Đoạn Đường Chiến Binh
Một phận người của bên thắng cuộc..
Đức Thành
Gần đây trên các diễn đàn mạng bình luận nhiều về cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức với nhiều vẻ, khen chê nội dung cuốn sách rồi lại khen chê những cách nhìn nhận về cuốn sách.
Nhân chuyện cho một người bạn thân mượn xe đi tìm hài cốt của một cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi xin hầu quý vị câu chuyện về người cán bộ tập kết này. Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng vẫn làm day dứt trái tim chúng tôi
Người cán bộ tập kết đó tên là Phạm Văn Cam, sinh năm 1935, nguyên quán: xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông đi làm cách mạng bí mật từ bao giờ cả gia đình không ai biết. Chỉ thỉnh thoảng qua nhà về đêm và hết sức bí mật. Ông nói với em gái ông, bà Phạm Thị Quýt lúc đó khoảng 12-13 tuổi rằng ông đang làm thuê bên Lào. Kể từ khi có Hiệp định Genève 1954 gia đình không biết ông ở đâu để mà đi tìm.
Về phía ông, sau khi tập kết ra Bắc ông được điều động công tác trong ngành Đường sắt. Tại đây ông gặp, thương yêu và nên vợ nên chồng với bà Hà Thị Dần cũng là một công nhân viên trong ngành Đường sắt nhưng khác cơ quan nên hai người ít gặp nhau. Những năm 1963 - 1964 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra Miền Bắc, khu vực ga Yên Bái là một địa bàn trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt. Ông được ngành Đường sắt điều động tăng cường về khu vực ga Yên Bái.
Năm 1965, khi chỉ còn một ngày nữa là hết phép năm, sau đã chuẩn bị tươm tất các thứ cần thiết cho bố mẹ vợ rồi ông xin phép bố mẹ vợ ra xe lửa về cơ quan để ngày mai công tác (vợ ông lúc đó công tác tại đoạn đường sắt Thanh Hóa, không có nhà).
Khi đến ga Văn Phú là lúc đang bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, ông đã xuống cùng đồng nghiệp dẫn dắt xe lửa tránh xa khu vực bị bom và cùng mọi người lao vào cứu hàng hóa trên các toa xe. Ông bị một mảnh đạn văng vào người (ổ bụng) và hy sinh.
Cơ quan chủ quản của ông đã khắc tấm bia đá ghi rõ họ tên quê quán và sự hy sinh của ông. Trong lễ truy điệu ông chỉ có cơ quan và gia đình bên vợ ông còn vợ ông công tác trong Thanh Hóa và điều kiện thời chiến không thể lên Yên Bái để lo tang cho chồng. Kể từ khi ông hy sinh bà Hà Thị Dần (vợ ông) cứ mỗi lần chuyển công tác lại phải chuyển cả bát hương thờ chồng.
Theo phong tục tập quán, ba năm sau ngày ông mất, gia đình bố mẹ vợ ông đã lên xin phép cơ quan nhà ga Yên Bái cho phép làm lễ cải táng đưa hài cốt ông về quê vợ để ông an nghỉ vĩnh hằng, nhưng lãnh đạo nhà ga không đáp ứng và giải thích rằng chuyện này đã có Ban Thống nhất lo.
Năm 1971 bà Hà Thị Dần vợ ông gặp được ông Hồ Thúc Kha người Đà Nẵng, cũng là cán bộ tập kết đang công tác tại Bộ Lâm nghiệp. Đồng cảm cảnh ngộ của nhau, hai ông bà đã thành vợ thành chồng và có 3 người con chung, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Khi hai ông bà Kha, Dần nghỉ hưu về Đà Nẵng sinh sống, ông Kha đã xin phép dòng họ Hồ của ông cho phép vợ chồng ông được thờ cúng ông Phạm Văn Cam và xin phép dòng họ coi ông Phạm Văn Cam là một người trong dòng họ của mình để được thờ cúng theo nghi thức của dòng họ.
Năm 2009, bạn tôi – anh Nguyễn Văn Ngọc – là cháu của vợ ông đã viết thư nhờ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Thừa Thiên - Huế, UBND huyện Hương Trà và xã Hương Toàn tìm giúp thân nhân, gia đình ông, kể từ đó gia đình ông mới biết rằng ông đã tập kết ra Bắc và đã hy sinh khi cùng đồng đội cứu tàu, cứu hàng.
Anh Phạm Đạt là một thầy giáo của huyện Hương Trà, là cháu và là người thờ cúng ông hiện nay cho biết, khi anh ra Yên Bái chuyển hài cốt ông Cam về quê, ông cũng đã gặp lãnh đạo cơ quan nhưng họ chỉ hứa hẹn mà thôi. Theo sự chỉ dẫn của một số người, ông cũng đã có làm hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái để làm các chế độ cho ông nhưng vẫn chưa có hồi âm.
Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này và về việc vì sao nó lại bị lãng quên dẫn đến số phận những cán bộ tập kết như ông Phạm Văn Cam bị đảng, nhà nước quên lãng. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình vợ ông thì làm sao biết trách nhiệm này thuộc về Ban Thống nhất? Làm sao gia đình, dòng họ của ông biết ông là cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc?
Theo gia đình kể từ khi đưa hài cốt của ông Cam về quê (2009) chưa thấy có cơ quan nhà nước nào đến thắp cho ông một nén hương, nên gia đình không biết được liệu từ lúc mồ ông được đắp lên đến khi gia đình biết có tổ chức cơ quan nào đến viếng ông không?!
Nay đảng và nhà nước đã có dự thảo sửa đổi Hiến pháp và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên chăng cần có một qui định gì đó gọi là quyền để tri ân những người như ông Cam mà tôi có thể gọi nôm na là quyền được tri ân nằm trong quyền con người.
Rất mong được mọi người thảo luận đóng góp về một trong những quyền cơ bản của con người, nhất là những người vì đất nước mà hy sinh nhưng lại chưa được vinh danh, trân trọng đúng mức.
Số điện thoại của anh Đạt – người thờ cúng ông Phạm Văn Cam: 0905686907.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Bàn ra tán vào (0)
Một phận người của bên thắng cuộc..
Đức Thành
Gần đây trên các diễn đàn mạng bình luận nhiều về cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức với nhiều vẻ, khen chê nội dung cuốn sách rồi lại khen chê những cách nhìn nhận về cuốn sách.
Nhân chuyện cho một người bạn thân mượn xe đi tìm hài cốt của một cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi xin hầu quý vị câu chuyện về người cán bộ tập kết này. Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng vẫn làm day dứt trái tim chúng tôi
Người cán bộ tập kết đó tên là Phạm Văn Cam, sinh năm 1935, nguyên quán: xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông đi làm cách mạng bí mật từ bao giờ cả gia đình không ai biết. Chỉ thỉnh thoảng qua nhà về đêm và hết sức bí mật. Ông nói với em gái ông, bà Phạm Thị Quýt lúc đó khoảng 12-13 tuổi rằng ông đang làm thuê bên Lào. Kể từ khi có Hiệp định Genève 1954 gia đình không biết ông ở đâu để mà đi tìm.
Về phía ông, sau khi tập kết ra Bắc ông được điều động công tác trong ngành Đường sắt. Tại đây ông gặp, thương yêu và nên vợ nên chồng với bà Hà Thị Dần cũng là một công nhân viên trong ngành Đường sắt nhưng khác cơ quan nên hai người ít gặp nhau. Những năm 1963 - 1964 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra Miền Bắc, khu vực ga Yên Bái là một địa bàn trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt. Ông được ngành Đường sắt điều động tăng cường về khu vực ga Yên Bái.
Năm 1965, khi chỉ còn một ngày nữa là hết phép năm, sau đã chuẩn bị tươm tất các thứ cần thiết cho bố mẹ vợ rồi ông xin phép bố mẹ vợ ra xe lửa về cơ quan để ngày mai công tác (vợ ông lúc đó công tác tại đoạn đường sắt Thanh Hóa, không có nhà).
Khi đến ga Văn Phú là lúc đang bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, ông đã xuống cùng đồng nghiệp dẫn dắt xe lửa tránh xa khu vực bị bom và cùng mọi người lao vào cứu hàng hóa trên các toa xe. Ông bị một mảnh đạn văng vào người (ổ bụng) và hy sinh.
Cơ quan chủ quản của ông đã khắc tấm bia đá ghi rõ họ tên quê quán và sự hy sinh của ông. Trong lễ truy điệu ông chỉ có cơ quan và gia đình bên vợ ông còn vợ ông công tác trong Thanh Hóa và điều kiện thời chiến không thể lên Yên Bái để lo tang cho chồng. Kể từ khi ông hy sinh bà Hà Thị Dần (vợ ông) cứ mỗi lần chuyển công tác lại phải chuyển cả bát hương thờ chồng.
Theo phong tục tập quán, ba năm sau ngày ông mất, gia đình bố mẹ vợ ông đã lên xin phép cơ quan nhà ga Yên Bái cho phép làm lễ cải táng đưa hài cốt ông về quê vợ để ông an nghỉ vĩnh hằng, nhưng lãnh đạo nhà ga không đáp ứng và giải thích rằng chuyện này đã có Ban Thống nhất lo.
Năm 1971 bà Hà Thị Dần vợ ông gặp được ông Hồ Thúc Kha người Đà Nẵng, cũng là cán bộ tập kết đang công tác tại Bộ Lâm nghiệp. Đồng cảm cảnh ngộ của nhau, hai ông bà đã thành vợ thành chồng và có 3 người con chung, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Khi hai ông bà Kha, Dần nghỉ hưu về Đà Nẵng sinh sống, ông Kha đã xin phép dòng họ Hồ của ông cho phép vợ chồng ông được thờ cúng ông Phạm Văn Cam và xin phép dòng họ coi ông Phạm Văn Cam là một người trong dòng họ của mình để được thờ cúng theo nghi thức của dòng họ.
Năm 2009, bạn tôi – anh Nguyễn Văn Ngọc – là cháu của vợ ông đã viết thư nhờ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Thừa Thiên - Huế, UBND huyện Hương Trà và xã Hương Toàn tìm giúp thân nhân, gia đình ông, kể từ đó gia đình ông mới biết rằng ông đã tập kết ra Bắc và đã hy sinh khi cùng đồng đội cứu tàu, cứu hàng.
Anh Phạm Đạt là một thầy giáo của huyện Hương Trà, là cháu và là người thờ cúng ông hiện nay cho biết, khi anh ra Yên Bái chuyển hài cốt ông Cam về quê, ông cũng đã gặp lãnh đạo cơ quan nhưng họ chỉ hứa hẹn mà thôi. Theo sự chỉ dẫn của một số người, ông cũng đã có làm hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái để làm các chế độ cho ông nhưng vẫn chưa có hồi âm.
Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này và về việc vì sao nó lại bị lãng quên dẫn đến số phận những cán bộ tập kết như ông Phạm Văn Cam bị đảng, nhà nước quên lãng. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình vợ ông thì làm sao biết trách nhiệm này thuộc về Ban Thống nhất? Làm sao gia đình, dòng họ của ông biết ông là cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc?
Theo gia đình kể từ khi đưa hài cốt của ông Cam về quê (2009) chưa thấy có cơ quan nhà nước nào đến thắp cho ông một nén hương, nên gia đình không biết được liệu từ lúc mồ ông được đắp lên đến khi gia đình biết có tổ chức cơ quan nào đến viếng ông không?!
Nay đảng và nhà nước đã có dự thảo sửa đổi Hiến pháp và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên chăng cần có một qui định gì đó gọi là quyền để tri ân những người như ông Cam mà tôi có thể gọi nôm na là quyền được tri ân nằm trong quyền con người.
Rất mong được mọi người thảo luận đóng góp về một trong những quyền cơ bản của con người, nhất là những người vì đất nước mà hy sinh nhưng lại chưa được vinh danh, trân trọng đúng mức.
Số điện thoại của anh Đạt – người thờ cúng ông Phạm Văn Cam: 0905686907.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN