Thân Hữu Tiếp Tay...
Một đạo diễn tưởng mình bị khinh ở Hà Nội vì là người có tiền
Quan điểm sai lầm này đã và đang để lại những hậu quả khó lường cho bản thân ông cũng như công chúng.Nhiều người Hà Nội đã lập tức phản đối nhận xét này của ông Lê Hoàng, vì họ không hề phân biệt đối xử giàu nghèo.
Từ khu bến xe Gia Lâm, anh Trần Bảo Kê làm nghề cố vấn an ninh tự do đặt cho biết thường anh không gặp người có tiền đi xe buýt đường dài bao giờ, nhưng nếu gặp thì anh cũng đối xử hệt như những người khác mà thôi.
Anh Vũ Phu, làm nghề phụ xe, cũng đồng ý và cho biết người có tiền hay không có tiền cứ lên xe anh thì đều có khả năng được anh chào mời đưa tiễn bằng cùi chỏ.
Tại các khu thương mại lớn như chợ Hàng Da, chợ Mơ, chợ Đồng Xuân, vv bộ phận tiểu thương cho biết bất kể người giàu hay người nghèo hễ cứ sáng sớm mở hàng mặc cả mà không mua thì đều được khuyến mại một lớp miễn phí về “Ngôn ngữ thủ đô thanh lịch” mà nhiều người chỉ nghe một lần là nhớ mãi.
Hiệp hội Nin-da móc túi cho biết họ không hề phân biệt giàu nghèo với các đối tượng của mình, mà bằng chứng là nhiều người nghèo vẫn được họ phục vụ tận tình trên từng cây số.
Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ và thương mại tỏ ra bức xúc với cái nhìn phiến diện của ông Lê Hoàng. Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng Lui Vui-tông cho biết :“Chúng tôi không bao giờ phân biệt giàu nghèo, chúng tôi chỉ phân biệt xem khách hàng có đủ tiền mua Lờ-vê không mà thôi.” Được biết đây là một biện pháp truyền thống đã được giới kinh doanh Hà Nội áp dụng từ hàng trăm năm qua.
Phát ngôn viên chính thức của cho tập đoàn hot gơn Việt Nam HIV cô Ngọc Trinh cho biết trái với nhận định của ông Lê Hoàng, HIV tại Hà Nội lúc nào cũng ưu ái những nhà đầu tư có nhiều tiền, và đặc biệt khuyến khích những người lái siêu xe. “Trong lịch sử của HIV từ Hà Kiều Anh tới tôi, chưa có hot gơn nào lấy chồng không phải đại gia cả”- Ngọc Trinh tự tin khẳng định.
Một vấn đề quan trọng hơn cả là nhiều người cả tin đã nghe lời ông Lê Hoàng và học tập ông, bỏ ví tiền ở nhà để “đến Hà Nội với một trái tim nhiệt tình, cháy bỏng, một nụ cười trong sáng và một cử chỉ tao nhã” với hi vọng được Hà Nội “nắm tay bạn, bay bổng cùng bạn hoặc ôm bạn vào lòng, vừa ôm vừa siết.” Anh Đinh Lạc Quan, đại diện nhiều sinh viên các tỉnh sắp lên Hà Nội học hồ hởi :”Em cứ nghe nói cuộc sống ở Hà Nội đắt đỏ, tốn kém. Bây giờ em mới biết người Hà Nội khinh tiền. Em sẽ bảo thầy u để hết tiền ở nhà, cứ tay trắng mà đi, đến nơi gặp ai cũng nhìn vào mắt người ta rồi ôm hôn thắm thiết.”
Trong khi đó, ngồi uống rượu ở gần hội điện ảnh Việt Nam, nhà văn Năm Câu gật gù :”Ông Lê Hoàng có phải cái ông toàn làm phim có hot gơn hông dậy? Ổng không tập trung làm thêm phim hot gơn cho tôi xem, lại viết báo làm chi, tôi khinh.”
Một đạo diễn tưởng mình bị khinh ở Hà Nội vì là người có tiền
Quan điểm sai lầm này đã và đang để lại những hậu quả khó lường cho bản thân ông cũng như công chúng.Nhiều người Hà Nội đã lập tức phản đối nhận xét này của ông Lê Hoàng, vì họ không hề phân biệt đối xử giàu nghèo.
Từ khu bến xe Gia Lâm, anh Trần Bảo Kê làm nghề cố vấn an ninh tự do đặt cho biết thường anh không gặp người có tiền đi xe buýt đường dài bao giờ, nhưng nếu gặp thì anh cũng đối xử hệt như những người khác mà thôi.
Anh Vũ Phu, làm nghề phụ xe, cũng đồng ý và cho biết người có tiền hay không có tiền cứ lên xe anh thì đều có khả năng được anh chào mời đưa tiễn bằng cùi chỏ.
Tại các khu thương mại lớn như chợ Hàng Da, chợ Mơ, chợ Đồng Xuân, vv bộ phận tiểu thương cho biết bất kể người giàu hay người nghèo hễ cứ sáng sớm mở hàng mặc cả mà không mua thì đều được khuyến mại một lớp miễn phí về “Ngôn ngữ thủ đô thanh lịch” mà nhiều người chỉ nghe một lần là nhớ mãi.
Hiệp hội Nin-da móc túi cho biết họ không hề phân biệt giàu nghèo với các đối tượng của mình, mà bằng chứng là nhiều người nghèo vẫn được họ phục vụ tận tình trên từng cây số.
Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ và thương mại tỏ ra bức xúc với cái nhìn phiến diện của ông Lê Hoàng. Một nhân viên bán hàng tại cửa hàng Lui Vui-tông cho biết :“Chúng tôi không bao giờ phân biệt giàu nghèo, chúng tôi chỉ phân biệt xem khách hàng có đủ tiền mua Lờ-vê không mà thôi.” Được biết đây là một biện pháp truyền thống đã được giới kinh doanh Hà Nội áp dụng từ hàng trăm năm qua.
Phát ngôn viên chính thức của cho tập đoàn hot gơn Việt Nam HIV cô Ngọc Trinh cho biết trái với nhận định của ông Lê Hoàng, HIV tại Hà Nội lúc nào cũng ưu ái những nhà đầu tư có nhiều tiền, và đặc biệt khuyến khích những người lái siêu xe. “Trong lịch sử của HIV từ Hà Kiều Anh tới tôi, chưa có hot gơn nào lấy chồng không phải đại gia cả”- Ngọc Trinh tự tin khẳng định.
Một vấn đề quan trọng hơn cả là nhiều người cả tin đã nghe lời ông Lê Hoàng và học tập ông, bỏ ví tiền ở nhà để “đến Hà Nội với một trái tim nhiệt tình, cháy bỏng, một nụ cười trong sáng và một cử chỉ tao nhã” với hi vọng được Hà Nội “nắm tay bạn, bay bổng cùng bạn hoặc ôm bạn vào lòng, vừa ôm vừa siết.” Anh Đinh Lạc Quan, đại diện nhiều sinh viên các tỉnh sắp lên Hà Nội học hồ hởi :”Em cứ nghe nói cuộc sống ở Hà Nội đắt đỏ, tốn kém. Bây giờ em mới biết người Hà Nội khinh tiền. Em sẽ bảo thầy u để hết tiền ở nhà, cứ tay trắng mà đi, đến nơi gặp ai cũng nhìn vào mắt người ta rồi ôm hôn thắm thiết.”
Trong khi đó, ngồi uống rượu ở gần hội điện ảnh Việt Nam, nhà văn Năm Câu gật gù :”Ông Lê Hoàng có phải cái ông toàn làm phim có hot gơn hông dậy? Ổng không tập trung làm thêm phim hot gơn cho tôi xem, lại viết báo làm chi, tôi khinh.”