TIN CỘNG ĐỒNG
Miêt Dưới Buồn, Vui về chuyện mưa rơi trên bầu trời Úc Châu
Úc Đại Lợi là quốc gia lớn, đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau mấy ông đàn anh: Nga, Canada, Mỹ và nước Chú Ba Tàu.Tuy lớn rộng, nhưng Ông Trời lại không ưu đãi, họa lắm
Úc Đại Lợi là quốc gia lớn, đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau mấy ông đàn anh: Nga, Canada, Mỹ và nước Chú Ba Tàu.
Tuy lớn rộng, nhưng Ông Trời lại không ưu đãi, họa lắm Ổng mới gửi đến những chuyện mưa thuận gió hoà. Năm ngoái, sau ngày các tôn giáo kêu gọi mọi người dân Úc cùng hợp ý cầu nguyện, xin Trời đổ mưa xuống, cứu nguy cho mùa màng của nước Úc, thì một vài tuần sau đó, ông Trời đã nhận lời và ban cho những trận mưa rào, như trút nước xuống trên các tiểu bang của Úc Châu, đã làm cho nhiều nơi bị ngập lụt, nhất là những nơi có nhà cửa ở vùng đất thấp, vì hệ thống cống rãnh không kịp thoát nước.
Mùa Hè, thì gặp những trận bão cát, thổi từ Sa Mạc giữa nước Úc, bay xuống hướng nam, phủ trên vài tiểu bang ở miền đông và miền nam, làm cho nhiều vùng bị chìm trong cát bụi mây mù, màu vàng đậm, khiến nhiều người bị xuyễn (asthma) ngột thở, ngỏm củ tỏi.
Trước khi đổ mưa xuống, ông Trời đã gửi tới những trận cuồng phong dữ dội, từ ngoài phía biển khơi thổi ập vào đất liền, với tốc độ từ 100km/h đến 150km/h để trấn át những lời cầu kinh, van xin, khẩn khỏan đòi mưa của người dân Úc, đã làm cho nhiều nhà cửa bị tàn phá, tróc nóc. Cây cối đổ ngả nghiêng đè xập nhà cửa và xe cộ đậu trên đường, khiến nhiều người mếu máo, khóc than.
Tại vùng Newcastle phía bắc của tiểu bang New South Wales, sau những trận mưa bão lớn đã gây ngập lụt nhiều nơi, làm xập lở cả đường xá cầu cống. Một gia đình sau khi đi tham dự tiệc tiệc sinh nhật, trên đường về nhà, đã bị thiệt mạng 5 người, vì ông chồng quyết định lái chiếc xe 4 x 4 wheel drive chở cả gia đình băng qua khúc đường bị xập lở, lũ lụt. Nước đã cuốn trôi chiếc xe đi theo. Ông chồng tài xế đã ỉ y không lượng được sức mạnh của dòng nước, khiến cho cả gia đình bị toi mạng. Trong xe có 2 vợ chồng, 2 đứa con và 1 đứa cháu.
Truyền hình, báo chí đã tả lại cảnh này.
Theo thông tin của chính phủ Úc, thì riêng vùng Hunter Valley và Newcastle đã có từ 18 đến 22,000 nhà cửa lâm vào cảnh màn trời chiếu nước vào thời điểm đó.
Cách nay khoảng 2 năm, một tàu chở than đá Pasha Bulker đã thả neo ngoài khơi bờ biển Nobby, Newcastle, NSW, nhưng đã bị các cơn mưa bão thổi dạt vào bờ, đang bị mắc cạn trên cát, có nguy cơ bị lật chìm. Các toán cấp cứu đang tìm cách kéo tàu ra khơi, nhưng chưa giải cứu được.
Giáo sư tiến sĩ Peter Fisher của viện giáo dục khoa học Melbourne dự đoán, vùng tam giác St Kilda, Melbourne nếu cứ mưa gió trong tình trạng như thế này, thì các trung tâm giải trí và các shopping vùng St Kilda có thể bị ảnh hưởng và thiệt hại lên đến $300 triệu dollars.
Riêng các vùng bị bão lụt ở Newcastle, các công ty bảo hiểm ước tính sẽ phải chi trả cho 22,000 hộ gia cư và các công xưởng bị nước lụt tàn phá, từ $250 triệu cho đến 1 tỷ dollars để tái thiết.
Với một đức tin vững mạnh của những người theo Thiên Chúa Giáo. Có người cho rằng Chúa đã nhận lời cầu nguyện của người dân Úc rất tích cực và đã đáp trả một cách quá hậu hĩ.
Đối với các nông gia thì mưa nhiều là hiện tượng tốt cho công việc gieo trồng. Những trận mưa đầu mùa đã làm cho các nông gia thêm phấn khởi. Họ chạy nhảy, khi ngoài trời đang mưa tầm tã để reo hò, vui mừng.
Với những lượng nước mưa từ trời đổ xuống, sẽ đem lại cho họ công tác trồng cấy nông nghiệp thuận lợi, trúng mùa và hy vọng vào nguồn lợi thu hoạch thật phong phú. Tài nguyên quốc gia thêm giầu mạnh
Vài tuần nay, các tiểu bang của Úc Châu hầu như tuần nào cũng có mưa vài ngày, đôi lúc có những trận mưa đá vào buổi sáng sớm. Lượng nước mưa hứng được đôi khi lên đến 0.80mm. Nhiều hồ chứa nước lớn, cung cấp nước hàng ngày cho các thành phố, nằm ở trên các khu vực thung lũng giữa những ngọn đồi, đã phải mở cửa đập, xả bớt nước, tránh tình trạng nước over full vỡ đập, cá bơi ra tự do.
Nhiều nông gia cho biết họ cần có những trận mưa lớn như vậy trong vòng 6 tuần lễ liên tiếp, thì nước mới đủ để ngấm sâu xuống những vùng đất khô cằn đã lâu.
Theo ý kiến của họ, thì mỗi tuần, ông trời nên đổ mưa xuống ít nhất là 3 hay 4 trận mưa lớn thì mới đủ.
Được biết Úc Châu hàng năm xuất cảng rất nhiều nông phẩm như: Trái cây, rượu nho, lúa mạch, luá mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm như: Thịt heo, bò, gà, sữa tươi có gía trị và nổi tiếng trên thế giới. Thịt trừu và lông trừu cũng như lúa mì được xuất cảng rất nhiều sang các nước thuộc khối Ả Rập và vùng Trung Đông. Nông phẩm là những thứ, phải cần rất nhiều nước để tưới.
Năm 2000 - 2002 Úc xuất cảng 60 tỷ dollars nông phẩm, năm 2003 - 2005 lương thực xuất cảng bị giảm xuống chỉ còn 40 tỷ dollars vì bị hạn hán.
Tại tiểu bang Nam Úc 2/3 diện tích đất đai là những vùng nông trại bát ngát bao la, các cánh đồng luá mì và nuôi bò, trừu thẳng cánh cò bay. Các vùng thung lũng với những vườn nho, cam, táo, dâu thật hàng hà xa số, nằm dọc theo hai bên dòng sông Murray, nơi cung cấp nguồn nước để tưới cây cho 3 tiểu bang VIC, SA và NSW.
Những nông gia người Việt tại Nam Úc đa số làm nghề trồng rau, hoa quả như: Dưa leo, cà chua, broccolli, zucchini, ớt bự (capsicum)..v.vv..
Nông phẩm, chăn nuôi và quặng mỏ là nguồn lợi chính của nền kinh tế Úc Châu.
Úc Châu còn xuất cảng rất nhiều nguyên liệu như quặng mỏ, sắt, thép, đồng, chì, than đá, đặc biệt là mỏ Uranium mà các nước đang phát triển kỹ nghệ tân tiến phải cần tới.
Thành phố Perth của tiểu bang Tây Úc đã đi tiên phong trong công trình xây cất nhà máy lọc nước biển chuyển sang nước ngọt (Convertible Salt Water), đã và đang sử dụng có hiệu quả tốt, kế đến là tiểu bang NSW. Các tiểu bang Nam Úc và Victoria cũng đang xúc tiến và xây cất các nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, bớt lo âu nạn hạn hán cho chính quyền và dân chúng. Nếu mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, thì chính phủ sẽ thực hiện thêm nhiều nhà máy lọc nước loại này.
Khi hoàn thành các nhà máy lọc nước biển, dân chúng sẽ giảm bớt được phần nào nỗi lo sợ về nạn hạn hán có thể xảy ra.
Nếu hệ thống lọc nước tái sinh (Water Recycle) được dùng để tưới hoa màu cho các nông trại.
Như vậy ông trời chẳng làm vừa lòng hết mọi người được:
Mưa nhiều, nông gia và cỏ cây vui mừng đem lại nguồn sống sinh lực, nhưng bị than vãn vì lụt lội.
Mưa ít, giúp cho có nhiều nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời, tiết giảm chi tiêu lãng phí về điện lực, nhưng lại kêu ca, hạn hán mất mùa. Trời ơi là trời!!!!!
Lạy Trời mưa xuống
Cho nước tôi uống
Cho ruộng tôi cầy
Cho đầy bát cơm
Có rơm đun bếp
Có nếp nấu xôi
Có vôi ăn trầu
Có bầu rượu trắng
Dân chúng Úc Châu cũng chỉ mong nhiều trân mưa, như những người dân miền Bắc Việt Nam thời đói khổ hạn hán khi xưa.
Chính phủ Úc Châu hiện đang khuyến khích dân chúng xử dụng năng lượng điện Mặt Trời "Solar Power system" và Chính phủ đã trợ giúp cho các hộ gia cư, tiền lắp ráp hệ thống năng lượng mặt trời miễn phí và mua lại số điện charge dư từ mặt Trời.
Đồng thời chính phủ cũng tặng tiền cho các xe hơi đang chạy xăng, chuyển sang chạy băng Gas "khí đốt".
Như vậy dân chúng và chính phủ đã tiết kiệm được rất nhiều nguồn lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các nhà máy phát điện, cho vận chuyển và tránh khói độc hại do thán khí xả ra, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều nhà dân bây giờ đã dùng điện thoải mái, không tốn đồng xu teng nào, lại còn được back pay tiền điện nữa. Xe cộ thì chạy Gas đỡ tốn tiền xăng. Mọi người đều dùng Medicare miễn phí. Cựu binh lính QL/VNCVH nhập ngũ trước năm 1973 đều được chấp nhận trở thành cựu chiến binh của quân đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi và được hưởng quí chế như cựu quân nhận Úc khi về hưu. Chắc trên thế giới ít có quốc gia nào được như Úc Đại Lợi.
Chính phủ Úc Châu thật đáng ca ngợi, vì đã chăm lo đời sống xã hội, y tế cho dân chúng một cách thiết thực. Người dân được hưởng rất nhiều quyền lợi về y tế và an sinh xã hội.
Tuy nhiên người dân sẵn sàng đóng thuế cao, gía cả mua bán hàng hóa cao hơn Mỹ, nhưng ngược lại người dân được đãi ngộ hậu hĩ.
Jo. Vĩnh
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/-kq-miet-duoi/buon-vui-miet-duoi
TVQ chuyển
Úc Đại Lợi là quốc gia lớn, đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau mấy ông đàn anh: Nga, Canada, Mỹ và nước Chú Ba Tàu.
Tuy lớn rộng, nhưng Ông Trời lại không ưu đãi, họa lắm Ổng mới gửi đến những chuyện mưa thuận gió hoà. Năm ngoái, sau ngày các tôn giáo kêu gọi mọi người dân Úc cùng hợp ý cầu nguyện, xin Trời đổ mưa xuống, cứu nguy cho mùa màng của nước Úc, thì một vài tuần sau đó, ông Trời đã nhận lời và ban cho những trận mưa rào, như trút nước xuống trên các tiểu bang của Úc Châu, đã làm cho nhiều nơi bị ngập lụt, nhất là những nơi có nhà cửa ở vùng đất thấp, vì hệ thống cống rãnh không kịp thoát nước.
Mùa Hè, thì gặp những trận bão cát, thổi từ Sa Mạc giữa nước Úc, bay xuống hướng nam, phủ trên vài tiểu bang ở miền đông và miền nam, làm cho nhiều vùng bị chìm trong cát bụi mây mù, màu vàng đậm, khiến nhiều người bị xuyễn (asthma) ngột thở, ngỏm củ tỏi.
Trước khi đổ mưa xuống, ông Trời đã gửi tới những trận cuồng phong dữ dội, từ ngoài phía biển khơi thổi ập vào đất liền, với tốc độ từ 100km/h đến 150km/h để trấn át những lời cầu kinh, van xin, khẩn khỏan đòi mưa của người dân Úc, đã làm cho nhiều nhà cửa bị tàn phá, tróc nóc. Cây cối đổ ngả nghiêng đè xập nhà cửa và xe cộ đậu trên đường, khiến nhiều người mếu máo, khóc than.
Tại vùng Newcastle phía bắc của tiểu bang New South Wales, sau những trận mưa bão lớn đã gây ngập lụt nhiều nơi, làm xập lở cả đường xá cầu cống. Một gia đình sau khi đi tham dự tiệc tiệc sinh nhật, trên đường về nhà, đã bị thiệt mạng 5 người, vì ông chồng quyết định lái chiếc xe 4 x 4 wheel drive chở cả gia đình băng qua khúc đường bị xập lở, lũ lụt. Nước đã cuốn trôi chiếc xe đi theo. Ông chồng tài xế đã ỉ y không lượng được sức mạnh của dòng nước, khiến cho cả gia đình bị toi mạng. Trong xe có 2 vợ chồng, 2 đứa con và 1 đứa cháu.
Truyền hình, báo chí đã tả lại cảnh này.
Theo thông tin của chính phủ Úc, thì riêng vùng Hunter Valley và Newcastle đã có từ 18 đến 22,000 nhà cửa lâm vào cảnh màn trời chiếu nước vào thời điểm đó.
Cách nay khoảng 2 năm, một tàu chở than đá Pasha Bulker đã thả neo ngoài khơi bờ biển Nobby, Newcastle, NSW, nhưng đã bị các cơn mưa bão thổi dạt vào bờ, đang bị mắc cạn trên cát, có nguy cơ bị lật chìm. Các toán cấp cứu đang tìm cách kéo tàu ra khơi, nhưng chưa giải cứu được.
Giáo sư tiến sĩ Peter Fisher của viện giáo dục khoa học Melbourne dự đoán, vùng tam giác St Kilda, Melbourne nếu cứ mưa gió trong tình trạng như thế này, thì các trung tâm giải trí và các shopping vùng St Kilda có thể bị ảnh hưởng và thiệt hại lên đến $300 triệu dollars.
Riêng các vùng bị bão lụt ở Newcastle, các công ty bảo hiểm ước tính sẽ phải chi trả cho 22,000 hộ gia cư và các công xưởng bị nước lụt tàn phá, từ $250 triệu cho đến 1 tỷ dollars để tái thiết.
Với một đức tin vững mạnh của những người theo Thiên Chúa Giáo. Có người cho rằng Chúa đã nhận lời cầu nguyện của người dân Úc rất tích cực và đã đáp trả một cách quá hậu hĩ.
Đối với các nông gia thì mưa nhiều là hiện tượng tốt cho công việc gieo trồng. Những trận mưa đầu mùa đã làm cho các nông gia thêm phấn khởi. Họ chạy nhảy, khi ngoài trời đang mưa tầm tã để reo hò, vui mừng.
Với những lượng nước mưa từ trời đổ xuống, sẽ đem lại cho họ công tác trồng cấy nông nghiệp thuận lợi, trúng mùa và hy vọng vào nguồn lợi thu hoạch thật phong phú. Tài nguyên quốc gia thêm giầu mạnh
Vài tuần nay, các tiểu bang của Úc Châu hầu như tuần nào cũng có mưa vài ngày, đôi lúc có những trận mưa đá vào buổi sáng sớm. Lượng nước mưa hứng được đôi khi lên đến 0.80mm. Nhiều hồ chứa nước lớn, cung cấp nước hàng ngày cho các thành phố, nằm ở trên các khu vực thung lũng giữa những ngọn đồi, đã phải mở cửa đập, xả bớt nước, tránh tình trạng nước over full vỡ đập, cá bơi ra tự do.
Nhiều nông gia cho biết họ cần có những trận mưa lớn như vậy trong vòng 6 tuần lễ liên tiếp, thì nước mới đủ để ngấm sâu xuống những vùng đất khô cằn đã lâu.
Theo ý kiến của họ, thì mỗi tuần, ông trời nên đổ mưa xuống ít nhất là 3 hay 4 trận mưa lớn thì mới đủ.
Được biết Úc Châu hàng năm xuất cảng rất nhiều nông phẩm như: Trái cây, rượu nho, lúa mạch, luá mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm như: Thịt heo, bò, gà, sữa tươi có gía trị và nổi tiếng trên thế giới. Thịt trừu và lông trừu cũng như lúa mì được xuất cảng rất nhiều sang các nước thuộc khối Ả Rập và vùng Trung Đông. Nông phẩm là những thứ, phải cần rất nhiều nước để tưới.
Năm 2000 - 2002 Úc xuất cảng 60 tỷ dollars nông phẩm, năm 2003 - 2005 lương thực xuất cảng bị giảm xuống chỉ còn 40 tỷ dollars vì bị hạn hán.
Tại tiểu bang Nam Úc 2/3 diện tích đất đai là những vùng nông trại bát ngát bao la, các cánh đồng luá mì và nuôi bò, trừu thẳng cánh cò bay. Các vùng thung lũng với những vườn nho, cam, táo, dâu thật hàng hà xa số, nằm dọc theo hai bên dòng sông Murray, nơi cung cấp nguồn nước để tưới cây cho 3 tiểu bang VIC, SA và NSW.
Những nông gia người Việt tại Nam Úc đa số làm nghề trồng rau, hoa quả như: Dưa leo, cà chua, broccolli, zucchini, ớt bự (capsicum)..v.vv..
Nông phẩm, chăn nuôi và quặng mỏ là nguồn lợi chính của nền kinh tế Úc Châu.
Úc Châu còn xuất cảng rất nhiều nguyên liệu như quặng mỏ, sắt, thép, đồng, chì, than đá, đặc biệt là mỏ Uranium mà các nước đang phát triển kỹ nghệ tân tiến phải cần tới.
Thành phố Perth của tiểu bang Tây Úc đã đi tiên phong trong công trình xây cất nhà máy lọc nước biển chuyển sang nước ngọt (Convertible Salt Water), đã và đang sử dụng có hiệu quả tốt, kế đến là tiểu bang NSW. Các tiểu bang Nam Úc và Victoria cũng đang xúc tiến và xây cất các nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, bớt lo âu nạn hạn hán cho chính quyền và dân chúng. Nếu mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, thì chính phủ sẽ thực hiện thêm nhiều nhà máy lọc nước loại này.
Khi hoàn thành các nhà máy lọc nước biển, dân chúng sẽ giảm bớt được phần nào nỗi lo sợ về nạn hạn hán có thể xảy ra.
Nếu hệ thống lọc nước tái sinh (Water Recycle) được dùng để tưới hoa màu cho các nông trại.
Như vậy ông trời chẳng làm vừa lòng hết mọi người được:
Mưa nhiều, nông gia và cỏ cây vui mừng đem lại nguồn sống sinh lực, nhưng bị than vãn vì lụt lội.
Mưa ít, giúp cho có nhiều nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời, tiết giảm chi tiêu lãng phí về điện lực, nhưng lại kêu ca, hạn hán mất mùa. Trời ơi là trời!!!!!
Lạy Trời mưa xuống
Cho nước tôi uống
Cho ruộng tôi cầy
Cho đầy bát cơm
Có rơm đun bếp
Có nếp nấu xôi
Có vôi ăn trầu
Có bầu rượu trắng
Dân chúng Úc Châu cũng chỉ mong nhiều trân mưa, như những người dân miền Bắc Việt Nam thời đói khổ hạn hán khi xưa.
Chính phủ Úc Châu hiện đang khuyến khích dân chúng xử dụng năng lượng điện Mặt Trời "Solar Power system" và Chính phủ đã trợ giúp cho các hộ gia cư, tiền lắp ráp hệ thống năng lượng mặt trời miễn phí và mua lại số điện charge dư từ mặt Trời.
Đồng thời chính phủ cũng tặng tiền cho các xe hơi đang chạy xăng, chuyển sang chạy băng Gas "khí đốt".
Như vậy dân chúng và chính phủ đã tiết kiệm được rất nhiều nguồn lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các nhà máy phát điện, cho vận chuyển và tránh khói độc hại do thán khí xả ra, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều nhà dân bây giờ đã dùng điện thoải mái, không tốn đồng xu teng nào, lại còn được back pay tiền điện nữa. Xe cộ thì chạy Gas đỡ tốn tiền xăng. Mọi người đều dùng Medicare miễn phí. Cựu binh lính QL/VNCVH nhập ngũ trước năm 1973 đều được chấp nhận trở thành cựu chiến binh của quân đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi và được hưởng quí chế như cựu quân nhận Úc khi về hưu. Chắc trên thế giới ít có quốc gia nào được như Úc Đại Lợi.
Chính phủ Úc Châu thật đáng ca ngợi, vì đã chăm lo đời sống xã hội, y tế cho dân chúng một cách thiết thực. Người dân được hưởng rất nhiều quyền lợi về y tế và an sinh xã hội.
Tuy nhiên người dân sẵn sàng đóng thuế cao, gía cả mua bán hàng hóa cao hơn Mỹ, nhưng ngược lại người dân được đãi ngộ hậu hĩ.
Jo. Vĩnh
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/-kq-miet-duoi/buon-vui-miet-duoi
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Miêt Dưới Buồn, Vui về chuyện mưa rơi trên bầu trời Úc Châu
Úc Đại Lợi là quốc gia lớn, đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau mấy ông đàn anh: Nga, Canada, Mỹ và nước Chú Ba Tàu.Tuy lớn rộng, nhưng Ông Trời lại không ưu đãi, họa lắm
Úc Đại Lợi là quốc gia lớn, đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau mấy ông đàn anh: Nga, Canada, Mỹ và nước Chú Ba Tàu.
Tuy lớn rộng, nhưng Ông Trời lại không ưu đãi, họa lắm Ổng mới gửi đến những chuyện mưa thuận gió hoà. Năm ngoái, sau ngày các tôn giáo kêu gọi mọi người dân Úc cùng hợp ý cầu nguyện, xin Trời đổ mưa xuống, cứu nguy cho mùa màng của nước Úc, thì một vài tuần sau đó, ông Trời đã nhận lời và ban cho những trận mưa rào, như trút nước xuống trên các tiểu bang của Úc Châu, đã làm cho nhiều nơi bị ngập lụt, nhất là những nơi có nhà cửa ở vùng đất thấp, vì hệ thống cống rãnh không kịp thoát nước.
Mùa Hè, thì gặp những trận bão cát, thổi từ Sa Mạc giữa nước Úc, bay xuống hướng nam, phủ trên vài tiểu bang ở miền đông và miền nam, làm cho nhiều vùng bị chìm trong cát bụi mây mù, màu vàng đậm, khiến nhiều người bị xuyễn (asthma) ngột thở, ngỏm củ tỏi.
Trước khi đổ mưa xuống, ông Trời đã gửi tới những trận cuồng phong dữ dội, từ ngoài phía biển khơi thổi ập vào đất liền, với tốc độ từ 100km/h đến 150km/h để trấn át những lời cầu kinh, van xin, khẩn khỏan đòi mưa của người dân Úc, đã làm cho nhiều nhà cửa bị tàn phá, tróc nóc. Cây cối đổ ngả nghiêng đè xập nhà cửa và xe cộ đậu trên đường, khiến nhiều người mếu máo, khóc than.
Tại vùng Newcastle phía bắc của tiểu bang New South Wales, sau những trận mưa bão lớn đã gây ngập lụt nhiều nơi, làm xập lở cả đường xá cầu cống. Một gia đình sau khi đi tham dự tiệc tiệc sinh nhật, trên đường về nhà, đã bị thiệt mạng 5 người, vì ông chồng quyết định lái chiếc xe 4 x 4 wheel drive chở cả gia đình băng qua khúc đường bị xập lở, lũ lụt. Nước đã cuốn trôi chiếc xe đi theo. Ông chồng tài xế đã ỉ y không lượng được sức mạnh của dòng nước, khiến cho cả gia đình bị toi mạng. Trong xe có 2 vợ chồng, 2 đứa con và 1 đứa cháu.
Truyền hình, báo chí đã tả lại cảnh này.
Theo thông tin của chính phủ Úc, thì riêng vùng Hunter Valley và Newcastle đã có từ 18 đến 22,000 nhà cửa lâm vào cảnh màn trời chiếu nước vào thời điểm đó.
Cách nay khoảng 2 năm, một tàu chở than đá Pasha Bulker đã thả neo ngoài khơi bờ biển Nobby, Newcastle, NSW, nhưng đã bị các cơn mưa bão thổi dạt vào bờ, đang bị mắc cạn trên cát, có nguy cơ bị lật chìm. Các toán cấp cứu đang tìm cách kéo tàu ra khơi, nhưng chưa giải cứu được.
Giáo sư tiến sĩ Peter Fisher của viện giáo dục khoa học Melbourne dự đoán, vùng tam giác St Kilda, Melbourne nếu cứ mưa gió trong tình trạng như thế này, thì các trung tâm giải trí và các shopping vùng St Kilda có thể bị ảnh hưởng và thiệt hại lên đến $300 triệu dollars.
Riêng các vùng bị bão lụt ở Newcastle, các công ty bảo hiểm ước tính sẽ phải chi trả cho 22,000 hộ gia cư và các công xưởng bị nước lụt tàn phá, từ $250 triệu cho đến 1 tỷ dollars để tái thiết.
Với một đức tin vững mạnh của những người theo Thiên Chúa Giáo. Có người cho rằng Chúa đã nhận lời cầu nguyện của người dân Úc rất tích cực và đã đáp trả một cách quá hậu hĩ.
Đối với các nông gia thì mưa nhiều là hiện tượng tốt cho công việc gieo trồng. Những trận mưa đầu mùa đã làm cho các nông gia thêm phấn khởi. Họ chạy nhảy, khi ngoài trời đang mưa tầm tã để reo hò, vui mừng.
Với những lượng nước mưa từ trời đổ xuống, sẽ đem lại cho họ công tác trồng cấy nông nghiệp thuận lợi, trúng mùa và hy vọng vào nguồn lợi thu hoạch thật phong phú. Tài nguyên quốc gia thêm giầu mạnh
Vài tuần nay, các tiểu bang của Úc Châu hầu như tuần nào cũng có mưa vài ngày, đôi lúc có những trận mưa đá vào buổi sáng sớm. Lượng nước mưa hứng được đôi khi lên đến 0.80mm. Nhiều hồ chứa nước lớn, cung cấp nước hàng ngày cho các thành phố, nằm ở trên các khu vực thung lũng giữa những ngọn đồi, đã phải mở cửa đập, xả bớt nước, tránh tình trạng nước over full vỡ đập, cá bơi ra tự do.
Nhiều nông gia cho biết họ cần có những trận mưa lớn như vậy trong vòng 6 tuần lễ liên tiếp, thì nước mới đủ để ngấm sâu xuống những vùng đất khô cằn đã lâu.
Theo ý kiến của họ, thì mỗi tuần, ông trời nên đổ mưa xuống ít nhất là 3 hay 4 trận mưa lớn thì mới đủ.
Được biết Úc Châu hàng năm xuất cảng rất nhiều nông phẩm như: Trái cây, rượu nho, lúa mạch, luá mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm như: Thịt heo, bò, gà, sữa tươi có gía trị và nổi tiếng trên thế giới. Thịt trừu và lông trừu cũng như lúa mì được xuất cảng rất nhiều sang các nước thuộc khối Ả Rập và vùng Trung Đông. Nông phẩm là những thứ, phải cần rất nhiều nước để tưới.
Năm 2000 - 2002 Úc xuất cảng 60 tỷ dollars nông phẩm, năm 2003 - 2005 lương thực xuất cảng bị giảm xuống chỉ còn 40 tỷ dollars vì bị hạn hán.
Tại tiểu bang Nam Úc 2/3 diện tích đất đai là những vùng nông trại bát ngát bao la, các cánh đồng luá mì và nuôi bò, trừu thẳng cánh cò bay. Các vùng thung lũng với những vườn nho, cam, táo, dâu thật hàng hà xa số, nằm dọc theo hai bên dòng sông Murray, nơi cung cấp nguồn nước để tưới cây cho 3 tiểu bang VIC, SA và NSW.
Những nông gia người Việt tại Nam Úc đa số làm nghề trồng rau, hoa quả như: Dưa leo, cà chua, broccolli, zucchini, ớt bự (capsicum)..v.vv..
Nông phẩm, chăn nuôi và quặng mỏ là nguồn lợi chính của nền kinh tế Úc Châu.
Úc Châu còn xuất cảng rất nhiều nguyên liệu như quặng mỏ, sắt, thép, đồng, chì, than đá, đặc biệt là mỏ Uranium mà các nước đang phát triển kỹ nghệ tân tiến phải cần tới.
Thành phố Perth của tiểu bang Tây Úc đã đi tiên phong trong công trình xây cất nhà máy lọc nước biển chuyển sang nước ngọt (Convertible Salt Water), đã và đang sử dụng có hiệu quả tốt, kế đến là tiểu bang NSW. Các tiểu bang Nam Úc và Victoria cũng đang xúc tiến và xây cất các nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, bớt lo âu nạn hạn hán cho chính quyền và dân chúng. Nếu mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, thì chính phủ sẽ thực hiện thêm nhiều nhà máy lọc nước loại này.
Khi hoàn thành các nhà máy lọc nước biển, dân chúng sẽ giảm bớt được phần nào nỗi lo sợ về nạn hạn hán có thể xảy ra.
Nếu hệ thống lọc nước tái sinh (Water Recycle) được dùng để tưới hoa màu cho các nông trại.
Như vậy ông trời chẳng làm vừa lòng hết mọi người được:
Mưa nhiều, nông gia và cỏ cây vui mừng đem lại nguồn sống sinh lực, nhưng bị than vãn vì lụt lội.
Mưa ít, giúp cho có nhiều nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời, tiết giảm chi tiêu lãng phí về điện lực, nhưng lại kêu ca, hạn hán mất mùa. Trời ơi là trời!!!!!
Lạy Trời mưa xuống
Cho nước tôi uống
Cho ruộng tôi cầy
Cho đầy bát cơm
Có rơm đun bếp
Có nếp nấu xôi
Có vôi ăn trầu
Có bầu rượu trắng
Dân chúng Úc Châu cũng chỉ mong nhiều trân mưa, như những người dân miền Bắc Việt Nam thời đói khổ hạn hán khi xưa.
Chính phủ Úc Châu hiện đang khuyến khích dân chúng xử dụng năng lượng điện Mặt Trời "Solar Power system" và Chính phủ đã trợ giúp cho các hộ gia cư, tiền lắp ráp hệ thống năng lượng mặt trời miễn phí và mua lại số điện charge dư từ mặt Trời.
Đồng thời chính phủ cũng tặng tiền cho các xe hơi đang chạy xăng, chuyển sang chạy băng Gas "khí đốt".
Như vậy dân chúng và chính phủ đã tiết kiệm được rất nhiều nguồn lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các nhà máy phát điện, cho vận chuyển và tránh khói độc hại do thán khí xả ra, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều nhà dân bây giờ đã dùng điện thoải mái, không tốn đồng xu teng nào, lại còn được back pay tiền điện nữa. Xe cộ thì chạy Gas đỡ tốn tiền xăng. Mọi người đều dùng Medicare miễn phí. Cựu binh lính QL/VNCVH nhập ngũ trước năm 1973 đều được chấp nhận trở thành cựu chiến binh của quân đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi và được hưởng quí chế như cựu quân nhận Úc khi về hưu. Chắc trên thế giới ít có quốc gia nào được như Úc Đại Lợi.
Chính phủ Úc Châu thật đáng ca ngợi, vì đã chăm lo đời sống xã hội, y tế cho dân chúng một cách thiết thực. Người dân được hưởng rất nhiều quyền lợi về y tế và an sinh xã hội.
Tuy nhiên người dân sẵn sàng đóng thuế cao, gía cả mua bán hàng hóa cao hơn Mỹ, nhưng ngược lại người dân được đãi ngộ hậu hĩ.
Jo. Vĩnh
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/-kq-miet-duoi/buon-vui-miet-duoi
TVQ chuyển