Đoạn Đường Chiến Binh
Một Thời Khói Lửa - Trần Khải
ôi bắt đầu có chớm suy nghĩ về cuộc chiến vào năm Đệ Ngũ, khi còn ngồi học ở Trường Trung Học Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn. Bây giờ hình như trường đổi tên là Trường Đồ Chiểu, hay Trường Nguyễn Đình Chiểu
Đã hơn ba thập niên từ ngày Cuộc Chiến Việt Nam kết thúc. Thời gian 32 năm là trung bình nửa đời người, nhưng rất nhiều Chiến binh một thời ra trận đó đã không sống đủ tới thời lượng này. Chết trẻ là số phận của rất nhiều Thanh niên Việt, những người một thời ra trận, một thời liều thân, một thời gãy súng và một thời nhìn lại. Và bây giờ, may mắn cho những người còn nửa phần sau cuộc đời để hồi tưởng.
Tôi bắt đầu có chớm suy nghĩ về cuộc chiến vào năm Đệ Ngũ, khi còn ngồi học ở Trường Trung Học Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn. Bây giờ hình như trường đổi tên là Trường Đồ Chiểu, hay Trường Nguyễn Đình Chiểu. Lớp Đệ Ngũ là cách gọi ngày xưa, nghe hệt như kiểu Tàu, với đủ thứ cách dùng chữ Hán - Việt thời đó. Bây giờ gọi là Lớp 8, nằm trong hệ Trung học 12 năm.
Trong lớp lúc đó, khoảng giữa thập niên 1960s, tuổi thơ hầu hết không biết gì về chiến cuộc. Đó là những cái gì rất xa, ngoài cổng trường. Ngay cả các biến động như chuyện Đảo chánh, thì chỉ là chuyện rất thỉnh thoảng mới nghe, mà nghe như chuyện người khác. Hay chuyện biểu tình thì nghe thường hơn, vì có khi bị các anh Sinh viên xách động biểu tình; tôi nhớ lúc đó, có những lúc trường bãi khóa, đóng cửa, học trò ra về thì tôi và tên bạn nhóc tì về tham dự các cuộc biểu tình gần Chùa Xá Lợi, nghĩa là đạp xe đạp về gần nhà, gửi xe ở nhà tên bạn nơi đường rầy xe lửa, rồi mới theo biểu tình vì ham vui, vì nhóc tì mà biết gì. Thời đó còn có chuyện Sinh viên Học sinh tự do biểu tình mà không sợ bị Cảnh sát bắt, không sợ bị đuổi học.
Trong lớp Đệ Ngũ có một nhóm mấy bạn thuộc loại to con lớn xác, ưa ngồi chung một băng ghế phía sau. Nhóm khoảng 5 bạn này to con có lẽ vì lớn hơn trung bình lứa của chúng tôi một hay hai tuổi. Các bạn này lại ở chung trong một xóm Đạo đường Trương Minh Giảng, sau đổi tên là đường Trương Minh Ký. Nghĩa là nguyên băng, nhóm bạn này là Bắc Kỳ di cư. Không phải nhắc chuyện địa phương là kỳ thị gì, nhưng vì lúc đó người Bắc di cư (Tất nhiên là di cư 1954, không phải Bắc Kỳ 1975) thường tìm cách sống gần nhau, đặc biệt nếu theo cùng đạo Công Giáo. Chuyện tự nhiên, vì họ cũng chia sẻ những thói quen như nhau. Sau đó mới có những xóm gần như thuần Bắc Kỳ như xóm Vườn Xoài, Xóm Nhà Thờ Ba Chuông, vân vân… mà những khi tôi đạp xe đạp xuyên qua các xóm này để chạy đường hẽm, lối tắt sang khu Hòa Hưng ở đường Nguyễn Thông và Lê Văn Duyệt (Sau có tên Cách Mạng Tháng 8) thì nghe nói chuyện râm ran quanh mình toàn là giọng Bắc. Với một tên học trò như tôi thì thấy giọng Bắc là tự nhiên, vì giọng mình cũng là lai lai rồi - ba tôi Hà Tĩnh, mẹ Nha Trang, sinh tôi ở Sài Gòn. Nhưng khi những giọng Bắc này trở thành ký ức, và bây giờ nhớ lại thì lại trở thành những âm vang khó tìm. Thực sự, giọng Bắc Kỳ 1975 nghe không giống gì như giọng Bắc xưa. Không phải tôi có ý kỳ thị gì chuyện giọng nói 75 hay 54, mà thực sự các giọng khác nhau nhiều lắm.
Một hôm, nhóm bạn ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ đó biến mất. Người ta không thấy các bạn này nữa. Tôi cũng không nghe thầy cô nào nói về các bạn đó, một cách công khai trong lớp, dù rằng hiện tượng bỗng nhiên biến mất vài tên học trò đâu có phải là chuyện thường. Tôi chỉ nghe tên bạn cùng lớp, nhưng cùng xóm Vườn Xoài với mấy bạn kia, nói rằng các bạn đó đi lính Nhảy Toán, với giấy tờ khai tăng tuổi. Khoảng đó là vài năm sau khi ông Diệm sụp đổ, cuộc chiến căng thẳng hơn, nhưng chưa tới dữ dội bùng nổ như thời 1968 Mậu Thân sau này. Đó là lần đầu tiên tôi nghe chữ Nhảy Toán. Tên bạn nhóc tì đó có lần lại nói chữ khác về nhóm bạn này, đó là lính Nhảy Bắc. Lúc đó tôi mới hiểu sơ sơ về công việc mà các bạn kia lựa chọn. Những tên học trò Đệ Ngũ to con, nói giọng thuần Bắc Kỳ, một hôm lên đường nhảy ra Miền Bắc.
Nhưng chính xác, sau này đọc, tôi mới được đọc danh xưng chính thức như Biệt Cách Dù, hay Biệt Cách Nhảy Dù, hay Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ, và nhiều chữ khác. Những danh xưng chỉ cho các đơn vị khác nhau, nhưng đều là cảm tử quân nhảy vào sau phòng tuyến địch.
Vài năm sau chuyện đó, tôi được nghe kể các bạn ngồi hàng ghế sau đó đã cùng tới nhà vài vị thầy cô để chào từ giã trước khi rời trường để vào lính Nhảy Bắc. Trong những thầy cô trường Trần Lục được các bạn này tới từ giã, tôi nghe có cô Oanh dạy Việt Văn và thầy Giáp dạy Lý Hóa, một cặp vợ chồng cùng dạy trong trường và được học trò ưa chuộng. Cả hai thầy cô cũng là Bắc Kỳ 1954, nhưng cư ngụ ở ngoài các xóm quần cư nói trên.
Từ đó về sau, tôi không nghe tin gì về các bạn đó nữa. Và trí nhớ cũng nhạt dần, với quá nhiều chuyện để lo trong đời. Những bạn đó chỉ là vài giọt trong một đại dương đầy đau khổ của cõi này.
Năm ngoái, tôi lại chợt nhớ tới các bạn lớp Đệ Ngũ này, khi nghe Đài RFA. Bài tường thuật nhan đề "Sự bất công với một đạo quân, 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến" loan đi ngày 30-4-2006, do phóng viên Việt Long, kể về một hội nghị do Trung Tâm Việt Nam của Đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock, Texas hồi cuối tháng 3-2006 với "Các Chuyên gia, Sử gia và nhân chứng người Mỹ người Việt…"
Trong đó, bản tin viết, "Sử gia tiến sĩ James Willbank, nguyên là một Sĩ quan cố vấn Mỹ ở mặt trận An Lộc, nói về các đơn vị Việt Nam Cộng hoà chiến đấu ở nơi này.
"Ông nói rằng giữa những đổ nát hoang tàn ở chiến trường An Lộc, người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. Trận An Lộc là dịp tốt nhất để nhận định về sức chiến đấu của một binh đội trong những tình huống ác liệt nhất của chiến tranh.
Các đơn vị VNCH có những mức độ thiện chiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều hoàn thành nhiệm vụ. Ông đặc biệt ca ngợi Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vô cùng dũng cảm, đã đánh suốt một đêm để tái chiếm hơn nửa Thành phố bị địch chiếm giữ, chịu tổn thất cao, nhưng không bỏ sót một tử sĩ nào mà không chôn cất. Lữ đoàn Nhảy dù đặc nhiệm tham chiến ở nơi này tỏ ra thiện chiến ở mức tuyệt đỉnh. Họ gồm toàn những chiến binh từng được huấn luyện kỹ càng, dạn dày chiến trận, dũng cảm xông pha giữa một chiến trường mà đối phương hơn hẳn về hoả lực và quân số…" (hết trích)
Và rồi tuần này, lại có dịp nhớ tới các bạn năm xưa, khi cầm cuốn tuyển tập Đời Chiến Binh của Biệt Cách Dù. Bùi ngùi, thương cảm. Một trí nhớ cũng đầy sương mù rồi.
Tôi không phải Sử gia, không phải Tiến sĩ, và thời đó cũng chỉ là một cậu bé chưa đủ trí nhớ và bén nhạy để sau này tự nhận làm nhân chứng, chỉ có vài mẩu trí nhớ cho những người bạn Nhảy Bắc đó, một thời ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ B2 ở Trường Trần Lục.
Không có gì đoán nổi rằng các bạn này còn sống. Bởi vì, sau này đọc, gần như tất cả các Chiến binh Nhảy Bắc đều bị CSVN bắt. Và nhiều thập niên trong tù không chắc gì các bạn này trải qua đầy đủ an lành. Không chắc gì các bạn tôi đã về được Xóm Vườn Xoài của thời thơ ấu, nơi tôi và nhiều bạn nhóc tì thường đi xe đạp từ ngõ Trương Minh Ký tồi chạy qua nhiều ngõ ngoằn ngèo ra mép đường xe lửa, đạp qua một chiếc cầu Kênh nước đen để qua sau nhà ga Hòa Hưng.
Chắc chắn, tôi tin, nếu các bạn đó may mắn rời các nhà tù phía Bắc để về lại Vườn Xoài, xóm mà tôi cứ nhớ là thuần Bắc Kỳ di cư dù sau này nhiều dân xứ Quảng cũng vào cư ngụ, thì các bạn cũng không thể quên nổi một thời thơ ấu Sài Gòn. Nơi đó, tiếng còi xe lửa từ ga Hòa Hưng vọng về mỗi sáng cũng khác với tiếng còi bây giờ. Tiếng còi ngày xưa là tiếng còi của mình, của những tuổi thơ chồm dậy chờ tới giờ đi học và rồi tới ngày ra trận. Tiếng còi bây giờ là tiếng còi của người ta, của nỗi lo của mình, của những người Công an tới tìm xét hộ khẩu và hạch hỏi giấy tạm vắng, tạm trú… Bao giờ ngăn cách này xóa nhòa đi ? Đây không phải thuần là chuyện của trí nhớ, mà còn là chuyện của thực tại.
Của người ta ? Thực sự, sau 1975, có vài người anh họ của tôi từ Hà Tĩnh vào Nam. Họ cũng may mắn thoát chết, và kể cho cha tôi và tôi về các thăng trầm của những người mà cha tôi còn nhớ tên. Về những người con, người chaú của các bạn thời thơ ấu của cha tôi. Về tên những người trong họ tôi đã chết trên đường theo bộ đội Bắc Việt vượt Trường Sơn vào Nam. Và cả các địa danh rất là xa lạ với tôi. Cũng bùi ngùi.
Bây giờ, tất cả đều là trí nhớ của sương khói. Cha tôi đã mất. Tóc tôi cũng đã bạc. Thời gian trôi mau.
Nếu các bạn một thời Đệ Ngũ của tôi đã chết, xin cầu nguyện cho các bạn về nơi cõi an lành. Nếu các bạn còn trên cõi đời này, xin chúc các bạn an lành. Hình ảnh các bạn nơi băng ghế sau lớp Đệ Ngũ lúc nào cũng in trong trí nhớ của tôi, một tên học trò còn rất ngây thơ trong đời. Và nơi đây cũng xin cho tất cả các chiến binh hai miền, trong đó có những người anh em họ mà tôi không hề biết mặt và là con của những người mà cha tôi từng nhắc tên, được bình an, dù ở cõi trời hay cõi người.
Những gì hôm nay những người còn lại đang làm, rồi sẽ là để hoàn thành ước mơ của các bạn đã biến mất đó. Ước mơ về một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ và Phú cường thực sự.
Trần Khải
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển
Đã hơn ba thập niên từ ngày Cuộc Chiến Việt Nam kết thúc. Thời gian 32 năm là trung bình nửa đời người, nhưng rất nhiều Chiến binh một thời ra trận đó đã không sống đủ tới thời lượng này. Chết trẻ là số phận của rất nhiều Thanh niên Việt, những người một thời ra trận, một thời liều thân, một thời gãy súng và một thời nhìn lại. Và bây giờ, may mắn cho những người còn nửa phần sau cuộc đời để hồi tưởng.
Tôi bắt đầu có chớm suy nghĩ về cuộc chiến vào năm Đệ Ngũ, khi còn ngồi học ở Trường Trung Học Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn. Bây giờ hình như trường đổi tên là Trường Đồ Chiểu, hay Trường Nguyễn Đình Chiểu. Lớp Đệ Ngũ là cách gọi ngày xưa, nghe hệt như kiểu Tàu, với đủ thứ cách dùng chữ Hán - Việt thời đó. Bây giờ gọi là Lớp 8, nằm trong hệ Trung học 12 năm.
Trong lớp lúc đó, khoảng giữa thập niên 1960s, tuổi thơ hầu hết không biết gì về chiến cuộc. Đó là những cái gì rất xa, ngoài cổng trường. Ngay cả các biến động như chuyện Đảo chánh, thì chỉ là chuyện rất thỉnh thoảng mới nghe, mà nghe như chuyện người khác. Hay chuyện biểu tình thì nghe thường hơn, vì có khi bị các anh Sinh viên xách động biểu tình; tôi nhớ lúc đó, có những lúc trường bãi khóa, đóng cửa, học trò ra về thì tôi và tên bạn nhóc tì về tham dự các cuộc biểu tình gần Chùa Xá Lợi, nghĩa là đạp xe đạp về gần nhà, gửi xe ở nhà tên bạn nơi đường rầy xe lửa, rồi mới theo biểu tình vì ham vui, vì nhóc tì mà biết gì. Thời đó còn có chuyện Sinh viên Học sinh tự do biểu tình mà không sợ bị Cảnh sát bắt, không sợ bị đuổi học.
Trong lớp Đệ Ngũ có một nhóm mấy bạn thuộc loại to con lớn xác, ưa ngồi chung một băng ghế phía sau. Nhóm khoảng 5 bạn này to con có lẽ vì lớn hơn trung bình lứa của chúng tôi một hay hai tuổi. Các bạn này lại ở chung trong một xóm Đạo đường Trương Minh Giảng, sau đổi tên là đường Trương Minh Ký. Nghĩa là nguyên băng, nhóm bạn này là Bắc Kỳ di cư. Không phải nhắc chuyện địa phương là kỳ thị gì, nhưng vì lúc đó người Bắc di cư (Tất nhiên là di cư 1954, không phải Bắc Kỳ 1975) thường tìm cách sống gần nhau, đặc biệt nếu theo cùng đạo Công Giáo. Chuyện tự nhiên, vì họ cũng chia sẻ những thói quen như nhau. Sau đó mới có những xóm gần như thuần Bắc Kỳ như xóm Vườn Xoài, Xóm Nhà Thờ Ba Chuông, vân vân… mà những khi tôi đạp xe đạp xuyên qua các xóm này để chạy đường hẽm, lối tắt sang khu Hòa Hưng ở đường Nguyễn Thông và Lê Văn Duyệt (Sau có tên Cách Mạng Tháng 8) thì nghe nói chuyện râm ran quanh mình toàn là giọng Bắc. Với một tên học trò như tôi thì thấy giọng Bắc là tự nhiên, vì giọng mình cũng là lai lai rồi - ba tôi Hà Tĩnh, mẹ Nha Trang, sinh tôi ở Sài Gòn. Nhưng khi những giọng Bắc này trở thành ký ức, và bây giờ nhớ lại thì lại trở thành những âm vang khó tìm. Thực sự, giọng Bắc Kỳ 1975 nghe không giống gì như giọng Bắc xưa. Không phải tôi có ý kỳ thị gì chuyện giọng nói 75 hay 54, mà thực sự các giọng khác nhau nhiều lắm.
Một hôm, nhóm bạn ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ đó biến mất. Người ta không thấy các bạn này nữa. Tôi cũng không nghe thầy cô nào nói về các bạn đó, một cách công khai trong lớp, dù rằng hiện tượng bỗng nhiên biến mất vài tên học trò đâu có phải là chuyện thường. Tôi chỉ nghe tên bạn cùng lớp, nhưng cùng xóm Vườn Xoài với mấy bạn kia, nói rằng các bạn đó đi lính Nhảy Toán, với giấy tờ khai tăng tuổi. Khoảng đó là vài năm sau khi ông Diệm sụp đổ, cuộc chiến căng thẳng hơn, nhưng chưa tới dữ dội bùng nổ như thời 1968 Mậu Thân sau này. Đó là lần đầu tiên tôi nghe chữ Nhảy Toán. Tên bạn nhóc tì đó có lần lại nói chữ khác về nhóm bạn này, đó là lính Nhảy Bắc. Lúc đó tôi mới hiểu sơ sơ về công việc mà các bạn kia lựa chọn. Những tên học trò Đệ Ngũ to con, nói giọng thuần Bắc Kỳ, một hôm lên đường nhảy ra Miền Bắc.
Nhưng chính xác, sau này đọc, tôi mới được đọc danh xưng chính thức như Biệt Cách Dù, hay Biệt Cách Nhảy Dù, hay Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ, và nhiều chữ khác. Những danh xưng chỉ cho các đơn vị khác nhau, nhưng đều là cảm tử quân nhảy vào sau phòng tuyến địch.
Vài năm sau chuyện đó, tôi được nghe kể các bạn ngồi hàng ghế sau đó đã cùng tới nhà vài vị thầy cô để chào từ giã trước khi rời trường để vào lính Nhảy Bắc. Trong những thầy cô trường Trần Lục được các bạn này tới từ giã, tôi nghe có cô Oanh dạy Việt Văn và thầy Giáp dạy Lý Hóa, một cặp vợ chồng cùng dạy trong trường và được học trò ưa chuộng. Cả hai thầy cô cũng là Bắc Kỳ 1954, nhưng cư ngụ ở ngoài các xóm quần cư nói trên.
Từ đó về sau, tôi không nghe tin gì về các bạn đó nữa. Và trí nhớ cũng nhạt dần, với quá nhiều chuyện để lo trong đời. Những bạn đó chỉ là vài giọt trong một đại dương đầy đau khổ của cõi này.
Năm ngoái, tôi lại chợt nhớ tới các bạn lớp Đệ Ngũ này, khi nghe Đài RFA. Bài tường thuật nhan đề "Sự bất công với một đạo quân, 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến" loan đi ngày 30-4-2006, do phóng viên Việt Long, kể về một hội nghị do Trung Tâm Việt Nam của Đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock, Texas hồi cuối tháng 3-2006 với "Các Chuyên gia, Sử gia và nhân chứng người Mỹ người Việt…"
Trong đó, bản tin viết, "Sử gia tiến sĩ James Willbank, nguyên là một Sĩ quan cố vấn Mỹ ở mặt trận An Lộc, nói về các đơn vị Việt Nam Cộng hoà chiến đấu ở nơi này.
"Ông nói rằng giữa những đổ nát hoang tàn ở chiến trường An Lộc, người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. Trận An Lộc là dịp tốt nhất để nhận định về sức chiến đấu của một binh đội trong những tình huống ác liệt nhất của chiến tranh.
Các đơn vị VNCH có những mức độ thiện chiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều hoàn thành nhiệm vụ. Ông đặc biệt ca ngợi Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vô cùng dũng cảm, đã đánh suốt một đêm để tái chiếm hơn nửa Thành phố bị địch chiếm giữ, chịu tổn thất cao, nhưng không bỏ sót một tử sĩ nào mà không chôn cất. Lữ đoàn Nhảy dù đặc nhiệm tham chiến ở nơi này tỏ ra thiện chiến ở mức tuyệt đỉnh. Họ gồm toàn những chiến binh từng được huấn luyện kỹ càng, dạn dày chiến trận, dũng cảm xông pha giữa một chiến trường mà đối phương hơn hẳn về hoả lực và quân số…" (hết trích)
Và rồi tuần này, lại có dịp nhớ tới các bạn năm xưa, khi cầm cuốn tuyển tập Đời Chiến Binh của Biệt Cách Dù. Bùi ngùi, thương cảm. Một trí nhớ cũng đầy sương mù rồi.
Tôi không phải Sử gia, không phải Tiến sĩ, và thời đó cũng chỉ là một cậu bé chưa đủ trí nhớ và bén nhạy để sau này tự nhận làm nhân chứng, chỉ có vài mẩu trí nhớ cho những người bạn Nhảy Bắc đó, một thời ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ B2 ở Trường Trần Lục.
Không có gì đoán nổi rằng các bạn này còn sống. Bởi vì, sau này đọc, gần như tất cả các Chiến binh Nhảy Bắc đều bị CSVN bắt. Và nhiều thập niên trong tù không chắc gì các bạn này trải qua đầy đủ an lành. Không chắc gì các bạn tôi đã về được Xóm Vườn Xoài của thời thơ ấu, nơi tôi và nhiều bạn nhóc tì thường đi xe đạp từ ngõ Trương Minh Ký tồi chạy qua nhiều ngõ ngoằn ngèo ra mép đường xe lửa, đạp qua một chiếc cầu Kênh nước đen để qua sau nhà ga Hòa Hưng.
Chắc chắn, tôi tin, nếu các bạn đó may mắn rời các nhà tù phía Bắc để về lại Vườn Xoài, xóm mà tôi cứ nhớ là thuần Bắc Kỳ di cư dù sau này nhiều dân xứ Quảng cũng vào cư ngụ, thì các bạn cũng không thể quên nổi một thời thơ ấu Sài Gòn. Nơi đó, tiếng còi xe lửa từ ga Hòa Hưng vọng về mỗi sáng cũng khác với tiếng còi bây giờ. Tiếng còi ngày xưa là tiếng còi của mình, của những tuổi thơ chồm dậy chờ tới giờ đi học và rồi tới ngày ra trận. Tiếng còi bây giờ là tiếng còi của người ta, của nỗi lo của mình, của những người Công an tới tìm xét hộ khẩu và hạch hỏi giấy tạm vắng, tạm trú… Bao giờ ngăn cách này xóa nhòa đi ? Đây không phải thuần là chuyện của trí nhớ, mà còn là chuyện của thực tại.
Của người ta ? Thực sự, sau 1975, có vài người anh họ của tôi từ Hà Tĩnh vào Nam. Họ cũng may mắn thoát chết, và kể cho cha tôi và tôi về các thăng trầm của những người mà cha tôi còn nhớ tên. Về những người con, người chaú của các bạn thời thơ ấu của cha tôi. Về tên những người trong họ tôi đã chết trên đường theo bộ đội Bắc Việt vượt Trường Sơn vào Nam. Và cả các địa danh rất là xa lạ với tôi. Cũng bùi ngùi.
Bây giờ, tất cả đều là trí nhớ của sương khói. Cha tôi đã mất. Tóc tôi cũng đã bạc. Thời gian trôi mau.
Nếu các bạn một thời Đệ Ngũ của tôi đã chết, xin cầu nguyện cho các bạn về nơi cõi an lành. Nếu các bạn còn trên cõi đời này, xin chúc các bạn an lành. Hình ảnh các bạn nơi băng ghế sau lớp Đệ Ngũ lúc nào cũng in trong trí nhớ của tôi, một tên học trò còn rất ngây thơ trong đời. Và nơi đây cũng xin cho tất cả các chiến binh hai miền, trong đó có những người anh em họ mà tôi không hề biết mặt và là con của những người mà cha tôi từng nhắc tên, được bình an, dù ở cõi trời hay cõi người.
Những gì hôm nay những người còn lại đang làm, rồi sẽ là để hoàn thành ước mơ của các bạn đã biến mất đó. Ước mơ về một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ và Phú cường thực sự.
Trần Khải
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Một Thời Khói Lửa - Trần Khải
ôi bắt đầu có chớm suy nghĩ về cuộc chiến vào năm Đệ Ngũ, khi còn ngồi học ở Trường Trung Học Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn. Bây giờ hình như trường đổi tên là Trường Đồ Chiểu, hay Trường Nguyễn Đình Chiểu
Đã
hơn ba thập niên từ ngày Cuộc Chiến Việt Nam kết thúc. Thời gian 32 năm
là trung bình nửa đời người, nhưng rất nhiều Chiến binh một thời ra
trận đó đã không sống đủ tới thời lượng này. Chết trẻ là số phận của rất
nhiều Thanh niên Việt, những người một thời ra trận, một thời liều
thân, một thời gãy súng và một thời nhìn lại. Và bây giờ, may mắn cho
những người còn nửa phần sau cuộc đời để hồi tưởng.
Tôi bắt đầu có chớm suy nghĩ về cuộc chiến vào năm Đệ Ngũ, khi còn ngồi học ở Trường Trung Học Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn. Bây giờ hình như trường đổi tên là Trường Đồ Chiểu, hay Trường Nguyễn Đình Chiểu. Lớp Đệ Ngũ là cách gọi ngày xưa, nghe hệt như kiểu Tàu, với đủ thứ cách dùng chữ Hán - Việt thời đó. Bây giờ gọi là Lớp 8, nằm trong hệ Trung học 12 năm.
Trong lớp lúc đó, khoảng giữa thập niên 1960s, tuổi thơ hầu hết không biết gì về chiến cuộc. Đó là những cái gì rất xa, ngoài cổng trường. Ngay cả các biến động như chuyện Đảo chánh, thì chỉ là chuyện rất thỉnh thoảng mới nghe, mà nghe như chuyện người khác. Hay chuyện biểu tình thì nghe thường hơn, vì có khi bị các anh Sinh viên xách động biểu tình; tôi nhớ lúc đó, có những lúc trường bãi khóa, đóng cửa, học trò ra về thì tôi và tên bạn nhóc tì về tham dự các cuộc biểu tình gần Chùa Xá Lợi, nghĩa là đạp xe đạp về gần nhà, gửi xe ở nhà tên bạn nơi đường rầy xe lửa, rồi mới theo biểu tình vì ham vui, vì nhóc tì mà biết gì. Thời đó còn có chuyện Sinh viên Học sinh tự do biểu tình mà không sợ bị Cảnh sát bắt, không sợ bị đuổi học.
Trong lớp Đệ Ngũ có một nhóm mấy bạn thuộc loại to con lớn xác, ưa ngồi chung một băng ghế phía sau. Nhóm khoảng 5 bạn này to con có lẽ vì lớn hơn trung bình lứa của chúng tôi một hay hai tuổi. Các bạn này lại ở chung trong một xóm Đạo đường Trương Minh Giảng, sau đổi tên là đường Trương Minh Ký. Nghĩa là nguyên băng, nhóm bạn này là Bắc Kỳ di cư. Không phải nhắc chuyện địa phương là kỳ thị gì, nhưng vì lúc đó người Bắc di cư (Tất nhiên là di cư 1954, không phải Bắc Kỳ 1975) thường tìm cách sống gần nhau, đặc biệt nếu theo cùng đạo Công Giáo. Chuyện tự nhiên, vì họ cũng chia sẻ những thói quen như nhau. Sau đó mới có những xóm gần như thuần Bắc Kỳ như xóm Vườn Xoài, Xóm Nhà Thờ Ba Chuông, vân vân… mà những khi tôi đạp xe đạp xuyên qua các xóm này để chạy đường hẽm, lối tắt sang khu Hòa Hưng ở đường Nguyễn Thông và Lê Văn Duyệt (Sau có tên Cách Mạng Tháng 8) thì nghe nói chuyện râm ran quanh mình toàn là giọng Bắc. Với một tên học trò như tôi thì thấy giọng Bắc là tự nhiên, vì giọng mình cũng là lai lai rồi - ba tôi Hà Tĩnh, mẹ Nha Trang, sinh tôi ở Sài Gòn. Nhưng khi những giọng Bắc này trở thành ký ức, và bây giờ nhớ lại thì lại trở thành những âm vang khó tìm. Thực sự, giọng Bắc Kỳ 1975 nghe không giống gì như giọng Bắc xưa. Không phải tôi có ý kỳ thị gì chuyện giọng nói 75 hay 54, mà thực sự các giọng khác nhau nhiều lắm.
Một hôm, nhóm bạn ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ đó biến mất. Người ta không thấy các bạn này nữa. Tôi cũng không nghe thầy cô nào nói về các bạn đó, một cách công khai trong lớp, dù rằng hiện tượng bỗng nhiên biến mất vài tên học trò đâu có phải là chuyện thường. Tôi chỉ nghe tên bạn cùng lớp, nhưng cùng xóm Vườn Xoài với mấy bạn kia, nói rằng các bạn đó đi lính Nhảy Toán, với giấy tờ khai tăng tuổi. Khoảng đó là vài năm sau khi ông Diệm sụp đổ, cuộc chiến căng thẳng hơn, nhưng chưa tới dữ dội bùng nổ như thời 1968 Mậu Thân sau này. Đó là lần đầu tiên tôi nghe chữ Nhảy Toán. Tên bạn nhóc tì đó có lần lại nói chữ khác về nhóm bạn này, đó là lính Nhảy Bắc. Lúc đó tôi mới hiểu sơ sơ về công việc mà các bạn kia lựa chọn. Những tên học trò Đệ Ngũ to con, nói giọng thuần Bắc Kỳ, một hôm lên đường nhảy ra Miền Bắc.
Nhưng chính xác, sau này đọc, tôi mới được đọc danh xưng chính thức như Biệt Cách Dù, hay Biệt Cách Nhảy Dù, hay Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ, và nhiều chữ khác. Những danh xưng chỉ cho các đơn vị khác nhau, nhưng đều là cảm tử quân nhảy vào sau phòng tuyến địch.
Vài năm sau chuyện đó, tôi được nghe kể các bạn ngồi hàng ghế sau đó đã cùng tới nhà vài vị thầy cô để chào từ giã trước khi rời trường để vào lính Nhảy Bắc. Trong những thầy cô trường Trần Lục được các bạn này tới từ giã, tôi nghe có cô Oanh dạy Việt Văn và thầy Giáp dạy Lý Hóa, một cặp vợ chồng cùng dạy trong trường và được học trò ưa chuộng. Cả hai thầy cô cũng là Bắc Kỳ 1954, nhưng cư ngụ ở ngoài các xóm quần cư nói trên.
Từ đó về sau, tôi không nghe tin gì về các bạn đó nữa. Và trí nhớ cũng nhạt dần, với quá nhiều chuyện để lo trong đời. Những bạn đó chỉ là vài giọt trong một đại dương đầy đau khổ của cõi này.
Năm ngoái, tôi lại chợt nhớ tới các bạn lớp Đệ Ngũ này, khi nghe Đài RFA. Bài tường thuật nhan đề "Sự bất công với một đạo quân, 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến" loan đi ngày 30-4-2006, do phóng viên Việt Long, kể về một hội nghị do Trung Tâm Việt Nam của Đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock, Texas hồi cuối tháng 3-2006 với "Các Chuyên gia, Sử gia và nhân chứng người Mỹ người Việt…"
Trong đó, bản tin viết, "Sử gia tiến sĩ James Willbank, nguyên là một Sĩ quan cố vấn Mỹ ở mặt trận An Lộc, nói về các đơn vị Việt Nam Cộng hoà chiến đấu ở nơi này.
"Ông nói rằng giữa những đổ nát hoang tàn ở chiến trường An Lộc, người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. Trận An Lộc là dịp tốt nhất để nhận định về sức chiến đấu của một binh đội trong những tình huống ác liệt nhất của chiến tranh.
Các đơn vị VNCH có những mức độ thiện chiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều hoàn thành nhiệm vụ. Ông đặc biệt ca ngợi Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vô cùng dũng cảm, đã đánh suốt một đêm để tái chiếm hơn nửa Thành phố bị địch chiếm giữ, chịu tổn thất cao, nhưng không bỏ sót một tử sĩ nào mà không chôn cất. Lữ đoàn Nhảy dù đặc nhiệm tham chiến ở nơi này tỏ ra thiện chiến ở mức tuyệt đỉnh. Họ gồm toàn những chiến binh từng được huấn luyện kỹ càng, dạn dày chiến trận, dũng cảm xông pha giữa một chiến trường mà đối phương hơn hẳn về hoả lực và quân số…" (hết trích)
Và rồi tuần này, lại có dịp nhớ tới các bạn năm xưa, khi cầm cuốn tuyển tập Đời Chiến Binh của Biệt Cách Dù. Bùi ngùi, thương cảm. Một trí nhớ cũng đầy sương mù rồi.
Tôi không phải Sử gia, không phải Tiến sĩ, và thời đó cũng chỉ là một cậu bé chưa đủ trí nhớ và bén nhạy để sau này tự nhận làm nhân chứng, chỉ có vài mẩu trí nhớ cho những người bạn Nhảy Bắc đó, một thời ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ B2 ở Trường Trần Lục.
Không có gì đoán nổi rằng các bạn này còn sống. Bởi vì, sau này đọc, gần như tất cả các Chiến binh Nhảy Bắc đều bị CSVN bắt. Và nhiều thập niên trong tù không chắc gì các bạn này trải qua đầy đủ an lành. Không chắc gì các bạn tôi đã về được Xóm Vườn Xoài của thời thơ ấu, nơi tôi và nhiều bạn nhóc tì thường đi xe đạp từ ngõ Trương Minh Ký tồi chạy qua nhiều ngõ ngoằn ngèo ra mép đường xe lửa, đạp qua một chiếc cầu Kênh nước đen để qua sau nhà ga Hòa Hưng.
Chắc chắn, tôi tin, nếu các bạn đó may mắn rời các nhà tù phía Bắc để về lại Vườn Xoài, xóm mà tôi cứ nhớ là thuần Bắc Kỳ di cư dù sau này nhiều dân xứ Quảng cũng vào cư ngụ, thì các bạn cũng không thể quên nổi một thời thơ ấu Sài Gòn. Nơi đó, tiếng còi xe lửa từ ga Hòa Hưng vọng về mỗi sáng cũng khác với tiếng còi bây giờ. Tiếng còi ngày xưa là tiếng còi của mình, của những tuổi thơ chồm dậy chờ tới giờ đi học và rồi tới ngày ra trận. Tiếng còi bây giờ là tiếng còi của người ta, của nỗi lo của mình, của những người Công an tới tìm xét hộ khẩu và hạch hỏi giấy tạm vắng, tạm trú… Bao giờ ngăn cách này xóa nhòa đi ? Đây không phải thuần là chuyện của trí nhớ, mà còn là chuyện của thực tại.
Của người ta ? Thực sự, sau 1975, có vài người anh họ của tôi từ Hà Tĩnh vào Nam. Họ cũng may mắn thoát chết, và kể cho cha tôi và tôi về các thăng trầm của những người mà cha tôi còn nhớ tên. Về những người con, người chaú của các bạn thời thơ ấu của cha tôi. Về tên những người trong họ tôi đã chết trên đường theo bộ đội Bắc Việt vượt Trường Sơn vào Nam. Và cả các địa danh rất là xa lạ với tôi. Cũng bùi ngùi.
Bây giờ, tất cả đều là trí nhớ của sương khói. Cha tôi đã mất. Tóc tôi cũng đã bạc. Thời gian trôi mau.
Nếu các bạn một thời Đệ Ngũ của tôi đã chết, xin cầu nguyện cho các bạn về nơi cõi an lành. Nếu các bạn còn trên cõi đời này, xin chúc các bạn an lành. Hình ảnh các bạn nơi băng ghế sau lớp Đệ Ngũ lúc nào cũng in trong trí nhớ của tôi, một tên học trò còn rất ngây thơ trong đời. Và nơi đây cũng xin cho tất cả các chiến binh hai miền, trong đó có những người anh em họ mà tôi không hề biết mặt và là con của những người mà cha tôi từng nhắc tên, được bình an, dù ở cõi trời hay cõi người.
Những gì hôm nay những người còn lại đang làm, rồi sẽ là để hoàn thành ước mơ của các bạn đã biến mất đó. Ước mơ về một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ và Phú cường thực sự.
Trần Khải
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển
Tôi bắt đầu có chớm suy nghĩ về cuộc chiến vào năm Đệ Ngũ, khi còn ngồi học ở Trường Trung Học Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn. Bây giờ hình như trường đổi tên là Trường Đồ Chiểu, hay Trường Nguyễn Đình Chiểu. Lớp Đệ Ngũ là cách gọi ngày xưa, nghe hệt như kiểu Tàu, với đủ thứ cách dùng chữ Hán - Việt thời đó. Bây giờ gọi là Lớp 8, nằm trong hệ Trung học 12 năm.
Trong lớp lúc đó, khoảng giữa thập niên 1960s, tuổi thơ hầu hết không biết gì về chiến cuộc. Đó là những cái gì rất xa, ngoài cổng trường. Ngay cả các biến động như chuyện Đảo chánh, thì chỉ là chuyện rất thỉnh thoảng mới nghe, mà nghe như chuyện người khác. Hay chuyện biểu tình thì nghe thường hơn, vì có khi bị các anh Sinh viên xách động biểu tình; tôi nhớ lúc đó, có những lúc trường bãi khóa, đóng cửa, học trò ra về thì tôi và tên bạn nhóc tì về tham dự các cuộc biểu tình gần Chùa Xá Lợi, nghĩa là đạp xe đạp về gần nhà, gửi xe ở nhà tên bạn nơi đường rầy xe lửa, rồi mới theo biểu tình vì ham vui, vì nhóc tì mà biết gì. Thời đó còn có chuyện Sinh viên Học sinh tự do biểu tình mà không sợ bị Cảnh sát bắt, không sợ bị đuổi học.
Trong lớp Đệ Ngũ có một nhóm mấy bạn thuộc loại to con lớn xác, ưa ngồi chung một băng ghế phía sau. Nhóm khoảng 5 bạn này to con có lẽ vì lớn hơn trung bình lứa của chúng tôi một hay hai tuổi. Các bạn này lại ở chung trong một xóm Đạo đường Trương Minh Giảng, sau đổi tên là đường Trương Minh Ký. Nghĩa là nguyên băng, nhóm bạn này là Bắc Kỳ di cư. Không phải nhắc chuyện địa phương là kỳ thị gì, nhưng vì lúc đó người Bắc di cư (Tất nhiên là di cư 1954, không phải Bắc Kỳ 1975) thường tìm cách sống gần nhau, đặc biệt nếu theo cùng đạo Công Giáo. Chuyện tự nhiên, vì họ cũng chia sẻ những thói quen như nhau. Sau đó mới có những xóm gần như thuần Bắc Kỳ như xóm Vườn Xoài, Xóm Nhà Thờ Ba Chuông, vân vân… mà những khi tôi đạp xe đạp xuyên qua các xóm này để chạy đường hẽm, lối tắt sang khu Hòa Hưng ở đường Nguyễn Thông và Lê Văn Duyệt (Sau có tên Cách Mạng Tháng 8) thì nghe nói chuyện râm ran quanh mình toàn là giọng Bắc. Với một tên học trò như tôi thì thấy giọng Bắc là tự nhiên, vì giọng mình cũng là lai lai rồi - ba tôi Hà Tĩnh, mẹ Nha Trang, sinh tôi ở Sài Gòn. Nhưng khi những giọng Bắc này trở thành ký ức, và bây giờ nhớ lại thì lại trở thành những âm vang khó tìm. Thực sự, giọng Bắc Kỳ 1975 nghe không giống gì như giọng Bắc xưa. Không phải tôi có ý kỳ thị gì chuyện giọng nói 75 hay 54, mà thực sự các giọng khác nhau nhiều lắm.
Một hôm, nhóm bạn ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ đó biến mất. Người ta không thấy các bạn này nữa. Tôi cũng không nghe thầy cô nào nói về các bạn đó, một cách công khai trong lớp, dù rằng hiện tượng bỗng nhiên biến mất vài tên học trò đâu có phải là chuyện thường. Tôi chỉ nghe tên bạn cùng lớp, nhưng cùng xóm Vườn Xoài với mấy bạn kia, nói rằng các bạn đó đi lính Nhảy Toán, với giấy tờ khai tăng tuổi. Khoảng đó là vài năm sau khi ông Diệm sụp đổ, cuộc chiến căng thẳng hơn, nhưng chưa tới dữ dội bùng nổ như thời 1968 Mậu Thân sau này. Đó là lần đầu tiên tôi nghe chữ Nhảy Toán. Tên bạn nhóc tì đó có lần lại nói chữ khác về nhóm bạn này, đó là lính Nhảy Bắc. Lúc đó tôi mới hiểu sơ sơ về công việc mà các bạn kia lựa chọn. Những tên học trò Đệ Ngũ to con, nói giọng thuần Bắc Kỳ, một hôm lên đường nhảy ra Miền Bắc.
Nhưng chính xác, sau này đọc, tôi mới được đọc danh xưng chính thức như Biệt Cách Dù, hay Biệt Cách Nhảy Dù, hay Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ, và nhiều chữ khác. Những danh xưng chỉ cho các đơn vị khác nhau, nhưng đều là cảm tử quân nhảy vào sau phòng tuyến địch.
Vài năm sau chuyện đó, tôi được nghe kể các bạn ngồi hàng ghế sau đó đã cùng tới nhà vài vị thầy cô để chào từ giã trước khi rời trường để vào lính Nhảy Bắc. Trong những thầy cô trường Trần Lục được các bạn này tới từ giã, tôi nghe có cô Oanh dạy Việt Văn và thầy Giáp dạy Lý Hóa, một cặp vợ chồng cùng dạy trong trường và được học trò ưa chuộng. Cả hai thầy cô cũng là Bắc Kỳ 1954, nhưng cư ngụ ở ngoài các xóm quần cư nói trên.
Từ đó về sau, tôi không nghe tin gì về các bạn đó nữa. Và trí nhớ cũng nhạt dần, với quá nhiều chuyện để lo trong đời. Những bạn đó chỉ là vài giọt trong một đại dương đầy đau khổ của cõi này.
Năm ngoái, tôi lại chợt nhớ tới các bạn lớp Đệ Ngũ này, khi nghe Đài RFA. Bài tường thuật nhan đề "Sự bất công với một đạo quân, 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến" loan đi ngày 30-4-2006, do phóng viên Việt Long, kể về một hội nghị do Trung Tâm Việt Nam của Đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock, Texas hồi cuối tháng 3-2006 với "Các Chuyên gia, Sử gia và nhân chứng người Mỹ người Việt…"
Trong đó, bản tin viết, "Sử gia tiến sĩ James Willbank, nguyên là một Sĩ quan cố vấn Mỹ ở mặt trận An Lộc, nói về các đơn vị Việt Nam Cộng hoà chiến đấu ở nơi này.
"Ông nói rằng giữa những đổ nát hoang tàn ở chiến trường An Lộc, người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. Trận An Lộc là dịp tốt nhất để nhận định về sức chiến đấu của một binh đội trong những tình huống ác liệt nhất của chiến tranh.
Các đơn vị VNCH có những mức độ thiện chiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều hoàn thành nhiệm vụ. Ông đặc biệt ca ngợi Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vô cùng dũng cảm, đã đánh suốt một đêm để tái chiếm hơn nửa Thành phố bị địch chiếm giữ, chịu tổn thất cao, nhưng không bỏ sót một tử sĩ nào mà không chôn cất. Lữ đoàn Nhảy dù đặc nhiệm tham chiến ở nơi này tỏ ra thiện chiến ở mức tuyệt đỉnh. Họ gồm toàn những chiến binh từng được huấn luyện kỹ càng, dạn dày chiến trận, dũng cảm xông pha giữa một chiến trường mà đối phương hơn hẳn về hoả lực và quân số…" (hết trích)
Và rồi tuần này, lại có dịp nhớ tới các bạn năm xưa, khi cầm cuốn tuyển tập Đời Chiến Binh của Biệt Cách Dù. Bùi ngùi, thương cảm. Một trí nhớ cũng đầy sương mù rồi.
Tôi không phải Sử gia, không phải Tiến sĩ, và thời đó cũng chỉ là một cậu bé chưa đủ trí nhớ và bén nhạy để sau này tự nhận làm nhân chứng, chỉ có vài mẩu trí nhớ cho những người bạn Nhảy Bắc đó, một thời ngồi hàng ghế sau của lớp Đệ Ngũ B2 ở Trường Trần Lục.
Không có gì đoán nổi rằng các bạn này còn sống. Bởi vì, sau này đọc, gần như tất cả các Chiến binh Nhảy Bắc đều bị CSVN bắt. Và nhiều thập niên trong tù không chắc gì các bạn này trải qua đầy đủ an lành. Không chắc gì các bạn tôi đã về được Xóm Vườn Xoài của thời thơ ấu, nơi tôi và nhiều bạn nhóc tì thường đi xe đạp từ ngõ Trương Minh Ký tồi chạy qua nhiều ngõ ngoằn ngèo ra mép đường xe lửa, đạp qua một chiếc cầu Kênh nước đen để qua sau nhà ga Hòa Hưng.
Chắc chắn, tôi tin, nếu các bạn đó may mắn rời các nhà tù phía Bắc để về lại Vườn Xoài, xóm mà tôi cứ nhớ là thuần Bắc Kỳ di cư dù sau này nhiều dân xứ Quảng cũng vào cư ngụ, thì các bạn cũng không thể quên nổi một thời thơ ấu Sài Gòn. Nơi đó, tiếng còi xe lửa từ ga Hòa Hưng vọng về mỗi sáng cũng khác với tiếng còi bây giờ. Tiếng còi ngày xưa là tiếng còi của mình, của những tuổi thơ chồm dậy chờ tới giờ đi học và rồi tới ngày ra trận. Tiếng còi bây giờ là tiếng còi của người ta, của nỗi lo của mình, của những người Công an tới tìm xét hộ khẩu và hạch hỏi giấy tạm vắng, tạm trú… Bao giờ ngăn cách này xóa nhòa đi ? Đây không phải thuần là chuyện của trí nhớ, mà còn là chuyện của thực tại.
Của người ta ? Thực sự, sau 1975, có vài người anh họ của tôi từ Hà Tĩnh vào Nam. Họ cũng may mắn thoát chết, và kể cho cha tôi và tôi về các thăng trầm của những người mà cha tôi còn nhớ tên. Về những người con, người chaú của các bạn thời thơ ấu của cha tôi. Về tên những người trong họ tôi đã chết trên đường theo bộ đội Bắc Việt vượt Trường Sơn vào Nam. Và cả các địa danh rất là xa lạ với tôi. Cũng bùi ngùi.
Bây giờ, tất cả đều là trí nhớ của sương khói. Cha tôi đã mất. Tóc tôi cũng đã bạc. Thời gian trôi mau.
Nếu các bạn một thời Đệ Ngũ của tôi đã chết, xin cầu nguyện cho các bạn về nơi cõi an lành. Nếu các bạn còn trên cõi đời này, xin chúc các bạn an lành. Hình ảnh các bạn nơi băng ghế sau lớp Đệ Ngũ lúc nào cũng in trong trí nhớ của tôi, một tên học trò còn rất ngây thơ trong đời. Và nơi đây cũng xin cho tất cả các chiến binh hai miền, trong đó có những người anh em họ mà tôi không hề biết mặt và là con của những người mà cha tôi từng nhắc tên, được bình an, dù ở cõi trời hay cõi người.
Những gì hôm nay những người còn lại đang làm, rồi sẽ là để hoàn thành ước mơ của các bạn đã biến mất đó. Ước mơ về một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ và Phú cường thực sự.
Trần Khải
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển