Di Sản Hồ Chí Minh
Mơ đẳng cấp quốc tế nhưng hành động ‘khác người’?
Chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học.
Thế nhưng ở VN, vẫn còn những đại học mà lãnh đạo chưa khuyến khích hoạt động này. Chẳng hạn, đối với nhà khoa học, việc tham dự và trình bày kết quả trong các hội nghị quốc tế hàng năm là rất quan trọng. Vậy mà có đại học lại ra qui định giảng viên không được đi dự hội nghị nước ngoài quá 2 lần/ năm, không có ngoại lệ!
Thoạt nghe, qui định này cũng có lí, nhằm ngăn ngừa những người lợi dụng hội nghị để… đi chơi. Nhưng đi dự hội nghị khoa học cũng có vài tư cách khác nhau: người tham dự, không có trình bày báo cáo; người đi dự có báo cáo; và quan trọng hơn cả là người được mời đến giảng.
Người được mời giảng được xem là một người có đóng góp quan trọng, nên ban tổ chức thường lo tiền vé máy bay cũng như ăn ở. Sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự cho trường đại học họ đại diện, là một cách quảng bá tuyệt vời cho tên tuổi trường. Tuy nhiên, với qui định hạn chế số lần đi dự hội nghị nước ngoài, vinh dự này cũng có thể “tan thành mây khói”.
Ở các đại học phương Tây, có những giáo sư uy tín đi nước ngoài giảng thường xuyên như… “đi chợ”. Trường không cần chi trả cho họ đồng nào mà còn được lợi về danh tiếng. Cứ mỗi cuối năm, trường đại học thường hay “khoe” trong báo cáo về số giảng viên và nhà khoa học của trường được mời đi báo cáo ở nước ngoài.
Còn nếu nói cần ngăn ngừa các trường hợp “đi chơi” thì cũng có nhiều cách khác. Chẳng hạn, ở Viện Garvan của tôi, người ta không hạn chế số lần đi dự hội nghị, miễn là phải có báo cáo được chấp nhận cho trình bày, và phải báo cáo thời gian dự hội nghị, thời gian giải trí để họ trả lương thích hợp.
Nói về mời giảng, tôi liên tưởng đến câu chuyện vị lãnh đạo của một đại học VN phàn nàn tại sao ban tổ chức hội nghị lại gửi giấy mời trực tiếp cho giáo sư của trường. Theo ông, họ phải gửi cho hiệu trưởng, và ban giám hiệu sẽ phân công người đi dự hay đi giảng bài! Có lẽ đây là một tư duy độc đoán còn sót lại thời bao cấp, cái gì cũng phải qua lãnh đạo và nó cho thấy ông ấy không am hiểu “luật chơi” của khoa học quốc tế.
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Một vấn đề khác là công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí, thường khoảng 400 - 1000 USD. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nên rất khuyến khích giảng viên, nhà khoa học và sẵn sàng trả tiền ấn phí.
Tuy nhiên, vẫn có những đại học lớn, thậm chí tầm quốc gia chẳng những chưa xem trọng công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì cũng không trả tiền ấn phí. Lãnh đạo các đại học này suy nghĩ rằng, việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chẳng liên quan gì đến trường!
Theo tôi, đó là một tư duy thiển cận. Công bố quốc tế là một cách đóng góp để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san uy tín, người ta tổ chức ăn mừng và thưởng cá nhân tác giả đến hàng nghìn USD. Ngay như tại TQ, các đại học cũng có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền tuỳ theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí.
Một điểm nữa, ở các đại học phương Tây, người ta khuyến khích (có nhiều nơi qui định) nghiên cứu sinh công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; hoặc nếu không kịp thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Nhưng ở VN, có đại học lại ra qui định nghiên cứu sinh không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định “ngược”, ngay cả đối với phần lớn các đại học VN.
Còn nhiều qui định và những “câu chuyện nho nhỏ” như thế trong thực tế. Bề ngoài, chúng có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng thực tế đó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền và làm cản trở sự hội nhập của đại học VN trên trường quốc tế.
Quan điểm và chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo. Nếu lãnh đạo là nhà khoa học từng làm nghiên cứu, từng biết cái gian nan của công bố quốc tế cũng như ý nghĩa của nó, thì hẳn rất thấm chủ trương của Chính phủ và tạo điều kiện cho giảng viên công bố quốc tế. Nhưng nếu lãnh đạo đại học chưa quen với qui trình đó thì cách hiểu về “đẳng cấp quốc tế” có thể chưa thấu đáo và dẫn đến những qui định khó hiểu.
Có lẽ đã đến lúc phải “thống nhất tư tưởng” về NCKH và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao uy danh của đại học và danh dự VN. Trong bảng xếp hạng đại học của nhóm QS, nghiên cứu khoa học chiếm 60% điểm xếp hạng. Sự thật đơn giản này cho thấy nếu đại học VN muốn có tên trong bảng xếp hạng “Top 500” hay “Top 200” thì phải nâng cao NCKH và chất lượng công bố quốc tế. Ngay cả những đại học chưa có mộng có tên trong QS (hay bất cứ bảng xếp hạng nào) vẫn phải xem công bố quốc tế là quan trọng, vì nghĩa vụ đóng góp vào khoa học VN.
NCKH bắt đầu từ con người, cụ thể là giảng viên và nhà khoa học. Do đó cần phải khuyến khích (bằng tiền thưởng hay các hình thức sự nghiệp khác) và ghi nhận xứng đáng các nhà khoa học có công trình công bố quốc tế.
Nguyễn Văn Tuấn
Trường Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: NUS |
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học.
Thế nhưng ở VN, vẫn còn những đại học mà lãnh đạo chưa khuyến khích hoạt động này. Chẳng hạn, đối với nhà khoa học, việc tham dự và trình bày kết quả trong các hội nghị quốc tế hàng năm là rất quan trọng. Vậy mà có đại học lại ra qui định giảng viên không được đi dự hội nghị nước ngoài quá 2 lần/ năm, không có ngoại lệ!
Thoạt nghe, qui định này cũng có lí, nhằm ngăn ngừa những người lợi dụng hội nghị để… đi chơi. Nhưng đi dự hội nghị khoa học cũng có vài tư cách khác nhau: người tham dự, không có trình bày báo cáo; người đi dự có báo cáo; và quan trọng hơn cả là người được mời đến giảng.
Người được mời giảng được xem là một người có đóng góp quan trọng, nên ban tổ chức thường lo tiền vé máy bay cũng như ăn ở. Sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự cho trường đại học họ đại diện, là một cách quảng bá tuyệt vời cho tên tuổi trường. Tuy nhiên, với qui định hạn chế số lần đi dự hội nghị nước ngoài, vinh dự này cũng có thể “tan thành mây khói”.
Ở các đại học phương Tây, có những giáo sư uy tín đi nước ngoài giảng thường xuyên như… “đi chợ”. Trường không cần chi trả cho họ đồng nào mà còn được lợi về danh tiếng. Cứ mỗi cuối năm, trường đại học thường hay “khoe” trong báo cáo về số giảng viên và nhà khoa học của trường được mời đi báo cáo ở nước ngoài.
Còn nếu nói cần ngăn ngừa các trường hợp “đi chơi” thì cũng có nhiều cách khác. Chẳng hạn, ở Viện Garvan của tôi, người ta không hạn chế số lần đi dự hội nghị, miễn là phải có báo cáo được chấp nhận cho trình bày, và phải báo cáo thời gian dự hội nghị, thời gian giải trí để họ trả lương thích hợp.
Nói về mời giảng, tôi liên tưởng đến câu chuyện vị lãnh đạo của một đại học VN phàn nàn tại sao ban tổ chức hội nghị lại gửi giấy mời trực tiếp cho giáo sư của trường. Theo ông, họ phải gửi cho hiệu trưởng, và ban giám hiệu sẽ phân công người đi dự hay đi giảng bài! Có lẽ đây là một tư duy độc đoán còn sót lại thời bao cấp, cái gì cũng phải qua lãnh đạo và nó cho thấy ông ấy không am hiểu “luật chơi” của khoa học quốc tế.
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Một vấn đề khác là công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí, thường khoảng 400 - 1000 USD. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nên rất khuyến khích giảng viên, nhà khoa học và sẵn sàng trả tiền ấn phí.
Tuy nhiên, vẫn có những đại học lớn, thậm chí tầm quốc gia chẳng những chưa xem trọng công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì cũng không trả tiền ấn phí. Lãnh đạo các đại học này suy nghĩ rằng, việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chẳng liên quan gì đến trường!
Theo tôi, đó là một tư duy thiển cận. Công bố quốc tế là một cách đóng góp để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san uy tín, người ta tổ chức ăn mừng và thưởng cá nhân tác giả đến hàng nghìn USD. Ngay như tại TQ, các đại học cũng có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền tuỳ theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí.
Một điểm nữa, ở các đại học phương Tây, người ta khuyến khích (có nhiều nơi qui định) nghiên cứu sinh công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; hoặc nếu không kịp thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Nhưng ở VN, có đại học lại ra qui định nghiên cứu sinh không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định “ngược”, ngay cả đối với phần lớn các đại học VN.
Còn nhiều qui định và những “câu chuyện nho nhỏ” như thế trong thực tế. Bề ngoài, chúng có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng thực tế đó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền và làm cản trở sự hội nhập của đại học VN trên trường quốc tế.
Quan điểm và chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo. Nếu lãnh đạo là nhà khoa học từng làm nghiên cứu, từng biết cái gian nan của công bố quốc tế cũng như ý nghĩa của nó, thì hẳn rất thấm chủ trương của Chính phủ và tạo điều kiện cho giảng viên công bố quốc tế. Nhưng nếu lãnh đạo đại học chưa quen với qui trình đó thì cách hiểu về “đẳng cấp quốc tế” có thể chưa thấu đáo và dẫn đến những qui định khó hiểu.
Có lẽ đã đến lúc phải “thống nhất tư tưởng” về NCKH và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao uy danh của đại học và danh dự VN. Trong bảng xếp hạng đại học của nhóm QS, nghiên cứu khoa học chiếm 60% điểm xếp hạng. Sự thật đơn giản này cho thấy nếu đại học VN muốn có tên trong bảng xếp hạng “Top 500” hay “Top 200” thì phải nâng cao NCKH và chất lượng công bố quốc tế. Ngay cả những đại học chưa có mộng có tên trong QS (hay bất cứ bảng xếp hạng nào) vẫn phải xem công bố quốc tế là quan trọng, vì nghĩa vụ đóng góp vào khoa học VN.
NCKH bắt đầu từ con người, cụ thể là giảng viên và nhà khoa học. Do đó cần phải khuyến khích (bằng tiền thưởng hay các hình thức sự nghiệp khác) và ghi nhận xứng đáng các nhà khoa học có công trình công bố quốc tế.
Nguyễn Văn Tuấn
( Tuần Việt Nam )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Mơ đẳng cấp quốc tế nhưng hành động ‘khác người’?
Chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo
Trường Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: NUS |
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học.
Thế nhưng ở VN, vẫn còn những đại học mà lãnh đạo chưa khuyến khích hoạt động này. Chẳng hạn, đối với nhà khoa học, việc tham dự và trình bày kết quả trong các hội nghị quốc tế hàng năm là rất quan trọng. Vậy mà có đại học lại ra qui định giảng viên không được đi dự hội nghị nước ngoài quá 2 lần/ năm, không có ngoại lệ!
Thoạt nghe, qui định này cũng có lí, nhằm ngăn ngừa những người lợi dụng hội nghị để… đi chơi. Nhưng đi dự hội nghị khoa học cũng có vài tư cách khác nhau: người tham dự, không có trình bày báo cáo; người đi dự có báo cáo; và quan trọng hơn cả là người được mời đến giảng.
Người được mời giảng được xem là một người có đóng góp quan trọng, nên ban tổ chức thường lo tiền vé máy bay cũng như ăn ở. Sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự cho trường đại học họ đại diện, là một cách quảng bá tuyệt vời cho tên tuổi trường. Tuy nhiên, với qui định hạn chế số lần đi dự hội nghị nước ngoài, vinh dự này cũng có thể “tan thành mây khói”.
Ở các đại học phương Tây, có những giáo sư uy tín đi nước ngoài giảng thường xuyên như… “đi chợ”. Trường không cần chi trả cho họ đồng nào mà còn được lợi về danh tiếng. Cứ mỗi cuối năm, trường đại học thường hay “khoe” trong báo cáo về số giảng viên và nhà khoa học của trường được mời đi báo cáo ở nước ngoài.
Còn nếu nói cần ngăn ngừa các trường hợp “đi chơi” thì cũng có nhiều cách khác. Chẳng hạn, ở Viện Garvan của tôi, người ta không hạn chế số lần đi dự hội nghị, miễn là phải có báo cáo được chấp nhận cho trình bày, và phải báo cáo thời gian dự hội nghị, thời gian giải trí để họ trả lương thích hợp.
Nói về mời giảng, tôi liên tưởng đến câu chuyện vị lãnh đạo của một đại học VN phàn nàn tại sao ban tổ chức hội nghị lại gửi giấy mời trực tiếp cho giáo sư của trường. Theo ông, họ phải gửi cho hiệu trưởng, và ban giám hiệu sẽ phân công người đi dự hay đi giảng bài! Có lẽ đây là một tư duy độc đoán còn sót lại thời bao cấp, cái gì cũng phải qua lãnh đạo và nó cho thấy ông ấy không am hiểu “luật chơi” của khoa học quốc tế.
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Một vấn đề khác là công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí, thường khoảng 400 - 1000 USD. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nên rất khuyến khích giảng viên, nhà khoa học và sẵn sàng trả tiền ấn phí.
Tuy nhiên, vẫn có những đại học lớn, thậm chí tầm quốc gia chẳng những chưa xem trọng công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì cũng không trả tiền ấn phí. Lãnh đạo các đại học này suy nghĩ rằng, việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chẳng liên quan gì đến trường!
Theo tôi, đó là một tư duy thiển cận. Công bố quốc tế là một cách đóng góp để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san uy tín, người ta tổ chức ăn mừng và thưởng cá nhân tác giả đến hàng nghìn USD. Ngay như tại TQ, các đại học cũng có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền tuỳ theo hệ số ảnh hưởng của tạp chí.
Một điểm nữa, ở các đại học phương Tây, người ta khuyến khích (có nhiều nơi qui định) nghiên cứu sinh công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; hoặc nếu không kịp thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Nhưng ở VN, có đại học lại ra qui định nghiên cứu sinh không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định “ngược”, ngay cả đối với phần lớn các đại học VN.
Còn nhiều qui định và những “câu chuyện nho nhỏ” như thế trong thực tế. Bề ngoài, chúng có vẻ rất nhỏ nhặt, nhưng thực tế đó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền và làm cản trở sự hội nhập của đại học VN trên trường quốc tế.
Quan điểm và chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo. Nếu lãnh đạo là nhà khoa học từng làm nghiên cứu, từng biết cái gian nan của công bố quốc tế cũng như ý nghĩa của nó, thì hẳn rất thấm chủ trương của Chính phủ và tạo điều kiện cho giảng viên công bố quốc tế. Nhưng nếu lãnh đạo đại học chưa quen với qui trình đó thì cách hiểu về “đẳng cấp quốc tế” có thể chưa thấu đáo và dẫn đến những qui định khó hiểu.
Có lẽ đã đến lúc phải “thống nhất tư tưởng” về NCKH và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao uy danh của đại học và danh dự VN. Trong bảng xếp hạng đại học của nhóm QS, nghiên cứu khoa học chiếm 60% điểm xếp hạng. Sự thật đơn giản này cho thấy nếu đại học VN muốn có tên trong bảng xếp hạng “Top 500” hay “Top 200” thì phải nâng cao NCKH và chất lượng công bố quốc tế. Ngay cả những đại học chưa có mộng có tên trong QS (hay bất cứ bảng xếp hạng nào) vẫn phải xem công bố quốc tế là quan trọng, vì nghĩa vụ đóng góp vào khoa học VN.
NCKH bắt đầu từ con người, cụ thể là giảng viên và nhà khoa học. Do đó cần phải khuyến khích (bằng tiền thưởng hay các hình thức sự nghiệp khác) và ghi nhận xứng đáng các nhà khoa học có công trình công bố quốc tế.
Nguyễn Văn Tuấn
( Tuần Việt Nam )