Kinh Đời
Michelle Obama : "Tôi thức dậy mỗi sáng trong một tòa nhà do những người nô lệ xây nên."
Những lời phát biểu của bà Michelle Obama trong cương vị Đệ nhất Phu nhân hồi tháng Sáu 2016 và rồi được lặp lại tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ hồi tháng Bảy
Martha Steger BBC Travel
Những lời phát biểu của bà Michelle Obama trong cương vị Đệ nhất Phu nhân hồi tháng Sáu 2016 và rồi được lặp lại tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ hồi tháng Bảy 2016 khiến tôi lạnh sống lưng. "Tôi thức dậy mỗi sáng trong một tòa nhà do những người nô lệ xây nên."
Bà Obama nói một cách khái quát và mang tính triết lý về lực lượng lao động hùng hậu gồm các nô lệ ở Mỹ hồi thế kỷ 18 và 19, và bà nói về những nguồn lực được sử dụng cho việc xây dựng các tòa nhà công sở ở Mỹ trong những ngày đầu tiên.
Là một cây viết chủ yếu sống tại tiểu bang Virginia, tôi biết rõ những phiến sa thạch ở Tòa Bạch ốc và Capitol cũng như một số tòa nhà công sở có tầm quan trọng lịch sử của Mỹ được đưa từ đâu tới.
"Đảo Chính quyền", như được biết đến từ lâu nay, nay đã trở thành công viên công tại hạt Stafford, chủ yếu nhờ nỗ lực bảo tồn của một tác giả địa phương, Jane Hollenbeck Conner.
Bản quyền hình ảnh Stafford County
Image caption Hòn đảo là nơi đẹp đẽ để ta có thể tới thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm
Conner giải thích với tôi rằng mỏ khai thác đá ban đầu được một doanh nhân địa phương là George Brent đặt tại đảo Wigginton's Island sau 1694 nhằm cung cấp đá xây hầm mộ, xây nhà cửa, nhà thờ ở khu vực bắc Virginia.
Thay mặt chính quyền, Pierre Charles L'Enfant, kiến trúc sư người Mỹ sinh ra tại Pháp, người đã thiết kế tổng thể cho Washington DC, đã mua lại mỏ đá Wigginton's Island hồi 1971, và sau đó nơi này được gọi là Đảo Chính quyền.
Mỏ đá bị bỏ rơi sau cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865); Hạt Stafford mua lại nó từ chính phủ Mỹ hồi 1963, và cuối cùng được mở cửa cho công chúng vào năm 2010.
Tôi biết rằng tôi phải tới tham quan mỏ đá - nằm cách Richmond, Virginia, nơi tôi sống, chỉ 88 dặm về phía bắc - nơi các nô lệ đã khai thác những tảng sa thạch.
Khi rẽ vào lối vào và đến được 'đảo', tôi phát hiện ra rằng đó thực sự là một bán đảo được bao quanh ba bên bởi nhánh Aquia Creek của sông Potomac.
Các biển báo cho tôi biết rằng người thổ dân da đỏ đã dùng mỏ này suốt cả nghìn năm, và rằng chính quyền liên bang đã mua nó vào năm 1791, năm mà Tuyên ngôn Nhân quyền được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.
Nằm cách Gunston Hall, nhà của tác giả Tuyên ngôn Nhân quyền George Mason, và Mount Vernon Estate, tư gia của tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington, khoảng 30 dặm, công viên giúp nối liền các điểm quan trọng trong lịch sử thực dân. Đáng nói là cả hai khu nhà nêu trên đều được xây dựng bởi các nô lệ và các phiến đá sa thạch Aquia.
Bản quyền hình ảnh Stafford County
Image caption 'Đảo Chính quyền' nay là công viên công của hạt Stafford
George Washington từng dùng các phiến sa thạch màu xám để làm bậc thang và lối dẫn vào căn nhà gỗ của ông. Ông cũng đã đưa nhà thầu liên bang tới mỏ đá Aquia để khai thác đá phục vụ việc xây dựng ngọn hải đăng Cape Henry tại bãi biển Virginia Beach, dự án đầu tiên của liên bang.
Ông biết rất rõ khu vực Aquia: nơi ông chào đời, nay là đài tượng niệm quốc gia George Washington Birthplace National Monument, chỉ cách chỗ đó có 54 dặm về phía đông nam. Ông lớn lên tại Ferry Farm, gần với Fredericksburg, cách đó 20 dặm về phía nam, và sau sống tại Mount Vernon.
Tôi cảm thấy rất mừng vì chỉ có một ít du khách có mặt, bởi việc đi dạo quanh một công viên rộng 17 mẫu Anh là một trải nghiệm nhiều cảm xúc.
Tôi đã quan sát ở cự ly rất gần, đã chạm tay vào những dấu vết còn lại trên các phiến đá mà các nô lệ và cả những người da đen tự do xây dựng nên hồi hơn hai thế kỷ trước.
Bản quyền hình ảnh Martha Steger
Image caption Đi một vòng quanh hòn đảo với quãng đường 1,7 dặm, bạn sẽ được ngắm nhìn nhiều cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú
Tôi có thể mường tượng ra, thậm chí ngay cả khi không có các biển hiệu hướng dẫn, cảnh những người đàn ông vung rìu chặt ra từng phiến đá khổng lồ, đặt chúng lên những súc gỗ lớn để lăn tới rìa sông, nơi các chuyến phà đã đợi sẵn để chuyển lên sông Potomac, từ đó tới các địa điểm xây dựng tạo nên thủ đô mới.
Nếu như 'địa điểm lao động cưỡng bức' nghe có vẻ căng thẳng cho những ai muốn đi quanh khám phá, thì việc đi một vòng 1,7 dặm quanh hòn đảo khiến tôi có cảm giác vô cùng dễ chịu.
Tôi đã đứng ngắm một chú diệc thò đầu xuống nhánh sông đầy cá để bắt mồi, ngắm một cặp chim ưng biển chao liệng bên trên và bọn sóc nhảy nhót quanh những gốc cây gần đó.
Một người cũng đi dạo quanh quanh nói với tôi rằng ông đã nhiều lần nhìn thấy những chú đại bàng đầu trọc bay trên đầu, nhất là tại công viên Caledon của bang Virginia gần đó, nơi vào mùa hè là nơi cư trú, tập trung đông nhất loài chim này ở vùng duyên hải phía đông, East Coast.
Những cây đỗ quyên và hoa sơn thù du nở tưng bừng vào mùa xuân đang tàn dần, rồi để đến cuối mùa thu, cây sồi lớn và những cây phong sẽ rụng lá. Tôi sẽ trở lại vào một dịp khác trong năm.
Giá như có cơ hội để trò chuyện với bà Obama vào lúc bà rời Nhà Trắng, tôi sẽ nói với bà rằng bà hãy tới thăm nơi này. Tôi sẽ nói với bà rằng một chuyến đi tới mỏ đá Aquia nhiều sắc màu sẽ đưa sức sống vào câu chuyện đằng sau "ngôi nhà do những người nô lệ xây lên" của bà.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
( BBC )
Martha Steger BBC Travel
Những lời phát biểu của bà Michelle Obama trong cương vị Đệ nhất Phu nhân hồi tháng Sáu 2016 và rồi được lặp lại tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ hồi tháng Bảy 2016 khiến tôi lạnh sống lưng. "Tôi thức dậy mỗi sáng trong một tòa nhà do những người nô lệ xây nên."
Bà Obama nói một cách khái quát và mang tính triết lý về lực lượng lao động hùng hậu gồm các nô lệ ở Mỹ hồi thế kỷ 18 và 19, và bà nói về những nguồn lực được sử dụng cho việc xây dựng các tòa nhà công sở ở Mỹ trong những ngày đầu tiên.
Là một cây viết chủ yếu sống tại tiểu bang Virginia, tôi biết rõ những phiến sa thạch ở Tòa Bạch ốc và Capitol cũng như một số tòa nhà công sở có tầm quan trọng lịch sử của Mỹ được đưa từ đâu tới.
"Đảo Chính quyền", như được biết đến từ lâu nay, nay đã trở thành công viên công tại hạt Stafford, chủ yếu nhờ nỗ lực bảo tồn của một tác giả địa phương, Jane Hollenbeck Conner.
Bản quyền hình ảnh Stafford County
Image caption Hòn đảo là nơi đẹp đẽ để ta có thể tới thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm
Conner giải thích với tôi rằng mỏ khai thác đá ban đầu được một doanh nhân địa phương là George Brent đặt tại đảo Wigginton's Island sau 1694 nhằm cung cấp đá xây hầm mộ, xây nhà cửa, nhà thờ ở khu vực bắc Virginia.
Thay mặt chính quyền, Pierre Charles L'Enfant, kiến trúc sư người Mỹ sinh ra tại Pháp, người đã thiết kế tổng thể cho Washington DC, đã mua lại mỏ đá Wigginton's Island hồi 1971, và sau đó nơi này được gọi là Đảo Chính quyền.
Mỏ đá bị bỏ rơi sau cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865); Hạt Stafford mua lại nó từ chính phủ Mỹ hồi 1963, và cuối cùng được mở cửa cho công chúng vào năm 2010.
Tôi biết rằng tôi phải tới tham quan mỏ đá - nằm cách Richmond, Virginia, nơi tôi sống, chỉ 88 dặm về phía bắc - nơi các nô lệ đã khai thác những tảng sa thạch.
Khi rẽ vào lối vào và đến được 'đảo', tôi phát hiện ra rằng đó thực sự là một bán đảo được bao quanh ba bên bởi nhánh Aquia Creek của sông Potomac.
Các biển báo cho tôi biết rằng người thổ dân da đỏ đã dùng mỏ này suốt cả nghìn năm, và rằng chính quyền liên bang đã mua nó vào năm 1791, năm mà Tuyên ngôn Nhân quyền được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.
Nằm cách Gunston Hall, nhà của tác giả Tuyên ngôn Nhân quyền George Mason, và Mount Vernon Estate, tư gia của tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington, khoảng 30 dặm, công viên giúp nối liền các điểm quan trọng trong lịch sử thực dân. Đáng nói là cả hai khu nhà nêu trên đều được xây dựng bởi các nô lệ và các phiến đá sa thạch Aquia.
Bản quyền hình ảnh Stafford County
Image caption 'Đảo Chính quyền' nay là công viên công của hạt Stafford
George Washington từng dùng các phiến sa thạch màu xám để làm bậc thang và lối dẫn vào căn nhà gỗ của ông. Ông cũng đã đưa nhà thầu liên bang tới mỏ đá Aquia để khai thác đá phục vụ việc xây dựng ngọn hải đăng Cape Henry tại bãi biển Virginia Beach, dự án đầu tiên của liên bang.
Ông biết rất rõ khu vực Aquia: nơi ông chào đời, nay là đài tượng niệm quốc gia George Washington Birthplace National Monument, chỉ cách chỗ đó có 54 dặm về phía đông nam. Ông lớn lên tại Ferry Farm, gần với Fredericksburg, cách đó 20 dặm về phía nam, và sau sống tại Mount Vernon.
Tôi cảm thấy rất mừng vì chỉ có một ít du khách có mặt, bởi việc đi dạo quanh một công viên rộng 17 mẫu Anh là một trải nghiệm nhiều cảm xúc.
Tôi đã quan sát ở cự ly rất gần, đã chạm tay vào những dấu vết còn lại trên các phiến đá mà các nô lệ và cả những người da đen tự do xây dựng nên hồi hơn hai thế kỷ trước.
Bản quyền hình ảnh Martha Steger
Image caption Đi một vòng quanh hòn đảo với quãng đường 1,7 dặm, bạn sẽ được ngắm nhìn nhiều cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú
Tôi có thể mường tượng ra, thậm chí ngay cả khi không có các biển hiệu hướng dẫn, cảnh những người đàn ông vung rìu chặt ra từng phiến đá khổng lồ, đặt chúng lên những súc gỗ lớn để lăn tới rìa sông, nơi các chuyến phà đã đợi sẵn để chuyển lên sông Potomac, từ đó tới các địa điểm xây dựng tạo nên thủ đô mới.
Nếu như 'địa điểm lao động cưỡng bức' nghe có vẻ căng thẳng cho những ai muốn đi quanh khám phá, thì việc đi một vòng 1,7 dặm quanh hòn đảo khiến tôi có cảm giác vô cùng dễ chịu.
Tôi đã đứng ngắm một chú diệc thò đầu xuống nhánh sông đầy cá để bắt mồi, ngắm một cặp chim ưng biển chao liệng bên trên và bọn sóc nhảy nhót quanh những gốc cây gần đó.
Một người cũng đi dạo quanh quanh nói với tôi rằng ông đã nhiều lần nhìn thấy những chú đại bàng đầu trọc bay trên đầu, nhất là tại công viên Caledon của bang Virginia gần đó, nơi vào mùa hè là nơi cư trú, tập trung đông nhất loài chim này ở vùng duyên hải phía đông, East Coast.
Những cây đỗ quyên và hoa sơn thù du nở tưng bừng vào mùa xuân đang tàn dần, rồi để đến cuối mùa thu, cây sồi lớn và những cây phong sẽ rụng lá. Tôi sẽ trở lại vào một dịp khác trong năm.
Giá như có cơ hội để trò chuyện với bà Obama vào lúc bà rời Nhà Trắng, tôi sẽ nói với bà rằng bà hãy tới thăm nơi này. Tôi sẽ nói với bà rằng một chuyến đi tới mỏ đá Aquia nhiều sắc màu sẽ đưa sức sống vào câu chuyện đằng sau "ngôi nhà do những người nô lệ xây lên" của bà.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
( BBC )
Bàn ra tán vào (1)
Chau Nguyen
Con me Michelle la` loai an cha'o da' ba't. Hai vo cho^`ng Obama chua bao gio` yeu me'n nuo'c My~, ho chi loi dung chu'c vu de huong su xa hoa tren su kho' khan cua bao nhieu cong dan bi`nh thuo`ng kha'c. Toi ra't ghe't cap vo cho`ng gia do'i na`y.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Michelle Obama : "Tôi thức dậy mỗi sáng trong một tòa nhà do những người nô lệ xây nên."
Những lời phát biểu của bà Michelle Obama trong cương vị Đệ nhất Phu nhân hồi tháng Sáu 2016 và rồi được lặp lại tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ hồi tháng Bảy
Martha Steger BBC Travel
Những lời phát biểu của bà Michelle Obama trong cương vị Đệ nhất Phu nhân hồi tháng Sáu 2016 và rồi được lặp lại tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ hồi tháng Bảy 2016 khiến tôi lạnh sống lưng. "Tôi thức dậy mỗi sáng trong một tòa nhà do những người nô lệ xây nên."
Bà Obama nói một cách khái quát và mang tính triết lý về lực lượng lao động hùng hậu gồm các nô lệ ở Mỹ hồi thế kỷ 18 và 19, và bà nói về những nguồn lực được sử dụng cho việc xây dựng các tòa nhà công sở ở Mỹ trong những ngày đầu tiên.
Là một cây viết chủ yếu sống tại tiểu bang Virginia, tôi biết rõ những phiến sa thạch ở Tòa Bạch ốc và Capitol cũng như một số tòa nhà công sở có tầm quan trọng lịch sử của Mỹ được đưa từ đâu tới.
"Đảo Chính quyền", như được biết đến từ lâu nay, nay đã trở thành công viên công tại hạt Stafford, chủ yếu nhờ nỗ lực bảo tồn của một tác giả địa phương, Jane Hollenbeck Conner.
Bản quyền hình ảnh Stafford County
Image caption Hòn đảo là nơi đẹp đẽ để ta có thể tới thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm
Conner giải thích với tôi rằng mỏ khai thác đá ban đầu được một doanh nhân địa phương là George Brent đặt tại đảo Wigginton's Island sau 1694 nhằm cung cấp đá xây hầm mộ, xây nhà cửa, nhà thờ ở khu vực bắc Virginia.
Thay mặt chính quyền, Pierre Charles L'Enfant, kiến trúc sư người Mỹ sinh ra tại Pháp, người đã thiết kế tổng thể cho Washington DC, đã mua lại mỏ đá Wigginton's Island hồi 1971, và sau đó nơi này được gọi là Đảo Chính quyền.
Mỏ đá bị bỏ rơi sau cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865); Hạt Stafford mua lại nó từ chính phủ Mỹ hồi 1963, và cuối cùng được mở cửa cho công chúng vào năm 2010.
Tôi biết rằng tôi phải tới tham quan mỏ đá - nằm cách Richmond, Virginia, nơi tôi sống, chỉ 88 dặm về phía bắc - nơi các nô lệ đã khai thác những tảng sa thạch.
Khi rẽ vào lối vào và đến được 'đảo', tôi phát hiện ra rằng đó thực sự là một bán đảo được bao quanh ba bên bởi nhánh Aquia Creek của sông Potomac.
Các biển báo cho tôi biết rằng người thổ dân da đỏ đã dùng mỏ này suốt cả nghìn năm, và rằng chính quyền liên bang đã mua nó vào năm 1791, năm mà Tuyên ngôn Nhân quyền được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.
Nằm cách Gunston Hall, nhà của tác giả Tuyên ngôn Nhân quyền George Mason, và Mount Vernon Estate, tư gia của tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington, khoảng 30 dặm, công viên giúp nối liền các điểm quan trọng trong lịch sử thực dân. Đáng nói là cả hai khu nhà nêu trên đều được xây dựng bởi các nô lệ và các phiến đá sa thạch Aquia.
Bản quyền hình ảnh Stafford County
Image caption 'Đảo Chính quyền' nay là công viên công của hạt Stafford
George Washington từng dùng các phiến sa thạch màu xám để làm bậc thang và lối dẫn vào căn nhà gỗ của ông. Ông cũng đã đưa nhà thầu liên bang tới mỏ đá Aquia để khai thác đá phục vụ việc xây dựng ngọn hải đăng Cape Henry tại bãi biển Virginia Beach, dự án đầu tiên của liên bang.
Ông biết rất rõ khu vực Aquia: nơi ông chào đời, nay là đài tượng niệm quốc gia George Washington Birthplace National Monument, chỉ cách chỗ đó có 54 dặm về phía đông nam. Ông lớn lên tại Ferry Farm, gần với Fredericksburg, cách đó 20 dặm về phía nam, và sau sống tại Mount Vernon.
Tôi cảm thấy rất mừng vì chỉ có một ít du khách có mặt, bởi việc đi dạo quanh một công viên rộng 17 mẫu Anh là một trải nghiệm nhiều cảm xúc.
Tôi đã quan sát ở cự ly rất gần, đã chạm tay vào những dấu vết còn lại trên các phiến đá mà các nô lệ và cả những người da đen tự do xây dựng nên hồi hơn hai thế kỷ trước.
Bản quyền hình ảnh Martha Steger
Image caption Đi một vòng quanh hòn đảo với quãng đường 1,7 dặm, bạn sẽ được ngắm nhìn nhiều cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú
Tôi có thể mường tượng ra, thậm chí ngay cả khi không có các biển hiệu hướng dẫn, cảnh những người đàn ông vung rìu chặt ra từng phiến đá khổng lồ, đặt chúng lên những súc gỗ lớn để lăn tới rìa sông, nơi các chuyến phà đã đợi sẵn để chuyển lên sông Potomac, từ đó tới các địa điểm xây dựng tạo nên thủ đô mới.
Nếu như 'địa điểm lao động cưỡng bức' nghe có vẻ căng thẳng cho những ai muốn đi quanh khám phá, thì việc đi một vòng 1,7 dặm quanh hòn đảo khiến tôi có cảm giác vô cùng dễ chịu.
Tôi đã đứng ngắm một chú diệc thò đầu xuống nhánh sông đầy cá để bắt mồi, ngắm một cặp chim ưng biển chao liệng bên trên và bọn sóc nhảy nhót quanh những gốc cây gần đó.
Một người cũng đi dạo quanh quanh nói với tôi rằng ông đã nhiều lần nhìn thấy những chú đại bàng đầu trọc bay trên đầu, nhất là tại công viên Caledon của bang Virginia gần đó, nơi vào mùa hè là nơi cư trú, tập trung đông nhất loài chim này ở vùng duyên hải phía đông, East Coast.
Những cây đỗ quyên và hoa sơn thù du nở tưng bừng vào mùa xuân đang tàn dần, rồi để đến cuối mùa thu, cây sồi lớn và những cây phong sẽ rụng lá. Tôi sẽ trở lại vào một dịp khác trong năm.
Giá như có cơ hội để trò chuyện với bà Obama vào lúc bà rời Nhà Trắng, tôi sẽ nói với bà rằng bà hãy tới thăm nơi này. Tôi sẽ nói với bà rằng một chuyến đi tới mỏ đá Aquia nhiều sắc màu sẽ đưa sức sống vào câu chuyện đằng sau "ngôi nhà do những người nô lệ xây lên" của bà.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
( BBC )