Thân Hữu Tiếp Tay...
Mạt vận _Thùy Dương
Tôi dùng chữ Đảng viết hoa vì ở đất nước chúng ta chỉ có một đảng duy nhất vừa lãnh đạo vừa cầm quyền, các đảng khác bị cấm tiệt, thậm chí những đảng được Đảng dựng lên làm hoa lá cành trước kia như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cũng đã được “làm xong vai trò lịch sử” và bị giải tán.
Trong những nước Đảng yêu thương nhất có anh Cuba và anh Triều Tiên, còn anh Tàu thì vừa giận vừa thương và vừa sợ. Chữ sợ được Tuyên giáo bôi son trát phấn, nhưng dù son phấn thế nào thì cả nước ai cũng biết, có lẽ chữ sợ cũng nên viết hoa luôn chăng.
Từ Triều Tiên đến tư duy hiện nay
Nói đến Triều Tiên, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh đói kém của dân chúng, hình ảnh lãnh tụ cha truyền con nối như thời phong kiến, hình ảnh nạn đói năm 1945 mà những con người tiều tụy đáng thương cứ xông vào nhà vừa xin ăn vừa hăm dọa nếu không được ăn thì liều mạng.
Ở đất nước 23 triệu nhân khẩu đó chất chứa những gì là phản tự nhiên nhất: cậu Thái tử vừa quá tuổi hai mươi, hôm trước còn học một nước tư bản đang giãy chết, thì hôm sau khi cha chết, trở thành lãnh tụ, từ một anh sinh viên chưa có được bằng cấp gì thì hôm sau trở thành Đại tướng, dân Triều Tiên phải “trả ơn, trả công của cố chủ tịch Kim Chang In và thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Kim Chang In”.
Thế mà Tuyên giáo ta hết lời ngợi khen, tấm tắc: “Như vậy là ta phải nói công tác tuyên truyền của họ vô cùng giỏi, vô cùng là nhạy bén. Họ tôn thờ lãnh tụ đến mức độ như vậy.” (tuyên bố của ông Đại tá Trần Đăng Thanh, người xứng đáng được đặt tên mới là “Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy”).
Chỉ cần nói đến Triều Tiên như thế thôi cũng làm nổi bật được tư duy hiện nay của Tuyên Giáo, của Đảng. May thay cho đất nước này là Tuyên giáo của ta, Đảng của ta vô cùng kém nên đất nước chúng ta không phải là Triều Tiên, một đất nước “nghèo đến nỗi cán bộ cấp Cục, cấp Trung ương đi nước ngoài phải đến Cục Đối ngoại mượn giày, mượn cà vạt, mượn complê, mượn vali đi công tác nước ngoài xong về lại trả lại cái Cục Đối ngoại đấy.” (cũng nhắc lại lời ông Đại tá nói trên).
Cũng cần nhắc lại cho các đồng chí lãnh đạo nhớ mãi: thời bao cấp, Việt Nam cũng không khác gì Triều Tiên là mấy. Hãy đọc lại hồi ký “Viết về bè bạn” của nhà văn từng ở tù Bùi Ngọc Tấn để thấy những nhà văn phải bán máu kiếm sống để không mất nhân cách của mình: “Bán máu thành công, Tường [Dương Tường] nghĩ ngay đến Mạc Lân. Mạc Lân bán được. Bán đều. Thừa thắng xông lên, Tường kéo Châu Diên đi. Nhưng đến Châu Diên thì thất bại. Máu Châu Diên không đông. Mới chọc kim lấy máu để thử, rút mũi kim ra máu đã chảy đầy bắp tay, chảy xuống nền nhà lênh láng đỏ lòm. Mọi người nhìn vào đều sợ. Châu Diên hoảng, vớ vội nắm bông băng chạy vào nhà vệ sinh cho khuất rồi băng ở trong ấy.”
Hãy xem hình ảnh “thời bao cấp” đăng trên báo Tiền Phong gần đây, để thấy thoát ra được thời bao cấp là một ơn huệ mà Allah, Chúa, Phật, đã ban cho chúng ta. Chúng ta đã tạm thoát được bàn tay của mấy cái anh lãnh đạo vừa nghèo rách vừa kiêu căng chẳng khác gì Triều Tiên là mấy:
“Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn tám hướng,
Trông lại ngày xưa trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu.”
(Tố Hữu, nhà thơ, Ủy viên Bộ chính trị)
Hiện nay, Đảng cứ hùa theo Trung Quốc để ủng hộ mấy tay độc tài từ Lybia đến Syria mà không rút ra bài học vừa mới đây thôi: khi tên độc tài Mouammar Kadhafi bị lật, Đại sứ quán của ta ở đó bị những người đòi tự do bao vây đập phá, làm đại sứ và nhân viên phải chạy thoát thân, xấu hổ cho cả đất nước.
Đừng để miệng thế gian nói câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Hãy nhớ bài học này để đừng bị động ở Iran, Syria, thậm chí ở Cuba là viện “bảo tàng sống” thứ hai về chủ nghĩa xã hội mà không ai muốn xóa bỏ để còn làm bài học cho con cháu.
Giận, thương, sợ
Đó là nói đến anh Trung Quốc. Đảng vừa giận, vừa thương và vừa sợ.
Giận là vì cùng đồng chí với nhau mà chẳng xem đàn em ra gì, “cứ đá lung tung” (chữ của ông Đại tá tuyên giáo nói trên). Thậm chí TBT đã tỏ hết thiện chí ruột gan bằng cách cấm ngặt bọn biểu tình yêu nước khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lấy cớ rằng đó là yêu nước bất hợp pháp, yêu nước không xin phép, bằng cách rỉ nhỏ với Hồ Cẩm Đào là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nhưng nếu các đồng chí không đồng ý thì xin đồng chí cho phép chúng ta cùng ra tòa. Nhún đến thế, bỏ luôn sĩ diện quốc gia, chúng cũng không đếm xỉa gì đến, cứ đem tàu ra cắt cáp và lấn chiếm Biển Đông buộc đàn em phải ú ớ rằng đã có “Đảng và Chính phủ lo”. Nhưng lo cái gì? Cứ bị gặm nhắm biển đảo như thế thì lo là lo cái gì? Chẳng lẽ chỉ lo nhân dân uất ức đứng lên lật đổ?
Thương là vì, lại tính toán kinh tế, anh Trung Quốc tuy có thể chiếm đất, chiếm biển nhưng không chiếm Đảng. Đảng mà mất thì quyền lợi kinh tế cũng không còn, sổ lương hưu chắc không giữ được. (Ông Đại tá nói trên đã dọa rồi nhé).
Đảng thương anh Trung Quốc vì chỉ có anh Trung Quốc mới thông cảm được việc xem Tổ quốc sau Đảng, điều đó đã rõ lắm rồi. Anh Trung Quốc có muốn dùng “Tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai” gì cũng qua, chỉ mong sao anh cho phép đàn em vuốt mặt là mọi việc đều hữu hảo.
Sợ là gì? Chữ sợ đáng để viết hoa. Tựu trung là sợ, nhưng chữ sợ này được diễn giải tùy theo thời kỳ, tùy theo hoàn cảnh.
Hiện nay sợ là vì Trung Quốc “không phải giấu mình chờ thời nữa“, “sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó“.
Một nỗi sợ khác là đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tả tơi như lời vị Đại tá tuyên giáo: “Đất nước chúng ta đang bộn bề công việc. Nào là Nghị quyết trung ương 3 tổ chức lại nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, 4 kết luận và một nghị quyết, đang rất nhiều vấn đề, đang phải chống một loại giặc, mà là giặc vô hình nhưng rất tác hại đó là giặc nội xâm. Bây giờ báo cáo các đồng chí, rất nhiều người hỏi tìm được người bệnh rồi, bốc được thuốc rồi nhưng mà ai uống thuốc đầu tiên? Tìm được người bệnh rồi, bốc đúng thuốc rồi, bảo người bệnh uống nhưng người bệnh lại không uống. Khó thế! Báo cáo các đồng chí như vậy. Nên xin thưa với các đồng chí, nội trong đất nước chúng ta, kinh tế vĩ mô thì vậy, kinh tế vi mô thì vậy, đối nội thì vậy, đối ngoại thì vậy…” tình hình bi đát như vậy Đảng sợ không thể đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ biển đảo.
Ban Tuyên giáo ra sức bôi son trét phấn cho nỗi sợ của Đảng rằng: “ưu tiên tối thượng phải giữ được môi trường hòa bình“, rằng “không làm tổn hại đến quan hệ hai nước“, rằng “không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa“…
Nói gì thì nói, cứ loạn ngôn đi, chúng ta đã mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, một phần biển trên Vịnh Bắc Bộ nơi được che đậy bằng mỹ từ “cùng khai thác”, và bây giờ đang mất dần Biển Đông, ngày 1/1/2013 mất luôn quyền đánh bắt cá, quyền thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình mà Trung Quốc gộp vào đường lưỡi bò của họ khi họ tự cho phép kiểm soát tất cả các tàu, cụ thể là của Việt Nam.
Sợ quá hóa hèn. Tư duy bảo vệ tổ quốc bị nhụt từ từ trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt. Nỗi sợ át cả tiếng kêu của dân rằng Đảng ơi, Đảng hãy dựa vào dân mà bảo vệ tổ quốc, đừng sợ Tàu, đừng sợ dân, đừng bôi vôi trét trấu vào mặt tiền nhân khi mang họ ra để ngụy biện cho nỗi sợ của mình. Khi đã quyết tâm không sợ, khi đã nhất quyết bảo vệ tổ quốc thì tiếng hát cũng có thể át tiếng bom. Đảng còn nhớ không?
Ở đây nhân việc ông Tuyên giáo Đại tá quân đội tuyên bố trước những người mà ông gọi là nguyên khí của đất nước để tự tôn vinh: “Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày.“, tôi thấy cần phải nói một lần cho rõ: giữa những người biểu tình và quân đội thì quân đội phải tình nguyện, phải được chỉ định ra tiền tuyến, không thể ngược lại.
Bổn phận của quân đội là bảo vệ tổ quốc, họ lãnh lương của nhân dân được nhân dân trả tiền hưu trí, họ được luyện tập để đánh nhau khi cần thiết, họ có vũ khí để bảo vệ nhân dân, nếu cần đi bất cứ nơi nào để bảo vệ đất nước, đồng bào, họ cũng phải đi và đó là bổn phận của họ chứ chưa nói đến vấn đề tình nguyện.
Quân đội ta đã kiên cường thực hiện nhiệm vụ người lính trong chiến tranh. Hà cớ gì ông Đại tá quân đội lại đùn đẩy cho thường dân.
Kiểu nói như trên của ông Đại tá quân đội là một kiểu nói loạn ngôn. Lấy đầu làm đuôi! Là quân nhân, ông Đại tá phải tình nguyện trước, nếu cần, có thể chỉ định ông ra trước, nếu sợ thì ông đùn đẩy các đồng nghiệp quân đội của ông chứ không được đùn đẩy thường dân là những người không được đào tạo để cầm súng.
Câu nói ra từ cửa miệng của một ông Đại tá quân đội thật làm hổ danh quân đội Việt Nam anh hùng. Hay là vì trong quân đội, ông Đại tá này chỉ giữ vai trò bảo vệ Đảng thay vì bảo vệ Tổ quốc nên chỉ biết đánh võ mồm?
Có lối thoát nào để bảo vệ Tổ quốc không?
Trước hết phải khẳng định rõ ai là bạn ai là thù.
Năm 1920, ông Hồ Chí Minh dự hội nghị của Đảng Xã hội Pháp tại Tours. Hội nghị này chia Đảng Xã hội ra làm hai đảng do bất đồng chính kiến: Đảng Xã hội cũ và một đảng mới là Đảng Cộng sản theo Đệ tam quốc tế. Ông Hồ theo Đảng Cộng sản. Người ta kể lại rằng khi được hỏi tại sao ông theo Đệ tam, ông trả lời giản dị là vì Đệ tam chủ trương giải phóng thuộc địa nên ông theo.
Tại sao những người lãnh đạo Đảng hiện nay không đặt một câu hỏi giản dị không kém: “Giữa Trung Quốc và Mỹ ai đang lấn chiếm biển đảo Việt Nam?”. Câu trả lời là Trung Quốc. Trung Quốc chứ không phải là Mỹ.
Nếu là hậu duệ của Chủ tịch Hồ chí Minh thì không được chạy theo Trung Quốc mà phải kết bạn với Mỹ để đối trọng với bọn xâm lấn. Chạy theo Trung Quốc là phản lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỹ là chưa bao giờ cướp đất của ai.
Trung Quốc mưu mô dùng Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, ép Việt Minh phải chịu chia cắt đất nước, không muốn thấy một Việt Nam mạnh thì đến nay ai cũng tận mục sở thị hết rồi. Các hồi ký của những người có trọng trách trong mỗi thời đã kể lại rất rõ.
Vì lý do nào mà trong khi đánh trống thổi kèn tuyên truyền học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lãnh đạo Đảng lại chạy ngược theo Trung Quốc? Phải chăng vì tâm lý sợ?
Có thể khẳng định rằng với quá trình chiến tranh chống thực dân Pháp, chống can thiệp Mỹ, chống Polpot và chống cuộc chiến do Đặng Tiểu Bình muốn dạy cho Việt Nam một bài học, Quân đội anh hùng ta cóc sợ Trung Quốc.
Phải chăng tâm lý sợ này có nguyên nhân nơi cái chăn êm nệm ấm đang có?
Phải chăng bọn “cõng rắn cắn gà nhà” đã chui sâu, leo cao trong Đảng để đưa ra chiêu bài “Ưu tiên tối thượng là phải giữ được môi trường hòa bình” thậm chí biển đảo có mất, dân tộc có bị nhục?
Bằng mọi cách chúng ru ngủ nhân dân, từ giấu nhẹm đến làm giảm tình tiết xâm lược cho Trung Quốc, từ chỗ không cho nhân dân bảo vệ đất nước đến việc thóa mạ, ngăn chặn, bắt bớ, tù đày những người yêu nước. Có ở đất nước nào mà yêu nước lại có việc yêu nước bất hợp pháp như ở đất nước chúng ta? Pháp luật nước ta ngăn chặn yêu nước ư? Đất nước chúng ta quả đến thời mạt vận nên lãnh đạo mới đưa ra những phân biệt yêu nước lụn bại đến thế!
Nếu không phải là bọn “cõng rắn cắn gà nhà” thì tại sao xem chống Trung Quốc là chống Đảng?
Khi dựa vào dân và cùng nhân dân bảo vệ tổ quốc thì đây là một việc đáng tuyên dương, Đảng không việc gì phải sợ. Uy tín của Đảng sẽ lên cao chứ không xuống thấp như hiện nay.
Có một lối thoát cho Đảng. Cho Đảng chứ không phải cho bọn “cõng rắn cắn gà nhà“. Lối thoát đó là biết dựa vào sức dân, biết cùng nhân dân làm nên lịch sử. Dựa vào dân thật sự thì chẳng những sẽ bảo vệ được tổ quốc, mà còn thừa sức chống lại giặc nội xâm là tham nhũng mà bao nhiêu nghị quyết chỉnh đốn đều bị tham nhũng vô hiệu hóa đến độ Đảng xa rời nhân dân như hiện nay, từ đó sợ chống Trung Quốc là chống chính mình.
Đảng đã có được hơn 70 năm sinh tồn mà quá khứ nặng công hơn tội. Đến nay vì xa rời nhân dân nên Đảng bây giờ nặng tội hơn công. Lòng người ta thán, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng sợ nhân dân chống mình. Đảng còn có thể gượng dậy lấy lại lòng tin nếu thật sự biết dựa vào dân. Uy tín của Đảng sắp chạm đáy rồi, hãy cố ngoi lên mà nắm lấy tay dân, thời gian không còn để chờ đợi nữa đâu.
T. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Mạt vận _Thùy Dương
Tôi dùng chữ Đảng viết hoa vì ở đất nước chúng ta chỉ có một đảng duy nhất vừa lãnh đạo vừa cầm quyền, các đảng khác bị cấm tiệt, thậm chí những đảng được Đảng dựng lên làm hoa lá cành trước kia như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cũng đã được “làm xong vai trò lịch sử” và bị giải tán.
Trong những nước Đảng yêu thương nhất có anh Cuba và anh Triều Tiên, còn anh Tàu thì vừa giận vừa thương và vừa sợ. Chữ sợ được Tuyên giáo bôi son trát phấn, nhưng dù son phấn thế nào thì cả nước ai cũng biết, có lẽ chữ sợ cũng nên viết hoa luôn chăng.
Từ Triều Tiên đến tư duy hiện nay
Nói đến Triều Tiên, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh đói kém của dân chúng, hình ảnh lãnh tụ cha truyền con nối như thời phong kiến, hình ảnh nạn đói năm 1945 mà những con người tiều tụy đáng thương cứ xông vào nhà vừa xin ăn vừa hăm dọa nếu không được ăn thì liều mạng.
Ở đất nước 23 triệu nhân khẩu đó chất chứa những gì là phản tự nhiên nhất: cậu Thái tử vừa quá tuổi hai mươi, hôm trước còn học một nước tư bản đang giãy chết, thì hôm sau khi cha chết, trở thành lãnh tụ, từ một anh sinh viên chưa có được bằng cấp gì thì hôm sau trở thành Đại tướng, dân Triều Tiên phải “trả ơn, trả công của cố chủ tịch Kim Chang In và thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Kim Chang In”.
Thế mà Tuyên giáo ta hết lời ngợi khen, tấm tắc: “Như vậy là ta phải nói công tác tuyên truyền của họ vô cùng giỏi, vô cùng là nhạy bén. Họ tôn thờ lãnh tụ đến mức độ như vậy.” (tuyên bố của ông Đại tá Trần Đăng Thanh, người xứng đáng được đặt tên mới là “Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy”).
Chỉ cần nói đến Triều Tiên như thế thôi cũng làm nổi bật được tư duy hiện nay của Tuyên Giáo, của Đảng. May thay cho đất nước này là Tuyên giáo của ta, Đảng của ta vô cùng kém nên đất nước chúng ta không phải là Triều Tiên, một đất nước “nghèo đến nỗi cán bộ cấp Cục, cấp Trung ương đi nước ngoài phải đến Cục Đối ngoại mượn giày, mượn cà vạt, mượn complê, mượn vali đi công tác nước ngoài xong về lại trả lại cái Cục Đối ngoại đấy.” (cũng nhắc lại lời ông Đại tá nói trên).
Cũng cần nhắc lại cho các đồng chí lãnh đạo nhớ mãi: thời bao cấp, Việt Nam cũng không khác gì Triều Tiên là mấy. Hãy đọc lại hồi ký “Viết về bè bạn” của nhà văn từng ở tù Bùi Ngọc Tấn để thấy những nhà văn phải bán máu kiếm sống để không mất nhân cách của mình: “Bán máu thành công, Tường [Dương Tường] nghĩ ngay đến Mạc Lân. Mạc Lân bán được. Bán đều. Thừa thắng xông lên, Tường kéo Châu Diên đi. Nhưng đến Châu Diên thì thất bại. Máu Châu Diên không đông. Mới chọc kim lấy máu để thử, rút mũi kim ra máu đã chảy đầy bắp tay, chảy xuống nền nhà lênh láng đỏ lòm. Mọi người nhìn vào đều sợ. Châu Diên hoảng, vớ vội nắm bông băng chạy vào nhà vệ sinh cho khuất rồi băng ở trong ấy.”
Hãy xem hình ảnh “thời bao cấp” đăng trên báo Tiền Phong gần đây, để thấy thoát ra được thời bao cấp là một ơn huệ mà Allah, Chúa, Phật, đã ban cho chúng ta. Chúng ta đã tạm thoát được bàn tay của mấy cái anh lãnh đạo vừa nghèo rách vừa kiêu căng chẳng khác gì Triều Tiên là mấy:
“Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn tám hướng,
Trông lại ngày xưa trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu.”
(Tố Hữu, nhà thơ, Ủy viên Bộ chính trị)
Hiện nay, Đảng cứ hùa theo Trung Quốc để ủng hộ mấy tay độc tài từ Lybia đến Syria mà không rút ra bài học vừa mới đây thôi: khi tên độc tài Mouammar Kadhafi bị lật, Đại sứ quán của ta ở đó bị những người đòi tự do bao vây đập phá, làm đại sứ và nhân viên phải chạy thoát thân, xấu hổ cho cả đất nước.
Đừng để miệng thế gian nói câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Hãy nhớ bài học này để đừng bị động ở Iran, Syria, thậm chí ở Cuba là viện “bảo tàng sống” thứ hai về chủ nghĩa xã hội mà không ai muốn xóa bỏ để còn làm bài học cho con cháu.
Giận, thương, sợ
Đó là nói đến anh Trung Quốc. Đảng vừa giận, vừa thương và vừa sợ.
Giận là vì cùng đồng chí với nhau mà chẳng xem đàn em ra gì, “cứ đá lung tung” (chữ của ông Đại tá tuyên giáo nói trên). Thậm chí TBT đã tỏ hết thiện chí ruột gan bằng cách cấm ngặt bọn biểu tình yêu nước khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lấy cớ rằng đó là yêu nước bất hợp pháp, yêu nước không xin phép, bằng cách rỉ nhỏ với Hồ Cẩm Đào là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, nhưng nếu các đồng chí không đồng ý thì xin đồng chí cho phép chúng ta cùng ra tòa. Nhún đến thế, bỏ luôn sĩ diện quốc gia, chúng cũng không đếm xỉa gì đến, cứ đem tàu ra cắt cáp và lấn chiếm Biển Đông buộc đàn em phải ú ớ rằng đã có “Đảng và Chính phủ lo”. Nhưng lo cái gì? Cứ bị gặm nhắm biển đảo như thế thì lo là lo cái gì? Chẳng lẽ chỉ lo nhân dân uất ức đứng lên lật đổ?
Thương là vì, lại tính toán kinh tế, anh Trung Quốc tuy có thể chiếm đất, chiếm biển nhưng không chiếm Đảng. Đảng mà mất thì quyền lợi kinh tế cũng không còn, sổ lương hưu chắc không giữ được. (Ông Đại tá nói trên đã dọa rồi nhé).
Đảng thương anh Trung Quốc vì chỉ có anh Trung Quốc mới thông cảm được việc xem Tổ quốc sau Đảng, điều đó đã rõ lắm rồi. Anh Trung Quốc có muốn dùng “Tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai” gì cũng qua, chỉ mong sao anh cho phép đàn em vuốt mặt là mọi việc đều hữu hảo.
Sợ là gì? Chữ sợ đáng để viết hoa. Tựu trung là sợ, nhưng chữ sợ này được diễn giải tùy theo thời kỳ, tùy theo hoàn cảnh.
Hiện nay sợ là vì Trung Quốc “không phải giấu mình chờ thời nữa“, “sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó“.
Một nỗi sợ khác là đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tả tơi như lời vị Đại tá tuyên giáo: “Đất nước chúng ta đang bộn bề công việc. Nào là Nghị quyết trung ương 3 tổ chức lại nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, 4 kết luận và một nghị quyết, đang rất nhiều vấn đề, đang phải chống một loại giặc, mà là giặc vô hình nhưng rất tác hại đó là giặc nội xâm. Bây giờ báo cáo các đồng chí, rất nhiều người hỏi tìm được người bệnh rồi, bốc được thuốc rồi nhưng mà ai uống thuốc đầu tiên? Tìm được người bệnh rồi, bốc đúng thuốc rồi, bảo người bệnh uống nhưng người bệnh lại không uống. Khó thế! Báo cáo các đồng chí như vậy. Nên xin thưa với các đồng chí, nội trong đất nước chúng ta, kinh tế vĩ mô thì vậy, kinh tế vi mô thì vậy, đối nội thì vậy, đối ngoại thì vậy…” tình hình bi đát như vậy Đảng sợ không thể đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ biển đảo.
Ban Tuyên giáo ra sức bôi son trét phấn cho nỗi sợ của Đảng rằng: “ưu tiên tối thượng phải giữ được môi trường hòa bình“, rằng “không làm tổn hại đến quan hệ hai nước“, rằng “không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa“…
Nói gì thì nói, cứ loạn ngôn đi, chúng ta đã mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, một phần biển trên Vịnh Bắc Bộ nơi được che đậy bằng mỹ từ “cùng khai thác”, và bây giờ đang mất dần Biển Đông, ngày 1/1/2013 mất luôn quyền đánh bắt cá, quyền thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình mà Trung Quốc gộp vào đường lưỡi bò của họ khi họ tự cho phép kiểm soát tất cả các tàu, cụ thể là của Việt Nam.
Sợ quá hóa hèn. Tư duy bảo vệ tổ quốc bị nhụt từ từ trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt. Nỗi sợ át cả tiếng kêu của dân rằng Đảng ơi, Đảng hãy dựa vào dân mà bảo vệ tổ quốc, đừng sợ Tàu, đừng sợ dân, đừng bôi vôi trét trấu vào mặt tiền nhân khi mang họ ra để ngụy biện cho nỗi sợ của mình. Khi đã quyết tâm không sợ, khi đã nhất quyết bảo vệ tổ quốc thì tiếng hát cũng có thể át tiếng bom. Đảng còn nhớ không?
Ở đây nhân việc ông Tuyên giáo Đại tá quân đội tuyên bố trước những người mà ông gọi là nguyên khí của đất nước để tự tôn vinh: “Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày.“, tôi thấy cần phải nói một lần cho rõ: giữa những người biểu tình và quân đội thì quân đội phải tình nguyện, phải được chỉ định ra tiền tuyến, không thể ngược lại.
Bổn phận của quân đội là bảo vệ tổ quốc, họ lãnh lương của nhân dân được nhân dân trả tiền hưu trí, họ được luyện tập để đánh nhau khi cần thiết, họ có vũ khí để bảo vệ nhân dân, nếu cần đi bất cứ nơi nào để bảo vệ đất nước, đồng bào, họ cũng phải đi và đó là bổn phận của họ chứ chưa nói đến vấn đề tình nguyện.
Quân đội ta đã kiên cường thực hiện nhiệm vụ người lính trong chiến tranh. Hà cớ gì ông Đại tá quân đội lại đùn đẩy cho thường dân.
Kiểu nói như trên của ông Đại tá quân đội là một kiểu nói loạn ngôn. Lấy đầu làm đuôi! Là quân nhân, ông Đại tá phải tình nguyện trước, nếu cần, có thể chỉ định ông ra trước, nếu sợ thì ông đùn đẩy các đồng nghiệp quân đội của ông chứ không được đùn đẩy thường dân là những người không được đào tạo để cầm súng.
Câu nói ra từ cửa miệng của một ông Đại tá quân đội thật làm hổ danh quân đội Việt Nam anh hùng. Hay là vì trong quân đội, ông Đại tá này chỉ giữ vai trò bảo vệ Đảng thay vì bảo vệ Tổ quốc nên chỉ biết đánh võ mồm?
Có lối thoát nào để bảo vệ Tổ quốc không?
Trước hết phải khẳng định rõ ai là bạn ai là thù.
Năm 1920, ông Hồ Chí Minh dự hội nghị của Đảng Xã hội Pháp tại Tours. Hội nghị này chia Đảng Xã hội ra làm hai đảng do bất đồng chính kiến: Đảng Xã hội cũ và một đảng mới là Đảng Cộng sản theo Đệ tam quốc tế. Ông Hồ theo Đảng Cộng sản. Người ta kể lại rằng khi được hỏi tại sao ông theo Đệ tam, ông trả lời giản dị là vì Đệ tam chủ trương giải phóng thuộc địa nên ông theo.
Tại sao những người lãnh đạo Đảng hiện nay không đặt một câu hỏi giản dị không kém: “Giữa Trung Quốc và Mỹ ai đang lấn chiếm biển đảo Việt Nam?”. Câu trả lời là Trung Quốc. Trung Quốc chứ không phải là Mỹ.
Nếu là hậu duệ của Chủ tịch Hồ chí Minh thì không được chạy theo Trung Quốc mà phải kết bạn với Mỹ để đối trọng với bọn xâm lấn. Chạy theo Trung Quốc là phản lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỹ là chưa bao giờ cướp đất của ai.
Trung Quốc mưu mô dùng Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, ép Việt Minh phải chịu chia cắt đất nước, không muốn thấy một Việt Nam mạnh thì đến nay ai cũng tận mục sở thị hết rồi. Các hồi ký của những người có trọng trách trong mỗi thời đã kể lại rất rõ.
Vì lý do nào mà trong khi đánh trống thổi kèn tuyên truyền học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lãnh đạo Đảng lại chạy ngược theo Trung Quốc? Phải chăng vì tâm lý sợ?
Có thể khẳng định rằng với quá trình chiến tranh chống thực dân Pháp, chống can thiệp Mỹ, chống Polpot và chống cuộc chiến do Đặng Tiểu Bình muốn dạy cho Việt Nam một bài học, Quân đội anh hùng ta cóc sợ Trung Quốc.
Phải chăng tâm lý sợ này có nguyên nhân nơi cái chăn êm nệm ấm đang có?
Phải chăng bọn “cõng rắn cắn gà nhà” đã chui sâu, leo cao trong Đảng để đưa ra chiêu bài “Ưu tiên tối thượng là phải giữ được môi trường hòa bình” thậm chí biển đảo có mất, dân tộc có bị nhục?
Bằng mọi cách chúng ru ngủ nhân dân, từ giấu nhẹm đến làm giảm tình tiết xâm lược cho Trung Quốc, từ chỗ không cho nhân dân bảo vệ đất nước đến việc thóa mạ, ngăn chặn, bắt bớ, tù đày những người yêu nước. Có ở đất nước nào mà yêu nước lại có việc yêu nước bất hợp pháp như ở đất nước chúng ta? Pháp luật nước ta ngăn chặn yêu nước ư? Đất nước chúng ta quả đến thời mạt vận nên lãnh đạo mới đưa ra những phân biệt yêu nước lụn bại đến thế!
Nếu không phải là bọn “cõng rắn cắn gà nhà” thì tại sao xem chống Trung Quốc là chống Đảng?
Khi dựa vào dân và cùng nhân dân bảo vệ tổ quốc thì đây là một việc đáng tuyên dương, Đảng không việc gì phải sợ. Uy tín của Đảng sẽ lên cao chứ không xuống thấp như hiện nay.
Có một lối thoát cho Đảng. Cho Đảng chứ không phải cho bọn “cõng rắn cắn gà nhà“. Lối thoát đó là biết dựa vào sức dân, biết cùng nhân dân làm nên lịch sử. Dựa vào dân thật sự thì chẳng những sẽ bảo vệ được tổ quốc, mà còn thừa sức chống lại giặc nội xâm là tham nhũng mà bao nhiêu nghị quyết chỉnh đốn đều bị tham nhũng vô hiệu hóa đến độ Đảng xa rời nhân dân như hiện nay, từ đó sợ chống Trung Quốc là chống chính mình.
Đảng đã có được hơn 70 năm sinh tồn mà quá khứ nặng công hơn tội. Đến nay vì xa rời nhân dân nên Đảng bây giờ nặng tội hơn công. Lòng người ta thán, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng sợ nhân dân chống mình. Đảng còn có thể gượng dậy lấy lại lòng tin nếu thật sự biết dựa vào dân. Uy tín của Đảng sắp chạm đáy rồi, hãy cố ngoi lên mà nắm lấy tay dân, thời gian không còn để chờ đợi nữa đâu.
T. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.