Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ Nhật Bản
Một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ Nhật Bản
Giáo sư Hirayama Ren, chuyên ngành cổ sinh vật học Khoa Dinh dưỡng học Đại học Waseda, Nhật Bản, ngày 22/6 công bố phát hiện gây chấn động giới khảo cổ nước này về hóa thạch răng của loài khủng long ăn cỏ có kích thước lớn nhất Nhật Bản từ trước đến nay với chiều dài cơ thể tới 20m.
5 chiếc răng có niên đại thuộc kỷ Phấn trắng (Creta) cách nay 85 triệu năm này được xác định là hóa thạch thuộc cùng một loại được tìm thấy tại địa điểm ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, hai năm trước.
Theo Giáo sư Hirayama, địa điểm phát hiện các hóa thạch trên nằm gần công trường khai quật hổ phách của Bảo tàng hổ phách Kuji, thành phố Kuji, tỉnh Iwate. Mảnh răng đầu tiên được tìm thấy từ lớp bùn ven một nhánh của con sông Osawada hôm 23/3.
Các mảnh hóa thạch có chiều dài từ 2-4cm, đường kính 8mm. Các chiếc răng này có tiết diện hình tròn, xuất hiện các đường vân nhỏ đặc trưng trên bề mặt và nhỏ dần về phía đầu.
Từ cấu tạo đặc trưng của răng, các nhà khoa học xác định đây là loài khủng lăng ăn cỏ có đuôi và đầu dài. Chiều dài của đầu khoảng 60cm, chiều dài cơ thể tới 20m.
Loài khủng long chân thằn lằn này được cho là thuộc họ Titanosaurus, tương tự như loại Nemegtosaurus được tìm thấy ở Mông Cổ.
Hóa thạch loài khủng long chân thằn lằn tìm thấy ở Nhật Bản tính đến nay chỉ có 6 trường hợp. Các hóa thạch thuộc kỷ Phấn trắng (niên đại từ 65-100 triệu năm trước) được tìm thấy ở khu vực ven biển lần này đều rất quý hiếm và lần đầu tiên được tìm thấy với số lượng nhiều đến vậy.
Do loài khủng long ăn cỏ thường tụ tập theo bầy đàn và tiêu thụ một lượng lớn lá và cành cây nên hóa thạch này cũng có khả năng là của nhiều cá thể.
Gần địa điểm phát hiện răng hóa thạch, các nhà khảo cổ còn tìm thấy khoảng 150 mẩu hóa thạch của thằn lằn bay, rùa và cá sấu cùng niên đại kỷ Phấn trắng. Đoàn khảo cổ của Giáo sư Hirayama quyết định sẽ tiến hành thêm một cuộc khai quật kéo dài một tuần vào tháng 8 tới.
Giáo sư Hirayama bày tỏ hy vọng: “Nếu việc khai quật thêm giúp phát hiện được hóa thạch xương như phần đầu của khủng long thì đây có thể trở thành một phát hiện làm thay đổi lịch sử loài khủng long”./.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ Nhật Bản
Một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ Nhật Bản
Giáo sư Hirayama Ren, chuyên ngành cổ sinh vật học Khoa Dinh dưỡng học Đại học Waseda, Nhật Bản, ngày 22/6 công bố phát hiện gây chấn động giới khảo cổ nước này về hóa thạch răng của loài khủng long ăn cỏ có kích thước lớn nhất Nhật Bản từ trước đến nay với chiều dài cơ thể tới 20m.
5 chiếc răng có niên đại thuộc kỷ Phấn trắng (Creta) cách nay 85 triệu năm này được xác định là hóa thạch thuộc cùng một loại được tìm thấy tại địa điểm ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, hai năm trước.
Theo Giáo sư Hirayama, địa điểm phát hiện các hóa thạch trên nằm gần công trường khai quật hổ phách của Bảo tàng hổ phách Kuji, thành phố Kuji, tỉnh Iwate. Mảnh răng đầu tiên được tìm thấy từ lớp bùn ven một nhánh của con sông Osawada hôm 23/3.
Các mảnh hóa thạch có chiều dài từ 2-4cm, đường kính 8mm. Các chiếc răng này có tiết diện hình tròn, xuất hiện các đường vân nhỏ đặc trưng trên bề mặt và nhỏ dần về phía đầu.
Từ cấu tạo đặc trưng của răng, các nhà khoa học xác định đây là loài khủng lăng ăn cỏ có đuôi và đầu dài. Chiều dài của đầu khoảng 60cm, chiều dài cơ thể tới 20m.
Loài khủng long chân thằn lằn này được cho là thuộc họ Titanosaurus, tương tự như loại Nemegtosaurus được tìm thấy ở Mông Cổ.
Hóa thạch loài khủng long chân thằn lằn tìm thấy ở Nhật Bản tính đến nay chỉ có 6 trường hợp. Các hóa thạch thuộc kỷ Phấn trắng (niên đại từ 65-100 triệu năm trước) được tìm thấy ở khu vực ven biển lần này đều rất quý hiếm và lần đầu tiên được tìm thấy với số lượng nhiều đến vậy.
Do loài khủng long ăn cỏ thường tụ tập theo bầy đàn và tiêu thụ một lượng lớn lá và cành cây nên hóa thạch này cũng có khả năng là của nhiều cá thể.
Gần địa điểm phát hiện răng hóa thạch, các nhà khảo cổ còn tìm thấy khoảng 150 mẩu hóa thạch của thằn lằn bay, rùa và cá sấu cùng niên đại kỷ Phấn trắng. Đoàn khảo cổ của Giáo sư Hirayama quyết định sẽ tiến hành thêm một cuộc khai quật kéo dài một tuần vào tháng 8 tới.
Giáo sư Hirayama bày tỏ hy vọng: “Nếu việc khai quật thêm giúp phát hiện được hóa thạch xương như phần đầu của khủng long thì đây có thể trở thành một phát hiện làm thay đổi lịch sử loài khủng long”./.