Nhân Vật
McNamara bối rối trong lần đầu gặp Ngô Đình Diệm
Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy và Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm
“Kennedy cực kỳ nhạy cảm với báo chí truyền thông”. Đó là một trong những khác biệt của ông với những vị tiền nhiệm. Ông trọng nể sự thông minh và kiến thức của họ đồng thời nghĩ rằng có thể cậy trông nơi báo chí. Ông cũng muốn tạo ảnh hưởng nơi họ vì lẽ ông hiểu và nhìn nhận tầm quan trọng của họ trong xã hội. Ông thường gần gũi với các nhà báo…
Khi tôi đến phòng họp nội các lúc 9 giờ, Ngoại trưởng Dean Rusk đã có mặt ở đó rồi. Tôi nói: “Trời đất ơi. Dean này, ông có biết việc gì xảy ra không? Ông ta trả lời: “Bob này, tôi đã kiểm tra các nhân viên của tôi rồi và chẳng có ai đã rò rỉ tin đó cả.”
Đúng lúc đó thì Tổng thống bước vào. Ông bảo: “Tệ thật. Ông Dean ạ. Tôi đặt ông giữ bộ (ngoại giao) vậy mà tôi đã thấy gì? Một vụ rò rỉ tồi tệ nhất của một Chính phủ Mỹ trong bao nhiêu năm qua.” Ngoại trưởng Dean trả lời: “Đúng thế, thưa Tổng thống, Bob và tôi mới vừa bàn về việc đó. Sáng nay chúng tôi đều đã kiểm tra trong mỗi bộ của chúng tôi và phát hiện cùng một điều là chẳng ai trong mỗi bộ của chúng tôi đã để rò rỉ”.
Tổng thống mất kiên nhẫn nói: “Tôi không tin. Tôi đặt ông vào ghế đó là để đưa kỷ cương vào trong bộ (ngoại giao).” Ngoại trưởng Dean bình tĩnh trả lời: “Thưa Tổng thống, sáng nay, khi xem xét vụ này, tôi được biết rằng Ben Bradley rời Newport đêm thứ năm, trước khi báo Newsweek được đưa đi in vào thứ sáu.” (Ben Bradley là trưởng văn phòng Newsweek tại Washington và cũng là bạn thân của Tổng thống Kennedy, và Newport là quê vợ của ông, nơi vợ chồng ông đi nghỉ cuối tuần đó, chú thích của McNamara).
Bất cứ một tổng thống nào trừ ông Kennedy, (trong trường hợp đó), cũng đã “quạt” nặng ông Dean Rusk rồi. Thay vì thế, ông chỉ nói: “Lạy Chúa tôi! Ông đang nói gì đấy?Tôi đã để rò rỉ ư?”
Các tổng kết của báo chí về những vụ đột kích vào chùa chiền là đề tài đầu tiên mà Tổng thống đề cập đến trong một buổi họp ở tòa Bạch Ốc ngày 26.8, cuộc họp đầu tiên sau khi bức điện (của Hilsman) được gửi đi. Ông nói ông nghĩ rằng dẫu Diệm và Nhu có ít nhiều đáng ghét, họ vẫn đang được việc đối với chúng ta. Thành ra, chúng ta không thể tiến đến loại trừ họ chỉ vì áp lực của báo chí.
Ngày 2.9, truyền hình CBS đánh dấu việc họ tăng chương trình tin buổi tối từ 15 phút lên 30 phút bằng việc chỉ định Walter Cronkite phỏng vấn Tổng thống Kennedy, Cronkite nói: “Thưa Tổng thống, cuộc chiến tranh thực sự duy nhất mà chúng ta đang đeo đuổi trong lúc này dĩ nhiên là cuộc chiến VN. Và chúng ta gặp khó khăn hiển nhiên ở đó.”
Tổng thống trả lời: “Tôi không nghĩ rằng có thể chiến thắng ở đó trừ phi chính phủ NVN cố gắng hơn nữa để giành được sự ủng hộ của dân chúng. Họ là những kẻ phải hoặc thắng hoặc bại.Tất cả những gì chúng ta có thể làm là giúp đỡ họ, và chúng ta tỏ rõ điều đó; thế nhưng tôi không đồng ý với những ai nói rằng chúng ta nên rút ra. Rút như thế sẽ là một sai lầm lớn lao.”
“Cuối cùng thì ngày 29.9, Max (tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự tổng thống) và tôi đến dinh Gia Long trên đường Công Lý, chỉ cách tòa đại sứ Mỹ có vài dãy phố, để gặp Diệm trong 3 giờ, sau đó là bữa chiêu đãi tối. Đại sứ Lodge và tướng Harkins tháp tùng chúng tôi. Nhu tránh mặt.
Bằng một thứ tiếng Pháp đều đều và buồn ngủ, thuốc lá hút liên tục, Diệm độc thoại trong suốt 2 tiếng rưỡi về tính sáng suốt trong các chính sách của ông ta và về những tiến bộ trong chiến tranh, và thường xuyên nhổm dậy chỉ trỏ bản đồ để minh họa. Sự tự tin thanh thản của ông ta làm tôi bối rối.
Cuối cùng, khi sự độc thoại này tạm dừng, tôi lên tiếng. Tôi bảo Diệm rằng Mỹ thật sự muốn giúp đỡ NVN đánh bại VC. Tôi nhấn mạnh rằng đây hoàn toàn là một cuộc chiến tranh của người Việt và rằng tất cả những gì nước Mỹ có thể làm là giúp đỡ.
Trong khi vừa đồng ý với ông ta rằng đã có những tiến bộ quân sự vừa kể, tôi thẳng thắn và mạnh mẽ truyền đạt những quan tâm của nước Mỹ đối với tình hình chính trị bất ổn của NVN. Tôi nhấn mạnh rằng tình trạng rối rắm đó và sự đàn áp mà NVN đã gây nên, làm phương hại đến nỗ lực chiến tranh và sự ủng hộ của Mỹ. Thành ra, phải chấm dứt đàn áp và giải quyết sự bất ổn.
Diệm thẳng thừng bác bỏ mọi lý lẽ khẳng định của tôi.
Tôi cũng thúc ép ông ta về vấn đề bà Nhu, bảo rằng một phần không nhỏ những khó khăn của chính phủ NVN với dư luận quần chúng Mỹ là do những tuyên bố thiếu khôn ngoan và đáng tiếc của bà ta.
Những liếc mắt và điệu bộ của ông ta cho thấy rằng, đây là lần đầu tiên mà ông ta chịu hiểu ý tôi, song ông ta vẫn đứng lên bào chữa cho bà Nhu.
Tướng Maxwell Taylor tóm lược những quan điểm của tôi. Ông nhấn mạnh đến nhu cầu phải đáp ứng nỗi băn khoăn rộng rãi và chính đáng tại Mỹ về những biến cố gần đây ở NVN…Song Diệm không trả lời.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
McNamara bối rối trong lần đầu gặp Ngô Đình Diệm
Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy và Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm
“Kennedy cực kỳ nhạy cảm với báo chí truyền thông”. Đó là một trong những khác biệt của ông với những vị tiền nhiệm. Ông trọng nể sự thông minh và kiến thức của họ đồng thời nghĩ rằng có thể cậy trông nơi báo chí. Ông cũng muốn tạo ảnh hưởng nơi họ vì lẽ ông hiểu và nhìn nhận tầm quan trọng của họ trong xã hội. Ông thường gần gũi với các nhà báo…
Khi tôi đến phòng họp nội các lúc 9 giờ, Ngoại trưởng Dean Rusk đã có mặt ở đó rồi. Tôi nói: “Trời đất ơi. Dean này, ông có biết việc gì xảy ra không? Ông ta trả lời: “Bob này, tôi đã kiểm tra các nhân viên của tôi rồi và chẳng có ai đã rò rỉ tin đó cả.”
Đúng lúc đó thì Tổng thống bước vào. Ông bảo: “Tệ thật. Ông Dean ạ. Tôi đặt ông giữ bộ (ngoại giao) vậy mà tôi đã thấy gì? Một vụ rò rỉ tồi tệ nhất của một Chính phủ Mỹ trong bao nhiêu năm qua.” Ngoại trưởng Dean trả lời: “Đúng thế, thưa Tổng thống, Bob và tôi mới vừa bàn về việc đó. Sáng nay chúng tôi đều đã kiểm tra trong mỗi bộ của chúng tôi và phát hiện cùng một điều là chẳng ai trong mỗi bộ của chúng tôi đã để rò rỉ”.
Tổng thống mất kiên nhẫn nói: “Tôi không tin. Tôi đặt ông vào ghế đó là để đưa kỷ cương vào trong bộ (ngoại giao).” Ngoại trưởng Dean bình tĩnh trả lời: “Thưa Tổng thống, sáng nay, khi xem xét vụ này, tôi được biết rằng Ben Bradley rời Newport đêm thứ năm, trước khi báo Newsweek được đưa đi in vào thứ sáu.” (Ben Bradley là trưởng văn phòng Newsweek tại Washington và cũng là bạn thân của Tổng thống Kennedy, và Newport là quê vợ của ông, nơi vợ chồng ông đi nghỉ cuối tuần đó, chú thích của McNamara).
Bất cứ một tổng thống nào trừ ông Kennedy, (trong trường hợp đó), cũng đã “quạt” nặng ông Dean Rusk rồi. Thay vì thế, ông chỉ nói: “Lạy Chúa tôi! Ông đang nói gì đấy?Tôi đã để rò rỉ ư?”
Các tổng kết của báo chí về những vụ đột kích vào chùa chiền là đề tài đầu tiên mà Tổng thống đề cập đến trong một buổi họp ở tòa Bạch Ốc ngày 26.8, cuộc họp đầu tiên sau khi bức điện (của Hilsman) được gửi đi. Ông nói ông nghĩ rằng dẫu Diệm và Nhu có ít nhiều đáng ghét, họ vẫn đang được việc đối với chúng ta. Thành ra, chúng ta không thể tiến đến loại trừ họ chỉ vì áp lực của báo chí.
Ngày 2.9, truyền hình CBS đánh dấu việc họ tăng chương trình tin buổi tối từ 15 phút lên 30 phút bằng việc chỉ định Walter Cronkite phỏng vấn Tổng thống Kennedy, Cronkite nói: “Thưa Tổng thống, cuộc chiến tranh thực sự duy nhất mà chúng ta đang đeo đuổi trong lúc này dĩ nhiên là cuộc chiến VN. Và chúng ta gặp khó khăn hiển nhiên ở đó.”
Tổng thống trả lời: “Tôi không nghĩ rằng có thể chiến thắng ở đó trừ phi chính phủ NVN cố gắng hơn nữa để giành được sự ủng hộ của dân chúng. Họ là những kẻ phải hoặc thắng hoặc bại.Tất cả những gì chúng ta có thể làm là giúp đỡ họ, và chúng ta tỏ rõ điều đó; thế nhưng tôi không đồng ý với những ai nói rằng chúng ta nên rút ra. Rút như thế sẽ là một sai lầm lớn lao.”
“Cuối cùng thì ngày 29.9, Max (tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự tổng thống) và tôi đến dinh Gia Long trên đường Công Lý, chỉ cách tòa đại sứ Mỹ có vài dãy phố, để gặp Diệm trong 3 giờ, sau đó là bữa chiêu đãi tối. Đại sứ Lodge và tướng Harkins tháp tùng chúng tôi. Nhu tránh mặt.
Bằng một thứ tiếng Pháp đều đều và buồn ngủ, thuốc lá hút liên tục, Diệm độc thoại trong suốt 2 tiếng rưỡi về tính sáng suốt trong các chính sách của ông ta và về những tiến bộ trong chiến tranh, và thường xuyên nhổm dậy chỉ trỏ bản đồ để minh họa. Sự tự tin thanh thản của ông ta làm tôi bối rối.
Cuối cùng, khi sự độc thoại này tạm dừng, tôi lên tiếng. Tôi bảo Diệm rằng Mỹ thật sự muốn giúp đỡ NVN đánh bại VC. Tôi nhấn mạnh rằng đây hoàn toàn là một cuộc chiến tranh của người Việt và rằng tất cả những gì nước Mỹ có thể làm là giúp đỡ.
Trong khi vừa đồng ý với ông ta rằng đã có những tiến bộ quân sự vừa kể, tôi thẳng thắn và mạnh mẽ truyền đạt những quan tâm của nước Mỹ đối với tình hình chính trị bất ổn của NVN. Tôi nhấn mạnh rằng tình trạng rối rắm đó và sự đàn áp mà NVN đã gây nên, làm phương hại đến nỗ lực chiến tranh và sự ủng hộ của Mỹ. Thành ra, phải chấm dứt đàn áp và giải quyết sự bất ổn.
Diệm thẳng thừng bác bỏ mọi lý lẽ khẳng định của tôi.
Tôi cũng thúc ép ông ta về vấn đề bà Nhu, bảo rằng một phần không nhỏ những khó khăn của chính phủ NVN với dư luận quần chúng Mỹ là do những tuyên bố thiếu khôn ngoan và đáng tiếc của bà ta.
Những liếc mắt và điệu bộ của ông ta cho thấy rằng, đây là lần đầu tiên mà ông ta chịu hiểu ý tôi, song ông ta vẫn đứng lên bào chữa cho bà Nhu.
Tướng Maxwell Taylor tóm lược những quan điểm của tôi. Ông nhấn mạnh đến nhu cầu phải đáp ứng nỗi băn khoăn rộng rãi và chính đáng tại Mỹ về những biến cố gần đây ở NVN…Song Diệm không trả lời.