Thân Hữu Tiếp Tay...
Một hàng rào sắt, một chiếc barie
Phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ đã chính thức thừa nhận con số: Có tới 30,3 ngàn doanh nghiệp phải giải thể trong 7 tháng đầu năm. Nguyên nhân, cũ rích: Khó khăn từ việc đói vốn, và tồn kho hàng hóa, nhấn mạnh là trong bối cảnh các Ngân hàng đang thừa tiền, đang ế vốn. Điều gì đã ngăn cản giữa nơi thừa và nơi thiếu, giữa nơi “úng vốn” và nơi “khát vốn”? Một “hàng rào sắt” – như cách nói của TS Lê Xuân Nghĩa,thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. Hoặc “một chiếc barie” – như lối ví von của VOV – một cơ quan truyền thông thuộc Chính phủ.
Dù lý giải cách gì thì khoảng cách 6%, giữa lãi suất tiền gửi 9%/năm và định hướng lãi suất 15%/năm, đều lọt túi ngân hàng. Và dù kê ra chi phí gì, giới ngân hàng vẫn không thay đổi được một sự thật là 6% cho việc “buôn nước bọt”, là tỷ lệ quá lớn, lớn đến mức bất hợp lý và nhẫn tâm khi mà, trừ người trung gian là ngân hàng, cả người có tiền gửi và người cần tiền vay đều phải chịu thiệt.
Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng đã thẳng thắn đặt vấn đề “việc hạ lãi suất của ngân hàng chỉ là chiêu “giả vờ cứu doanh nghiệp”. Bởi chiếc “hàng rào sắt” được các ngân hàng dựng lên bất chấp cam kết của Thống đốc “Lãi suất 15% sẽ ổn định trong 1 năm”.
Một tờ báo điện tử dẫn chuyện Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh hệ thống phần mềm: Kể từ khi chính thức có thông tin giảm lãi suất các khoản vay cũ, ông đã gọi điện đến ngân hàng Đ để hỏi về việc hạ lãi suất cho khoản vay 2 tỷ đồng mà doanh nghiệp của ông đang vay. Cán bộ tín dụng ở ngân hàng Đ lạnh lùng: “Chưa có gì cụ thể. Mọi căn cứ để triển khai thực hiện còn chờ lãnh đạo ngân hàng họp và sẽ đưa ra chỉ đạo cụ thể”. Và quan trọng nhất là câu trả lời bắt đầu bằng hai chữ “tuy nhiên” sau đây: “Tuy nhiên chưa biết thời điểm nào sẽ thực hiện”. Có nghĩa là các ngân hàng đều sẽ chấp hành mệnh lệch của Thống đốc, đưa lãi suất khoản vay cũ về 15%. “Có” chứ không phải “Không”. Nhưng là “sẽ”. Còn bao giờ “sẽ” thì chưa biết.
Nếu còn thắc mắc xin xem lại phát biểu, cũng của Thống đốc: Việc đưa lãi suất về 15% đối với các khoản nợ cũ chỉ là “đề nghị” của Ngân hàng nhà nước, “mong” các Ngân hàng thương mại “chia sẻ”, “hỗ trợ”, là “trách nhiệm dành cho nhau”. “Chứ không phải bảo tôi ra quy định đấy, anh bắt buộc phải làm”. Đây là những từ ngữ không dùng trong văn phạm hành chính. Và những quy định nói ra mồm mà không có sự ràng buộc pháp lý, hoặc hành chính thì doanh nghiệp biết làm gì hơn là “ngửa mặt than trời”?
Nếu nói những “chiếc barie”, những “hàng rào sắt” được dựng lên chỉ thuần túy vì lý do bảo vệ lợi nhuận của giới nhà băng e rằng sẽ đúng, nhưng chưa đủ. Bởi giới ngân hàng cũng đang nhấp nhổm với “cục máu đông” nợ xấu đang gây tắc nghẽn toàn bộ các huyết mạch của nền kinh tế. TS Lê Xuân Nghĩa cho cách duy nhất giải quyết “cục máu đông” nợ xấu phải là sự can thiệp từ Chính phủ. Việc mua bán nợ sẽ giúp có “tiền tươi thóc thật” chứ không phải là tiền ảo chảy vào nền kinh tế”. Nhưng nếu cứ chờ giải quyết hết “cục máu đông” ngân hàng mới mở hầu bao thì chỉ sợ bấy giờ chẳng còn doanh nghiệp nào để cho vay.
Có lần, nhiều doanh nghiệp tâm sự về một sự “đồng quy ư tận”, đại ý: Doanh nghiệp không vay vốn được chết đã đành. Ngân hàng không cho vay được rồi cũng chết theo. Thôi thì cùng chết.
Sai. Nhầm. Và quá ngây thơ. Có ế là ế tiền giá rẻ chứ có bao giờ đồng tiền bị ế, bị tồn kho. Còn nợ xấu ư. Chẳng phải là 100 ngàn tỷ đang được chuẩn bị bỏ ra để mua lại đó sao.
Đ. T.
Một hàng rào sắt, một chiếc barie
Phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ đã chính thức thừa nhận con số: Có tới 30,3 ngàn doanh nghiệp phải giải thể trong 7 tháng đầu năm. Nguyên nhân, cũ rích: Khó khăn từ việc đói vốn, và tồn kho hàng hóa, nhấn mạnh là trong bối cảnh các Ngân hàng đang thừa tiền, đang ế vốn. Điều gì đã ngăn cản giữa nơi thừa và nơi thiếu, giữa nơi “úng vốn” và nơi “khát vốn”? Một “hàng rào sắt” – như cách nói của TS Lê Xuân Nghĩa,thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. Hoặc “một chiếc barie” – như lối ví von của VOV – một cơ quan truyền thông thuộc Chính phủ.
Dù lý giải cách gì thì khoảng cách 6%, giữa lãi suất tiền gửi 9%/năm và định hướng lãi suất 15%/năm, đều lọt túi ngân hàng. Và dù kê ra chi phí gì, giới ngân hàng vẫn không thay đổi được một sự thật là 6% cho việc “buôn nước bọt”, là tỷ lệ quá lớn, lớn đến mức bất hợp lý và nhẫn tâm khi mà, trừ người trung gian là ngân hàng, cả người có tiền gửi và người cần tiền vay đều phải chịu thiệt.
Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng đã thẳng thắn đặt vấn đề “việc hạ lãi suất của ngân hàng chỉ là chiêu “giả vờ cứu doanh nghiệp”. Bởi chiếc “hàng rào sắt” được các ngân hàng dựng lên bất chấp cam kết của Thống đốc “Lãi suất 15% sẽ ổn định trong 1 năm”.
Một tờ báo điện tử dẫn chuyện Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh hệ thống phần mềm: Kể từ khi chính thức có thông tin giảm lãi suất các khoản vay cũ, ông đã gọi điện đến ngân hàng Đ để hỏi về việc hạ lãi suất cho khoản vay 2 tỷ đồng mà doanh nghiệp của ông đang vay. Cán bộ tín dụng ở ngân hàng Đ lạnh lùng: “Chưa có gì cụ thể. Mọi căn cứ để triển khai thực hiện còn chờ lãnh đạo ngân hàng họp và sẽ đưa ra chỉ đạo cụ thể”. Và quan trọng nhất là câu trả lời bắt đầu bằng hai chữ “tuy nhiên” sau đây: “Tuy nhiên chưa biết thời điểm nào sẽ thực hiện”. Có nghĩa là các ngân hàng đều sẽ chấp hành mệnh lệch của Thống đốc, đưa lãi suất khoản vay cũ về 15%. “Có” chứ không phải “Không”. Nhưng là “sẽ”. Còn bao giờ “sẽ” thì chưa biết.
Nếu còn thắc mắc xin xem lại phát biểu, cũng của Thống đốc: Việc đưa lãi suất về 15% đối với các khoản nợ cũ chỉ là “đề nghị” của Ngân hàng nhà nước, “mong” các Ngân hàng thương mại “chia sẻ”, “hỗ trợ”, là “trách nhiệm dành cho nhau”. “Chứ không phải bảo tôi ra quy định đấy, anh bắt buộc phải làm”. Đây là những từ ngữ không dùng trong văn phạm hành chính. Và những quy định nói ra mồm mà không có sự ràng buộc pháp lý, hoặc hành chính thì doanh nghiệp biết làm gì hơn là “ngửa mặt than trời”?
Nếu nói những “chiếc barie”, những “hàng rào sắt” được dựng lên chỉ thuần túy vì lý do bảo vệ lợi nhuận của giới nhà băng e rằng sẽ đúng, nhưng chưa đủ. Bởi giới ngân hàng cũng đang nhấp nhổm với “cục máu đông” nợ xấu đang gây tắc nghẽn toàn bộ các huyết mạch của nền kinh tế. TS Lê Xuân Nghĩa cho cách duy nhất giải quyết “cục máu đông” nợ xấu phải là sự can thiệp từ Chính phủ. Việc mua bán nợ sẽ giúp có “tiền tươi thóc thật” chứ không phải là tiền ảo chảy vào nền kinh tế”. Nhưng nếu cứ chờ giải quyết hết “cục máu đông” ngân hàng mới mở hầu bao thì chỉ sợ bấy giờ chẳng còn doanh nghiệp nào để cho vay.
Có lần, nhiều doanh nghiệp tâm sự về một sự “đồng quy ư tận”, đại ý: Doanh nghiệp không vay vốn được chết đã đành. Ngân hàng không cho vay được rồi cũng chết theo. Thôi thì cùng chết.
Sai. Nhầm. Và quá ngây thơ. Có ế là ế tiền giá rẻ chứ có bao giờ đồng tiền bị ế, bị tồn kho. Còn nợ xấu ư. Chẳng phải là 100 ngàn tỷ đang được chuẩn bị bỏ ra để mua lại đó sao.
Đ. T.