Thân Hữu Tiếp Tay...
Mồm mép của Cộng sản_ Hà Phương
( HNPD ) Đọc qua bài dưới đây của Báo ĐàNẵng online để nhận diện một lần nữa "mồm mép của csVN qua từng giai đọan lịch sử". Từ công hàm 58 của Phạm văn Đồng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH là thuộc chủ quyền của Trung cộng trong hải phận 12 hải lý, đến sau 30/4/75 đã miệt thị VNCH là "ngụy quân, nguỵ quyền, là bù nhìn, tay sai, bán nước...Và nay, theo bài việt đó, thì Ban Tuyên Giáo Việt Cộng lại đôn đáo đi sưu tầm chứng tích, tài liệu thật để xác minh Hoàng Sa,Trường Sa là của VN, trong đó đã nghiêm chỉnh công nhận và tuyên danh Việt Nam Cộng Hoà là "CHÍNH QUYỀN VNCH" và trên 350 trang tài liệu lưu trử ở đó là vô cùng quí giá, trung thực, mang tính kế truyền họp hiến, hợp pháp về Tinh thần yêu nước, Tính Độc lập Dân Tộc, Soạn thảo kế hoạch, Óc tổ chức Chiến lược, Chiến thuật,và dũng khi bất khuất trước quân xâm lược bất kể từ đâu đến để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc Gia, cái đã được phát đi từ Quân Dân Cán Chính VNCH.
Liệu csVN đã đến lúc phải thật sự công nhận quá trình "một giai đoạn lịch sử" của nước VNCH từ 1954 - 1975 là đã đi đúng truyền thống yêu nước, gìn giữ và bảo vệ tính năng NHÂN, NGHĨA, TRÍ, TÍN, DŨNG của Dân Tộc?
Hà Phương
( HNPĐ )
T.Post
Bài Liên Quan
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
“Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)”
Cập nhật lúc 07:44, Thứ Năm, 20/12/2012 (GMT+7)
Ngày 17-12-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng thành lập Hội đồng và tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954 – 1975)”, do Thạc sĩ Võ Công Trí làm chủ nhiệm đề tài.
|
Hội đồng nghiệm thu. Ảnh: P.V |
Xuất phát từ nhu cầu sưu tập tư liệu phục vụ cho việc phát huy truyền thống yêu quê hương, biển đảo; đồng thời để giúp các cơ quan hữu trách trong việc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (nay là huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng), từ năm 2010, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng được giao là cơ quan chủ quản triển khai đề tài quan trọng này. Sau hai năm làm việc nghiêm túc với tinh thần khoa học, các báo cáo kết quả và tài liệu liên quan đến công trình đã hoàn thành.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một đề tài khoa học nghiên cứu về Hoàng Sa từ các nguồn tư liệu lưu trữ của chính quyền Trung ương của Việt Nam Cộng hòa được triển khai. Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiếp cận, nghiên cứu hàng chục ngàn trang tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, và đã chọn đọc 209 hồ sơ, với hơn 1.028 trang tư liệu (chọn lọc) được lưu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia. Từ đó hệ thống hóa những tư liệu quan trọng, chính yếu về Hoàng Sa theo những chủ đề riêng (chủ quyền, quân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học...), gồm: 521 trang tư liệu gốc, 30 ảnh tư liệu và 2 bản đồ. Tất cả các tư liệu được công bố trong đề tài này đều là những văn bản gốc, độc bản, có giá trị đặc biệt về lịch sử. Do vậy, mỗi tư liệu khảo sát được xem như là một hiện vật lịch sử, làm cơ sở, chứng cứ cho việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả các tư liệu trên đã phản ánh một cách chân thực, vững chắc, liên tục hoạt động quản lý địa giới hành chính, ấn định lãnh hải, phương diện ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương học, điều phái viên quản lý hành chính, canh phòng các đảo, tình hình tiếp viện lương thực, điều kiện đời sống của binh lính, nhân viên trên quần đảo Hoàng Sa từ năm 1954 đến năm 1975.
Kết quả nghiệm thu Đề tài được tất cả các thành viên Hội đồng gồm những nhà khoa học, nghiên cứu, hoạt động văn hóa thống nhất xếp loại Xuất sắc.
Mồm mép của Cộng sản_ Hà Phương
( HNPD ) Đọc qua bài dưới đây của Báo ĐàNẵng online để nhận diện một lần nữa "mồm mép của csVN qua từng giai đọan lịch sử". Từ công hàm 58 của Phạm văn Đồng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH là thuộc chủ quyền của Trung cộng trong hải phận 12 hải lý, đến sau 30/4/75 đã miệt thị VNCH là "ngụy quân, nguỵ quyền, là bù nhìn, tay sai, bán nước...Và nay, theo bài việt đó, thì Ban Tuyên Giáo Việt Cộng lại đôn đáo đi sưu tầm chứng tích, tài liệu thật để xác minh Hoàng Sa,Trường Sa là của VN, trong đó đã nghiêm chỉnh công nhận và tuyên danh Việt Nam Cộng Hoà là "CHÍNH QUYỀN VNCH" và trên 350 trang tài liệu lưu trử ở đó là vô cùng quí giá, trung thực, mang tính kế truyền họp hiến, hợp pháp về Tinh thần yêu nước, Tính Độc lập Dân Tộc, Soạn thảo kế hoạch, Óc tổ chức Chiến lược, Chiến thuật,và dũng khi bất khuất trước quân xâm lược bất kể từ đâu đến để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc Gia, cái đã được phát đi từ Quân Dân Cán Chính VNCH.
Liệu csVN đã đến lúc phải thật sự công nhận quá trình "một giai đoạn lịch sử" của nước VNCH từ 1954 - 1975 là đã đi đúng truyền thống yêu nước, gìn giữ và bảo vệ tính năng NHÂN, NGHĨA, TRÍ, TÍN, DŨNG của Dân Tộc?
Hà Phương
( HNPĐ )
T.Post
Bài Liên Quan
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
“Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975)”
Cập nhật lúc 07:44, Thứ Năm, 20/12/2012 (GMT+7)
Ngày 17-12-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng thành lập Hội đồng và tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954 – 1975)”, do Thạc sĩ Võ Công Trí làm chủ nhiệm đề tài.
|
Hội đồng nghiệm thu. Ảnh: P.V |
Xuất phát từ nhu cầu sưu tập tư liệu phục vụ cho việc phát huy truyền thống yêu quê hương, biển đảo; đồng thời để giúp các cơ quan hữu trách trong việc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (nay là huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng), từ năm 2010, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng được giao là cơ quan chủ quản triển khai đề tài quan trọng này. Sau hai năm làm việc nghiêm túc với tinh thần khoa học, các báo cáo kết quả và tài liệu liên quan đến công trình đã hoàn thành.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một đề tài khoa học nghiên cứu về Hoàng Sa từ các nguồn tư liệu lưu trữ của chính quyền Trung ương của Việt Nam Cộng hòa được triển khai. Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiếp cận, nghiên cứu hàng chục ngàn trang tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, và đã chọn đọc 209 hồ sơ, với hơn 1.028 trang tư liệu (chọn lọc) được lưu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia. Từ đó hệ thống hóa những tư liệu quan trọng, chính yếu về Hoàng Sa theo những chủ đề riêng (chủ quyền, quân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học...), gồm: 521 trang tư liệu gốc, 30 ảnh tư liệu và 2 bản đồ. Tất cả các tư liệu được công bố trong đề tài này đều là những văn bản gốc, độc bản, có giá trị đặc biệt về lịch sử. Do vậy, mỗi tư liệu khảo sát được xem như là một hiện vật lịch sử, làm cơ sở, chứng cứ cho việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, khẳng định tính liên tục về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả các tư liệu trên đã phản ánh một cách chân thực, vững chắc, liên tục hoạt động quản lý địa giới hành chính, ấn định lãnh hải, phương diện ngư nghiệp, nghiên cứu hải dương học, điều phái viên quản lý hành chính, canh phòng các đảo, tình hình tiếp viện lương thực, điều kiện đời sống của binh lính, nhân viên trên quần đảo Hoàng Sa từ năm 1954 đến năm 1975.
Kết quả nghiệm thu Đề tài được tất cả các thành viên Hội đồng gồm những nhà khoa học, nghiên cứu, hoạt động văn hóa thống nhất xếp loại Xuất sắc.