Nhân Vật
Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm
Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn.
Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ.
Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam.
Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”.
Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi.
Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.
Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói:
“Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”.
Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực:
“Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”.
Trong ấn bản "Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016" ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp - 125,7 nghìn người, Đức - gần 113 nghìn người, Canada - 182,8 nghìn người, Australia - 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên - 114 nghìn người.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm
Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn.
Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ.
Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam.
Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”.
Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi.
Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.
Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói:
“Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”.
Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực:
“Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”.
Trong ấn bản "Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016" ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp - 125,7 nghìn người, Đức - gần 113 nghìn người, Canada - 182,8 nghìn người, Australia - 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên - 114 nghìn người.
VOA