Văn Học & Nghệ Thuật
Một Thời Saigon với thi sĩ KIM TUẤN (1940 – 2003)
Hằng năm, nhân dịp Tết đến, Xuân về, ta lại nghe những bản nhạc Xuân rộn ràng trên các đài phát thanh, trên các hệ thống truyền hình, trên DVD, CD bày bán khắp mọi nơi.
Một Thời Saigon với thi sĩ KIM TUẤN (1940 – 2003)
Trần Yên Hòa
Hằng năm, nhân dịp Tết đến, Xuân về, ta lại nghe những bản nhạc Xuân rộn ràng trên các đài phát thanh, trên các hệ thống truyền hình, trên DVD, CD bày bán khắp mọi nơi. Trong đó, có thể ta được nghe nhiều nhất là bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, nhạc Nguyễn Hiền, phổ từ bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn.
Chúng ta là những người nghe nhạc, rất buồn lòng khi những người giới thiệu chương trình lại hay quên tên tác giả bài thơ, chỉ nghe được tên người nhạc sĩ phổ bài thơ đó là Nguyễn Hiền, cho nên có nhiều độc giả vô tình, chỉ biết đó là bản nhạc của Nguyễn Hiền, mà quên đi, hay không được nghe giới thiệu, đến nhà thơ Kim Tuấn, một nhà thơ miền Nam trước 1975, có thơ đăng rất nhiều trên các tạp chí văn học, và đã nổi tiếng với hai bài thơ được 2 nhạc sĩ lúc đó phổ nhạc và cả hai đều nổi tiếng theo bản nhạc phổ thơ của mình, đó là Nguyễn Hiền với Anh Cho Em Mùa Xuân và Y Vân với Những Bước Chân Âm Thầm đều phổ từ thơ Kim Tuấn.
Tôi xin giới thiệu vài nét về nhà thơ Kim Tuấn theo một bài viết của Hà Đình Nguyên (báo Thanh niên đang xuất bản tại Sài Gòn) :
“Kim Tuấn tên thật là Vĩnh Khuê, sinh năm 1940 tại Huế – hậu duệ đời thứ 5 của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.
Trải qua thời thơ ấu ở Phan Thiết rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học, làm thơ từ đầu thập niên 1960 và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975 với 17 bài.
Về bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân, Kim Tuấn cho biết :
- “Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ : Hà Tĩnh – vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa” – có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập Ngàn Thương (chung với Định Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn…”
Kim Tuấn đã thổ lộ bài này như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào trung tuần tháng 11/2002 tại văn phòng Trường dạy tiếng Anh và dạy nghề Thăng Long. Kim Tuấn đột ngột qua đời vào lúc 1 giờ ngày 11/9/2003 bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim.
Sau đây là một đoạn của bài thơ :
…Anh cho em mùa xuân.
Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá.
Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.
Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.
Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.
Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.
Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.
Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.
Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.
Cát trắng bờ quê xưa…”.
Trường hợp
nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thơ Kim Tuấn
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã kể lại trường hợp ông đã phổ bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn như sau :
- “Đó là ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Đó là tập 40 bài thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi không nhớ tên. Tôi lần giở đọc qua từng bài và bắt gặp bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân.
“Đó là một bài thơ ngũ ngôn đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành 1 câu nhạc (Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…) thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc. Tôi lấy câu thơ đầu tiên để đặt tên cho ca khúc này. Sáng hôm sau có một nhà thơ còn rất trẻ xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi : “Có gửi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận chưa ?”. Tôi trả lời : “Nhận được rồi và riêng bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”.
“Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Tình cờ ông Giám đốc Hãng đĩa Asia cũng có mặt. Ông ấy lấy bài hát giao cho ca sĩ Lệ Thanh thâu đĩa và sau đó hát trên đài phát thanh. Từ đó, tôi và Kim Tuấn đã có một mối quan hệ – mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp… 3 ngày trước khi tôi lên máy bay sang định cư ở Mỹ (1988), Kim Tuấn rủ tôi đi uống cà phê, chúng tôi đã chia tay nhau thật vui vẻ. Ai ngờ, đó là lần cuối cùng của chúng tôi…”.
oOo
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
Sinh năm 1927, ông là một trong những nhạc sĩ sinh trưởng và thành danh ở Hà Nội cùng một thời với Hoàng Trọng, Hoàng Dương, Văn Phụng, Nguyễn Văn Khánh…
Ca khúc đầu tay của ông là Người Em Nhỏ (phổ thơ Nguyễn Thiệu Giang) để dành tặng cho người yêu – người vợ cho đến hết đời của ông là Nguyễn Thị An (cháu gọi nhà thơ Tú Mỡ là chú). Hai ông bà chỉ biết mặt nhau trước ngày cưới 2 tuần bởi mối lương duyên của họ là do cha mẹ đôi bên (vốn là bạn bè) đính ước. Đến cuối đời, bà An vẫn còn nhớ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy và ngày cưới của họ: 22/2/1953.
Những nhạc phẩm tiêu biểu của Nguyễn Hiền : Hai mươi câu của tuổi trẻ (thơ Song Hồ), Huyền Trân công chúa, Giã từ thơ ngây, Tìm đâu, Về bến xưa (lời Thiện Huấn), Buồn ga nhỏ (viết chung với Minh Kỳ), Hoa bướm ngày xưa (lời Thanh Nam), Lá thư gởi mẹ, Mái tóc dạ hương, Gởi một cánh chim, Tiếng hát học trò, Lá rơi bên thềm, Hồ Than Thở, Hương thề, Ngàn năm mây bay…
Dòng nhạc của Nguyễn Hiền nhẹ nhàng, êm đềm thật gần với lòng người… Ông từ trần ngày 23.12.2005, thọ 79 tuổi.
Trong những bản nhạc của Nguyễn Hiền, có thể nói là bài Anh Cho Em Mùa Xuân được nhiều người biết đến nhất.
Sau đây là lời bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, Nguyễn Hiền có sửa lại một số câu :
Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, / chiều đông nào nhung nhớ / Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vĩa phố, / mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân, mùa xuân này tất cả, / lộc non vừa trẩy lá/ Lời thơ thương cõi đời, bầy chim lùa vạt nắng / trong khói chiều chơi vơi,
Đất mẹ đầy cỏ lúa, đồng xanh xa mấy mùa / Ngoài đê diều căng gió, thoảng câu hò đôi lứa…/ Trong xóm vang chuông chùa, trăng sáng soi liếp dừa / Con sông dài mấy nhánh, cát trắng bờ quê xưa
Anh cho em mùa xuân, trẻ nô đùa khắp trời / Niềm yêu đời phơi phới / Bàn tay thơm sữa ngọt, giải đất hiền chim hót, / mái nhà xinh kề nhau…
Anh cho em mùa xuân, đường hoa vào phố nhỏ, / nhạc chan hòa đây đó / Tình yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến / rung nắng vàng ban mai/ Anh cho em mùa xuân / Nhạc thơ tràn muôn lối
Bản nhạc này đã tồn tại từ năm 1962 đến bây giờ, khi mùa xuân đến, mọi nơi, mọi nhà, ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và ở Việt Nam sau năm 1975, đâu đâu cũng vang lên bài hát Anh Cho Em Mùa Xuân, mà theo một số nhà phê bình âm nhạc thì :
- “Ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ Kim Tuấn, nhạc Nguyễn Hiền) là bản nhạc không thể thiếu. Điệu tango vui tươi, rộn rã. Dù đã ra đời cách đây hơn 50 năm nhưng Anh Cho Em Mùa Xuân vẫn được rất nhiều người ưa thích – kể cả giới trẻ hiện đại.”
Nhà thơ Kim Tuấn,
Tên thật: Vĩnh Khuê, sinh năm 1940. Nguyên quán: Thừa Thiên – Huế
Bắt đầu sáng tác từ năm 1954. Sống tại Sàigòn và mất ngày 11/9/2003 hưởng thọ 64 tuổi.
Thơ đã in: - Hoa mười phương (1959) - Ngàn thương (in chung với Định Giang 1969) - Dấu bụi hồng (1971) - Thơ Kim Tuấn (1975) - Thời của trái tim hồng (1990) - Tuổi phượng hồng (1991) - Tạ tình phương Nam (1994) - Thơ lí và thơ ngắn (2002)
Chuyện Thơ Phổ Nhạc
Có những nhà thơ chưa nỗi danh, mà có thơ được một nhạc sĩ nổi danh lấy thơ của họ phổ thành ca khúc, bản nhạc được phổ biến, được hát trên đài phát thanh, đài truyền hình, thu DVD, CD phổ biến rộng rải khắp nơi, tự nhiên người làm thơ cũng theo đó mà nổi tiếng. Đơn cử ở Việt Nam trước năm 1975, bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc, thì tự nhiên tiếng tăm, danh tính Vũ Hữu Định được nhiều người biết tới.
Trường hợp các nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Văn Bình, Linh Phương cũng trong hoàn cảnh tương tự. Một bài thơ hay (trên đời này có rất nhiều bài thơ hay) nhưng nếu không được các nhạc sĩ nỗi tiếng và có thực tài phổ thơ, (cở Pham Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên…) thì bài thơ đó chỉ được đọc lên mà thôi và có những người cũng sẽ quên nó đi, nhưng khi được phổ nhạc, thì tự dưng bài thơ như có cánh bay vút lên cao, như những bài thơ của Phạm Thiên Thư “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa Hoàng Thị”, của Nguyễn Tất Nhiên Thà Như Giọt Mưa, 3 Năm Tình Lận Đận. Em Hiền Như Ma Sơ, của Phạm Văn Bình với Năm Năm Rồi Không Gặp, của Linh Phương với Kỷ Vật Cho Em…
Nhạc sĩ Anh Bằng phổ ca khúc Khúc Thụy Du, thơ của Du Tử Lê, rất hay, nhưng khi phổ bài Quê Hương của Đỗ Trung Quân thì lại dỡ, thua xa nhạc sĩ Giáp Văn Thập phổ bài thơ Quê Hương và không đi sát ý thơ của tác giả, điều nên nhớ những tác giả phổ nhạc nên tránh. Anh Bằng phổ bài Chuyện Giàn Thiên Lý (dựa theo bài thơ của Yên Thao), Chuyện Hoa Sim (dựa theo bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan) cũng dỡ.
oOo
Khoảng thời gian năm 2001, nhạc sĩ Nhật Ngân có nhã ý muốn tìm thơ của những anh em làm thơ Quảng Nam để phổ thành ca khúc. Nhật Ngân gom góp được thơ của 10 anh em làm thơ Quảng Nam như Luân Hoán, Thành Tôn, Hồ Thành Đức, Nguyễn Nam An, Hạ Quốc Huy, Phan Xuân Sinh, Trần Trung Đạo, Thái Tú Hạp, Trần Yên Hòa.
Sau một thời gian, Nhật Ngân phổ thơ xong, CD nhạc phổ thơ của 10 người làm thơ Quảng Nam ra đời. Tôi cũng được nhạc sĩ Nhật Ngân phổ một bài thơ trong tập thơ Khan Cổ Gọi Tình, Về thơ của tôi và Nhật Ngân cũng lấy một đoạn trong bài thơ cùng tên. Tôi rất thích bản nhạc được phổ, lời nhạc khi được ca sĩ Bảo Yến hát lên, tôi thấy lời thơ mình như bay bỗng. Tôi thật sự hạnh phúc khi nghe lời bản nhạc là bài thơ của mình, một số anh em đồng hương ở xa gọi điện thoại khen ngợi. Sau đó bản nhạc được hát ở nhiều nơi khi có những cuộc hội họp của anh em đồng hương Quảng Nam hay liên trường trung học Quảng Nam. Cái hạnh phúc của người làm thơ hay viết nhạc là ở chỗ đó, một hạnh phúc tinh thần lớn lao.
(Cũng trong thời điểm này, nhạc sĩ Nhật Ngân rất buồn lòng là trước đây anh có phổ một bài thơ của tác giả Nguyễn Đức An nào đó, bài thơ Chiều Trên Phố Bolsa, theo yêu cầu của tác giả. Bài thơ không có gì xuất sắc nên bản nhạc nghe chỉ tạm được thôi. Sau đó bản nhạc được thu vào CD phát hành và tác giả bài thơ đã viết trên tờ Viet Weekly là Nhật Ngân có ý làm thương mại với CD trên. Tôi thấy rất thương nhạc sĩ Nhật Ngân, người nhạc sĩ hiền lành, rất có tình với anh em văn nghệ mà bị tai tiếng không hay, đó cũng là một bất công cho nhạc sĩ phổ thơ).
Cho nên giữa một nhạc sĩ và một nhà thơ đều có quan hệ hữu cơ với nhau hai chiều. Phải nói một điều là, nếu một nhạc sĩ chưa được ai biết đến tên tuổi, rất cần những bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng để phổ thành ca khúc, để đưa tên tuổi của mình lên. Trường hợp này ít thấy xảy ra, chắc tại vì các nhạc sĩ chưa tên tuổi (và không có tài) thì không đủ “nội lực” để chuyển tải một bài thơ hay thành một bản nhạc hay, nên nhạc của họ cũng chỉ “thường thường bậc trung”.
Còn những nhạc sĩ nổi tiếng, phổ những bài thơ hay của các thi sĩ đã thành danh, và hai người cùng bước đi song hành lên đài danh vọng, có thể kể như Từ Công Phụng phổ Trên Ngọn Tình Sầu, Tạ Ơn Em của Du Tử Lê, Ngô Thụy Miên phổ Tháng Sáu Trời Mưa, Tuổi Mười Ba của Nguyên Sa, Hoài Bắc Phạm Đình Chương phổ Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội của Hoàng Anh Tuấn, Phạm Duy với Tiễn Em của Cung Trầm Tưởng. Những bài thơ và tên tuổi người làm thơ cũng như các nhạc sĩ đã đi vào lòng người bất diệt.
Còn những người làm thơ có được những bài thơ hay và nhờ các nhạc sĩ phổ thành ca khúc, khiến bài thơ hay hơn, âm thanh bay lên cao mãi, thấm vào lòng người nghe, thì cũng nên có lòng biết ơn người nhạc sĩ đã đồng cảm với mình, mà đưa lời bài thơ lên một bậc cao hơn, trong ngôn ngữ âm nhạc.
Sự biết ơn, đó là lý lẽ của đời thường, của dân gian, của đạo đức Á Đông và nhất là của Việt Nam chúng ta.
Trần Yên Hòa
Bàn ra tán vào (0)
Một Thời Saigon với thi sĩ KIM TUẤN (1940 – 2003)
Hằng năm, nhân dịp Tết đến, Xuân về, ta lại nghe những bản nhạc Xuân rộn ràng trên các đài phát thanh, trên các hệ thống truyền hình, trên DVD, CD bày bán khắp mọi nơi.
Một Thời Saigon với thi sĩ KIM TUẤN (1940 – 2003)
Trần Yên Hòa
Hằng năm, nhân dịp Tết đến, Xuân về, ta lại nghe những bản nhạc Xuân rộn ràng trên các đài phát thanh, trên các hệ thống truyền hình, trên DVD, CD bày bán khắp mọi nơi. Trong đó, có thể ta được nghe nhiều nhất là bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, nhạc Nguyễn Hiền, phổ từ bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn.
Chúng ta là những người nghe nhạc, rất buồn lòng khi những người giới thiệu chương trình lại hay quên tên tác giả bài thơ, chỉ nghe được tên người nhạc sĩ phổ bài thơ đó là Nguyễn Hiền, cho nên có nhiều độc giả vô tình, chỉ biết đó là bản nhạc của Nguyễn Hiền, mà quên đi, hay không được nghe giới thiệu, đến nhà thơ Kim Tuấn, một nhà thơ miền Nam trước 1975, có thơ đăng rất nhiều trên các tạp chí văn học, và đã nổi tiếng với hai bài thơ được 2 nhạc sĩ lúc đó phổ nhạc và cả hai đều nổi tiếng theo bản nhạc phổ thơ của mình, đó là Nguyễn Hiền với Anh Cho Em Mùa Xuân và Y Vân với Những Bước Chân Âm Thầm đều phổ từ thơ Kim Tuấn.
Tôi xin giới thiệu vài nét về nhà thơ Kim Tuấn theo một bài viết của Hà Đình Nguyên (báo Thanh niên đang xuất bản tại Sài Gòn) :
“Kim Tuấn tên thật là Vĩnh Khuê, sinh năm 1940 tại Huế – hậu duệ đời thứ 5 của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.
Trải qua thời thơ ấu ở Phan Thiết rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học, làm thơ từ đầu thập niên 1960 và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975 với 17 bài.
Về bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân, Kim Tuấn cho biết :
- “Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ : Hà Tĩnh – vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa” – có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập Ngàn Thương (chung với Định Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn…”
Kim Tuấn đã thổ lộ bài này như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào trung tuần tháng 11/2002 tại văn phòng Trường dạy tiếng Anh và dạy nghề Thăng Long. Kim Tuấn đột ngột qua đời vào lúc 1 giờ ngày 11/9/2003 bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim.
Sau đây là một đoạn của bài thơ :
…Anh cho em mùa xuân.
Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá.
Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.
Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.
Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.
Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.
Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.
Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.
Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.
Cát trắng bờ quê xưa…”.
Trường hợp
nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thơ Kim Tuấn
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã kể lại trường hợp ông đã phổ bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn như sau :
- “Đó là ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Đó là tập 40 bài thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi không nhớ tên. Tôi lần giở đọc qua từng bài và bắt gặp bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân.
“Đó là một bài thơ ngũ ngôn đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành 1 câu nhạc (Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…) thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc. Tôi lấy câu thơ đầu tiên để đặt tên cho ca khúc này. Sáng hôm sau có một nhà thơ còn rất trẻ xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi : “Có gửi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận chưa ?”. Tôi trả lời : “Nhận được rồi và riêng bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”.
“Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Tình cờ ông Giám đốc Hãng đĩa Asia cũng có mặt. Ông ấy lấy bài hát giao cho ca sĩ Lệ Thanh thâu đĩa và sau đó hát trên đài phát thanh. Từ đó, tôi và Kim Tuấn đã có một mối quan hệ – mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp… 3 ngày trước khi tôi lên máy bay sang định cư ở Mỹ (1988), Kim Tuấn rủ tôi đi uống cà phê, chúng tôi đã chia tay nhau thật vui vẻ. Ai ngờ, đó là lần cuối cùng của chúng tôi…”.
oOo
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
Sinh năm 1927, ông là một trong những nhạc sĩ sinh trưởng và thành danh ở Hà Nội cùng một thời với Hoàng Trọng, Hoàng Dương, Văn Phụng, Nguyễn Văn Khánh…
Ca khúc đầu tay của ông là Người Em Nhỏ (phổ thơ Nguyễn Thiệu Giang) để dành tặng cho người yêu – người vợ cho đến hết đời của ông là Nguyễn Thị An (cháu gọi nhà thơ Tú Mỡ là chú). Hai ông bà chỉ biết mặt nhau trước ngày cưới 2 tuần bởi mối lương duyên của họ là do cha mẹ đôi bên (vốn là bạn bè) đính ước. Đến cuối đời, bà An vẫn còn nhớ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy và ngày cưới của họ: 22/2/1953.
Những nhạc phẩm tiêu biểu của Nguyễn Hiền : Hai mươi câu của tuổi trẻ (thơ Song Hồ), Huyền Trân công chúa, Giã từ thơ ngây, Tìm đâu, Về bến xưa (lời Thiện Huấn), Buồn ga nhỏ (viết chung với Minh Kỳ), Hoa bướm ngày xưa (lời Thanh Nam), Lá thư gởi mẹ, Mái tóc dạ hương, Gởi một cánh chim, Tiếng hát học trò, Lá rơi bên thềm, Hồ Than Thở, Hương thề, Ngàn năm mây bay…
Dòng nhạc của Nguyễn Hiền nhẹ nhàng, êm đềm thật gần với lòng người… Ông từ trần ngày 23.12.2005, thọ 79 tuổi.
Trong những bản nhạc của Nguyễn Hiền, có thể nói là bài Anh Cho Em Mùa Xuân được nhiều người biết đến nhất.
Sau đây là lời bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, Nguyễn Hiền có sửa lại một số câu :
Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, / chiều đông nào nhung nhớ / Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vĩa phố, / mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân, mùa xuân này tất cả, / lộc non vừa trẩy lá/ Lời thơ thương cõi đời, bầy chim lùa vạt nắng / trong khói chiều chơi vơi,
Đất mẹ đầy cỏ lúa, đồng xanh xa mấy mùa / Ngoài đê diều căng gió, thoảng câu hò đôi lứa…/ Trong xóm vang chuông chùa, trăng sáng soi liếp dừa / Con sông dài mấy nhánh, cát trắng bờ quê xưa
Anh cho em mùa xuân, trẻ nô đùa khắp trời / Niềm yêu đời phơi phới / Bàn tay thơm sữa ngọt, giải đất hiền chim hót, / mái nhà xinh kề nhau…
Anh cho em mùa xuân, đường hoa vào phố nhỏ, / nhạc chan hòa đây đó / Tình yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến / rung nắng vàng ban mai/ Anh cho em mùa xuân / Nhạc thơ tràn muôn lối
Bản nhạc này đã tồn tại từ năm 1962 đến bây giờ, khi mùa xuân đến, mọi nơi, mọi nhà, ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và ở Việt Nam sau năm 1975, đâu đâu cũng vang lên bài hát Anh Cho Em Mùa Xuân, mà theo một số nhà phê bình âm nhạc thì :
- “Ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ Kim Tuấn, nhạc Nguyễn Hiền) là bản nhạc không thể thiếu. Điệu tango vui tươi, rộn rã. Dù đã ra đời cách đây hơn 50 năm nhưng Anh Cho Em Mùa Xuân vẫn được rất nhiều người ưa thích – kể cả giới trẻ hiện đại.”
Nhà thơ Kim Tuấn,
Tên thật: Vĩnh Khuê, sinh năm 1940. Nguyên quán: Thừa Thiên – Huế
Bắt đầu sáng tác từ năm 1954. Sống tại Sàigòn và mất ngày 11/9/2003 hưởng thọ 64 tuổi.
Thơ đã in: - Hoa mười phương (1959) - Ngàn thương (in chung với Định Giang 1969) - Dấu bụi hồng (1971) - Thơ Kim Tuấn (1975) - Thời của trái tim hồng (1990) - Tuổi phượng hồng (1991) - Tạ tình phương Nam (1994) - Thơ lí và thơ ngắn (2002)
Chuyện Thơ Phổ Nhạc
Có những nhà thơ chưa nỗi danh, mà có thơ được một nhạc sĩ nổi danh lấy thơ của họ phổ thành ca khúc, bản nhạc được phổ biến, được hát trên đài phát thanh, đài truyền hình, thu DVD, CD phổ biến rộng rải khắp nơi, tự nhiên người làm thơ cũng theo đó mà nổi tiếng. Đơn cử ở Việt Nam trước năm 1975, bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc, thì tự nhiên tiếng tăm, danh tính Vũ Hữu Định được nhiều người biết tới.
Trường hợp các nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Văn Bình, Linh Phương cũng trong hoàn cảnh tương tự. Một bài thơ hay (trên đời này có rất nhiều bài thơ hay) nhưng nếu không được các nhạc sĩ nỗi tiếng và có thực tài phổ thơ, (cở Pham Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên…) thì bài thơ đó chỉ được đọc lên mà thôi và có những người cũng sẽ quên nó đi, nhưng khi được phổ nhạc, thì tự dưng bài thơ như có cánh bay vút lên cao, như những bài thơ của Phạm Thiên Thư “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa Hoàng Thị”, của Nguyễn Tất Nhiên Thà Như Giọt Mưa, 3 Năm Tình Lận Đận. Em Hiền Như Ma Sơ, của Phạm Văn Bình với Năm Năm Rồi Không Gặp, của Linh Phương với Kỷ Vật Cho Em…
Nhạc sĩ Anh Bằng phổ ca khúc Khúc Thụy Du, thơ của Du Tử Lê, rất hay, nhưng khi phổ bài Quê Hương của Đỗ Trung Quân thì lại dỡ, thua xa nhạc sĩ Giáp Văn Thập phổ bài thơ Quê Hương và không đi sát ý thơ của tác giả, điều nên nhớ những tác giả phổ nhạc nên tránh. Anh Bằng phổ bài Chuyện Giàn Thiên Lý (dựa theo bài thơ của Yên Thao), Chuyện Hoa Sim (dựa theo bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan) cũng dỡ.
oOo
Khoảng thời gian năm 2001, nhạc sĩ Nhật Ngân có nhã ý muốn tìm thơ của những anh em làm thơ Quảng Nam để phổ thành ca khúc. Nhật Ngân gom góp được thơ của 10 anh em làm thơ Quảng Nam như Luân Hoán, Thành Tôn, Hồ Thành Đức, Nguyễn Nam An, Hạ Quốc Huy, Phan Xuân Sinh, Trần Trung Đạo, Thái Tú Hạp, Trần Yên Hòa.
Sau một thời gian, Nhật Ngân phổ thơ xong, CD nhạc phổ thơ của 10 người làm thơ Quảng Nam ra đời. Tôi cũng được nhạc sĩ Nhật Ngân phổ một bài thơ trong tập thơ Khan Cổ Gọi Tình, Về thơ của tôi và Nhật Ngân cũng lấy một đoạn trong bài thơ cùng tên. Tôi rất thích bản nhạc được phổ, lời nhạc khi được ca sĩ Bảo Yến hát lên, tôi thấy lời thơ mình như bay bỗng. Tôi thật sự hạnh phúc khi nghe lời bản nhạc là bài thơ của mình, một số anh em đồng hương ở xa gọi điện thoại khen ngợi. Sau đó bản nhạc được hát ở nhiều nơi khi có những cuộc hội họp của anh em đồng hương Quảng Nam hay liên trường trung học Quảng Nam. Cái hạnh phúc của người làm thơ hay viết nhạc là ở chỗ đó, một hạnh phúc tinh thần lớn lao.
(Cũng trong thời điểm này, nhạc sĩ Nhật Ngân rất buồn lòng là trước đây anh có phổ một bài thơ của tác giả Nguyễn Đức An nào đó, bài thơ Chiều Trên Phố Bolsa, theo yêu cầu của tác giả. Bài thơ không có gì xuất sắc nên bản nhạc nghe chỉ tạm được thôi. Sau đó bản nhạc được thu vào CD phát hành và tác giả bài thơ đã viết trên tờ Viet Weekly là Nhật Ngân có ý làm thương mại với CD trên. Tôi thấy rất thương nhạc sĩ Nhật Ngân, người nhạc sĩ hiền lành, rất có tình với anh em văn nghệ mà bị tai tiếng không hay, đó cũng là một bất công cho nhạc sĩ phổ thơ).
Cho nên giữa một nhạc sĩ và một nhà thơ đều có quan hệ hữu cơ với nhau hai chiều. Phải nói một điều là, nếu một nhạc sĩ chưa được ai biết đến tên tuổi, rất cần những bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng để phổ thành ca khúc, để đưa tên tuổi của mình lên. Trường hợp này ít thấy xảy ra, chắc tại vì các nhạc sĩ chưa tên tuổi (và không có tài) thì không đủ “nội lực” để chuyển tải một bài thơ hay thành một bản nhạc hay, nên nhạc của họ cũng chỉ “thường thường bậc trung”.
Còn những nhạc sĩ nổi tiếng, phổ những bài thơ hay của các thi sĩ đã thành danh, và hai người cùng bước đi song hành lên đài danh vọng, có thể kể như Từ Công Phụng phổ Trên Ngọn Tình Sầu, Tạ Ơn Em của Du Tử Lê, Ngô Thụy Miên phổ Tháng Sáu Trời Mưa, Tuổi Mười Ba của Nguyên Sa, Hoài Bắc Phạm Đình Chương phổ Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội của Hoàng Anh Tuấn, Phạm Duy với Tiễn Em của Cung Trầm Tưởng. Những bài thơ và tên tuổi người làm thơ cũng như các nhạc sĩ đã đi vào lòng người bất diệt.
Còn những người làm thơ có được những bài thơ hay và nhờ các nhạc sĩ phổ thành ca khúc, khiến bài thơ hay hơn, âm thanh bay lên cao mãi, thấm vào lòng người nghe, thì cũng nên có lòng biết ơn người nhạc sĩ đã đồng cảm với mình, mà đưa lời bài thơ lên một bậc cao hơn, trong ngôn ngữ âm nhạc.
Sự biết ơn, đó là lý lẽ của đời thường, của dân gian, của đạo đức Á Đông và nhất là của Việt Nam chúng ta.
Trần Yên Hòa