
15-9-2016
Ít ngày trước tôi có viết một bài nói về cuộc chiến tranh giữa Trọng – Thanh với lời tiên đoán là mặt trận này dù đang ác liệt, sẽ lắng xuống dần trong vài ngày tới. Tuy nhiên, do ước lượng tình thế không đúng, tôi đã đoán trật lất. Cuộc chiến tranh giữa Trọng và Thanh, mấy ngày qua chẳng những không giảm cường độ mà còn có chiều hướng dữ dội, khốc liệt hơn với sự tham dự của nhiều tay bắn sẻ như Kami, Nguyễn An Dân…
Phe Trịnh Xuân Thanh vẫn nã đạn 130 ly đều đặn vào thành trì Cả Trọng với nhịp bắn hàng ngàn quả mỗi ngày, cao điểm lên 3.000 trong hai ngày. Cả Trọng, với bản tính ngậm miệng ăn tiền, chui xuống hầm trú ẩn bằng bê tông xây dưới lòng đất sâu 60m ra lệnh phản pháo tự do, trúng ai người đó chịu. Ban lãnh đạo ĐCS dù núp trong “bâng-cơ” (bunker) cũng có vài người bị tiếng nổ quá lớn – không biết do đạn của Trịnh Xuân Thanh hay của chính phe mình – như Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Vũ Huy Hoàng… chưa có thương tích nhưng cũng ù tai, nhức đầu, ngạt thở…, tuy ngoài mặt còn làm tỉnh nhưng trong bụng đã đánh lô-tô.
Mặc dù chưa có dấu hiệu gì là thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu…, Trịnh Xuân Thanh cũng vừa cho Gió bắn, vừa gửi một văn bản chính thức (cực kỳ lâm ly, bi đát, đẫm mồ hôi, nước mắt) cho bộ chính trị ĐCSVN vào ngày 11.09.2016, đề nghị đình chiến và đàm phán với sự hiện diện của ủy ban kiểm soát đình chiến. Thành phần nhân sự của ủy ban kiểm soát đình chiến do Thanh đề nghị. Nếu văn bản này được chấp thuận, đồng ý, Thanh sẽ ngưng pháo vào thành trì của tổng Trọng để đi tới đàm phán.
Lời kêu gọi tái lập hòa bình trong nội bộ đảng này (tất nhiên) không được BCT cũng như tổng Trọng phúc đáp. Ai đời một thằng tép riu, ranh con – tuổi đời cũng như tuổi đảng không nhiều bằng những năm tháng nuốt nhục, luồn lọt, bưng bô, chè lá, điếu đóm, nâng bi các anh Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh… để leo lên chức vụ tổng bí thư – lại đòi ngồi ngang hàng nói chuyện với mình, đời nào Trọng chịu đựng được thái độ hỗn láo, mất dạy đó. Đến Ba Ếch mà Trọng còn đá một cú giò lái, văng tuốt về quê… đuổi gà, giặt quần cho vợ, ráng làm người tử tế, nữa là hạng ruồi muỗi như Thanh.
Trong lúc Trọng đang còn điên đầu tìm cách phản pháo, đập chết Xuân Thanh thì dịp may đưa tới, hai tay bắn sẻ khá nổi tiếng trên diễn đàn mạng là Kami và Nguyễn An Dân xuất hiện, chấm được vị trí đặt pháo của Thanh, liền chơi luôn mấy phát CKC khiến xạ thủ Gió bị trúng đạn té nhào. Nhưng cũng may Gió có mặc áo chống đạn như Xuân Thanh nên không bị thương tích gì, chỉ bị sức đập của đầu đạn làm cho rêm ngực, khó thở.
Kami cũng như Nguyễn An Dân là hai xạ thủ bắn sẻ có nhiều kinh nghiệm, biết nghe tiếng nổ để định hướng, chấm tọa độ nên tìm đến nơi đặt pháo, bất ngờ ra tay, tưởng Gió tiêu tùng. Hạ được Gió, Xuân Thanh sẽ mất đi xạ thủ ưu tú (XTƯT) khó tìm người thay thế, những người khác như Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ… chỉ là xạ thủ nhân dân (XTND) thua XTƯT xa lắc, nhưng còn súng, còn đạn thì còn có thể tiếp tục chiến tranh, miễn kiếm ra nhân sự.
Nhưng người định không qua trời định, Gió trúng đạn nhưng vẫn bình yên, hơn nữa cũng không phải loại gà mờ hay gà nuốt dây thung nên đang tìm cách bắn trả. Ngoài ra, khi Kami, Nguyễn An Dân chơi trò bắn sẻ Buôn Gió, khiến mặt trận Trọng – Thanh sôi động, khốc liệt hơn thì đồng thời cũng lôi kéo theo sự tham chiến của các tay bắn sẻ khác vốn là “Fan” của Gió như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Thành… Đây cũng là những tay súng thiện xạ, dầy dạn kinh nghiệm chiến trường, lại can đảm, không sợ chết, không sợ thương tích. Thế là lập tức, Huỳnh Ngọc Chênh cùng Phạm Thành bắn trả, nhắm hướng Kami, Nguyễn An Dân chơi liền mấy viên CheyTac M200 để Gió có thời gian lấy lại tinh thần.
Cùng lúc đó, thêm một luât sư ở Canada, ông Vũ Đức Khanh tiếp tế thêm đạn cho Trịnh Xuân Thanh bằng gợi ý qua một thư ngỏ, đề nghị Thanh tổ chức họp báo tại Canada, công khai hết mọi việc. Ông Khanh cũng cam kết bảo mật tối đa cho Thanh trong tiến trình tổ chức họp báo, cũng như xin tị nạn.
Ta bắn người thì người bắn ta, có gì là lạ? Thế nhưng, quan sát trận chiến mịt mù khói lửa trong lòng đảng Mafia đỏ VN này, đồng thời chịu khó suy nghĩ, đặt câu hỏi: Ai là người hưởng lợi nhiều nhất khi trận chiến chấm dứt, có thắng bại rõ ràng giữa tổng Trọng và phe “kháng chiến” của Trịnh Xuân Thanh? Thử đặt ra những kịch bản để tìm “đáp án” cho những ngày sắp tới.
Kịch bản 1: Phe Trịnh Xuân Thanh thắng, chắc chắn sẽ có một cuộc thanh trừng lẫn thanh toán nhau một cách sâu rộng diễn ra giữa những người đồng chí, đồng sàng nhưng dị mộng. Tổng Trọng sẽ phải từ bỏ giấc mộng tiếp tục làm tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ, trở về trường đảng trung ương, với bằng tiến sĩ, lại biết lý luận, sẽ dạy lý luận chính trị Mác-Lê cho các… học sinh mẫu giáo.
Những kẻ núp sau cánh gà, điểu khiển, giật dây con cờ Trịnh Xuân Thanh, Người Buôn Gió… sẽ xuất hiện, chính thức nắm lấy quyền hành, tổ chức lại cơ cấu, nội bộ đảng. Trịnh Xuân Thanh sẽ trở về VN, phục hồi đảng tịch, chức vụ… Người Buôn Gió trở nên nổi tiếng cả nước, được ca tụng, khen thưởng, đón tiếp như một anh hùng, dám chơi dám chịu, đã cứu được sự đổ vỡ toàn diện của đảng CSVN, được tự do đi về VN, loạt phóng sự “Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần” sẽ được in ấn, xuất bản trong nước, có thể trở thành sách giáo khoa hoặc dùng làm tuyển tập huấn luyện đảng viên.
Kịch bản 2: Phe tổng Trọng thắng, sau khi một toán đặc nhiệm của tình báo CSVN ra hải ngoại, tìm bắt được Trịnh Xuân Thanh, dẫn độ về nước hoặc tổng Trọng đồng ý đàm phán, cho BCT tổ chức xét xử công khai Thanh với tất cả những điều kiện như Thanh yêu cầu. Tuy nhiên, khi Thanh vừa xuất hiện hay về đến VN, tổng Trọng sẽ cho “úp sọt” bắt giữ Thanh luôn, không xét xử công khai như đã hứa. Lúc đó báo chí lề phải, ban tuyên giáo sẽ mở hết công suất để kết tội Thanh. Phần Buôn Gió, đường về quê sẽ xa lắc lê thê, (bởi) trót nghe theo lời u mê… có biết đâu niềm tin đã nằm trong thiên tai…
Trong quá khứ CSVN đã bội tín không phải một lần với một người, môt tổ chức, môt công ty, một quốc gia mà luôn luôn bội tín với tất cả những hiệp định, hiệp ước ký kết, từ hiệp định Genève, hiệp định Paris, đến những công ước quốc tế chống tra tấn, bảo vệ nhân quyền…, hoặc những cam kết, hợp đồng đã ký với chính phủ Đức về việc hồi hương 60.000 khách thợ ở Đông Đức cũ… Với quốc tế, đảng CSVN còn coi các hiệp định, công ước, hợp đồng như mớ giấy lộn thì lời hứa, cam kết với Thanh có nghĩa lý gì?
Tóm được Thanh rồi, cả Trọng sẽ an tâm, ăn ngon, ngủ yên, mạnh dạn xúc tiến những kế hoạch đã sắp sẵn trong đầu. Chiến dịch “Đã hổ, diệt ruồi” sẽ được tiến hành mạnh mẽ và cẩn trọng hơn. Những con ruồi, lẫn hổ nằm trong danh sách cần phải dứt nọc hay lọt vào tầm ngắm của tổng Trọng sẽ không còn đường chạy thoát như Trịnh Xuân Thanh nữa. Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng… có thể sẽ bị sờ gáy trong tương lai gần. Những kẻ ngo ngoe, ngắm nghía cái ghế tổng bí thư của Trọng như Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh… sẽ bị bụp trước không còn đất sống.
Kịch bản 3: Tổng Trọng bỏ qua mặt trận Xuân Thanh – mặc cho Gió bắn phá tổng hành dinh – ra lệnh tiếp tục khai triển chiến dịch, đánh vào các mục tiêu khác. Khi đó các đảng viên trung ương và BCT sẽ tìm cách móc nối, liên kết để loại trừ, tiêu diệt lẫn nhau, đảng viên trung cấp hoặc cỡ tép riu hoảng hốt, không ai đoán được số phận mình ra sao vì tên nào cũng có tội hối lộ, tham nhũng, bòn rút của công và không biết ai sẽ thắng. Họ sẽ tìm cách, một là chuồn khỏi nước như Thanh (nếu có thể), hai là tập họp nhau lại làm đảo chính. Cách nào thì đảng CS cũng sụm bà chè. Xác suất để xẩy ra kịch bản này rất nhỏ, khoảng chừng 2-3%, nhưng không có gì là không thể xẩy ra trong tình trạng rệu rã hiện nay của đảng.
Trong 3 kịch bản này, hai kịch bản đầu sẽ không đem đến bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc, đất nước, xã hội VN. Chỉ có kịch bản thứ ba là (có thể) có lợi cho dân tộc, đem đến những sự thay đổi lớn lao cho đất nước. Dùng chữ có thể trong mở, đóng ngoặc đơn là khi đảng CS bị tan vỡ, sụp đổ, nếu các tổ chức xã hội dân sự, các hội đoàn, bắt tay lại được với nhau và nếu công an, cảnh sát, quân đội quay trở về với dân, sẵn sàng chống trả lại sự can thiệp của Trung Cộng, giữ gìn an ninh của tổ quốc.
Hy vọng lắm thay.