Thân Hữu Tiếp Tay...
Món “kê cân” ở Tiên Lãng.
Trong Tam Quốc có chuyện Dương Tu, một quan văn dưới trướng của Tào Tháo, là người có tài, nhiều lần khiến Tào Tháo ngậm bồ hòn làm ngọt bằng những xử lý tình huống rất thông minh của mình.
Một lần đi thăm vườn cảnh của phủ mới được xây, Tào Tháo viết lên cổng chữ “hoạt”. Dương Tu trông thấy, bèn sai thợ phá cái cổng để làm hẹp lại.
Tháo hỏi thì Dương Tu nói là làm theo lệnh Tháo. Ông chỉ ra chữ mà Tào Tháo viết có thể hiểu ra là “rộng quá” nên cho phá đi làm lại.
Lần khác Tào Tháo được tặng một hộp bánh, ăn thử một miếng rồi đề chữ “ngon” lên nắp hộp. Dương Tu nhìn thấy đem cho gia nhân ăn hết. Khi Tào Tháo hỏi, thì Tu giải thích theo lối chiết tự chữ Hán rằng chính chữ “ngon” viết kiểu đó có thể hiểu là “mỗi người một miếng”.
Từ đó Tào Tháo đâm ghét Dương Tu vì y không thích ai hiểu mình đang nghĩ gì.
Có lần Tào Tháo đem quân chặn Lưu Bị, nhưng đánh toàn thua. Thời gian khá lâu mà không thay đổi được tình thế. Tiến quân bị Mã Siêu chống cự. Muốn lui, lại sợ người Thục chê cười, trong bụng dùng dằng chưa quyết.
Hôm đó, nhà bếp dâng bát canh, Tháo nhìn trong bát có cái gân gà, sực nhớ chuyện mình lại ngán cả ruột.
Giữa lúc đó, Hạ Hầu Đôn vào trướng, bẩm hỏi khẩu lệnh ban đêm. Tháo buột miệng nói ngay: “Kê cân” (gân gà). Đôn truyền lệnh cho quan quân nhận khẩu lệnh đêm ấy là “kê cân”.
Dương Tu thấy truyền hai chữ “kê cân” liền cho quân mình thu xếp hành trang để quay về. Đôn giật mình cho gọi Dương Tu đến trướng hỏi.
Tu đáp: Cứ xem hai chữ khẩu lệnh thì Ngụy Vương mấy bữa nữa cũng về thôi! “Kê cân” nghĩa là gân gà, gân gà, ăn không có vị gì, mà bỏ thì tiếc. Nay tiến lên đánh không được, lui về thì lại sợ người cười, ở mãi cũng vô ích, chi bằng về cho xong.
Tào Tháo nghe tin, tức giận vì có người hiểu tim đen của mình, lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân nên đem ra chém đầu.
Hải Phòng đang xử vụ án anh Đoàn Văn Vươn. Nghe nói chiều qua đang xử, bỗng tòa dừng vì những người bị hại là các chiến sỹ công an bị thương lại xin thông cảm cho anh Đoàn Văn Vươn và miễn yêu cầu đòi các bị cáo bồi thường..
Tình thế vụ án này giống như “kê cân” của Tào Tháo, tiến thoái lưỡng nan. Tha bổng, xử nhẹ hay xử nặng đều khó nghĩ.
Không phạt nặng mấy anh em Đoàn Văn Vươn bắn súng hoa cải vào chính quyền thì sợ dân nơi khác noi theo làm loạn.
Tha bổng thì xấu hổ như Tào Tháo lui quân. Đã bắt thì nhất định phải có tội.
Phạt nặng cũng không được, vì chính quyền huyện Tiên Lãng cưỡng chế sai luật, Thủ tướng phải thừa nhận. Sai của chính quyền địa phương kéo theo việc làm sai của anh em Đoàn Văn Vươn.
Nếu phạt tù anh Đoàn Văn Vươn 12 năm thì cũng phải phạt những kẻ lạm dụng quyền lực để chiếm đất với số năm cao hơn vì chính họ tạo ra thế “kê cân” – gân gà khó nuốt này cho chính quyền trung ương.
Khổ nỗi chính quyền Hải Phòng không tìm ra Dương Tu để chém đầu như Tào Tháo cho thỏa cơn giận và làm yên lòng ba quân.
Nhát cắt định chế không rõ ràng, luật lệ không chặt, nhất là quyền sử dụng đất, thực thi pháp luật không công bằng…thì chuyện “gân gà Tiên Lãng” sẽ còn nữa.
HM. 3-4-2013
Blog Hiệu Minh
Món “kê cân” ở Tiên Lãng.
Trong Tam Quốc có chuyện Dương Tu, một quan văn dưới trướng của Tào Tháo, là người có tài, nhiều lần khiến Tào Tháo ngậm bồ hòn làm ngọt bằng những xử lý tình huống rất thông minh của mình.
Một lần đi thăm vườn cảnh của phủ mới được xây, Tào Tháo viết lên cổng chữ “hoạt”. Dương Tu trông thấy, bèn sai thợ phá cái cổng để làm hẹp lại.
Tháo hỏi thì Dương Tu nói là làm theo lệnh Tháo. Ông chỉ ra chữ mà Tào Tháo viết có thể hiểu ra là “rộng quá” nên cho phá đi làm lại.
Lần khác Tào Tháo được tặng một hộp bánh, ăn thử một miếng rồi đề chữ “ngon” lên nắp hộp. Dương Tu nhìn thấy đem cho gia nhân ăn hết. Khi Tào Tháo hỏi, thì Tu giải thích theo lối chiết tự chữ Hán rằng chính chữ “ngon” viết kiểu đó có thể hiểu là “mỗi người một miếng”.
Từ đó Tào Tháo đâm ghét Dương Tu vì y không thích ai hiểu mình đang nghĩ gì.
Có lần Tào Tháo đem quân chặn Lưu Bị, nhưng đánh toàn thua. Thời gian khá lâu mà không thay đổi được tình thế. Tiến quân bị Mã Siêu chống cự. Muốn lui, lại sợ người Thục chê cười, trong bụng dùng dằng chưa quyết.
Hôm đó, nhà bếp dâng bát canh, Tháo nhìn trong bát có cái gân gà, sực nhớ chuyện mình lại ngán cả ruột.
Giữa lúc đó, Hạ Hầu Đôn vào trướng, bẩm hỏi khẩu lệnh ban đêm. Tháo buột miệng nói ngay: “Kê cân” (gân gà). Đôn truyền lệnh cho quan quân nhận khẩu lệnh đêm ấy là “kê cân”.
Dương Tu thấy truyền hai chữ “kê cân” liền cho quân mình thu xếp hành trang để quay về. Đôn giật mình cho gọi Dương Tu đến trướng hỏi.
Tu đáp: Cứ xem hai chữ khẩu lệnh thì Ngụy Vương mấy bữa nữa cũng về thôi! “Kê cân” nghĩa là gân gà, gân gà, ăn không có vị gì, mà bỏ thì tiếc. Nay tiến lên đánh không được, lui về thì lại sợ người cười, ở mãi cũng vô ích, chi bằng về cho xong.
Tào Tháo nghe tin, tức giận vì có người hiểu tim đen của mình, lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân nên đem ra chém đầu.
Hải Phòng đang xử vụ án anh Đoàn Văn Vươn. Nghe nói chiều qua đang xử, bỗng tòa dừng vì những người bị hại là các chiến sỹ công an bị thương lại xin thông cảm cho anh Đoàn Văn Vươn và miễn yêu cầu đòi các bị cáo bồi thường..
Tình thế vụ án này giống như “kê cân” của Tào Tháo, tiến thoái lưỡng nan. Tha bổng, xử nhẹ hay xử nặng đều khó nghĩ.
Không phạt nặng mấy anh em Đoàn Văn Vươn bắn súng hoa cải vào chính quyền thì sợ dân nơi khác noi theo làm loạn.
Tha bổng thì xấu hổ như Tào Tháo lui quân. Đã bắt thì nhất định phải có tội.
Phạt nặng cũng không được, vì chính quyền huyện Tiên Lãng cưỡng chế sai luật, Thủ tướng phải thừa nhận. Sai của chính quyền địa phương kéo theo việc làm sai của anh em Đoàn Văn Vươn.
Nếu phạt tù anh Đoàn Văn Vươn 12 năm thì cũng phải phạt những kẻ lạm dụng quyền lực để chiếm đất với số năm cao hơn vì chính họ tạo ra thế “kê cân” – gân gà khó nuốt này cho chính quyền trung ương.
Khổ nỗi chính quyền Hải Phòng không tìm ra Dương Tu để chém đầu như Tào Tháo cho thỏa cơn giận và làm yên lòng ba quân.
Nhát cắt định chế không rõ ràng, luật lệ không chặt, nhất là quyền sử dụng đất, thực thi pháp luật không công bằng…thì chuyện “gân gà Tiên Lãng” sẽ còn nữa.
HM. 3-4-2013
Blog Hiệu Minh